Dấu Hiệu Chvostek: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Dấu hiệu Chvostek là một dấu hiệu lâm sàng của hạ canxi máu. Dấu hiệu này dương tính khi người bệnh có nồng độ canxi trong máu thấp. Trong thử nghiệm, các bác sĩ nhận thấy các cơ được kích hoạt bởi dây thần kinh mặt có sự co giật bất thường. Từ đó gây ra những biến dạng trên gương mặt. 

Dấu hiệu Chvostek
Dấu hiệu Chvostek là sự co giật bất thường của cơ được kích hoạt bởi những dây thần kinh mặt

Dấu hiệu Chvostek là gì?

Dấu hiệu Chvostek là một sự co giật bất thường của một hoặc nhiều cơ được kích hoạt bởi những dây thần kinh mặt. Điều này xảy ra khi chạm nhẹ vào má của một người, tại những điểm trước tai.

Chvostek xảy ra ở những bệnh nhân có nồng độ canxi trong máu thấp hơn bình thường hoặc bị hạ canxi máu hay hạ canxi huyết thanh. Dấu hiệu này xảy ra nhằm mục đích gợi ra một phản ứng của dây thần kinh mặt (phản ứng không điển hình). Trong đó dây thần kinh mặt kích thích nhiều cơ trên gương mặt khiến chúng co thắt.

Trong thử nghiệm, khi dây thần kinh mặt ở phía trước tai được chạm vào, những cơ mặt cùng bên sẽ bị co cứng (co thắt cơ mặt bên) nhưng không thường xuyên. Bất kỳ cơ nào liên quan cũng có thể bị co thắt. Tuy nhiên, điều này phổ biến nhất ở những cơ kiểm soát lông mày, môi và mũi.

cơ mặt cùng bên co cứng là dấu hiệu Chvostek
Những cơ mặt cùng bên co cứng khi dây thần kinh mặt ở phía trước tai được chạm vào

Áp lực (gây ra bởi sự chạm nhẹ hoặc tiếng gõ) như một hoạt động làm khởi phát những cơn co thắt không chủ ý của những cơ mặt một bên. Đôi khi tình trạng này xảy ra ở cơ mặt cùng bên – nơi mà dấu hiệu lâm sàng được thực hiện.

Theo các chuyên gia, một dấu hiệu được coi là tiêu cực khi thử nghiệm kích thích dây thần kinh mặt nhưng không có bất kỳ sự co thắt nào của cơ mặt xảy ra hoặc co thắt quá mức.

Nguyên nhân gây dấu hiệu Chvostek

Hạ canxi máu hay hạ canxi huyết thanh (giảm nồng độ canxi trong máu) là nguyên nhân chính gây dấu hiệu Chvostek. Ca +2 hoặc canxi ion hóa chịu trách nhiệm kiểm soát điện thế ngưỡng của những tế bào thần kinh.

Khi bị hạ canxi máu hoặc nồng độ canxi trong máu thấp hơn bình thường, tế bào thần kinh bị ảnh hưởng. Điều này khiến điện thế ngưỡng cần thiết cho quá trình truyền tín hiệu điện đến cơ bị suy giảm. Chính vì thế mà mức canxi trong máu thấp dẫn đến tình trạng hưng phấn của dây thần kinh.

Trong thử nghiệm, khi chạm nhẹ ở má hoặc trước tai, những cơn co giật tự phát có thể bắt đầu. Điều này được cho là dấu hiệu Chvostek dương tính.

Có nhiều nguyên nhân khiến nồng độ canxi trong máu bị giảm. Chúng thường bao gồm:

  • Bất thường ở tuyến cận giáp, chẳng hạn như suy tuyến cận giáp (tuyến cận giáp hoạt động không tốt)
  • Thiếu vitamin D
  • Giả suy tuyến cận giáp
  • Suy thận
  • Hạ protein máu
  • Nhiễm trùng huyết
  • Thiếu Magnesi
  • Tăng lắng đọng canxi ngoài lòng mạch
Hạ canxi máu là nguyên nhân dấu hiệu Chvostek
Hạ canxi máu là nguyên nhân làm khởi phát dấu hiệu Chvostek

Một số nguyên nhân khác:

  • Nhiễm kiềm hô hấp: Trong một số trường hợp, dấu hiệu Chvostek khởi phát do những bệnh lý khác gây mất cân bằng mức canxi. Cụ thể như pH máu có tính kiềm (sự mất cân bằng kiềm và axit trong máu dẫn đến nhiễm kiềm hô hấp)
  • Co giật tetany: Đây là một dấu hiệu gồm sự co rút không tự chủ của các cơ. Tình trạng này xảy ra do rối loạn khiến tần số điện thế của những tế bào cơ tăng lên.
  • Hạ magie huyết: Magie được xác định là đồng yếu tố tạo ra adenylate cyclase, xúc tác/ kích thích quá trình chuyển đổi ATP thành AMP vòng 3 ‘, 5’. Trong khi đó AMP vòng 3 ‘, 5’ (cAMP) chính là yếu tố cần thiết để kích hoạt hormone tuyến cận giáp. Điều này thường gặp ở những bệnh nhân đang điều trị với thuốc lợi tiểu hoặc aminoglycosid, người bị tiêu chảy, nghiện rượu.
  • Chứng uốn ván tiềm ẩn: Mặc dù không phải là một dấu hiệu đặc trưng nhưng dấu hiệu Chvostek có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị uốn ván tiềm ẩn (khoảng 10 – 25%).
  • Một số nguyên nhân khác: Tăng thông khí hoặc kiềm hô hấp, viêm tụy, thiếu vitamin D, rối loạn chuyển hóa canxi, thiểu năng tuyến cận giáp và thiểu năng tuyến cận giáp giả đều có khả năng khởi phát dấu hiệu Chvostek.

Triệu chứng của dấu hiệu Chvostek

Dấu hiệu Chvostek gồm những biểu hiện sau:

  • Những cơ mặt một bên hoặc cùng bên kích thích bị co cứng khi dây thần kinh mặt ở phía trước tai được chạm vào
  • Co thắt xảy ra không thường xuyên
  • Lệch bên của mũi, nếp gấp môi và một số vùng khác về phía bị kích thích. Điều này gây ra những biến dạng trên gương mặt
  • Tình trạng co thắt có thể cảm nhận và nhìn thấy được bằng mắt thường.

Dấu hiệu Chvostek được thực hiện như thế nào?

Dấu hiệu Chvostek được phân thành hai loại gồm loại I và loại II với những cách thực hiện và biểu hiện khác nhau.

  • Dấu hiệu Chvostek loại I

Dấu hiệu Chvostek loại I được thực hiện bằng cách dùng búa hoặc ngón tay ấn vào một điểm cụ thể, cách thùy tai khoảng 2cm, thấp hơn 1cm so với quá trình zygomatic (quá trình hợp tử là ba quá trình từ những xương khác ở hộp sọ khớp với xương hợp tử).

Đáp ứng kích thích ở dạng co thắt hai bên của tất cả hoặc một số cơ nằm trong dây thần kinh mặt. Điều này dẫn đến sự lệch bên của mũi, nếp gấp môi về phía bị kích thích.

  • Dấu hiệu Chvostek loại II

Dùng búa hoặc tay đánh vào một điểm giữa 1/3 giữa và 1/3 trên của đường nối với góc miệng của quá trình hợp tử. Điều này chỉ làm co cơ mũi và miệng.

Cách trị dấu hiệu Chvostek như thế nào?

Để khắc phục dấu Hiệu Chvostek, những nguyên nhân gây dấu hiệu này cần được kiểm soát. Cụ thể bệnh nhân cần cân bằng nồng độ canxi trong máu bằng cách dùng canxi. Tùy thuộc vào mức độ hạ canxi máu và khả năng hấp thu khoáng chất, canxi được dùng bằng đường uống với liều lượng phù hợp.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân được bổ sung canxi qua đường tĩnh mạch. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân bị hạ canxi máu cấp. Việc bổ sung canxi qua đường tĩnh mạch giúp hàm lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể được bổ sung một cách nhanh chóng. Từ đó giảm nhanh những triệu chứng liên quan đến tình trạng này, bao gồm cả dấu hiệu Chvostek.

Bổ sung canxi điều trị dấu hiệu Chvostek
Bổ sung canxi với liều lượng thích hợp giúp phục hồi lượng canxi thiếu hụt, trị dấu hiệu Chvostek

Lưu ý canxi cần được bổ sung kịp thời, ngay khi phát hiện dấu hiệu Chvostek hoặc khởi phát những triệu chứng đầu tiên của hạ canxi máu. Cụ thể:

Trẻ em

  • Bỏ bú, chán ăn
  • Chậm chạm, ngủ gà
  • Tăng phản xạ gân xương (dấu hiệu Chvostek)
  • Co rút cơ (dấu hiệu Trousseau)
  • Run
  • Co giật

Người lớn

  • Co giật
  • Trầm cảm
  • Đau thắt bụng
  • Rối loạn cảm giác ở bàn chân và bàn tay
  • Rối loạn nhịp tim
  • Chuột rút
  • Co thắt cơ
  • Phản xạ gân xương

Dấu hiệu hạ canxi máu cấp

Hạ canxi máu cấp – nồng độ máu dưới 7 (< 1.75mmol/l) được biểu hiện dưới dạng cơn Tenany với những biểu hiện gồm:

  • Đau cơ toàn thân
  • Co giật các cơ mặt
  • Bàn chân duỗi tương tự như đạp xe
  • Dị cảm ở lưỡi, mô và đầu chi.

Thuốc bổ sung canxi cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau điều trị bệnh nhân được bác sĩ theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Ở những người có bệnh lý nền gây hạ canxi máu sẽ được điều trị thêm nguyên nhân.

Phòng ngừa dấu hiệu Chvostek

Dấu hiệu Chvostek có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D, canxi và magie phòng ngừa dấu hiệu Chvostek
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu vitamin D, canxi và magie để phòng ngừa dấu hiệu Chvostek
  • Sớm thăm khám và điều trị tích cực những bệnh lý có thể làm khởi phát dấu hiệu Chvostek. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn những phương pháp điều trị thích hợp ở mỗi bệnh lý.
  • Hạ chế uống rượu, bia và cà phê. Bởi những thức uống này có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Ngoài ra người nghiện rượu còn mắc chứng hạ magie huyết.
  • Tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều muối. Bởi ăn nhiều muối làm giảm hấp thu canxi từ thực phẩm và tăng khả năng đào thải canxi khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến thiếu hụt canxi trong máu và gây dấu hiệu Chvostek.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp đủ hàm lượng vitamin D, canxi và magie cần thiết. Điều này giúp cân bằng nồng độ khoáng chất trong máu, giảm nguy cơ khởi phát tình trạng co thắt, tăng phản xạ gân xương. Vitamin D, canxi và magie được tìm thấy nhiều nhất trong các loại hải sản (như cua, tôm, mực…), các loại rau lá xanh, đậu nành, đậu phụ, các loại hạt, ngũ cốc, trứng, thịt, nấm, cá, sữa và những chế phẩm của sữa (phô mai, sữa chua), cá hồi…
  • Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng để tăng quá trình chuyển hóa vitamin D vào cơ thể. Điều này giúp tăng hấp thụ canxi, giảm tình trạng thiếu hụt canxi trong máu.
  • Ngừng hút thuốc lá. Bởi canxi bị đào thải nhiều hơn ở những người hút thuốc lá.
  • Những người có nhu cầu canxi cao (như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh…) hoặc kém hấp thu canxi từ chế độ ăn uống có thể dùng sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể và cân bằng mức canxi trong máu bằng cách thường xuyên tập thể dục và hoạt động thể chất 30 – 60 phút mỗi ngày. Những bộ môn như bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ… đều mang đến nhiều lợi ích.

Dấu hiệu Chvostek thường là dấu hiệu lâm sàng của chứng hạ canxi máu. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng có thể khởi phát khi nồng độ canxi thấp hơn bình thường, thiếu magie và một số vấn đề khác. Tăng phản xạ gân xương có thể được ngăn ngừa và khắc phục. Điều quan trọng là người bệnh cần cân bằng mức canxi trong máu bằng cách tăng cường bổ sung khoáng chất này.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Chữa Ở Đâu
Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó kiểm soát. Ngoài ra nếu không sớm khám chữa bệnh đúng cách, lupus ban ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không
Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua