[Mới Nhất] Chiều Cao Trung Bình Của Người Việt Nam Năm 2024
Theo thống kê, chiều cao trung bình của người Việt Nam đã tăng vượt tội trong 10 năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn thấp hơn chiều cao trung bình trên thế giới. Trong tương lai với các chính sách mới cũng như điều kiện kinh tế phát triển, người Việt có thể tăng trưởng tốt hơn và cao lớn hơn.
Chiều cao trung bình của người Việt Nam năm 2024 là bao nhiêu?
Theo thống kê của Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã tăng gần 4 cm trong mười năm qua. Tốc độ tăng trưởng này cao gấp đôi so với các thập niên trước đó.
Từ năm 2000 đến năm 2010, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam ở mức thấp hơn so với tiêu chuẩn của Thế giới. Cụ thể, vào năm 2010, nam Việt Nam cao 164.4 cm và nữ là 153.4 cm. So với chiều cao trung bình trên thế giới, nam Việt Nam thấp hơn 13.1 cm và nữ là 10.7 cm. Các nguyên nhân khiến người Việt thấp bé là do chiến tranh kéo dài, điều kiện dinh dưỡng thiếu thốn, lối sống lười vận động, giáo dục thể chất không phát triển.
Cũng theo thống kê chiều cao người Việt Nam vào năm 2010, người Việt cao hơn Lào, Đông Timor, Indonesia, Campuchia, tuy nhiên thấp hơn so với Singapore, Thái Lan, Malaysia. Xét theo thứ tự từ trên xuống dưới, người Việt đứng thứ 182/200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng từ năm 2009 – 2024 được công bố vào tháng 4 năm 2024 cho thấy, chiều cao trung bình của nam Việt Nam là 168.1 cm, tăng 3.7 cm so với năm 2010, và nữ là 156.2 cm, tăng 1.4 cm so với năm 2010. Chiều cao trung bình của người Việt Nam năm 2024 đang có chiều hướng tăng lên, nhưng không đáng kể.
Các chuyên gia nhận định, sau 10 năm, chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ, đặc biệt là ở nhóm thanh thiếu niên 16 – 18 tuổi.
Tốc độ tăng trưởng của người Việt trong thập niên vừa qua cũng tăng gấp đôi so với thập niên trước đó. Cụ thể, từ năm 2000 đến 2010, nam Việt Nam chỉ tăng thêm 2.1 cm và nữ chỉ tăng lên 1.1 cm mỗi năm, kể từ thập niên 1975. Ngoài ra, trong 100 năm kể từ 1975 trở về trước, chiều cao của người Việt Nam gần như không thay đổi, duy trì ở mức 160 cm đối với nam và 150 cm đối với nữ.
Mặc dù, chiều cao trung bình của người Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với chiều cao trung bình trên Thế giới, với nam là 177 cm và nữ là 163.7 cm. Trong tương lai, các chuyên gia hy vọng trong năm 2030, chiều cao trung bình của nam giới và nữ giới Việt Nam sẽ được cải thiện vượt trội.
Chiều cao của người Việt vươn lên Top 4 Đông Nam Á
Theo thống kê của Tổng điều tra dinh dưỡng giai đoạn 2009 – 2024, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã tăng thêm hai bậc và hiện tại đang xếp thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á.
Các chuyên gia nhận định, mức tăng chiều trong giai đoạn 1990 – 2024 của Việt Nam tương tự như thời kỳ vàng chiều cao của Nhật Bản 1955 – 1995. Nếu tiếp tục triển khai các kế hoạch tăng chiều cao, bổ sung dinh dưỡng phù hợp và tăng cường các hoạt động thể chất, chiều cao trung bình phụ nữ Việt Nam và nam Việt Nam sẽ tiếp tục tăng vượt trội. Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết, mức tăng trưởng chiều cao của người Việt đang ở mức rất nhanh và có thể tăng trưởng mạnh trong 10 năm sắp tới.
Hiện tại trong khu vực châu Á, chiều cao trung bình của người Hàn Quốc đang vượt trội nhất, với nam là 173.9 cm và nữ đạt 161.1 cm. Theo sau đó là Ấn Độ với 173 cm ở nam và 165 cm ở nữ. Vị trí thứ ba về chiều cao ở châu Á thuộc về chiều cao trung bình của người Nhật Bản với nam cao 172 cm và nữ là 158 cm.
Giáo sư Tuyên cũng cho biết, với đà tăng trưởng như hiện nay, chỉ cần thực hiện các cách tăng chiều cao phù hợp, trong vòng 10 – 20 năm nữa, Việt Nam sẽ đuổi kịp Thái Lan và tốc độ phát triển chiều cao. Các dự đoán cũng cho biết, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam có thể tăng thêm 4 – 5 cm trong vòng 10 năm tới.
Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam trong năm 2030
Theo Nghị quyết về dân số được ban hành bởi Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua mục tiêu tăng trưởng chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam vào năm 2030. Theo đó, trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ phấn đấu đưa chiều cao trung bình ở nam 18 tuổi đạt 168.5 cm và nữ là 157.5 cm, cao hơn 4 cm khi so với chiều cao hiện tại.
Hiện tại nam Việt Nam cao 164.4 cm và nữ là 153.4 cm. Ở các thành phố lớn, nam giới có thể đạt 167.4 cm và nữ đạt 154.7 cm, trong khi đó ở vùng nông thôn nam cao 164.1 cm và nữ cao 153.2 cm. Trong khu vực, Việt Nam đang xếp thứ 4 về chiều cao trung bình. Hy vọng trong vòng 10 năm tới, Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan và các nước khác.
Theo đề án tổng thể, Việt Nam sẽ tập trung phát triển thể lực và tầm vóc cơ thể cho người Việt. Đề án này cũng đảm bảo thể lực, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên và thanh niên đến 18 tuổi. Trẻ dậy thì và thanh thiếu niên cần phát triển thể lực, thường xuyên vận động, tăng cường giáo dục thể chất và ngủ đủ giấc để tăng trưởng chiều cao tối đa.
Năm 2016, Chính phủ cũng phê duyệt chương trình sữa học đường để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc ở trẻ mẫu giáo và trẻ tiểu học. Theo chương trình này, hàng triệu trẻ em Việt Nam đã được uống sữa miễn phí, để bổ sung chất dinh dưỡng, canxi và các khoáng chất cần thiết để tăng chiều cao.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 Loại Sữa Tăng Chiều Cao Cho Bé Phát Triển Tốt Nhất
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết thêm, chế độ dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai là cực kỳ quan trọng, bởi vì trong 9 tháng đầu đời trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để phát triển tối đa khi trưởng thành. Ngoài ra, trong ba năm đầu đời, trẻ cũng cần được cung cấp đa dạng các dưỡng chất để tránh tình trạng thấp còi, nhẹ cân, tầm vóc thấp và dễ bệnh tật khi trưởng thành. Các chuyên gia cũng lưu ý nếu trong ba năm đầu đời trẻ không được chăm sóc tốt thì chiều cao sẽ bị hạn chế, kể cả khi được chăm sóc tốt sau này.
Vì sao chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp
Mặc dù có sự phát triển vượt trội về chiều cao trong thập kỷ vừa qua, tuy nhiên người Việt vẫn thấp hơn tiêu chuẩn chiều cao trung bình trên Thế giới. Nhiều người cho rằng chiều cao trung bình thấp là do gen của người Việt kém. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác, bởi vì chỉ cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp, người Việt có sự tăng trưởng chiều cao rất nhanh. Bên cạnh đó, gen di truyền chỉ chiếm khoảng 23% chiều cao trung bình khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, lối sống thiếu khoa học, ít tham gia các hoạt động thể chất chính là nguyên nhân khiến người Việt thấp lùn. Cụ thể các yếu tố khiến người Việt thấp lùn như sau:
1. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam đã tăng nhiều thịt cá, tuy nhiên ít rau xanh, hàm lượng muối và đường khá cao. Khẩu phần ăn này chỉ có thể cung cấp khoảng 500 – 540 mg canxi mỗi ngày, đáp ứng khoảng 50 – 60% khuyến nghị của WHO. Do chế độ ăn uống không phù hợp là nguyên nhân hàng đầu khiến chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam thấp.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt bận rộn dẫn đến bỏ bữa sáng hoặc ăn bữa sáng không đủ chất cũng có thể dẫn đến thấp lùn. Bữa sáng đóng vai trò tương đối quan trọng, có thể cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao và duy trì năng lượng cả ngày. Thiếu năng lượng khiến trẻ em kém năng động. Điều này khiến xương kém phát triển và gây ảnh hưởng đến chiều cao.
Ngoài ra, rượu bia và các chất kích thích khác cũng có thể dẫn đến còi xương và thấp bé. Viện Pasteur Nha Trang cho biết, tỷ lệ trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 14 – 17 sử dụng rượu bia ở mức 47.5%, một tỷ lệ rất cao. Bên cạnh các tác động chung đến sức khỏe, rượu bia cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trưởng chiều cao của thanh niên Việt Nam.
2. Lối sống ít vận động
Theo khảo sát của Đại học Stanford – Hoa Kỳ, Việt Nam thuộc Top các quốc gia lười vận động nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vận động và tập thể dục chiếm khoảng 20% sự tăng trưởng chiều cao ở thanh thiếu niên.
Ở Việt Nam, bộ môn thể dục cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình học và chương trình học cũng không bao gồm các bài tập thể dục tăng chiều cao. Các môn thể chất thường không được chú trọng, thay vào đó trẻ em thường tập trung thời gian để học văn hóa và các môn học khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam.
Theo thống kê, hầu hết những người thường xuyên tập thể dục tại các công viên thường là người trung niên và cao niên, ít trẻ em và thanh thiếu niên. Luyện tập thân thể ít không chỉ gây ảnh hưởng đến chiều cao mà còn làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm các bệnh lý mãn tính sau này.
3. Chất lượng giấc ngủ kém
Theo các báo cáo, có khoảng 50% trẻ em mầm non và 40% trẻ vị thành niên Việt Nam ngủ ít hơn thời gian cần thiết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do trẻ có thời lượng học nhiều, thời gian bắt đầu học sớm, khoảng 6 – 7 giờ sáng.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ của Internet và các chương trình truyền thông, gây chi phối đến giấc ngủ và khiến trẻ ngủ không đủ với thời gian cần thiết. Sử dụng nhiều thiết bị điện tử, mạng xã hội và các trò chơi trực tuyến khiến thời gian ngủ bị cắt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng xương và gây thấp bé.
4. Môi trường kém
Ở nông thôn, trẻ em Việt Nam thường có điều kiện kém hơn ở thành thị về dinh dưỡng, sân vận động và môi trường học tập. Trong khi đó, ở thành thị, trẻ em thường phải sống chung với ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn và các chất thải từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông cũng như công trình hiện đại.
Môi trường sống kém có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, dẫn đến thấp bé, còi xương và tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý mãn tính khác. Ngoài ra, trong tương lai, nếu môi trường sống không được cải thiện, điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của người Việt.
Biện pháp tăng chiều cao trung bình cho người Việt Nam
Tại châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia có chiều cao trung bình rất cao. Tuy nhiên ngược về thập kỷ trước, hai quốc gia này đều có chiều cao trung bình thấp và xấp xỉ với Việt Nam. Do đó, các chuyên gia tin rằng, Việt Nam có thể học hỏi các quốc gia này để phát triển chiều cao.
Cụ thể một số cách tăng chiều cao hiệu quả như sau:
1. Chế độ ăn uống đầy đủ
Tại Nhật Bản, học sinh được cung cấp sữa trong khung giờ 10 giờ sáng mỗi ngày theo chương trình sữa học đường. Tại Hàn Quốc, trẻ em được bổ sung protein và canxi từ đậu nành, thịt nạc và cá, hạn chế các món ăn giàu tinh bột, đồ ngọt và hạn chế sử dụng dầu mỡ trong các món ăn.
Sự đa dạng về dinh dưỡng giúp xương phát triển tối đa, tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh và giúp trẻ em cao lớn hơn.
Tại Việt Nam, bữa ăn của trẻ cần cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng và cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh để hỗ trợ phát triển chiều cao.
2. Duy trì hoạt động thể chất
Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, các câu lạc bộ thể thao và võ thuật cực kỳ phát triển, cũng như thu hút đông đảo học sinh tham gia để rèn luyện sức khỏe. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng thường xuyên tham gia các hội thao cấp trường, cấp địa phương và cấp quốc gia để phát triển nhanh chóng.
Tại Việt Nam, cần tạo điều kiện cho trẻ vận động, tập thể dục cũng như khuyến khích trẻ tập các bài tập tăng chiều cao ở tuổi dậy thì để hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa. Ngoài ra, các điều kiện sân bãi cũng cần được cải thiện để tạo hứng thú luyện tập đối với các môn thể chất.
3. Ngủ đủ giấc
Trẻ cần ngủ đủ giấc, đặc biệt là trong khung giờ từ 23 – 1 giờ sáng để cơ thể tiết ra các hormone tăng trưởng và phát triển chiều cao tối đa.
Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ, cha mẹ cần tập các thói quen ngủ tốt, chẳng hạn như giới hạn thời gian sử dụng điện thoại di động cũng như các thiết bị điện tử, tạo thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm nhất định trong ngày. Điều này có thể giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ phát triển chiều cao và ngăn ngừa một số bệnh lý khác.
4. Sử dụng sản phẩm tăng chiều cao
Ngoài chế độ ăn uống chứa nhiều thực phẩm tăng chiều cao, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng sữa nhiều canxi để tăng chiều cao hoặc các sản phẩm vitamin khác để phát triển chiều cao tối đa.
Các loại thực phẩm chức năng tăng chiều cao thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết để hệ xương khớp và cơ có thể phát triển tối đa. Tuy nhiên trước khi sử dụng sản phẩm, phụ huynh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
5. Có chiến lược tăng chiều cao phù hợp
Để tăng chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam trong tương lai, Chính phủ cần có chiến lược rõ ràng để hỗ trợ các hộ gia đình ngay khi các bà mẹ vừa mang thai. Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt theo khuyến cáo của chuyên gia để phát triển chiều cao tối đa.
Trẻ em dưới 3 tuổi cũng cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để tạo nền tảng tốt nhất cho việc tăng chiều cao. Theo thống kê, nếu không được chăm sóc tốt trong ba năm đầu đời, trẻ có xu hướng thấp bé khi trưởng thành, ngay cả khi được chăm sóc rất tốt.
Trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên cần được gia đình và xã hội tạo điều kiện tốt nhất để vận động, phát triển thể chất. Sự thống nhất trong chính sách có thể giúp chiều cao trung bình của người Việt Nam tăng vượt trội trong tương lai.
Mặc dù chiều cao trung bình của người Việt Nam đã tăng dần theo thời gian, tuy nhiên vẫn thấp hơn các nước trong khu vực cũng như tiêu chuẩn trung bình của thế giới. Do đó, Việt Nam cần chú trọng nhiều hơn vào chế độ dinh dưỡng, quá trình luyện tập cũng như tạo điều kiện tốt nhất để trẻ ngơi và phát triển.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!