Rối Loạn Chuyển Hoá Canxi Là Gì? Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Rối loạn chuyển hóa canxi là bệnh lý thường gặp, xảy ra khi cơ thể có quá ít hoặc quá nhiều canxi. Tùy thuộc vào nồng độ canxi, bệnh nhân có thể bị tăng canxi huyết và hạ canxi huyết (giảm nồng độ canxi huyết tương). Các phương pháp điều trị sẽ dựa trên tình trạng cụ thể.

Rối loạn chuyển hóa canxi
Rối loạn chuyển hóa canxi là tình trạng tăng hoặc giảm đột ngột nồng độ canxi máu

Rối loạn chuyển hóa canxi là gì?

Rối loạn chuyển hóa canxi là thuật ngữ y tế thể hiện cho tình trạng tăng hoặc giảm đột ngột nồng độ canxi máu trong cơ thể người. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và khởi phát các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như co giật, ngất xỉu, mất ý thức….

Canxi là một khoáng chất quan trọng. Chất này tham gia vào hoạt động co cơ, xây dựng hệ thống xương, quá trình đông máu, dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Để ổn định nồng độ canxi máu, cơ thể cần được bổ sung đầy đủ canxi thông qua chế độ ăn uống, đảm bảo sự hấp thu tại ruột và bài tiết lượng canxi ở thận.

Thông thường mức canxi huyết thanh được điều chỉnh chặt chẽ bởi những điều kiện bên trong, hóa học và vật lý bởi các hệ thống sống. Ở những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa, mức canxi trong cơ thể có thể quá nhiều hoặc quá ít.

Nếu có sinh lý khỏe mạnh, nồng độ canxi ngoại bào được duy trì trong một phạm vi cụ thể, thường thông qua hoạt động của hormone tuyến giáp, thụ thể cảm nhận canxi và vitamin D.

Phân loại rối loạn chuyển hóa canxi

Rối loạn chuyển hóa canxi có thể làm giảm nồng độ canxi trong huyết tương (hạ canxi huyết) hoặc tăng nồng độ canxi huyết tương (tăng canxi huyết).

1. Hạ canxi huyết

Hạ canxi huyết là một dạng rối loạn chuyển hóa canxi thường gặp, thể hiện cho tình trạng suy giảm nồng độ canxi trong huyết thanh. Tình trạng này thường liên quan đến thiếu hụt vitamin D và bệnh lý ở tuyến cận giáp (cụ thể như suy tuyến cận giáp duy trì, suy tuyến vận giáp sau phẫu thuật, suy tuyến cận giáp giả, bệnh giả tuyến cận giáp).

Phạm vi bình thường là 2,1 đến 2,6 mmol / L (8,8 đến 10,7 mg / dl, 4,3 đến 5,2 mEq / L ), dưới 2,1 mmol / l là hạ canxi máu. Ở mức độ nhẹ, bệnh phát triển chậm và không có triệu chứng. Những trường hợp nặng có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Tê cứng và tê ở bàn tay, bàn chân, xung quanh miệng
  • Co thắt cơ
  • Co giật
  • Rối loạn nhịp tim
  • Có cảm giác ngứa ran hoặc kim châm ở miệng, quanh miệng và môi, đầu chi, vùng kín
  • Tê bì chân tay và toàn thân
  • Lú lẫn hoặc ngừng tim
  • Sâu răng
  • Loãng xương

Hạ canxi huyết là tình trạng nghiêm trọng, cần được cấp cứu khẩn cấp để tránh ngừng tim.

Rối loạn chuyển hoá Canxi gây hạ canxi huyết
Hạ canxi huyết xảy ra khi nồng độ canxi trong máu suy giảm, thường do bệnh ở tuyến cận giáp

2. Tăng canxi huyết

Tăng canxi huyết là tình trạng nồng độ canxi trong huyết thanh tăng cao. Tương tự như hạ canxi huyết, bệnh lý này không có triệu chứng, phát triển chậm và không nghiêm trọng ở giai đoạn đầu. Triệu chứng đe dọa đến tính mạng khi bệnh tiến triển nặng.

Phạm vi bình thường là 2,1 đến 2,6 mmol / L (8,8 đến 10,7 mg / dl, 4,3 đến 5,2 mEq / L ), hơn 2,6 mmol / L là tăng canxi máu. Trong giai đoạn nặng, tăng canxi huyết làm khởi phát những triệu chứng nguy hiểm sau:

  • Đau bụng
  • Đau xương
  • Trầm cảm
  • Lú lẫn, rối loạn chức năng nhận thức
  • Suy nhược cơ thể
  • Sỏi thận
  • Nhịp tim bất thường
  • Yếu cơ, giảm phản xạ
  • Táo bón và đi tiểu nhiều
  • Ngừng tim.

Hầu hết những trường hợp tăng canxi huyết do ung thư và cường cận giáp nguyên phát. Những nguyên nhân khác gồm nhiễm độc vitamin D, đa sản nội tiết (MEN), bệnh lao, bệnh Paget xương, bệnh sarcoidosis, dùng một số loại thuốc như lithium và hydrochlorothiazide.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn chuyển hóa canxi

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết rối loạn chuyển hóa canxi khác nhau ở mỗi người (tùy thuộc vào nồng độ canxi trong huyết thanh). Ở những trường hợp nhẹ, canxi huyết tăng hoặc hạ đều không gây triệu chứng, bệnh diễn tiến chậm, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển, tăng canxi huyết và hạ canxi huyết làm khởi phát các triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên so với tăng canxi huyết, các triệu chứng hạ canxi huyết khó chịu hơn.

Triệu chứng chung

  • Suy nhược cơ thể
  • Rối loạn nhịp tim hay nhịp tim bất thường
  • Lú lẫn, rối loạn chức năng nhận thức
  • Ngừng tim

Hạ canxi huyết

  • Xuất hiện các đốm xuất huyết trên da, phát triển ở dạng ban xuất huyết
  • Tê cứng và tê ở bàn tay, bàn chân, xung quanh miệng
  • Co thắt cơ
  • Co giật
  • Dị cảm, có cảm giác ngứa ran hoặc kim châm ở miệng, quanh miệng và môi, đầu chi, vùng kín (triệu chứng sớm nhất của hạ canxi huyết)
  • Tê bì chân tay và toàn thân
  • Dấu hiệu Chvostek (co thắt cơ mặt khi gõ vào xương gò má)
  • Dấu hiệu Trousseau (đo huyết áp và duy trì áp suất vòng bít trên tâm thu gây co thắt cổ tay)
  • Phản xạ gân cốt rất hiếu động
  • Giảm nhịp tim
  • Phát triển bệnh loãng xương, sâu răng

Những triệu chứng thần kinh cơ của hạ canxi huyết xảy ra do tăng khả năng đáp ứng khi canxi giảm tương tác với kênh natri. Giảm lưỡng cực khi lượng canxi giảm xuống (do canxi ức chế khử cực của thần kinh và cơ, ngăn chặn các kênh natri).

Tăng canxi huyết 

Những triệu chứng thần kinh cơ của tăng canxi huyết là do sự tương tác của canxi với kênh natri tăng lên dẫn đến hiệu ứng chuyển động cơ thể tiêu cực.

Dấu hiệu rối loạn chuyển hoá canxi
Đau xương, yếu cơ, giảm phản xạ, buồn nôn và nôn là dấu hiệu nhận biết tăng canxi huyết
  • Đau bụng
  • Đau xương
  • Trầm cảm
  • Sỏi thận
  • Yếu cơ, giảm phản xạ
  • Táo bón và đi tiểu nhiều
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và nôn
  • Chán ăn
  • Liệt ruột và đau bụng
  • Nếu có suy thận, bệnh nhân tăng cảm giác khát, đi tiểu đêm, đi tiểu nhiều hơn
  • Rối loạn tâm thần
  • Mê sản, cảm xúc bất ổn sửng sờ
  • Dấu hiệu limbus (vòng vôi hóa loạn dưỡng rõ ràng ở rìa giác mạc).

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa canxi

Rối loạn chuyển hóa canxi khởi phát do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

1. Nguyên nhân của hạ canxi huyết

Rối loạn chuyển hóa canxi ở dạng hạ canxi huyết thường do suy tuyến cận giáp. Hormone tuyến cận giáp (PTH) có chức năng điều chỉnh canxi. Mức PTH tăng lên để phản ứng với mức canxi thấp; mức canxi cao thì sự bài tiết PTH sẽ giảm. Khi hormone tuyến cận giáp giảm hoặc hoạt động không hiệu quả, cơ thể mất chức năng điều hòa và gây hạ canxi huyết.

Một số nguyên nhân khác:

  • Tăng phốt phát huyết
  • Thiếu vitamin D, thiếu magie
  • Bệnh gan mãn tính
  • Dùng thuốc lợi tiểu vòng lặp, Foscarnet, thuốc nhuận tràng kéo dài
  • Suy thận mãn tính
  • Nhuyễn xương
  • Suy tuyến cận giáp do di truyền hoặc sau phẫu thuật
  • Hội chứng đói xương
  • Hội chứng ly giải khối u
  • Tổn thương thận cấp tính
  • Tiêu cơ vân
  • Nhiễm kiềm
  • Dư thừa citrate trong máu do truyền hồng cầu ồ ạt
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh giả tuyến cận giáp
  • Tăng chức năng của thụ thể cảm nhận canxi
  • Hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh.

2. Nguyên nhân của tăng canxi huyết

Tăng canxi huyết chủ yếu do những bệnh lý ác tính và cường cận giáp nguyên phát.

  • Chức năng tuyến cận giáp
    • Cường cận giáp nguyên phát (u tuyến cận giáp đơn độc, đa sản nội tiết, ung thư biểu mô tuyến cận giáp…)
    • Tăng canxi huyết lành tính gia đình
    • Dùng Lithium
  • Ung thư
    • Khối u đặc có di căn, chẳng hạn như ung thư vú
    • Khối u đặc có trung gian thể dịch của tăng canxi huyết (chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư thận)
  • Rối loạn vitamin D
    • Ngộ độc vitamin D
    • Tăng canxi máu trở lại sau tiêu cơ vân
    • Tăng canxi máu vô căn ở trẻ sơ sinh
    • Nồng độ 1,25 (OH)2 D tăng cao
  • Suy thận
  • Bệnh Paget xương
  • Nhiễm độc vitamin A
  • Bất động kéo dài
  • Bệnh đa u tủy
  • Cường giáp
  • Dùng thiazide
  • Suy thượng thận
  • To đầu chi
  • Hội chứng Zollinger – Ellison (loét dạ dày tá tràng do khối u khiến dạ dày tiết ra quá nhiều axit)\
Ung thư vú là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hoá canxi
Ung thư vú và một số khối u đặc có di căn khác là nguyên nhân gây tăng canxi huyết

Rối loạn chuyển hóa canxi có nguy hiểm không?

Rối loạn chuyển hóa canxi là bệnh lý nguy hiểm, các triệu chứng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Việc không điều trị và cấp cứu kịp thời có thể gây ngừng tim và tử vong. Chính vì thế bệnh nhân bị tăng/ giảm canxi huyết cần được đưa đến bệnh viện ngay khi khởi phát các triệu chứng đầu tiên.

Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa canxi

Thông thường chẩn đoán rối loạn chuyển hóa canxi bao gồm kiểm tra nồng độ canxi ion hóa và nồng độ canxi đã hiệu chỉnh. Lượng canxi hoạt tính sinh học cơ thể thay đổi theo nồng độ albumin huyết thanh. Đây là một loại protein liên kết với canxi.

Tổng lượng canxi điều chỉnh có thể được xác định nếu biết mức albumin. Ngoài ra mức độ canxi ion hóa được sử dụng làm thước đo cho tổng số canxi.

  • Nồng độ Canxi ion hóa bình thường: 1,12 đến 1,45 mmol / L (4,54 đến 5,61 mg / dL).
  • Tổng lượng canxi bình thường: 2,2 đến 2,6 mmol / L (9 đến 10,5 mg / dl).
    • Hạ canxi máu: Tổng lượng canxi dưới 8,0 mg / dL. Tử vong khi tổng lượng canxi dưới 1,59 mmol / L (6 mg / dL).
    • Tăng canxi máu: Tổng lượng canxi trên 10,6 mg / dL. Tử vong khi tổng lượng canxi trên 3,753 mmol / L (15,12 mg / dL).

Mức canxi hiệu chỉnh dựa trên albumin: Canxi hiệu chỉnh (mg/ dL) = Tổng canxi đo được (mg/ dL) + 0,8 * (4,0 – albumin huyết thanh [g / dL]).

Ngoài ra rối loạn chuyển hóa canxi được phát hiện sớm thông qua kết quả điện tâm đồ (tăng canxi huyết làm thay đổi điện tâm đồ tương tự như nhồi máu cơ tim) và kiểm tra triệu chứng lâm sàng. Ở những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân được dùng thuốc kiểm soát triệu chứng ngay sau khi kiểm tra tình trạng.

Điều trị rối loạn chuyển hóa canxi

Thông thường, bệnh nhân được yêu cầu dùng thuốc để điều trị các rối loạn chuyển hóa canxi. Một số liệu pháp cũng được chỉ định dựa trên tình trạng.

1. Dùng thuốc

Dựa trên tổng mức canxi đo được, người bệnh được chỉ định một số loại thuốc sau:

Hạ canxi huyết

  • Calci gluconat 10%: Dùng calci gluconat 10% theo đường tĩnh mạch.
  • Calci clorid: Nếu hạ canxi huyết nặng hoặc diễn ra cấp tính, calci clorid được dùng để thay thế cho calci gluconat 10%. Calci clorid không được chỉ định cho bệnh nhân bị canxi huyết nặng và mãn tính. Bởi phác đồ điều trị này có thể gây mất ổn định điện tim, kích thích thần kinh cơ, các triệu chứng không được chữa khỏi dẫn đến tử vong.
  • Calcitriol: Dùng Calcitriol để duy trì canxi và vitamin D, ngăn ngừa sự suy giảm thêm.
Calci gluconat 10% điều trị rối loạn chuyển hoá canxi
Tiêm tĩnh mạch Calci gluconat 10% cho bệnh nhân bị hạ canxi huyết để giảm nhẹ tình trạng

Tăng canxi huyết

Dùng thuốc lợi tiểu và chất lỏng (liệu pháp ban đầu)

  • Hydrat hóa: Dùng cho những bệnh nhân bị mất nước do khiếm khuyết thận hoặc nôn mửa.
  • Tăng lượng muối ăn: Biện pháp này làm tăng bài tiết natri và canxi qua nước tiểu, tăng thể tích dịch cơ thể.
  • Thuốc lợi tiểu quai: Dùng thuốc lợi tiểu quai (chẳng hạn như Furosemide ) sau khi bù nước xong. Điều này cho phép bệnh nhân tiếp tục bù nước và muối thông qua đường tĩnh mạch với thể tích lớn. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ phù phổi và quá tải thể tích máu. Bên cạnh đó, thuốc lợi tiểu quai có tác dụng làm giảm sự tái hấp thu canxi của thận. Điều này giúp giảm nồng độ canxi trong máu.

Khi dùng liệu pháp ban đầu, cần thận trọng để ngăn ngừa suy giảm magie và kali. Thông thường canxi huyết thanh có thể giảm 1-3 mg / dL trong vòng 24 giờ.

Bisphosphonates và calcitonin (liệu pháp bổ sung)

  • Calcitonin 

Calcitonin có tác dụng tăng bài tiết canxi qua nước tiểu bằng cách ức chế quá trình tái hấp thu canxi ở thận và ngăn chặn quá trình hủy xương. Ngoài ra thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa tăng canxi huyết tái phát.

Thuốc Calcitonin thường được chỉ định cho những bệnh nhân tăng canxi huyết nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, kết hợp với bisphosphonat, thuốc lợi tiểu và bù nước.

Liều khuyến cáo: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch qua da 4 đơn vị quốc tế mỗi kg, sau mỗi 12 giờ.

Thuốc không được dùng dài hạn vì có thể gây sốc phản vệ và giảm đáp ứng.

  • Bisphosphonates

Tương tự như Pyrophosphat, Bisphosphonat có ái lực cao với xương, nhất là những vùng có chu chuyển xương cao. Thuốc được hấp thụ bởi những tế bào hủy xương, có tác dụng ức chế quá trình hủy xương của những tế bào hủy xương. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân có thể được dùng Etidronate, Tiludronate, Pamidronate IV, Alendronate, Zoledronate và Risedronate (theo thứ tự hiệu lực).

Bisphosphonat còn được dùng phổ biến cho những bệnh nhân bị tăng canxi huyết do ung thư. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tăng canxi huyết dạng ác tính. Đối với bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi do suy thận, bệnh nhân cần thận trọng, cân nhắc nguy cơ và lợi ích trước khi dùng Bisphosphonat. Bởi nhóm thuốc này chống chỉ định tương đối ở người bị suy thận.

Bisphosphonates điều trị rối loạn chuyển hoá canxi
Bisphosphonates (như Alendronate) có tác dụng ngăn ngừa tăng canxi huyết dạng ác tính

2. Liệu pháp khác

Những trường hợp đặc biệt có thể được điều trị với một số thuốc và liệu pháp khác, thường bao gồm:

  • Plicamycin: Đây là một kháng sinh chống ung thư, được dùng để ức chế tiêu xương (hiếm khi được dùng).
  • Gali nitrat: Đây là muối gali của axit nitric. Thuốc này được sử dụng cho những bệnh nhân bị tăng canxi huyết có triệu chứng thứ phát sau bệnh lý ác tính (ung thư). Gali nitrat hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của tế bào hủy xương, ngăn chặn sự phân hủy xương. (Hiếm khi được dùng)
  • Glucocorticoid: Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi có thể được chỉ định Glucocorticoid. Thuốc này có tác dụng làm giảm hấp thu canxi, tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Glucocorticoid không làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi ở bệnh nhân bị cường cận giáp nguyên phát và cường cận giáp bình thường. Hiệu quả cao ở bệnh nhân bị tăng canxi huyết do u ác tính (ung thư biểu mô vú, đa u tủy, bệnh bạch cầu, u lympho Hodgkin) do thuốc có đặc tính kháng u.
  • Lọc máu: Lọc máu được áp dụng cho bệnh nhân bị tăng canxi huyết nặng và có biến chứng do suy thận. Sau lọc máu, bệnh nhân có thể bổ sung phốt phát nếu cần thiết.
  • Liệu pháp phosphat: Liệu pháp phosphat được áp dụng để điều chỉnh tình trạng suy giảm nồng độ phosphat máu ở bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi (bao gồm cả tăng canxi huyết và hạ canxi huyết.

Phòng ngừa rối loạn chuyển hóa canxi

Một số bước dưới đây có thể giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa canxi:

  • Đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể bằng chế độ ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng. Những loại thực phẩm bổ sung canxi gồm sữa và chế phẩm của sữa (phô mai, sữa chua…), rau lá xanh, đậu nành, các loại hạt (hạt vừng, hạt chia, hạt dẻ, hạt bí đỏ rang), đậu phụ, hạnh nhân, bông cải xanh, rau dền, hải sản…
  • Những người bị thiếu canxi nghiêm trọng có thể dùng thêm thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Kiểm soát lượng canxi được đưa vào cơ thể. Tránh tình trạng dư thừa dẫn đến tăng canxi huyết.
  • Ngăn ngừa thiếu vitamin D bằng chế độ ăn uống và tắm nắng. Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng để tăng chuyển hóa vitamin D, tăng hấp thu canxi, giảm thiểu tình trạng hạ canxi máu.
  • Tránh những loại thực phẩm, thức uống có khả năng là giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Chẳng hạn như thực phẩm chứa nhiều muối, cà phê, rượu…
  • Kiểm soát tốt những bệnh lý có khả năng làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa canxi. Chẳng hạn như suy tuyến thượng thận, ung thư, nhuyễn xương, suy thận, bệnh gan, nhiễm kiềm, bệnh Paget xương…
  • Áp dụng những biện pháp ngăn ngừa khi điều trị với những loại thuốc có khả năng gây rối loạn chuyển hóa canxi. Cụ thể như các thuốc chứa lithium và hydrochlorothiazide.
  • Uống nhiều nước giúp đảm bảo sự hấp thu tại ruột và bài tiết lượng canxi ở thận.
  • Bổ sung magie từ thực phẩm lành mạnh (ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, các loại hạt, chuối, rau lá xanh, cá béo…)
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe tổng thể, đảm bảo thận và các cơ quan hoạt động tích cực. Từ đó góp phần ngăn ngừa những rối loạn chuyển hóa canxi. Tuy nhiên cần lựa chọn những bài tập có cường độ thích hợp, tránh gắng sức.
  • Người có nguy cơ hoặc tiền sử gia đình bị rối loạn chuyển hóa canxi cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa để kiểm soát.
Thực đơn ăn uống lành mạnh ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa canxi
Bổ sung canxi, vitamin D và magie qua thực đơn ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa canxi

Rối loạn chuyển hóa canxi gồm hai dạng gồm hạ canxi huyết và tăng canxi huyết. Cả hai rối loạn này đều gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng, bệnh nhân ngừng tim và tử vong nếu không kịp thời điều trị. Chính vì thế, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe kết hợp các biện pháp ngăn ngừa để giảm thiểu. Điều trị khi có nồng độ canxi huyết tăng hoặc giảm.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đạp Xe Có Tăng Chiều Cao Không
Đạp xe có tăng chiều cao không là một thắc mắc phổ biến, đặc biệt là ở những người có nhu cầu phát triển chiều cao tối đa. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bài tập ...
Xem chi tiết
Ngủ Như Thế Nào Để Tăng Chiều Cao
Ngủ như thế nào để tăng chiều cao? Thời gian ngủ bao nhiêu là hợp lý và tư thế ngủ giúp tăng chiều cao nào hiệu quả? là các vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi giấc ...
Xem chi tiết
Tập Gym Có Tăng Chiều Cao Không
Gym là một bộ môn tốt cho sức khỏe và hỗ trợ phát triển cơ bắp rất tốt. Tuy nhiên nếu luyện tập không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp cũng như chiều ...
Xem chi tiết
Vỏ Tôm Có Canxi Không
Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phổ biến trong nhiều món ăn. Nhiều người có thói quen sử dụng tôm bao gồm cả vỏ tôm vì quan niệm vỏ tôm chứa nhiều canxi. Vây, thực tế vỏ ...
Xem chi tiết
Nhảy Dây Có Tăng Chiều Cao Không
Nhảy dây có tăng chiều cao không? Các cách nhảy đúng và lưu ý an toàn là những vấn đề cơ bản được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đây là một hình thức vận động đơn giản, thú vị và ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua