Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y và Lưu ý

Theo dõi IHR trên goole news

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y là phương pháp phổ biến, có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả và hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa mô sụn. Ngoài ra, các phương pháp Đông y thường ít tác dụng phụ và rủi ro khi so với các biện pháp Tây y.

điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y mang lại hiệu quả cao và an toàn

Bệnh thoái hóa khớp gối theo quan điểm Đông y

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị hao mòn, rách hoặc mất chức năng theo thời gian. Điều này khiến các đầu xương va chạm, ma sát với nhau dẫn đến đau đớn, cứng khớp và hạn chế khả năng chuyển động của khớp. Ngoài ra, đôi khi thoái hóa khớp gối có thể thúc đẩy quá trình hình thành các gai xương ở đầu gối, gây khó chịu và đau đớn.

Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối liên quan đến một số nguyên nhân như:

1. Tác nhân ngoại sinh

Các yếu tố ngoại sinh bao gồm thay đổi thời tiết hoặc các loại tà khí như phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm, thấp) có thể góp phần dẫn đến thoái hóa khớp. Khi nhiễm các yếu tố ngoại sinh sẽ dẫn đến tắc nghẽn khí huyết, gây tê, đau, nhức tại các khớp.

Các triệu chứng thoái hóa khớp do yếu tố ngoại sinh thường xảy ra khi thay đổi thời tiết, nhiễm nước mưa, nhiễm lạnh. Ngoài ra, các đau khớp cũng thường nghiêm trọng hơn vào thời điểm giao mùa.

2. Tác nhân nội sinh

Theo Đông y, thể tạng và cơ địa cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái hóa khớp gối. Ở những người cao tuổi hoặc người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì hoặc rối loạn chuyển hóa mỡ, các vấn đề gan, thận thường suy yếu, từ đó dẫn đến suy giảm khí huyết. Thận hư khiến tủy xương bị tổn thương, gây đau nhức, viêm khớp, khớp gối kêu lục cục và gây khó khăn khi di chuyển.

nguyên nhân thoái hóa khớp gối theo đông y
Những người có bệnh mãn tính thường dễ bị thoái hóa khớp gối

Theo Đông y, đầu gối là căn cốt của gân. Do đó, tạng can hư khiến gân suy yếu, dẫn đến khó khăn khi co duỗi đầu gối. Ngoài ra, trong trường hợp nghiêm trọng, khớp gối có thể bị biến dạng hoặc bị teo.

3. Nguyên nhân liên quan

Ngoài yếu tố ngoại sinh và nội sinh, có nhiều tác nhân khác có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối. Các nguyên nhân như môi trường ẩm thấp, thường xuyên nâng vật nặng, chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc thường xuyên lạm dụng khớp, cũng có thể dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp trong Đông y thường khó xác định được nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra, bệnh thường xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau, dẫn đến các biểu hiện lâm sàng đa dạng. Do đó, để chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị phù hợp, người bệnh nên đến cơ sở y học cổ truyền uy tín để được hướng dẫn cụ thể.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y có hiệu quả không?

Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối theo Đông y thường nhằm mục đích giải huyết ứ, hỗ trợ hoạt huyết, mạnh xương cốt, bồi bổ thể trạng và giảm đau. Đông y kết hợp các bài thuốc và kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt để tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng sưng phù và giải ứ trệ ở khớp gối.

Do đó, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối theo Đông y có thể kiểm soát cơn đau, giảm viêm, sưng, phù nề và hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Tuy nhiên, các biện pháp này thường chỉ phù hợp với các trường hợp thoái hóa khớp gối nhẹ đến trung bình và không có nguy cơ tổn thương khớp.

Trong các trường hợp thoái hóa khớp gối nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu biến dạng khớp hoặc mất sụn khớp trên diện rộng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên môn để được điều trị phù hợp.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y bao gồm các bài thuốc uống, thuốc đắp ngoài da và các kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt. Cụ thể, các phương pháp bao gồm:

1. Bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa khớp gối

Có nhiều bài thuốc Đông y có thể điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả và an toàn. Cụ thể các bài thuốc bao gồm:

+ Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang:

Độc hoạt tang ký sinh thang là bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị thấp khớp và thoái hóa khớp gối hiệu quả mà không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bài thuốc là sự kết hợp của nhiều loại dược liệu khác nhau với đặc tính trừ hàn, thông kinh, hoạt huyết để giải phóng ứ trệ ở khu vực khớp gối.

Các vị thuốc cần chuẩn bị:

  • Cam thảo, tế tân, quế chi, mỗi vị đều 4 g
  • Xuyên khung, tần giao, mỗi vị đều 8 g
  • Phòng phong, bạch thược, phục linh, mỗi vị đều 10 g
  • Độc hoạt, đỗ trọng, đảng sâm, sinh địa, ngưu tất và đương quy, mỗi vị đều 12 g

Mang các vị thuốc cho vào âm, đun sôi với nước sạch. Khi thuốc sôi được 20 – 30 phút thì chắt lấy nước, dùng uống.

Mỗi ngày dùng một thang thuốc. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm đau đầu gối, cải thiện chức năng khớp gối và tăng cường sức đề kháng.

chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam
Sử dụng thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền

+ Bài thuốc từ dược liệu tục đoạn:

Bài thuốc từ dược liệu tục đoạn là một bài thuốc phổ biến được sử dụng để cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối về đêm đi kèm tay chân lạnh.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Cây bao kim, quế chi, mỗi vị đều 10 g
  • Chích cam thảo, đương quy, cửu tiết xương bồ, mỗi vị đều 12g
  • Nam tục đoạn, hà thủ ô, huyết đằng, mỗi vị đều 16 g
  • Rễ cây trinh nữ, thổ phục linh, mỗi vị 20 g
  • Đậu đen 24 g

Mang các vị thuốc sắc với 1 lít nước đến khi còn 1/3 thì chia thành hai lần, dùng uống trong ngày.

+ Bài thuốc PT5:

Bài thuốc PT5 là bài thuốc phổ biến được sử dụng khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y. Bài thuốc tận dụng các loại dược liệu có tính ấm để trừ hàn, thông kinh lạc và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Thiên niên kiện và lá lốt, mỗi vị đều 10g
  • Quế chi 8 g
  • Trinh nữ, hà thủ ô, sinh địa, mỗi vị đều 12 g
  • Cỏ xước và thổ phục linh, mỗi vị đều 16 g

Mang các vị thuốc sắc kỹ với nước, dùng uống. Thực hiện bài thuốc mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối.

+ Bài thuốc ngâm rượu:

Với các trường hợp đau nhức khớp gối kéo dài, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc ngâm rượu để thông kinh lạc, giảm viêm sưng và phong tán hàn.

Dược liệu cần chuẩn bị:

  • Cam thảo 16g
  • Táo nhân sao đen, đương quy, rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, tang chi, nam tục đoạn, xuyên khung, kê huyết đằng, mỗi vị đều 20g
  • Trần bì 12g

Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào bình ngâm với rượu trong 12 ngày. Mỗi ngày sử dụng hai lần, mỗi lần sử dụng 50 ml uống trước bữa ăn.

+ Bài thuốc đắp điều trị thoái hóa khớp gối:

Trong trường hợp thoái hóa khớp gối gây cứng khớp hoặc hạn chế khả năng di chuyển, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc đắp ngoài kết hợp thuốc uống trong để cải thiện các triệu chứng.

  • Chuẩn bị: Củ thạch xương bồ (giả dập) 24 g và một nắm ngải diệp.
  • Mang các vị thuốc đi sao nóng và bọc trong một tấm vải, sau đó chườm lên khu vực bị đau.
  • Chườm trong 20 phút để cải thiện tình trạng cứng khớp và tăng phạm vi chuyển động của người bệnh.

2. Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối

Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến trong y học cổ truyền. Kỹ thuật này sử dụng lực từ bàn tay và các ngón tay để tác động lên các huyệt vị cụ thể. Điều này có thể tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức và giải ứ trệ khí huyết ở đầu gối.

bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối
Xoa bóp,bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối an toàn và hiệu quả cao

Các huyệt vị thường được tác động để điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Huyệt Ủy trung: Huyệt nằm ở giữa đường ngang của nếp khoeo chân. Khi day ấn lên huyệt có thể khu phong, thông lạc, thư cân và thanh huyết.
  • Huyệt Huyết hải: Huyệt Huyết hải nằm ở mặt trước của đùi, đo lên 2 thốn từ xương bánh chè lên đầu gối. Khi bấm huyệt, đặt ngón tay cái vào huyệt, bốn ngón tay còn lại áp sát vào đầu gối, sau đó day ấn trong 2 – 3 phút. Do huyệt nằm ở khẽ lõm giữa các cơ rộng, do đó việc day ấn có thể dẫn đến tê nhức nhẹ.
  • Huyệt Âm lăng tuyền: Huyệt nằm ở bên trong đầu gối, là chỗ lõm được tạo thành bởi bờ sau của xương chày với đường ngang ở nơi lồi cao nhất của cơ cẳng chân. Day ấn huyệt trong 1 – 2 phút có thể hỗ trợ giảm đau đầu gối.
  • Huyệt Thừa sơn: Huyệt này nằm tại chỗ lõm giữa khe cơ sinh đôi và ở giữa đường nối huyệt Ủy trung vớt gót chân. Day ấn huyệt Thừa sơn có thể tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau nhức ở đầu gối.
  • Huyệt Túc tam lý: Huyệt nằm cách bờ xương ống chân khoảng 1 tấc và đo xuống 3 tấc từ bờ ngoài xương bánh chè. Day ấn tại huyệt này có thể thông kinh lạc, khu phong hỏa thấp, điều trung khí, điều hòa huyết áp và thúc đẩy khí huyết lưu thông.

3. Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối

Đối với các trường hợp đau nhức nghiêm trọng, huyết ứ trệ lâu ngày hoặc đau đớn dai dẳng kéo dài, người bệnh có thể cần được châm cứu để cải thiện các triệu chứng. Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối có hiệu quả điều trị cao, tiết kiệm chi phí và ít dẫn đến các rủi ro không mong muốn.

Châm cứu sử dụng kim dài, mảnh để tác động đến các huyệt vị, từ đó loại bỏ tà khí, hành khí, hoạt huyết và thông kinh lạc. Đối với người thoái hóa khớp gối, châm cứu có thể làm giảm đau, tăng cường khả năng vận động, bổ gan xương và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.

Châm cứu chữa thoái hóa khớp gối
Châm cứu chữa thoái hóa khớp gối được chỉ định cho các cơn đau nghiêm trọng

Bên cạnh liệu pháp châm cứu truyền thống, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sửa đổi, như sau:

  • Thủy châm: Liệu pháp này có thể điều trị đau khớp, bồi bổ gân xương bằng cách đưa các loại thuốc giảm đau và các huyệt vị.
  • Nhu châm (cấy chỉ):Nhu châm là phương pháp đưa chỉ tự tiêu (catgut) vào huyệt để tăng cường tuần hoàn máu, kích thích chuyển hóa và hỗ trợ giảm đau.

Châm cứu, thủy châm và cấy chỉ được thực hiện một lần mỗi ngày với liệu trình kéo dài 20 ngày. Tuy nhiên tùy thuộc vào các triệu chứng liên quan, bác sĩ y học cổ truyền có thể điều chỉnh thời gian và liệu pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân.

Lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối theo Đông y

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y là biện pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn. Trong quá trình điều trị, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chống viêm để tăng cường sức khỏe khớp gối
  • Đến cơ sở y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Không tự ý sử dụng các bài thuốc điều trị nếu không nhận được sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
  • Phương pháp thường chỉ có thể áp dụng với các trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Do đó, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
  • Thường xuyên tập thể dục và điều chỉnh các tư thế xấu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
  • Đối với người bệnh thừa cân béo phì, người bệnh nên có kế hoạch giảm cân để tránh gây áp lực lên khớp gối.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung các loại thực phẩm chống viêm để tăng cường sức khỏe xương khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.
  • Trao đổi với bác sĩ về các liệu pháp vật lý trị liệu để cải thiện chức năng ở khớp gối.
  • Chủ động thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên môn để kiểm soát các triệu chứng và có biện pháp điều trị kịp thời.

Điều trị thoái hóa khớp gối theo Đông y có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả và ít khi dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và can thiệp y tế phù hợp.

Tham khảo thêm:

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

VTV2 đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công bài thuốc xương khớp kết hợp hơn 50 vị thuốc Nam

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Có Chữa Được Không
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh mãn tính và nhiều người đặt ra câu hỏi "thoái hóa cột sống có chữa được không". Vấn đề sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Chúng tôi sẽ ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Được Không
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Để tìm hiểu vấn đề này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc tham khảo một số thông tin ...
Xem chi tiết
Mổ Thoái Hóa Cột Sống Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như loại phẫu thuật được thực hiện. Dưới đây là một số thông tin về các phương pháp, chi phí ...
Xem chi tiết
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Có Tự Khỏi
Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nguyên nhân cơ bản và phương pháp điều trị. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hết Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và cơ sở vật chất tại nơi phẫu thuật. Người bệnh cẩn tìm hiểu chi phí để có ...
Xem chi tiết

Bình luận (32)

  1. Lê Đức Minh says: Trả lời

    Bị thoái hóa khớp rồi nhưng lại bị tê xuống cẳng chân mặt sau thì là do nguyên nhân gì vậy, chữa bằng đông y thế này liệu có chữa hết tê được không, mấy hôm nay chân tê đi lại không có cảm giác nữa

  2. Hồng Nhung says: Trả lời

    Tôi thoái hóa hơn năm nay rồi, uống thuốc bổ rồi thuốc tây, đi châm cứu thêm nhưng chỉ được 1 thời gian thì lại đau lại thôi, bệnh này xác định đến tuổi là bị không tránh được mà cũng không khỏi được đâu

    1. Trần Thị Nghĩa says:

      Thoái hóa do tuổi tác đúng thật là không thể khỏi được, nhưng cải thiện triệu chứng vẫn được mà, ba tôi ngoài tuân theo chỉ định thuốc của bác sĩ cũng chăm tập các bài tập bổ trợ khớp gối, tránh vận động nặng cũng như duy trì thể trạng bình thường không béo để hạn chế sức nặng lên khớp gối, 2 năm nay không bị bệnh nó đeo bám thường xuyên nữa rồi, bạn muốn tham khảo thì lên tìm thuốc dân tộc, ba tôi chữa ở đây

    2. Đỗ Thư says:

      Không biết bị dạ dày thì uống được thuốc này không, chứ mấy tháng uống thuốc tây giờ bụng dạ cứ cồn cào khó chịu mãi, lâu lâu làm quả trào ngược lên tận họng, đau rát nguyên tuần

    3. Trương Kim Tiền says:

      Bị dạ dày uống thuốc bên thuốc dân tộc này lại hợp lý ấy, vì bác sĩ kê thuốc nhưng còn xem bạn có mắc các vấn đề khác không rồi dựa vào đó gia giảm thuốc cho phù hợp đấy, bị dạ dày thì bác sĩ sẽ kê thêm các vị thuốc bổ, các thuốc bảo vệ dạ dày đấy

    4. Sao Nguyễn says:

      Tiền thuốc như nào, nếu kê theo bệnh như vậy thì chắc giá thuốc cũng phải ra gì đấy nhỉ, chứ đi viện tây y các bác sĩ toàn kê thuốc có sẵn thôi, ai đi khám mà bị bệnh như nhau thì đơn thuốc y chang chả khác gì

    5. Hoài Thanh Trần says:

      Trung bình 3tr/tháng đấy, đúng là k hề rẻ, nhưng đổi lại hqua lâu dài nên chấp nhận đc, tính về lâu về dài có khi nó rẻ hơn là chữa bằng tây y ấy chứ, vì t chữa gần 2 năm r mà chưa phải đtrị lại, nhớ trk đây chữa bằng tây y, 1 năm đtrị phải mấy lần, mỗi lần cũng tiền triệu cả, cần thiết thì b vào đây đọc thêm cho rõ

  3. Hoàng Ngân Khánh says: Trả lời

    Có phân biệt cách chữa bằng đông y nhưng chữa thoái hóa khớp khô khớp với thoái hóa khớp mà có tràn dịch không thế, thấy ở trên không nói rõ vấn đề này

    1. Huyền says:

      Trong yhct có chia thoái hóa khớp ra làm nhiều thể, tùy vào từng thể bệnh sẽ có phương và pháp điều trị riêng đấy, khô khớp với tràn dịch khớp gối cũng sẽ chia ra cách chữa khác nhau luôn

  4. Trần Hoan says: Trả lời

    Ai bị thoái hóa khớp mà uống quốc dược phục cốt khang rồi cho tôi hỏi, không hiểu làm sao 3 hôm nay tôi bắt đầu uống thuốc này thì thấy đau tăng, cảm giác rấm rứt nó rõ rệt hơn trước

    1. Biên (Nghệ An) says:

      Tôi cũng bị đó, cấy ni là hiên tượng công thuốc thôi, thuốc hấn bắt đầu có tác dụng rồi đó, cứ uống thuốc bình thường theo chỉ định rồi để qua vài bữa nữa là hấn giảm đau liền. Mà răng bác không gọi điện hỏi bác sĩ coi, tôi thấy có vấn đề chi cũng gọi điện, bác sĩ bận thì nhắn tin kiểu chi bác sĩ cũng trả lời đó

    2. Trương Tuệ Kiều says:

      Chị mua thuốc ở đâu vậy, chị đến tận nơi hay ở chỗ chị có chỗ nào khác bán à, chỗ tôi đi mấy hiệu thuốc đều không có thuốc này

    3. Mỹ Hằng says:

      Quốc dược phục cốt khang là thuốc độc quyền của trung tâm thuốc dân tộc nên chỉ có bán tại trung tâm thôi, ở ngoài không có đâu. Nếu muốn mua mà lại không đến khám trực tiếp được thì có dịch vụ thăm khám từ xa đấy, tôi là lấy thuốc theo kiểu này, chỉ cần liên hệ bên trung tâm sắp xếp lịch rồi chờ bác sĩ khám gửi thuốc về thôi, 0987173258 đây là sđt tôi hay liên hệ với trung tâm, bạn có thể gọi hỏi xem

  5. Vĩnh says: Trả lời

    Tôi đang điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y đây, uống hơn 1 tháng cả chục thang rồi mà có đỡ tí nào đâu, mà phòng khám tôi điều trị cũng thuộc dạng nổi tiếng trong vùng chuyên thuốc giá truyền đấy, nên đông y cũng chưa chắc đã chữa khỏi được đâu

    1. Trung Bùi says:

      Gia truyền thì hợp thuốc thì đỡ không hợp thuốc thì có uống vậy chứ uống nữa cũng không ăn thua. Như mình đây nghe chỗ nào có người chữa khỏi cũng đi, cũng 2, 3 nơi rồi mà lúc mình uống đều không có tác dụng đây, nản lắm

  6. Phan Hanna says: Trả lời

    Bà tôi ở quê không biết ai chỉ cho mà tự đắp lá lên đầu gối bảo để chữa thk gối, mà đắp có 2 hôm thôi mà giờ 2 bên đầu gối đều sưng đỏ lên cả rồi phải đi viện nằm hơn tuần này rồi, cho nên mọi người cẩn thận, đọc cách chữa tham khảo thôi còn định chữa thì nên đi hỏi người có chuyên môn hẵng dùng

  7. Lê Thị Lan Hương says: Trả lời

    Thoái hóa khớp gối ở người trẻ thì có điều trị bằng đông y được không, tôi năm nay mới ngoài 30 thôi mà đã bị thoái hóa rồi, mà uống thuốc tây 2 tháng nay không xi nhê gì, muốn chuyển qua đông y thì nên uống thuốc hay là làm thủ thuật châm cứu xoa bóp trước nhỉ

    1. Việt Trinh says:

      Thuốc thôi mà chứ có phải can thiệp phẫu thuật gì vào trong khớp đâu mà sợ không dùng được. Theo tôi thì châm cứu xoa bóp có thể chữa tạm thời triệu chứng nhưng nếu muốn chữa bệnh lâu dài thì nên uống thuốc nhé

    2. Đào Ánh Tuyết says:

      Tôi đang chữa ở thuốc dân tộc, ở đây bác sĩ chỉ định cho tôi uống thuốc quốc dược phục cốt thang kết hợp với 1 liệu trình châm cứu xoa bóp, tôi chữa được tổng cộng 15 hôm rồi, giảm đau rõ rệt, bây giờ đứng lên ngồi xuống dễ dàng hơn rồi

    3. Hòa AN says:

      Uống mỗi thuốc có được không nhỉ, hay đến đây chữa thì phải làm hết vậy, mà thuốc này có trộn tân dược gì không, thấy bây giờ nhiều thuốc đông y chữa khớp toàn thêm corticoid vào, đỡ đau nhanh nhưng lâu dài gây ảnh hưởng lên sức khỏe toàn thân nặng lắm

    4. Phạm Châu says:

      Làm thêm vật lí trị liệu hay không đều được nhé, bố mình đến cũng chỉ lấy thuốc về uống thôi này, nhưng mấy hôm đầu phải kiên trì vì thuốc đi sâu chữa nguyên nhân gây bệnh nên cũng tốn khá nhiều thời gian. Nhưng sau thì bệnh thuyên giảm cũng ok thôi. Còn về vấn đề thuốc có trộn hay không thì đáp án là không, vì trên bao bì thuốc có ghi đầy đủ thành phần cả rồi, bên trung tâm còn có giấy cam kết nữa mà, với cả bố mình uống liên tục mấy tháng liền, khi ngưng thuốc cũng không có bị làm sao hết, đi kiểm tra khám chụp lại kết quả bình thường cả, còn nhiều người cũng chia sẻ về thuốc bạn vào đây đọc sẽ hiểu rõ hơn này

    5. Luong Thu Hien says:

      Thoi gian chua tong cong la bao lau vay, thay ai cung bao may thang may thang, uong thuoc dong y an toan that nhung ma nghi den canh may thang lien cu phai day dun sac noi thuoc roi uong lien tuc cung met moi phet

    6. Lệ Quỳnh says:

      K phải đun sắc đâu, thuốc đk bào chế thành dạng viên cao rồi, cầm về hòa tan với nước nóng là uống đk, tiết kiệm được nhiều tg lại dễ uống, nhỏ gọn tiện lợi nên mang đi theo bên mình đk luôn. Trên bài cũng có hình ảnh những lọ thuốc đó. Tg chữa thì còn tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ như nào nữa, cụ thể tg phải cần bs khám cho thì mới kết luận đk

  8. Trần Nguyễn Thu Linh says: Trả lời

    Tôi đi viện cũng thấy trong tờ chỉ định các bác sĩ cũng kê bài thuốc độc hoạt tang ký sinh cho nhưng hình như có gia giảm nữa chứ không có giống như trong bài này

    1. Phạm Giang says:

      Chỗ bác đó uống có đỡ không, chỗ viện huyện em thì cũng kê cho bài này mà nói thật họ châm cứu xoa bóp mấy hôm thì đỡ được tí đau chứ thuốc không biết hiệu quả như nào mà uống hơn tháng rồi vẫn thế, em có nên mua nguyên như trên bài rồi về tự sắc uống không nhỉ

    2. Trà Đặng says:

      Dựa vào kinh nghiệm mỗi bác sĩ ngta sẽ theo đó chỉ định cũng như gia giảm thuốc ấy, khác nhau là chuyện bình thường, bạn muốn tự sắc thì cũng phải hỏi bác sĩ xem thể bệnh của bạn có uống được như vậy không, chứ về uống lung ta lung tung chữa lợn lành thành lợn què thì khổ đấy

  9. Trần Nguyễn Như says: Trả lời

    Mẹ tôi bị thoái hóa khớp đã lâu, tầm 5-6 năm rồi, dạo gần đây có dấu hiệu cứng khớp, đi lại vận động khó khăn nên cũng mong muốn tìm bài thuốc chữa hiệu quả, trong đây nhiều thuốc quá ai có chữa khỏi nhờ bài nào thì chỉ giúp tôi với

    1. Đinh Tâm says:

      Hiện tại tôi đang trong quá trình chữa thôi nhưng đã đỡ nhiều nên tôi chia sẻ để bạn tham khảo, có gì bạn có thể xem xét đưa mẹ bạn đi chữa nhé. Tôi cũng bị thoái hóa khớp lâu năm, cũng đã dùng qua rất nhiều loại thuốc từ đông y đến tây y nhưng cũng không ăn thua. Đầu tháng trước tôi có được chị tổ trưởng tổ dân phố chỉ cho thuốc quốc dược phục cốt khang, chị đó có người quen dùng rồi thấy đỡ nên mới chỉ cho tôi. Thì tôi cũng có đi tìm hiểu trước, mới biết thuốc này là ở chỗ trung tâm có bác sĩ Tuấn trước là trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện yhct trung ương đang làm việc nên tôi nhờ chồng chở đến đây khám lấy thuốc luôn. Tôi uống thuốc kèm thêm xoa bóp cồn thảo dược ở đây thì sau 10 ngày mới đỡ đau hơn, kể ra đợi thuốc ngấm thì khá chậm. Nhưng qua cái thời gian đầu thì dần dần thuốc có hiệu quả rõ ràng hơn, đỡ đau nên đi lại cũng không còn khó khăn nữa, mấy hôm thay đổi thời tiết vừa rồi nồm ẩm các thứ cũng không bị âm ỉ đâu như trước. Tôi hiện uống gần hết tháng thứ 2 rồi, khỏi được tầm 70% bệnh, cũng hy vọng sau này kết thúc liệu trình thì khỏi được

    2. Võ Tuyết Mai says:

      Bs Tuấn nào vậy cô, cô cho cháu xin thêm tt được không, cháu cũng muốn đưa bà cháu đến khám bs này vì nếu bs giỏi chữa bệnh thì sẽ nhanh khỏi hơn, nếu đi khám bs thì nên đi vào khung giờ nào thì sẽ gặp đc vậy

    3. Ngọc Lê says:

      Bác Lê Hữu Tuấn ấy, mà thời gian bác sĩ làm việc trong giờ hành chính thôi, nhưng ngày làm thì không biết được, có khi bạn phải gọi điện hỏi trước xem thế nào, mình có số đây (024) 7109 6699, bạn hỏi thử xem, còn bạn cần đọc thêm về bác Tuấn thì vô đây

    4. Ng Thành Khôi says:

      Vậy bs này k làm ngoài giờ à, vậy tt thuốc dân tộc có bs nào nhận khám chữa ngoài giờ k, chứ tg tôi đi làm về cũng hết giờ hành chính mất r

    5. Hoàng Trân says:

      Ngày thường không được thì thứ 7 chủ nhật mà đi khám, trung tâm được cái là mở cửa cả tuần, ai bận trong tuần thì thứ 7 chủ nhật thì đến, khung giờ từ 8h đến 17h30 là được. Khi đến khám nên gọi điện đặt lịch trước

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua