Khô Khớp Có Ảnh Hưởng Đến Chiều Cao Không? [Giải Đáp]

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Khô khớp có ảnh hưởng đến chiều cao không và làm thế nào để kiểm soát các triệu chứng khô khớp cũng như đảm bảo chiều cao bình thường? Thông tin trong bài viết bên dưới sẽ giúp người bệnh nắm rõ các thông tin cần thiết, từ đó kiểm soát các triệu chứng khô khớp và nâng cao sức khỏe.

Bị khô khớp gối nên uống gì
Tìm hiểu khô khớp có ảnh hưởng đến chiều cao không và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Khô khớp có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Khô khớp xảy ra khi chất lỏng hoạt dịch khớp thấp hơn mức bình thường, dẫn đến đau đớn, viêm khớp và khó khăn khi di chuyển. Tình trạng này có thể là kết quả của hàng loạt các yếu tố, chẳng hạn như bệnh viêm khớp mãn tính, các bệnh tự miễn, lão hóa tự nhiên, chấn thương hoặc thiếu vận động thể chất phù hợp.

Các triệu chứng phổ biến của khô khớp bao gồm đau khớp, sưng, cứng khớp, và hạn chế về phạm vi chuyển động. Khô khớp thường xảy ra ở các khớp như đầu gối, hông, vai, cổ tay và ngón tay. Trong các trường hợp nghiêm trọng, khô khớp có thể dẫn đến biến dạng khớp, thay đổi dáng đi hoặc các sinh hoạt bình thường. Vậy khô khớp có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Theo các chuyên gia, khô khớp thường không ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao. Chiều cao của một người chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền và giai đoạn phát triển xương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiên cứu đã cho thấy rằng việc bị ảnh hưởng bởi khô khớp có thể dẫn đến vận động kém hơn và làm giảm khả năng tăng trưởng xương. Điều này có thể ảnh hưởng đến chiều cao tổng thể của người bị khô khớp, nhưng không phải là nguyên nhân chính gây suy giảm chiều cao.

Nói cách khác, khô khớp có thể khiến người bệnh trở nên thấp hơn một chút so với thực tế, tuy nhiên điều này thường không phổ biến và rất hiếm khi xảy ra. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn cụ thể hơn, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ, chuyên gia xương khớp hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nghiêm trọng và được kiểm soát với các biện pháp tại nhà. Việc chăm sóc và quản lý khô khớp bao gồm chườm nóng, chườm lạnh, tập thể dục, sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm. Ngoài ra, có nhiều biện pháp bổ sung khác giúp kiểm soát các triệu chứng khô khớp, chẳng hạn như tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng viên uống bổ sung hoặc cân nhắc giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng khô khớp, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị một cách chính xác và hiệu quả.

Cải thiện tình trạng khô khớp và đảm bảo chiều cao

Khô khớp không gây ảnh hưởng đến chiều cao, tuy nhiên người bệnh cần có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp để nâng cao sức khỏe cũng như đảm bảo chiều cao tối đa. Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý như:

1. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên và điều độ là một trong những cách điều trị khô khớp hiệu quả nhất. Người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu một thói quen tập thể dục mới hoặc trao đổi với huấn luyện viên các nhân và có kế hoạch tập luyện hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, hỗ trợ cải thiện tính linh hoạt, bôi trơn các khớp và đệm các đầu xương. Tuy nhiên, đối với người có tiền sử chấn thương, đau nhức xương khớp hoặc chưa từng hoạt động thể chất trước đây, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu thói quen tập thể dục để đảm bảo an toàn.

Cách chữa khô khớp tại nhà
Tập thể dục điều độ và đúng cách có thể tái tạo dịch khớp và ổn định sức khỏe

Các bài tập phù hợp cho người khô khớp bao gồm:

  • Bài tập aerobic tác động thấp: Chẳng hạn như đi bộ, đạp xe tốc độ thấp, khiêu vũ, bơi lội hoặc các môn thể thao dưới nước, là những bài tập nhẹ nhàng, không gây kích thích các khớp. Tăng dần các hoạt động thể chất và cố gắng tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng trong tối đa 2 giờ 30 phút mỗi tuần. Khi đã quen với các bài tập, người bệnh có thể tăng tần suất và cường độ tập luyện.
  • Các động tác yoga: Các bài tập này giúp tăng cường tính linh hoạt ở các khớp, hỗ trợ giảm đau, chống viêm và phục hồi các vấn đề xương khớp khác. Hãy đến các lớp dạy yoga uy tín, chất lượng và trao đổi với huấn luyện viên để xây dựng chương trình tập luyện phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe.
  • Bài tập giãn cơ nhẹ nhàng: Hãy thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng phạm vi chuyển động của khớp. Tuy nhiên, khi duỗi người, đừng cố gắng ép bản thân vượt quá phạm vi chuyển động tự nhiên, hãy giữ tư thế kéo giãn trong 10 – 30 giây và quay về vị trí thả lỏng. Ngừng các động tác kéo dài nếu cảm thấy đau đớn, căng thẳng hoặc khó chịu.
  • Tập luyện tăng cường sức mạnh: Các bài tập tăng cường sức mạnh, chẳng hạn như squats, nâng tạ, rất tốt cho đầu gối, hông, thắt lưng, khuỷu tay và khớp vai. Tuy nhiên, hãy chắc chắn trao đổi với bác sĩ về các bài tập tăng cường sức mạnh với bác sĩ để tránh các chấn thương phát sinh. Nếu cần thiết, hãy trao đổi với huấn luyện viên cá nhân để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Bơi lội và các môn thể thao dưới nước: Nếu các bài tập thể dục khác gây đau, người bệnh có thể tham gia bơi lội hoặc các môn vận động dưới nước. Nước sẽ giúp nâng đỡ cơ thể, giảm áp lực lên các khớp, từ đó giúp tăng cường chất lỏng hoạt dịch. Ngoài ra, bơi lội cũng giúp hệ thống xương khớp, cột sống, được kéo giãn, từ đó cải thiện chiều cao.

Bất cứ hoạt động thể chất nào cũng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng, sẽ giúp đảm bảo chất lỏng hoạt dịch khỏe mạnh, giúp giảm viêm đau khớp, cũng như ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Ăn uống cân bằng cũng giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và ổn định chiều cao.

Khô khớp có ảnh hưởng đến chiều cao không
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể giúp tái tạo chất lỏng hoạt dịch

Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người khô khớp bao gồm:

  • Uống đủ nước: Nước cần thiết với sức khỏe tổng thể, giữ cho các khớp được bôi trơn, chuyển động linh hoạt và đệm bảo vệ các khớp. Lượng nước tiêu thụ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, giới tính và độ tuổi, tuy nhiên nam giới được khuyến khích uống 3.7 lít mỗi ngày trong khi nữ giới nên tiêu thụ 2.7 lít mỗi ngày.
  • Bổ sung nhiều cá: Các loại cá béo, chẳng hạn như cá mòi, cá thu, cá hồi, rất tốt cho sức khỏe khớp, hỗ trợ bôi trơn các khớp và ngăn ngừa ma sát, chấn thương. Người bệnh có thể tiêu thụ 2 – 3 khẩu phần các mỗi tuần để nâng cao sức khỏe khớp.
  • Chất béo lành mạnh: Một số chất béo tốt cho sức khỏe như bơ, dầu ô liu, hạt lạnh, óc chó, có thể giúp tái tạo chất lỏng hoạt dịch, bôi trơn và giúp các chuyển động linh hoạt hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Trái cây và rau quả chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, hydrat hóa và nhiều đặc tính chống viêm, giúp điều trị các triệu chứng khô khớp cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể. Người bệnh được khuyến khích thường xuyên tiêu thụ bông cải xanh, quả mọng, nhỏ đỏ, cam, quýt, cà rốt, cà chua, ngô, cũng như các loại thực vật khác.
  • Tránh thực phẩm nhiều đường và muối: Các loại thực phẩm nhiều đường và muối có thể khiến cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn, gây đau đớn dữ dội và hạn chế khả năng chuyển động linh hoạt của người bệnh. Kiểm soát lượng đường trong máu cũng giúp giảm cân, duy trì trọng lượng khỏe mạnh và bảo vệ khớp.
  • Tránh chất béo không lành mạnh: Các nguồn chất béo không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như mỡ, thịt đỏ, mỡ lợn và các thực phẩm chế biến sẵn, có thể khiến tình trạng khô khớp trở nên nghiêm trọng hơn, do đó người bệnh cần hạn chế sử dụng.

Trước khi thay đổi chế độ ăn uống, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

3. Sử dụng sản phẩm bổ sung

Trao đổi với bác sĩ về các loại thực phẩm chức năng bổ sung để kiểm soát các triệu chứng khô khớp. Các sản phẩm này thường giúp kiểm soát cơn đau khớp, hỗ trợ chống viêm, giúp người bệnh quay lại các hoạt động thể chất bình thường và tái tạo dịch khớp khỏe mạnh.

Người bệnh có thể cần thử nhiều sản phẩm khác nhau trước khi chọn được sản phẩm phù hợp. Nếu một sản phẩm bổ sung mang lại hiệu quả tốt, hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng sản phẩm lâu dài. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm không mang lại hiệu quả sau 4 – 6 tuần, hãy trao đổi với bác sĩ và thay đổi sản phẩm bổ sung.

Các loại thực phẩm chức năng tốt cho người khô khớp và hỗ trợ ổn định chiều cao bao gồm:

  • Vitamin tổng hợp hàng ngày: Uống vitamin tổng hợp có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, chẳng hạn như kẽm, mangan, vitamin C, E, D, góp phần nâng cao chất lỏng hoạt dịch, giảm đau, giảm viêm khớp. Trước khi sử dụng vitamin bổ sung, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn phù hợp.
  • Bổ sung glucosamine và chondroitin: Có một số bằng chứng cho thấy glucosamine và chondroitin có thể làm giảm đau khớp, ngăn ngừa tổn thương sụn, cải thiện dịch khớp và tái tạo cấu trúc khớp khỏe mạnh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được bổ sung glucosamine và chondroitin trừ khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Viên axit hyaluronic: Các viên bổ sung axit hyaluronic giúp bôi trơn các khớp, hấp thụ sốc, giảm đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.
  • Viêm Omega 3: Acid béo Omega 3 cần thiết để cơ thể tái tạo sụn và dịch khớp khỏe mạnh, từ đó giảm đau, giảm viêm và cải thiện tình trạng khô khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung Omega 3 thông qua các loại cá béo, óc chó hoặc các sản phẩm từ hạt lanh.

Hầu hết các sản phẩm bổ sung giúp điều trị khô khớp có thể sử dụng mà không cần toa thuốc. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh các rủi ro sức khỏe liên quan.

Thông qua chia sẻ về vấn đề khô khớp có ảnh hưởng đến chiều cao không, hy vọng người bệnh nắm được các thông tin cần thiết và có kế hoạch điều trị, phục hồi sức khỏe hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Khô Khớp Có Nên Tập Gym
Khô khớp có nên tập gym không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng chịu đựng của cơ thể. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và ...
Xem chi tiết
Bị Khô Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị khô khớp gối có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ cơn đau cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu có chuyên môn để được ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua