Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc và Cách Dùng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Vị thuốc này có vị đắng, cay, tính ấm, thường được dùng kết hợp với các thảo dược khác trong điều trị bệnh phụ khoa, đau nhức xương khớp. Ngải cứu cần được dùng đúng cách, liều lượng thích hợp để mang đến hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.

Ngải cứu
Thông tin cơ bản về ngải cứu, thành phần hóa học, công dụng, kiêng kỵ và lưu ý khi dùng

Mô tả ngải cứu

  • Tên khác: Ngải diệp, Thuốc cứu, Nhã ngải, Điềm ngải, Y thảo, Băng đài, Ngải nhung, Ngải cảo, Bán nhung…
  • Tên tiếng Trung: 艾叶
  • Tên khoa học: Folium Artemisiae Argyi
  • Thuộc họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)

1. Đặc điểm dược liệu

Ngải cứu là một loại cây thảo sống lâu năm, cao từ 56 đến 60 cm, thân khỏe, có nhiều rãnh. Thân cây có nhiều lá, mọc so le. Lá xẻ tương tự như hình lông chim. Mặt trên lá có màu lục sẫm và nhẵn, mặt dưới màu trắng tro do có lớp lông phát triển.

Trong lá có tinh dầu, mùi thơm nồng khi ngửi. Thảo dược có nhiều hoa, tụ lại thành cụm hình đầu, hoa mọc thành chùy kép.

Một số hình ảnh từ thảo dược:

Ngải cứu là cây thảo sống lâu năm, thân khỏe, phát triển nhanh với chiều cao từ 56 đến 60 cm
Ngải cứu là cây thảo sống lâu năm, thân khỏe, phát triển nhanh với chiều cao từ 56 đến 60 cm
Lá mọc so le, màu lục sẫm và nhẵn ở mặt trên, mặt dưới màu trắng tro
Lá mọc so le, màu lục sẫm và nhẵn ở mặt trên, mặt dưới màu trắng tro

2. Phân bố

Ngải cứu phân ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là các nước Châu Á, Châu Phi, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Alaska. Ở Việt Nam, thảo dược mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, cụ thể như Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu…

Thông thường ngải cứu được chăm sóc và thu hoạch để chế biến các món ăn. Một số khu vực chủ yếu dùng thảo dược để làm thuốc chữa bệnh.

3. Bộ phận dùng

Thân và lá của thảo dược được dùng làm thuốc.

4. Thu hái và sơ chế

Thông thường lá và cành ngải cứu được thu hoạch vào tháng 6. Sau khi thu hoạch, rửa sạch thảo dược, phơi trong râm đến khi khô, bảo quản ở nơi khô ráo và dùng dần. Hoặc dùng lá tươi làm thuốc.

Một số khu vực lấy ngải nhung (phần lông trắng và tơi) làm mồi cứu.

5. Bào chế

Có nhiều cách bào chế và dùng ngải cứu làm thuốc, bao gồm:

  • Dùng tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
  • Sắc uống.
  • Rửa sạch, cắt thành từng khúc ngắn, phơi khô, bảo quản để dùng dần. Sao qua, tán bột bỏ xơ khi dùng (ngải nhung – theo kinh nghiệm Việt Nam).
  • Ngày 5 – 5 âm lịch (ngày Đoạn ngọ), 13 – 15 giờ (giờ Mùi), lặng yên ra vườn, thu hoạch ngải cứu, phơi trong râm cho đến khi khô. Bảo quản để dùng dần, càng để lâu càng tốt (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Phơi khô, bỏ gân xanh, giã nát, trộn với một ít bột lưu hoàng, dùng để cứu (còn được gọi là lưu hoàng ngải).
  • Thêm bột gạo, giả nhỏ, dùng để uống (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Dùng khô hoặc dùng tươi sắc uống, giã nát vắt lấy nước, tán bột làm hoàn hoặc chườm đắp
Dùng khô hoặc dùng tươi sắc uống, giã nát vắt lấy nước, tán bột làm hoàn hoặc chườm đắp

6. Bảo quản dược liệu

Để ngải cứu ở những nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Thỉnh thoảng mang thảo dược phơi lại.

Thành phần hóa học của ngải cứu

Thảo dược chứa 0,20 – 0,34% hàm lượng tinh dầu. Trong đó có những thành phần chủ yếu sau:

  • Sesquiterpene
  • Aracholalcol
  • Tetradecatrilin
  • Tricosanol
  • Dehydromatricaria ester
  • Donoterpen

Theo Trung Dược Học

Thảo được chủ yếu chứa các Folium Artenesiae Vulgaris gồm:

  • Thujone, Sitosterol,
  • Cineol
  • l-Quebrachitol
  • a-Amyrin, Ferneol
  • Dehydromatricaria ester
  • l-Inositol, Atemose

Theo Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược

  • Phellandrene
  • Cadiene
  • Thujyl alco

Vị thuốc ngải cứu

Một số thông tin cơ bản của vị thuốc ngải cứu:

1. Tính vị

Tính ấm, vị đắng và cay.

2. Quy kinh

Quy vào kinh can, thận và tỳ.

Quy vào kinh tâm và thận (theo Bản thảo tái tân).

Quy vào kinh tỳ, thận và phế (theo Bản thảo tân biên).

3. Ngải cứu có công dụng gì?

Thảo dược có nhiều công dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh, bao gồm:

Theo Y học cổ truyền

  • Trừ thấp, đuổi lạnh, ôn trung (theo Cương Mục)
  • Trị bụng chướng đầy, mạch đới gây bệnh, eo lưng lạnh bất thường (theo Vương Hiếu Cổ)
  • Giã nát lấy nước ngậm nuốt trị ăn uống khó khăn, có trở ngại, hầu họng bế tắc, nóng đau (theo Lý tàm nham bản thảo)
  • Điều trị chứng đau tâm, loạn hoặc ngừng chuyển gân, mũi đỏ và ra khí hư (theo Nhật Hoa tử bản thảo)
  • Điều trị băng huyết miệng nôn trôn tháo, vết đâm chém, ngừng thai lậu (theo Thực liệu bản thảo)
  • Sắc lấy nước uống và dùng hoàn tán điều trị chảy máu cam, xuất huyết, lỵ ra máu mủ (theo Đường bản thảo).
  • Lấy lá giã lấy nước uống loại trừ khí xấu tâm bụng. Điều trị đi ngoài ra máu, lỵ lạnh, lỵ đỏ trắng, đau bụng, băng huyết, giúp an thai (theo Dược tính luận)
  • Giã nát giúp cầm máu, ngừng máu tổn thương, cứu trăm bệnh, rượu đắng sắc lá chữa ngứa, giết giun đũa (theo Đào Hoằng Cảnh)
  • Làm thuốc sắc ngừng nôn máu, ngừng đi lỵ, đàn bà lậu huyết, vùng hạ bộ lở loét, sinh cơ nhục, lợi âm khí, tránh phong hàn (theo Biệt lục)
  • Làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, lý khí huyết, an thai, ngừng máu. Điều trị tiết tả, tâm bụng lạnh đau, lỵ lâu, chuyển gân, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, khí hư, băng lậu, ngứa lở, ung nhọt lở loét, thai động không yên.
Ngải cứu có tác dụng làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, an thai, trị kinh nguyệt không đều
Ngải cứu có tác dụng làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, an thai, trị kinh nguyệt không đều, khí hư, băng lậu

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Cầm máu: Rút ngắn thời gian đông máu khi cho thỏ thí nghiệm uống nước ngâm kiệt ngải cứu. Tính thẩm thấu của mao mạch giảm khi chích thảo dược vào tĩnh mạch hoặc ổ bụng của chuột nhắt.
  • Kháng khuẩn: Trong thí nghiệm, nước sắc thảo dược chứa α-thujone, 1,8-cineole và camphene. Khi dùng có thể ức chế liên cầu anpha dung huyết, tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, phế song cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ Sonner, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phó thương hàn và thương hàn, nấm và khuẩn thổ tạ. Ngoài ra một số loại vi khuẩn khác cũng bị ức chế hoạt động khi dùng nước sắc ngải cứu in vitro. Cụ thể:
    • Salmonella paratyphi
    • Staphylococcus aureus
    • a-Hemolytic Streptococcus
    • Salmonella typhi
    • Streptococcus pneumniae
    • Shigella sonnei
  • Chống ký sinh trùng: Dùng đường uống giúp chống ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium yoelii.
  • Hóa đờm: Trong thí nghiệm với chuột nhắt và thỏ, dầu ngải cứu chích dưới da, bơm vào dạ dày và chích vào ổ bụng đều kích thích xuất tiết, tác dụng lên phế quản và hóa đờm.
  • Giảm ho: Giảm ho khi chích tinh dầu thảo dược vào ổ bụng hoặc bơm vào dạ dày. Thí nghiệm được thực hiện trên chuột lang, chuột và mèo.
  • Tác động đối với tử cung: Co bóp tử cung heo khi chích hoặc uống thảo dược.
  • Chống muỗi: Tinh dầu ngải cứu chống ấu trùng chikungunya và muỗi Aedes aegypti – nguyên nhân gây sốt vàng da và sốt xuất huyết.
  • Diệt côn trùng: Xông khói tinh dầu ngải cứu giúp đuổi mọt đỏ, mọt đậu, ruồi nhà, mọt đục hạt. Tác dụng này được hình thành do trong thảo dược chứa camphene, chloro và α-Thujone.
  • Giảm đau: Khi kết hợp với châm cứu, ngải cứu được dùng để giảm đau.

4. Cách dùng và liều lượng

Dùng làm thuốc sắc, giã đắp hoặc rang nóng và chườm đắp, tán thành bột mịn, làm thành hoàn để uống. Ngải cứu thường được dùng kết hợp với các vị thuốc khác.

Mỗi ngày dùng từ 3 -10 gram ngải cứu tươi hoặc 3 – 5 gram ngải cứu khô.

Lưu ý khi dùng vị thuốc ngải cứu

Để sử dụng ngải cứu an toàn, cần lưu ý một số vấn đề được liệt kê dưới đây:

  • Không nên ăn quá thường xuyên hoặc quá nhiều. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc hoặc phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Tốt nhất nên dùng thảo được với liều lượng được khuyến cáo.
  • Những trường hợp ngộ độc do dùng ngải cứu có thể bị co giật, chân tay run hoặc bị tổn thương tế bào não.
  • Khi dùng thảo dược điều trị bệnh, nên uống từng đợt. Không nên sử dụng lâu dài, ngừng sử dụng khi đã khỏi bệnh.
  • Thận trọng khi dùng cho người táo bón, nóng trong, hay khát nước, nổi mụn nhọt…
  • Không tự ý dùng thảo dược cho phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú.
  • Không ăn quá nhiều vị thuốc ngải cứu trong ba tháng đầu thai kỳ. Bởi điều này làm co bóp cổ tử cung, tăng nguy cơ ra máu, dễ dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.
  • Người khỏe mạnh không nên thường xuyên uống nước sắc ngải cứu.

Kiêng kỵ

  • Không dùng khi huyết nhiệt, âm hư.
  • Không dùng khi bị rối loạn đường ruột cấp tính. Vì điều này có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Người viêm gan không dùng. Bởi dược chất đi vào gan có thể làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan, gây viêm gan vàng da, viêm gan cấp tính do trúng độc. Điều này làm gan to, nước tiểu lẫn dịch mật, nước tiểu đục, còn được gọi là chứng bệnh biliuria.
Người viêm gan không dùng ngải cứu
Người viêm gan không dùng ngải cứu để tránh viêm gan vàng da, viêm gan cấp tính do trúng độc

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc ngải cứu

Vị thuốc ngải cứu được dùng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những bài thuốc phổ biến nhất:

1. Bài thuốc Ngải Tiễn Hoàn

Bài thuốc này phù hợp với những phụ nữ có kinh nguyệt không đều, chứng hư, bụng sườn đầy trướng, đau nhói do khí huyết.

Chuẩn bị:

  • 80 gram ngải cứu
  • 80 gram đương quy
  • 240 gram hương phụ.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc, chia nhiều lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn

Bài thuốc này được dùng cho những phụ nữ có tử cung lạnh, đới hạ (huyết trắng), ăn uống ít, đau bụng, kinh nguyệt không đều, khó thụ thai, tay chân đau nhức.

Chuẩn bị:

  • 120 gram các vị gồm ngải cứu. đương quy, bạch thược, hoàng kỳ, ngô thù du, xuyên khung
  • 240 gram hương phụ
  • 20 gram quan quế
  • 40 gram sinh địa
  • 180 gram tục đoạn.

Cách thực hiện:

  • Phơi khô, tán mịn và làm hoàn
  • Uống 12 – 14 gram mỗi ngày, chia 3 lần uống.

3. Bài thuốc Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn II

Phụ nữ có tử cung lạnh làm cho vô sinh dùng bài thuốc Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn II có thể cải thiện.

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu
  • Hương phụ
  • Đương quy
  • Bạch thược
  • Thục địa
  • Xuyên khung

Tùy chứng gia giảm cho phù hợp.

Cách thực hiện:

  • Phơi khô, tán mịn và làm hoàn
  • Uống 12 – 16 gram mỗi ngày, chia 3 lần uống.
Bài thuốc Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn II
Bài thuốc Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn II được dùng cho phụ nữ bị vô sinh do tử cung lạnh

4. Bài thuốc Giao Ngải Thang

Bài thuốc Giao Ngải Thang được sử dụng trong điều trị rong kinh do huyết hư, kinh nguyệt ra nhiều.

Chuẩn bị:

  • 12 gram ngải cứu
  • 10 gram đương huy
  • 10 gram sinh địa
  • 5 gram bạch thược
  • 3 gram xuyên khung
  • 12 gram a giao (dùng sau)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, sắc với 800ml nước lọc còn 300ml nước thuốc
  • Lọc lấy nước, thêm A giao, khuấy đều
  • Chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.

5. Bài thuốc trị bong gân

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu tươi hoặc khô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã dập ngãi cứu tươi. Hoặc tẩm ngải cứu khô với rượu (hoặc giấm)
  • Bó thuốc vào vị trí bong gân, mỗi ngày 1 – 2 lần.

6. Bài thuốc trị mụn cơm, mụn cốc

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên mục cóc/ mụn cơm hàng ngày.

7. Bài thuốc trị rôm sảy, ghẻ lở, mẩn ngứa

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt
  • Hòa nước cốt ngải cứu với nước tắm hàng ngày.
Bài thuốc trị rôm sảy, ghẻ lở, mẩn ngứa
Trị rôm sảy, ghẻ lở, mẩn ngứa bằng cách tắm với nước cốt ngải cứu

8. Bài thuốc trị mụn trứng cá

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch, giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên vùng da có mụn trứng cá
  • Rửa sạch da với nước ấm sau 20 phút
  • Thực hiện đều đặn đến khi hết mụn.

9. Bài thuốc trị cảm cúm

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu
  • Vỏ bưởi
  • Lá khuynh diệp.

Liều lượng các vị thuốc bằng nhau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước
  • Xông trong 15 phút, liên tục 3 ngày.

10. Dưỡng da với ngải cứu

Chuẩn bị:

  • Ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, trần qua
  • Thái nhỏ, đun sôi với 500ml nước lọc
  • Sau 20 phút, lọc bỏ bã. Để nước nguội và thoa lên mặt như nước hoa hồng.

11. Bài thuốc trị đầu gối sưng đau

Chuẩn bị:

Liều lượng hai vị thuốc bằng nhau.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nát thảo dược
  • Thêm giấm, trộn đều, chưng nóng
  • Dùng hỗn hợp để đắp hoặc chườm để trị sưng và đau đầu gối, cải thiện khả năng vận động.
Bài thuốc trị đầu gối sưng đau
Bài thuốc đắp từ ngải cứu và lá lốt điều trị đầu gối sưng đau khó chịu, đi lại khó khăn

12. Bài thuốc trị đau lưng do gai cột sống

Chuẩn bị:

  • 250 gram ngải cứu tươi
  • 150ml nước gạo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch giã nát thảo dược, trộn đều với giấm đã đun nóng
  • Thoa dọc hỗn hợp (ấm) theo xương sống khoảng 15 phút
  • Áp dụng vào mỗi tối trước khi đi ngủ, liên tục 15 ngày để trị đau lưng do gai cột sống
  • Lặp lại liệu trình mỗi tháng, liên tục 5 tháng.

13. Bài thuốc điều trị suy nhược cơ thể

Chuẩn bị:

  • 250 ngải cứu
  • 20 gram câu kỷ tử
  • 10 gram đương quy
  • 2 quả lê
  • 1 con gà ác 350 gram.

Cách thực hiện:

  • Hầm gà với các thảo dược trong 500ml nước cạn còn 250ml
  • Chia thành 5 phần, ăn hết trong ngày
  • Áp dụng liên tục 5 ngày.

14. Bài thuốc phục hồi sức khỏe cho người kiệt sức

Những người kiệt sức cho làm việc nặng nhọc, phụ nữ nuôi con bú có thể dùng bài thuốc dưới đây để phục hồi sức khỏe.

Chuẩn bị:

  • 5 cành lá ngải cứu tươi hoặc khô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, giã nhuyễn hoặc băm nhỏ thảo dược
  • Hòa vào một cốc nước sôi, uống khi còn ấm nóng.

15. Bài thuốc an thai, trị ra máu khi mang thai

Dùng bài thuốc an thai cho phụ nữ có dấu hiệu đau bụng, ra máu khi mang thai, nguy cơ sảy thai cao và suy nhược.

Chuẩn bị:

  • 16 gram lá ngải cứu
  • 16 gram lá tía tô.

Cách thực hiện:

  • Sắc với 600ml nước còn 100ml
  • Chia thành 3 – 4 lần uống
  • Uống hết trong ngày, mỗi ngay 1 thang.
Bài thuốc từ ngải cứu và lá tía tô giúp an thai cho phụ nữ có dấu hiệu đau bụng, ra máu khi mang thai
Bài thuốc từ ngải cứu và lá tía tô giúp an thai cho phụ nữ có dấu hiệu đau bụng, ra máu khi mang thai

16. Bài thuốc an thai, trị động thai

Chuẩn bị:

  • 24 gram ngải cứu
  • 12 quả đại táo
  • 24 gram sinh khương.

Cách thực hiện:

  • Sắc uống mỗi ngày.

17. Bài thuốc trị rong kinh, đau bụng kinh

Chuẩn bị:

  • 20 – 40 gram mỗi vị gồm ngải cứu và hương phụ.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Hoặc nấu thành cao đặc, dùng 2 – 4 gram/ ngày; phơi khô, tán bột, dùng 4 – 8 gram/ ngày.
Bài thuốc trị rong kinh, đau bụng kinh
Bài thuốc trị rong kinh, đau bụng kinh với ngải cứu và hương phụ, giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu

Ngải cứu có tính ấm và chứa nhiều thành phần hóa học. Việc dùng có thể giúp giảm đau, kháng khuẩn, an thai, điều trị các bệnh lý ở phụ nữ. Tuy nhiên thảo dược không phụ hợp với một số đối tượng, có thể gây ngộ độc khi dùng liều cao hoặc quá thường xuyên. Vì thế cần thận trọng khi chữa bệnh với loại thảo dược này.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua