Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không? Thông Tin Cần Biết
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết có thể giúp người bệnh hiểu hơn về thắc mắc này.
Sụn khớp là gì?
Trước khi tìm hiểu sụn khớp có tái tạo được không, người bệnh cần hiểu thêm về sụn. Sụn là mô liên kết trơn, cấu trúc độc đáo giúp nó có độ đàn hồi và độ mềm dẻo cao, linh hoạt và mạnh mẽ. Cấu trúc của sụn không có thần kinh và mạch máu. Những nguyên bào sụn tương tự như gel, giúp cung cấp các dưỡng chất cho tế bào.
Sụn xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể và được phân thành 4 loại, gồm: Sụn hyalin, sụn đàn hồi, sụn sợi và sụn khớp. Trong đó sụn khớp là sụn hyalin. Đây là mô liên kết phân phối trọng lượng và chịu lực, có độ ma sát thấp, làm lớp đệm và chịu mài mòn trong các khớp. Mặc dù mềm dẻo và nhiều chức năng nhưng sụn hyalin có khả năng tái sinh kém.
Sụn khớp nằm giữa bề mặt khớp và xương dưới sụn, có bốn vùng gồm vùng vôi hóa, vùng sâu, vùng chuyển tiếp và vùng tiếp giáp tuyến bề mặt. Ở khớp gối, sụn khớp được gọi là sụn chêm.
Chức năng của sụn khớp:
- Chịu lực và phân tán trọng lượng cơ thể
- Làm lớp đệm giúp các khớp chuyển động trơn tru
- Giảm ma sát giữa những đầu xương khi cử động.
Sụn khớp có tái tạo được không?
Về vấn đề sụn khớp có tái tạo được không? Các chuyên gia cho biết, sụn khớp tổn thương có thể tái tạo được. Tuy nhiên quá trình tái tạo chỉ diễn ra một phần sụn, cần can thiệp ngoại khoa. Mặt khác khả năng tái tạo còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng tổn thương, các bệnh lý đi kèm.
Theo nghiên cứu, tái tạo tế bào ở động vật diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Ở người, quá trình tái tạo sụn khớp hư hỏng không được như động vật. Khả năng tái tạo sụn khớp chỉ diễn ra một phần. Ngoài ra quá trình này chỉ được thúc đẩy nếu bệnh nhân được chăm sóc tốt và đúng cách. Đối với người trẻ, quá trình phục hồi có thể diễn ra nhanh và tốt hơn.
Để đảm bảo sự tái tạo diễn ra, máu cần được cung cấp đủ cho cơ thể. Tuy nhiên không có nguồn cung cấp máu cho sụn (ở trung tâm), chỉ một số mạch ở chu vi bên ngoài của sụn. Chính điều này khiến quá trình chữa lành và tái tạo sụn bị trì trệ.
Thông thường, người bệnh được can thiệp ngoại khoa. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để thúc đẩy quá trình chữa lành, đặc biệt nên tăng cường bổ sung collagen, glucosamine và nước.
Ở bệnh nhân bị thoái hóa sụn khớp, sụn tái tạo chỉ diễn ra một phần khiến quá trình thoái hóa vẫn luôn tiếp diễn. Điều này gây đau nhức dữ dội ở khớp ảnh hưởng, cứng khớp và khô khớp, đau nhiều hơn khi cử động khớp.
Chính vì thế, người lớn tuổi và bệnh nhân bị thoái hóa sụn khớp chủ yếu được áp dụng các biện pháp giúp hạn chế triệu chứng đối với khả năng vận động. Đồng thời làm chậm quá trình lão hóa, ngăn bệnh tiến triển.
Thông thường để đánh giá khả năng tái tạo sụn khớp ở mỗi người, các nhà nghiên cứu sẽ lấy mẫu phân tích để kiểm tra, đánh giá mô sụn ở từng vị trí cụ thể như khớp gối, mắt cá chân, cột sống…
Nguyên nhân khiến sụn khớp mất đi
Những nguyên nhân và yếu tố dưới đây có thể khiến sụn khớp hao mòn và mất đi:
1. Lão hóa
Tương tự như các bộ phận khác trong cơ thể, sụn khớp bị thoái hóa và hao mòn theo thời gian (quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể). Điều này làm giảm độ đàn hồi và mềm dẻo của sụn, sụn khớp xơ cứng, mỏng dần và giảm chức năng đệm khớp.
Để làm chậm quá trình lão hóa sụn khớp, những dưỡng chất tốt cho sụn như collagen, glucosamine và nước cần được tăng cường bổ sung thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Ở Người bị thoái hóa khớp, có thể dùng thuốc tái tạo sụn khớp theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Tổn thương tổ chức sụn
Chấn thương trong sinh hoạt, va chạm giao thông hoặc té ngã có thể làm tổn thương tổ chức sụn. Điều này đặc biệt phổ biến ở người bị chấn thương có lực tác động trực tiếp vào bề mặt khớp.
Sau chấn thương, sụn có xu hướng yếu đi, giảm độ đàn hồi và chức năng. Ngoài ra chấn thương cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, khiến sụn khớp hao mòn.
3. Lạm dụng khớp
Lạm dụng khớp có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, thoái hóa khớp và hao mòn sụn. Điều này thường gặp ở vận động viên hoặc những người năng động, thường xuyên chơi các bộ môn cần thực hiện các chuyển động lặp lại. Cụ thể như chạy điền kinh, nhảy xa, chạy xe đạp đường dài.
Khi chuyển động lặp lại nhiều lần, các khớp chịu nhiều áp lực, ma sát quá mức dẫn đến các phản ứng viêm bên trong. Từ đó gây đau nhức và làm tăng khả năng thoái hóa. Ngoài ra lạm dụng khớp còn làm tăng nguy cơ chấn thương dẫn đến thoái hóa sụn khớp.
4. Yếu tố nghề nghiệp
Ngồi lâu một chỗ, ít vận động làm khả năng tiết dịch trong ổ khớp, cản trở quá trình lưu thông máu và chất dinh dưỡng. Điều này khiến sụn khớp không được nuôi dưỡng, giảm chức năng, tính đàn hồi và độ mềm dẻo của sụn. Từ đó làm tăng tốc độ hư hỏng và hao mòn sụn.
Ở những người thường xuyên vận động nặng nhọc, sụn khớp chịu nhiều áp lực từ trọng lượng dẫn đến chấn thương và hao mòn theo thời gian. Điều này thường gặp ở khớp gối và mắt cá chân.
5. Thừa cân béo phì
Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp và hao mòn sụn. Nguyên nhân là do trọng lượng dư thừa làm tăng áp lực lên các khớp và hư hỏng cấu trúc bên trong.
6. Bệnh lý
Sụn khớp có thể bị ảnh hưởng và hao mòn nhanh chóng bởi những bệnh lý dưới đây:
- Rối loạn chuyển hóa chất
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Bệnh về máu (rối loạn tuần hoàn, rối loạn tạo máu…)
- Bệnh viêm khớp (bệnh gout, viêm khớp dạng thấp…)
- Thoát vị đĩa đệm
- Loạn sản xương sụn
- U sụn màng hoạt dịch
- Thoái hóa khớp
- Viêm xương khớp
Tái tạo sụn khớp bằng cách nào?
Ở trường hợp có sụn khớp hư hỏng hoặc thoái hóa, bệnh nhân thường được hướng dẫn cải thiện tình trạng với những phương pháp sau:
1. Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm
Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm là một trong những cách làm chậm quá trình lão hóa và tái tạo sụn khớp hiệu quả nhất. Bởi một số thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm lành mạnh có thể góp phần nuôi dưỡng sụn và chống lão hóa.
- Axit béo omega-3: Omega-3 là một axit béo lành mạnh, có đặc tính chống viêm, kích thích sản sinh chất nhờn bôi trơn khớp. Bổ sung omega-3 có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, duy trì độ đàn hồi cho sụn. Đồng thời cải thiện khả năng vận động trơn tru, bảo vệ xương và sụn khớp. Axit béo omega-3 được tìm thấy nhiều nhất trong cá hồi, cá thu, cá trích, dầu gan cá, trứng cá muối, hạnh nhân…
- Canxi: Đây là một khoáng chất quan trọng giúp xây dựng xương chắc khỏe và ổn định cấu trúc khớp. Bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết giúp tăng mật độ xương, giảm nguy cơ thiếu xương/ loãng xương, ngăn các bệnh xương khớp làm ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của sụn. Những loại thực phẩm giàu canxi gồm động vật có vỏ, rau lá xanh, đậu hũ, các loại hạt, sữa và chế phẩm của sữa…
- Vitamin D: Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi, bảo vệ xương khớp và sụn bên trong. Từ đó giảm nguy cơ chấn thương và mắc bệnh xương khớp. Sữa, sữa chua, tôm, nấm, trứng cá, dầu gan cá, cá… là những loại thực phẩm giàu vitamin D.
- Vitamin C: Vitamin C giúp chống viêm, ngăn nhiễm trùng và giảm đau nhức. Từ đó giảm nhẹ triệu chứng của các bệnh xương khớp. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều nhất ở cam, ớt chuông, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, bưởi…
- Curcumin từ nghệ: Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung Curcumin từ nghệ giúp chống viêm, duy trì chức năng và nuôi dưỡng sụn, giữ xương khớp chắc khỏe và hỗ trợ chữa lành sụn hư hỏng. Ngoài ra chất này còn có tác dụng giảm đau nhức, chống ung thư và tăng cường sức khỏe.
- Các chất chống oxy hóa: Những chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E, Beta-carotene, Lycopene, Lutein…) có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ tổn thương do stress oxy hóa. Từ đó giúp bảo vệ sụn và hỗ trợ quá trình tái tạo.
2. Ghép sụn khớp
Ghép sụn khớp được chỉ định cho những bệnh nhân bị tổn thương sụn khớp không quá nghiêm trọng, có mô khỏe mạnh ở xung quanh. Phương pháp này giúp tái tạo lại sụn khớp, hạn chế thoái hóa khớp gây tổn thương thêm. Từ đó giúp phục hồi chức năng vận động và tính linh hoạt.
Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được ghép sụn với một trong hai kỹ thuật sau:
- Ghép tạo hình: Trong thủ thuật này, sụn hoặc một mảnh xương nhỏ khỏe mạnh (tự thân hoặc được hiến tặng) được sử dụng để ghép vào vị trí có sụn hỏng.
- Ghép tế bào sụn: Tế bào sụn khỏe mạnh được bảo vệ và nuôi trong phòng thí nghiệm. Khi đủ điều kiện cấy ghép, tế bào sụn mới được bơm vào những chỗ lởm chởm ở sụn hư hỏng. Cuối cùng dùng một màng xương mỏng để che chắn, tránh tế bào sụn được bơm tràn ra chỗ khác.
Hiện tại, phương pháp ghép sụn khớp đang được nghiên cứu thêm về tính hiệu quả. Vì thế người bệnh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
3. Dùng thuốc tái tạo sụn khớp
Thuốc tái tạo sụn khớp phù hợp với những bệnh nhân có sụn khớp hư hỏng do lão hóa, thoái hóa khớp, chấn thương và một số tình trạng y tế khác. Hầu hết những loại thuốc này đều có khả năng cung cấp các dưỡng chất tốt cho xương và sụn, giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp hiệu quả. Đồng thời giảm nhẹ triệu chứng đau nhức, viêm khớp, cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Một số thuốc tái tạo sụn khớp được đánh giá tốt:
- Glucosamine Chondroitin MSM
Glucosamine Chondroitin MSM (Puritan’s Pride Double Strength) có thành phần chính là Glucosamine Sulfate (1500mg), Chondroitin Sulfate, Methylsulfonylmethane (MSM). Đây đều là những dưỡng chất giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn. Đặc biệt Glucosamine có khả năng sửa chữa sụn hư hỏng, phục hồi độ đàn hồi và giảm đau nhức xương khớp.
Giá tham khảo: 626.000đ (chai 60 viên)
- Glucosamine Optimax
Không chỉ giàu Glucosamine Sulfate và Chondroitin Sulfate, Glucosamine Optimax còn chứa các vitamin và khoáng chất như vitamin D, vitamin A, canxi… Sử dụng sản phẩm mỗi ngày giúp tái tạo sụn khớp hư hỏng, nuôi dưỡng và phục hồi sụn. Đồng thúc đẩy sản sinh dịch khớp, tổng hợp collagen làm chậm quá trình lão hóa.
Giá tham khảo: 700.000đ (chai 90 viên)
- GNC Triflex Promotes Joint Health
Viên uống GNC Triflex Promotes Joint Health chứa Glucosamine Sulfate, Chondroitin Sulfatem MSM và Hyaluronic Acid. Sản phẩm có tác dụng thúc đẩy chữa lành vết thương, bảo vệ sức khỏe xương, giảm đau khớp, phục hồi chức năng và độ đàn hồi của sụn khớp hư hỏng. Ngoài ra các dưỡng chất còn giúp tăng tiết dịch nhờn bôi trơn, chống khô khớp gối, khô khớp háng và cứng khớp.
Giá tham khảo: 779.000đ (chai 120 viên)
- Kirkland Glucosamine HCL 1500mg
Sản phẩm này là một trong các loại Glucosamine 1500mg được đánh giá tốt, giúp tái tạo mô sụn xơ cứng và hư hỏng. Sản phẩm chứa 1500mg Glucosamine HCL và 1500mg MSM.
Sự kết hợp của Glucosamine và MSM giúp làm chậm lão hóa, tăng khả năng tái tạo sụn khớp hư hỏng, ngăn hao mòn sụn và giảm nhẹ triệu chứng của thoái hóa khớp. Từ đó ổn định cấu trúc khớp, khớp cử động trơn tru hơn.
Giá tham khảo: 650.000đ (chai 375 viên)
Biện pháp bảo vệ sụn khớp
Để bảo vệ sụn khớp, ngăn tình trạng hư hỏng và hao mòn sụn theo thời gian, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
1. Tập luyện thường xuyên
Để duy trì chức năng và cấu trúc sụn khớp, bạn cần thường xuyên luyện tập với các bài tập hay bộ môn nhẹ nhàng, chẳng hạn như đạp xe, đi bộ, yoga, chạy bộ ngắn, bơi lội… Điều này giúp các khớp xương được thư giãn, duy trì khả năng cử động linh hoạt và trơn tru.
Ngoài ra duy trì thói quen vận động còn giúp tăng tuần hoàn máu, đảm bảo các khớp xương cũng như sụn được nuôi dưỡng. Từ đó duy trì cấu trúc, giảm nguy cơ thoái hóa xương khớp và sụn.
2. Nghỉ giải lao
Giữ cho khớp thư giãn và nghỉ ngơi giữa những buổi tập hoặc hoạt động thể chất. Không gắng sức, tránh lặp đi lặp lại các chuyển động, nên nghỉ ngơi khi đau mỏi. Điều này giúp hạn chế áp lực gây căng thẳng quá mức, ngăn tổn thương xương và sụn, hỏng cấu trúc khớp.
Ở người có công việc ít vận động hoặc ngồi lâu một chỗ, cần đi lại và thực hiện động tác kéo giãn mỗi 60 phút 1 lần. Điều này giúp kích thích sản sinh dịch nhờn, tăng chuyển hóa dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng sụn. Từ đó duy trì cấu trúc và chức năng của sụn khớp, giảm nguy cơ thoái hóa sụn khớp sớm.
3. Chú ý đến cân nặng
Người thừa cân béo phì cần giảm cân bằng chế độ ăn uống khoa học kết hợp luyện tập hợp lý. Điều này giúp giảm áp lực lên khớp và sụn, tránh thoái hóa khớp sớm và chấn thương. Tổn thương sụn do cân nặng thường xảy ra ở đầu gối và mắt cá chân.
4. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Để bảo vệ sụn khớp và duy trì chức năng của sụn, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung omega-3, canxi, chất chống oxy hóa, magie, vitamin D và C từ các loại thực phẩm lạnh mạnh.
Những thành phần dinh dưỡng nêu trên có tác dụng kích thích sản sinh dịch nhờn và tổng hợp collagen, làm chậm quá trình lão hóa, củng cố hệ xương khớp chắc khỏe. Từ đó bảo vệ sụn, hạn chế chấn thương và ngăn thoái hóa khớp sớm.
Ngoài ra tăng cường bổ sung omega-3 và vitamin C còn giúp kháng viêm, giảm đau, bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn.
Hạn chế tiêu thụ một số thức uống và thực phẩm gây viêm, tăng tốc độ lão hóa sụn và xương khớp như:
- Rượu, bia, caffein
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Thực phẩm nhiều đường, muối
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc chất béo kém lành mạnh
Song song đó, cần tránh hút thuốc lá và hít khói thuốc. Bởi điều này làm tăng tốc độ lão hóa gấp 10 lần.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp sụn khớp có tái tạo được không, cách bảo vệ và tái tạo sụn. Nhìn chung sụn khớp có tái tạo được không còn phụ thuộc vào độ tuổi và bệnh lý. Tuy nhiên việc chăm sóc và điều trị tích cực có thể cải thiện phần nào cấu trúc mô và chức năng của sụn khớp. Đồng thời tái tạo mô sụn xơ cứng và hư hỏng.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!