15 món ăn cho người bệnh gout vừa ngon, vừa dễ làm
Để duy trì chế độ ăn uống lành, hỗ trợ chữa bệnh và cải thiện các triệu chứng, người bệnh nên đảm bảo các món ăn cho người bệnh gout không chứa nhiều nhân purin, ít dầu mỡ, có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải được cân bằng. Việc ăn uống thiếu kiêng cử và không đủ chất có thể khiến bệnh trở nghiêm trọng, sức khỏe tổng thể và xương khớp cũng bị suy giảm.
Danh sách 15 món ăn cho người bệnh gout vừa ngon, vừa dễ làm
Ngoài việc lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho người bị gout, bạn cũng cần lưu ý đến cách chế biến món ăn. Bởi việc chế biến và ăn những món ăn chứa quá nhiều đạm và dầu mỡ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh nồng độ axit uric. Từ đó khiến bệnh gout và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó bạn cần chú ý bổ sung vào chế độ ăn uống những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng thành phần dinh dưỡng phải được cân bằng. Đồng thời tăng cường bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh và có tính mát như các loại trái cây, rau xanh. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ tốt quá trình đào thải của thận.
Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn một trong những món ăn cho người bệnh gout vừa ngon, vừa dễ làm được tổng hợp dưới đây:
1. Salad rau
Theo các chuyên gia, những người bị gout và có các triệu chứng đang tiến triển nên thêm món salad rau vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi rau xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, nước và chất chống oxy hóa có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể, phòng ngừa và giảm viêm hiệu quả.
Bên cạnh đó những thành phần dinh dưỡng trong rau xanh còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và chức năng xương khớp, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Đồng thời giúp thanh nhiệt cơ thể, duy trì cân nặng, cân bằng điện giải và giải độc.
Ngoài ra các loại rau có tính kiềm, có tác dụng cân bằng nồng độ axit trong cơ thể, đặc biệt là thận. Điều này giúp quá trình bài tiết axit uric cùng độc tố của thận diễn ra tốt và suôn sẻ hơn.
Nguyên liệu:
- 300 gram rau xà lách
- 2 quả cà chua
- 1 quả dưa leo
- 1 quả ớt chuông
- Lưu ý người bệnh có thể linh hoạt hơn trong việc thay đổi các nguyên liệu và liều lượng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm trong nước muốI
- Cắt khúc rau xà lách, cắt mỏng cà chua, ớt chuông và dưa leo
- Trộn đều các nguyên liệu cùng với một ít giấm ăn
- Có thể ăn salad rau cùng với nước chấm hoặc mayonnaise
- Bệnh nhân bị gout nên ăn salad rau ít nhất 3 lần/ tuần để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh.
2. Cà tím xào
Cà tím là một loại rau giàu thành phần dinh dưỡng và tốt cho người bị gout. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa trong cà tím có khả năng duy trì chức năng và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, hạn chế thoái hóa xương khớp sớm, phòng ngừa bệnh tim mạch và ổn định huyết áp.
Ngoài ra trong thành phần của cà tím chứa nhiều nước, glucid, protid cùng các khoáng chất như kali, mangan, kẽm, canxi, magie, phốt pho… Những thành phần này có tác dụng duy trì sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch, ổn định chức năng xương khớp và hỗ trợ thận trong việc thải trừ độc tố cùng nồng độ axit uric trong cơ thể.
Nguyên liệu:
- 300 gram cà tím
- Một ít hành lá
- Dầu ô liu
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và cắt cà tím thành những miếng nhỏ vừa ăn
- Rửa sạch hành lá và cắt nhỏ
- Đun nóng chảo và cho một ít dầu ô liu
- Thêm hành tím và đảo đều
- Nêm nếm, cho hành lá vào và tắt bếp
- Dùng hành tím xào khi còn ấm nóng
- Nên thực hiện ít nhất 3 lần/ tuần.
3. Rau củ hầm
Rau củ hầm là món ăn vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho quá trình điều trị bệnh gout. Bởi các nguyên liệu trong món rau củ hầm có thể cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp tăng quá trình chuyển hóa các chất và thải trừ axit uric của cơ thể.
Ngoài ra việc thêm món rau củ hầm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày có thể giúp bạn bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết. Từ đó đảm bảo cơ thể đủ năng lượng để làm việc và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Nguyên liệu:
- 2 củ cà rốt
- 1 trái bắp ngọt
- 3 củ khoai tây
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ, làm sạch các nguyên liệu, sau đó cắt nhỏ
- Cho các nguyên liệu vào nồi và hầm trong 30 phút
- Nêm nếm gia vị và ăn nóng
- Nên ăn món rau củ hầm từ 3 đến 4 lần/ tuần.
4. Canh nấm rơm đậu hũ
Nấm rơm và đậu hũ đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được dùng để bổ sung đủ nguồn đạm thực vật cần thiết. Điều này giúp duy trì năng lượng và đảm bảo các hoạt động của cơ thể mà không cần phải sử dụng đạm động vật .
Bên cạnh đó hàm lượng đạm trong nấm rơm ở mức vừa đủ, không có khả năng kích thích phản ứng viêm và tương đối phù hợp với những bệnh nhân bị gout. Ngoài ra loại rau này còn rất giàu vitamin, axit amin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Đồng thời cải thiện các vấn đề ở xương khớp
Đậu hũ không chỉ chứa nhiều đạm thực vật mà còn giàu canxi, vitamin và chất. Việc thường xuyên ăn đậu hũ sẽ giúp bạn bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và bài tiết độc tố.
Mặt khác đạm trong đậu hũ rất dễ hấp thu và chuyển hóa, chứa một lượng vừa đủ cho các hoạt động của cơ thể. Vì thế người bệnh có thể thường xuyên ăn đậu hũ mà không lo dư thừa đạm, không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh gout.
Canh nấm rơm đậu hũ có tính mát. Người bệnh có thể thêm món ăn này vào thực đơn ăn uống từ 2 – 3 lần/ tuần.
Nguyên liệu:
- 4 miếng đậu hũ non
- 200 gram nấm rơm
- Một nắm hạ
- Hành tím vài củ
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu
- Cho dầu và hành tím vào nồi nóng
- Phi hành cho đến khi ngậy mùi thơm
- Đổ hai lít nước vào nồi, đun sôi
- Tiếp tục cho nấm rơm và đậu hũ
- Đợi nguyên liệu chín, thêm hẹ và nêm nếm gia vị
- Ăn nóng.
5. Canh cá
Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị gout nên ăn 1 bữa cá/ tuần để bổ sung axit béo omega-3 cùng hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Việc bổ sung canxi sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe xương khớp, tăng mật độ xương, phòng ngừa viêm và hạn chế những ảnh hưởng khác từ bệnh gout.
Axit béo omega-3 có tác dụng ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim và chống viêm hiệu quả, phù hợp với những bệnh nhân có biểu hiện viêm khớp như gout.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý chỉ lựa chọn và ăn những loại cá ít nhân purin, điển hình như cá chép, cá lóc… Người bệnh cần hạn chế ăn cá biển hoặc những loại cá có tính lạnh và nhiều đạm khác. Bởi những loại cá này có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gout và khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép
- 2 quả cà chua
- 50 gram đậu bắp
- 1 nắm giá
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Sơ chế và rửa sạch các nguyên liệu
- Cà chua cắt múi, đậu bắp cắt khúc
- Chiên sơ cá trong chảo nóng để giảm mùi tanh
- Cho một ít dầu vào nồi, bắt nóng, thêm cà chua và xào xơ
- Đổ nước và nấu sôi
- Cho cá vào nồi và nấu thêm 15 phút
- Thêm giá và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
- Ăn nóng.
6. Canh cà chua nấu bí đao
Do món canh cà chua nấu bí đao có tính mát nên việc thường xuyên ăn món ăn này sẽ giúp bạn thanh nhiệt lợi thấp, tăng khả năng đào thải độc tố và loại bỏ axit uric của thận. Bên cạnh đó bí đao chứa nhiều nước và khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ tích tụ tinh thể muối ở các mô khớp và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Cà chua chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Vì thế việc thường xuyên ăn cà sẽ giúp bạn giảm viêm, tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng thể. Đồng thời bảo vệ khớp cùng với mô mềm xung quanh khỏi những tổn thương của gốc tự do, giảm nguy cơ thoái hóa khớp sớm.
Nguyên liệu:
- 1 trái bí đao
- 2 quả cà chua
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Gọt bỏ vỏ, rửa sạch bí đao và cắt miếng nhỏ
- Cà chua rửa sạch và cắt múi
- Đun sôi 600ml nước
- Cho cà chua và bí đao vào nồi, nấu chín
- Nêm nếm gia vị và ăn nóng
- Ăn canh cà chua nấu bí đao 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén.
7. Gà xào tàu hũ ky
Gà xào tàu hũ ky là món ăn tốt cho người bệnh gout vừa ngon, vừa dễ làm. Theo Y học cổ truyền, món gà xào tàu hũ ky có tác dụng bổ tỳ lợi thấp tiêu thũng, lợi tiểu, chữa ăn kém, gầy ốm, chống mệt mỏi mất sức.
Theo Y học hiện đại, món gà xào tàu hũ ky chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giàu canxi và các khoáng chất khác có tác dụng lợi tiểu, tăng cường chức năng thận, giúp ổn định quá trình trao đổi chất và giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
Bên cạnh đó khoáng chất cùng các loại vitamin trong gà và tàu hũ ky còn có tác dụng tăng cường sức khỏe xương, hỗ trợ, giảm đau và phòng ngừa các biến chứng của bệnh gout.
Nguyên liệu:
- 100 gram thịt gà
- 200 gram tàu hũ ky
- 10 gram hành tím
- Vài lát gừng tươi
- 100 gram củ mài
- Nước tương, bột tiêu
- Bột năng
- Muối, bột nêm.
Các thực hiện:
- Rửa sạch gà, thái lát và ướp gia vị trong 10 phút
- Tàu hũ ky ngâm nước và xé thành từng lát nhỏ, sau đó để ráo
- Lột vỏ, rửa sạch và thái củ mài thành nhiều lát mỏng
- Cho dầu, hành và gừng vào chảo, đảo đều
- Thêm gà, tiếp tục đảo đều tay đến khi thịt gà săn lại
- Thêm tàu hủ ky và củ mài, đảo xơ
- Nêm nếm gia vị
- Các vật liệu nêm làm sốt
- Ăn nóng, thực hiện 3 lần/ tuần.
8. Cháo đậu đen và bo bo
Nhờ tính mát và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng (chất xơ, canxi, vitamin…), việc ăn cháo đậu đen và bo bo 4 lần/ tuần có thể mang đến những lợi ích sau:
- Thanh thủy lợi thấp
- Hoạt huyết giải độc
- Tăng cường sức khỏe tổng thể và sức đề kháng
- Cải thiện tình trạng viêm, sưng, đau và nóng đỏ ở các khớp
- Tăng mật độ xương và ổn định chức năng xương khớp
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout, đặc biệt là trong giai đoạn cấp tính.
Nguyên liệu:
- 150 gram đậu xanh
- 30 gram bo bo
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Vo sạch đậu đen và bo bo
- Cho đậu đen, bo bo và 1 lít nước vào nồi
- Đun sôi trong 1 giờ, nêm nếm gia vị
- Ăn nóng.
9. Mướp xào chay
Mướp là loại rau có tính kiềm, nhiều nước, có tác dụng trung hòa môi trường axit trong cơ thể. Bên cạnh đó loại rau này còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ thận trong việc chuyển hóa và đào thải axit uric. Từ đó giảm viêm ở các khớp và phòng ngừa bệnh gout cấp bùng phát.
Ngoài ra quả mướp chứa nhiều beta-caroten, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B2, vitamin C, xenlulo, canxi, protid, lipid, glucid, chất sắt… có tác dụng phòng ngừa và giảm viêm sưng ở các khớp, tăng cường sức khỏe và chức năng xương. Đồng thời kháng khuẩn, giảm đau và chống mệt mỏi ở những bệnh nhân bị gout.
Theo Y học cổ truyền, món mướp xào chay có tác dụng hóa ứ và thanh nhiệt lương huyết.
Nguyên liệu:
- 250 gram mướp
- Gừng
- Tỏi
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và gọt bỏ vỏ mướp
- Thái mướp thành lát vừa ăn
- Gừng, tỏi rửa sạch. Gừng thái sợi. Tỏi xắt lát
- Đổ dầu vào chảo nóng, thêm mướp và đảo đều tay
- Thêm gừng và tỏi, nêm nếm gia vị
- Ăn nóng
- Ăn món mướp xào chay từ 4 – 5 lần/ tuần.
10. Quả lê nấu rau diếp cá
Quả lê có tính mát, chứa nhiều nước và rất giàu vitamin. Loại quả này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và giảm nồng độ axit uric trong máu. Rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm sưng và đau khớp, giải độc và tốt cho đường tiết niệu.
Ngoài ra hàm lượng chất xơ trong rau diếp cá còn có tác dụng ổn định quá trình trao đổi chất và tăng khả năng chuyển hóa protein. Từ đó phòng ngừa tình trạng tích tụ các tinh thể nhỏ của axit uric trong các khớp.
Vì thế quả lê nấu rau diếp cá được đánh giá là món ăn tốt cho người bệnh gout, giúp giảm triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời phòng ngừa và chữa sỏi đường niệu do bệnh gout gây ra.
Nguyên liệu:
- 1 quả lê to
- 1 nắm rau diếp cá
- Đường trắng với lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lê, thái nhuyễn, không dùng hạt
- Rửa sạch rau diếp cá
- Đun sôi rau diếp cá với 800ml nước lọc
- Sau khi sôi thì ninh thêm 30 phút
- Tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ bã
- Thêm lê và đường trắng vào nước rau diếp cá
- Đun sôi đến khi lê chín thì tắt bếp
- Ăn nóng, mỗi tuần ăn 2 lần.
11. Trứng hấp củ năng
Theo Y học cổ truyền, trứng kết hợp với củ năng giúp tư âm thanh nhiệt, điều trị thống phong do thận và cải thiện triệu chứng. Đồng thời giúp giải độc và chữa mệt mỏi.
Theo Y học hiện đại trứng hấp củ năng là món ăn tốt cho người bệnh gout, giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm đau, viêm. Cụ thể củ năng có tính mát, nhiều nước và giàu chất dinh dưỡng, điển hình như chất xơ, protein thực vật, canxi, magie, vitamin B6, vitamin C… Những chất này có tác dụng ức chế các chất gây phản ứng viêm, tăng cường quá trình đổi chất, nâng cao sức khỏe và thúc đẩy quá trình thải trừ axit uric trong máu.
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng gà
- 5 củ năng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ năng, sau đó thái lát mỏng
- Đập trứng gà vào chén và khuấy đều
- Trộn đều trứng gà với củ năng, mang hấp cách thuỷ
- Khi chín thì lấy ra ăn nóng để tăng hiệu quả chữa bệnh
- Người bệnh ăn trứng hấp củ năng từ 1 đến 2 lần mỗi tuần.
12. Gỏi khoai tây và phổ tai
Trong 100 gram khoai tây có đến 77% là nước và 1,8 gram là chất xơ. Đây là hai thành phần quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình bài tiết axit axit và phòng ngừa chất này tích tụ trong cơ thể. Cụ thể nước giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp đào thải axit uric qua đường tiết niệu. Chất xơ giúp đẩy nhanh tiến độ chuyển hóa protein, giảm khả năng sản sinh và lắng đọng axit uric.
Ngoài ra khoai tây còn chứa tinh bột và một lượng vừa đủ protein thực vật. Những chất này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi và duy trì các hoạt động của cơ thể. Phổ tai có tính mát, giúp giải độc, hóa đàm và thanh nhiệt cơ thể. Vì thế việc kết hợp khoai tây và phổ tai sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị gout.
Nguyên liệu:
- 250 gram khoai tây
- 150 gram phổ tai
- Gừng, muối và dầu mè với liều dùng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch và thái sợi. Sau đó đun sơ khoai
- Phổ tai ngâm nước 3 phút, rửa sạch và thái sợi
- Trụng sơ phổ tai qua nước sôi
- Trộn đều khoai tây cùng với phổ tai, gừng, muối và dầu mè
- Ăn ngay sau khi thực hiện
- Người bệnh ăn gỏi khoai tây và phổ tai mỗi tuần 2 lần để cải thiện bệnh và giảm nồng độ axit uric trong máu.
13. Cháo đậu đỏ – tim sen
Đậu đỏ giàu chất xơ, protein thực vật, vitamin B9, vitamin B1, sắt, mangan… Nhờ đó loại thực phẩm này có tác dụng cải thiện sức khỏe xương, tim mạch, đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương ở các ổ khớp viêm. Bên cạnh đó hàm lượng lớn chất xơ trong đậu đỏ có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu nhờ khả năng chuyển hóa protein.
Trong Y học cổ truyền, tim sen có tính hàn, vị đắng, có tác dụng dưỡng tâm an thần, cải thiện giấc ngủ, cải thiện tuần hoàn động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim và ổn định chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả thận. Vì thế việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này có thể giúp bạn đảm bảo quá trình chuyển hóa và bài tiết của thận.
Ngoài ra lượng tinh bột trong cháo đậu đỏ – tim sen có thể giúp người bệnh cải thiện cảm giác mệt, tăng năng lượng làm việc và lao động trong ngày.
Nguyên liệu:
- 60 gram đậu đỏ
- 1 muỗng nhỏ tim sen
- 50 gram gạo
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Vo sạch gạo, rửa sạch đậu đỏ và tim sen
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với 700ml nước lọc
- Thực hiện đun sôi, sau đó hạ lửa và ninh thào cháo, có thể thêm nước
- Nêm nếm gia vị vừa ăn
- Cháo đậu đỏ – tim sen nên được ăn nóng, nên ăn từ 3 – 4 lần/ tuần.
14. Gỏi khổ qua và rau cần
Khổ qua và rau cần là hai loại rau củ được khuyên dùng cho những người mắc bệnh gout. Cần tây chứa tinh dầu, một lượng lớn chất kích thích tố cùng các vitamin và khoáng chất gồm vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin K, kali, folate, choline, chất xơ…
Các thành phần dinh dưỡng nê trên có khả năng duy trì cân nặng, giảm huyết áp và cholesterol, chống viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo xương khớp, tăng cường chức năng tiêu hóa và chuyển hóa protein.
Ngoài ra rau cần còn có tính mát và chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa phytonutrient. Chất này có khả năng chống viêm, tăng cường hoạt động chuyển hóa và giảm axit uric trong máu. Đồng thời bảo vệ khớp, xương, sụn và phòng ngừa tình trạng thoái hóa sớm.
Khổ qua chứa một lượng lớn flavonoid. Hoạt chất này có khả năng giảm đau, giảm viêm và chữa lành tổn thương khớp do bệnh gout. Ngoài ra, trong thành phần của khổ qua còn có steroid, alcaloid, saponin,triterpens, protein thực vật… Những hoạt chất này có tác dụng chống và cải thiện tình trạng nhiễm trùng, hạ đường huyết, chống ung thư và phòng ngừa hình thành khối u.
Nguyên liệu:
- 150 gram khổ qua
- 150 gram rau cần
- Tỏi
- Dầu mè
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khổ qua, bỏ ruột và thái sợi
- Trụng khổ qua qua nước sôi, sau đó ngâm trong nước lạnh, vớt ra ngoài và để ráo
- Rau cần rửa sạch và cắt khúc vừa ăn
- Trộn khổ qua với rau cần, dầu mè, tỏi và một ít gia vị khác
- Có thể ăn món gỏi khổ qua và rau cần cùng với nước chấm và một số món phụ khác
- Ăn mỗi tuần 3 lần.
15. Thịt hầm củ cải
Món thịt hầm củ cải có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, thanh nhiệt hóa đờm, điều trị bệnh thận do thống phong. Bên cạnh đó củ cải có tính mát, nhiều nước, ít nhân purin, có tác dụng tăng cường chức năng chuyển hóa và thải trừ của thận, giảm axit uric trong máu và phòng ngừa viêm khớp do tích tụ các tinh thể nhỏ ở mô.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình 100 gram củ cải chứa 40mg canxi, 1,5 gram xenluloza, 1,4 gram protid, 3,7 gram glucid cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác như sắt, phốt pho, vitamin PP, vitamin B2… Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể và xương khớp. Đặc biệt canxi tham gia vào quá trình tái tạo xương, duy trì chức năng xương khớp, hỗ trợ giảm viêm và đau khớp.
Bên cạnh đó củ cải giàu vitamin C. Thành phần dinh dưỡng này có tác dụng giảm viêm, đẩy nhanh tiến độ chữa lành tổn thương, giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh gout.
Nguyên liệu:
- 250 gram thịt nạc heo
- 500 gram củ cải
- Gừng
- Hành
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và thái thịt thành lát vuông
- Gọt vỏ, rửa sạch củ cải và thái lát vuông
- Rửa sạch hành, gừng và thái mỏng
- Đổ dầu vào chảo, đun nóng, thêm đường và thịt, đảo đều tay
- Thêm nước ấm và gia vị khi thị ngã màu
- Đậy nắp và ninh đến khi thịt gần chín, thêm củ cải và ít muối
- Nêm nếm gia vị
- Ăn nóng
- Bệnh nhân bị gout nên ăn món thịt hầm củ cải 3 lần mỗi tuần để hỗ trợ điều trị bệnh.
Lưu ý khi chế biến món ăn cho người bệnh Gout
Để chế biến và sử dụng các món ăn cho người bệnh Gout đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
- Các món ăn nên được sắp xếp xen kẽ trong thực đơn theo tuần. Người bệnh không nên lạm dụng ăn quá nhiều món liên tục trong thời gian dài.
- Đồ ăn cần được chế biến với lượng vừa phải, hãy bổ sung thêm chất xơ và các vitamin thiết yếu.
- Người bị bệnh Gout tuyệt đối tránh những loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt bò, cá ngừ, thịt dê, cá hồi,…
- Tránh xa đồ uống có cồn, ga, cà phê, thuốc lá để đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định.
Trên đây là thông tin chi tiết về các món ăn, thực phẩm mà người bệnh gout nên và không nên ăn. Chế độ dinh dưỡng rất quan trong đối với người bệnh Gout. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong điều trị và ăn uống tránh bệnh gout bùng phát, tái phát. Điều trị bệnh Gout cần có phác đồ phù hợp, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh bệnh nghiêm trọng hơn. Hãy thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Tôi bị gút cả chục năm nay, ăn uống cũng kiêng khem điều độ lắm mà tới đợt là đau thì nó vẫn đau, mệt cả người, đứng cũng nhức mỏi
Thuốc quốc dược phục cốt khang theo lời đứa bạn tôi là khá tốt cho người bệnh gout, tôi đang có nhu cầu mua cho bà ngoại mà lại nghe bảo độc quyển của trung tâm thuốc dân tộc, phải khám mới bán thuốc thì sao đưa bà đến được
Mua thuốc cũng rắc rối nhỉ, tưởng bệnh gout ai cũng như ai, đặt là họ giao thuốc luôn chứ đi khám cũng hơi khó do công việc bận rộn quá
Thuốc quốc dược phục cốt khang độc quyền của TT thuốc dân tộc là đúng, phải khám mới bán thuốc cũng đúng luôn nhưng không phải đến tận nơi khám mới được mà có thể kể triệu chứng, gửi kết quả chụp chiếu qua fb để bác sĩ khám và chẩn đoán, kê đơn nhé