Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Bằng cách nào?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp.

bệnh lupus ban đỏ có chữa được không
Tìm hiểu bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Thông tin tổng quan về bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn nguy hiểm đặc trưng bởi tình trạng viêm cấp hoặc mãn tính xảy ra tại các mô khác nhau trong cơ thể. Tình trạng này diễn ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự sản xuất kháng thể và tấn công vào các mô khỏe mạnh.

Thực tế cho thấy, bệnh lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Bao gồm da, khớp, tim, thận, phổi, mạch máu, hệ thần kinh và tế bào máu. Dựa vào hình thái và mức độ ảnh hưởng của tổn thương mà bệnh được chia làm 2 dạng chính là lupus ban đỏ dạng đĩalupus ban đỏ hệ thống.

Đây là một trong những bệnh lý có tiến triển phức tạp gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Số liệu thống kê ghi nhận, có tới 90% người bệnh là phụ nữ. Phổ biến trong độ tuổi từ khoảng 15 cho tới 50 tuổi.

Lupus ban đỏ không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng lại có tính chất di truyền. Tức là trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị bệnh có khả năng phát triển các triệu chứng lupus ban đỏ. Trường hợp này được gọi là lupus ban đỏ bẩm sinh.

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Nhiều người thắc mắc, bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Trước vấn đề này, các chuyên gia cho biết, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ. Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ phải chung sống cả đời với căn bệnh này.

Mục đích của việc điều trị là để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến cứng và kiểm soát tiến triển của bệnh. Trên thực tế, người bệnh có thể chung sống hòa bình với bệnh nếu chăm sóc và điều trị đúng cách.

lupus ban đỏ chữa được không
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa triệt để bệnh lupus ban đỏ

Bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà và điều trị biến chứng trong một số trường hợp cụ thể. Tái khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe một cách hữu hiệu nhất.

Các biện pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ hiện nay

Như đã đề cập, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu chữa dứt điểm bệnh lupus ban đỏ. Mục đích của việc điều trị là nhằm cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Tùy thuộc vào dạng bệnh mà phương pháp điều trị cũng sẽ có sự khác nhau. Đối với lupus ban đỏ dạng đĩa thì thường không nghiêm trọng, điều trị cũng có phần đơn giản hơn rất nhiều so với lupus ban đỏ hệ thống.

Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống:

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc được cho là biện pháp điều trị chính cho bệnh lupus ban đỏ ở bất cứ dạng nào. Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp.

Các thuốc được dùng phổ biến có thể bao gồm:

+ Thuốc chống viêm không steroid:

Nhóm thuốc này được chỉ định khi bệnh lupus ban đỏ gây sốt, viêm đau khớp hay viêm nhẹ các màng tự nhiên. Tuyệt đối không dùng nếu bị tổn thương các cơ quan lớn. Đặc biệt là ở các trường hợp bệnh nhân viêm thận đang hoạt động.

Một số thuốc chống viêm steroid có thể được dùng bao gồm:

  • Ibuprofen
  • Aspirin
  • Naproxen
  • Nimesulide

+ Thuốc corticosteroid:

Thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc chống viêm không steroid. Do đó chỉ dùng khi bệnh tiến triển nặng, xuất hiện tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm rạn da, viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng…

+ Hydroxychloroquine:

Loại thuốc này đáp ứng tốt với các trường hợp bị phát ban, đau, viêm khớp, nhạy cảm với ánh sáng. Liều dùng được áp dụng phổ biến là 200mg/ ngày. Mặc dù thuốc hiếm khi gây ra biến chứng ở mắt nhưng người bệnh vẫn được khuyến cáo là cần kiểm tra mắt định kỳ 1 lần/ năm.

+ Liệu pháp glucocorticoid:

Liệu pháp glucocorticoid được dùng theo đường toàn thân. Đáp ứng tốt với các trường hợp lupus ban đỏ phát sinh biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí đe dọa tính mạng. Điển hình như tổn thương thần kinh, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu hay lupus ban đỏ không đáp ứng với điều trị bảo tồn.

Các thuốc được dùng có thể bao gồm:

  • Prednisolone: Dùng với liều 1 – 2mg/kg theo đường uống. Trường hợp bệnh được kiểm soát tốt thì giảm 10% liều sau mỗi 7 – 10 ngày.
  • Methylprednisolone: Loại thuốc này được dùng theo đường tĩnh mạch. Tiêm 500mg mỗi 12 giờ trong vòng 3 – 5 ngày. Thuốc được sử dụng cho các trường hợp bệnh gây tổn thương thần kinh nặng, tổn thương thận tiến triển nhanh hay giảm tiểu cầu nặng.
  • Cuối cùng có thể chuyển sang sử dụng corticoid đường uống. Chú ý giảm liều tương tự như với Prednisolone.
phương pháp chữa lupus ban đỏ
Sử dụng thuốc được cho là giải pháp điều trị chính với bệnh lupus ban đỏ

+ Thuốc ức chế miễn dịch:

Được chỉ định trong các trường hợp lupus ban đỏ có khả năng đe dọa đến tính mạng. Điển hình như tổn thương thần kinh, viêm cầu thận cấp nặng, thiếu máu huyết tán và giảm tiểu cầu. Hoặc các trường hợp lupus không có đáp ứng với điều trị corticoid hay xuất hiện các tác dụng phụ nặng do corticoid.

Bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc đơn độc hoặc phối hợp với nhau hay với corticoid. Bao gồm:

  • Cyclophosphamide: Sử dụng với liều 0.5 – 1g/m2 da qua đường tĩnh mạch với tần suất 3 – 4 tuần/ lần. Dùng liên tục 6 – 7 tháng. Hoặc có thể dùng với liều 1 – 5mg/kg/ ngày theo đường uống. Cần kết hợp với mercapto – ethanesulphonic acid để dự phòng các biến chứng ở bàng quang.
  • Dapsone: Loại thuốc này ít được sử dụng. Tuy nhiên nếu cần thiết bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng với liều 100mg/ ngày.
  • Azathioprine: Được chỉ định với liều 2 – 2.5mg/kg/ ngày. Loại thuốc này ít gây tác dụng phụ và có hiệu quả cao nên đang được ưa chuộng. Thuốc thích hợp với nữ giới đang trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên giá thành khá cao nên nhiều người bệnh không đủ tài chính để chi trả.
  • Methotrexate: Loại thuốc ức chế miễn dịch này thường được chỉ định dùng với liều 7.5 – 20mg/ tuần.

+ Chế phẩm sinh học:

Loại chế phẩm sinh học được dùng phổ biến nhất là rituximab. Đây là thuốc ức chế tế bào B được sử dụng với tần suất 1 lần/ năm, truyền mỗi đợt 2 lần cách nhau 2 tuần với liều lượng 500 – 1000mg/ lần. Trước khi điều trị sinh học cho người bệnh lupus ban đỏ cần sàng lọc viêm gan, lao và các bệnh nhiễm khuẩn nặng.

+ Các loại thuốc khác:

Ngoài các loại thuốc nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một số thuốc khác để nâng cao hiệu quả. Có thể bao gồm:

  • Leflunomide
  • Liệu pháp hormone
  • Thalidomide
  • Truyền tĩnh mạch immunoglobulin liều cao

Việc điều trị lupus ban đỏ bằng thuốc cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tùy ý thay đổi liều lượng, tần suất và kế hoạch dùng thuốc. Trường hợp phác đồ không đáp ứng hay gây ra các bất thường, cần sớm báo cho bác sĩ để có sự điều chỉnh.

2. Biện pháp hỗ trợ

Ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thực hiện tốt một số biện pháp hỗ trợ. Bên cạnh việc làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng thì còn giúp chung sống hòa bình với bệnh. Đây là các giải pháp lâu dài cần thực hiện xuyên suốt quá trình điều trị và kiểm soát bệnh.

Các biện pháp hỗ trợ cần thực hiện bao gồm:

– Bổ sung vitamin và dưỡng chất:

Việc thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất có thể khiến sức khỏe suy giảm. Đồng thời làm nghiêm trọng thêm các tổn thương do bệnh lupus ban đỏ gây ra. Vì vậy người bệnh cần có sự bổ sung hợp lý.

Các loại vitamin C, D cùng các chất chống oxy hóa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra acid béo Omega-3 cũng là cần thiết để hỗ trợ kiểm soát bệnh.

điều trị lupus ban đỏ
Cần bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể để hỗ trợ kiểm soát bệnh lupus ban đỏ

Trong nhiều trường hợp, chế độ ăn uống có thể không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất của cơ thể. Nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn dùng các loại viên uống bổ sung.

– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:

Những người có tổn thương lupus được khuyến cáo là cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt nhất là trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 14 giờ hằng ngày.

Khi đi ra ngoài nên trang bị mũ nón, khẩu trang, áo khoác, tất và không quên thoa kem chống nắng. Biện pháp này có tác dụng bảo vệ da và chống lại tác động của các tia UVA, UVB. Từ đó hạn chế tổn thương trên da lan tỏa rộng.

Ngoài ra, việc hạn chế tiếp xúc và làm giảm ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời còn giúp ngăn ngừa tác dụng phụ từ việc dùng steroid bôi ngoài da hay dạng tiêm.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:

Đây cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng với quá trình điều trị và kiểm soát bệnh lupus ban đỏ. Nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của cơ thể để nâng cao sức khỏe tổng thể.

Đồng thời chú ý hạn chế tiêu thụ rượu bia, bởi nó có thể gây tương tác với thuốc điều trị. Từ đó làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ tại dạ dày và đường ruột.

Bên cạnh đó, người bệnh cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Bởi khói thuốc chứa nhiều chất độc hại, làm giảm lưu lượng máu, khiến cho triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

– Sinh hoạt điều độ:

Sinh hoạt điều độ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe tổng thể và hỗ trợ kiểm soát bệnh lupus ban đỏ. Cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Không nên làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi
  • Ngủ đúng giờ, đảm bảo giấc ngủ đêm kéo dài khoảng 7 – 8 tiếng
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, stress
  • Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày

Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Đồng thời phân tích các phương pháp hữu hiệu giúp kiểm soát và điều trị bệnh. Tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để nhận được chăm sóc y tế kịp thời khi gặp phải các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ.

Tham khảo thêm: Bị lupus ban đỏ nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Câu hỏi liên quan
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Chữa Ở Đâu
Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu tốt là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Bởi đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó kiểm soát. Ngoài ra nếu không sớm khám chữa bệnh đúng cách, lupus ban ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Sinh Con Được Không
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua