Bật Mí 4 Cách Chữa Khô Khớp Tại Nhà Hiệu Quả, Đơn Giản
Có nhiều cách chữa khô khớp tại nhà chẳng hạn như duy trì hoạt động thể chất, thay đổi chế độ ăn uống, áp dụng các mẹo dân gian hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung. Điều quan trọng là đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ về các biện pháp để có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
Gợi ý 4 cách chữa khô khớp tại nhà hiệu quả cao và an toàn
Chất lỏng hoạt dịch là một chất đặc sánh, tương tự như lòng trắng trứng, có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát giữa các khớp. Trường hợp khô khớp hay còn gọi là chất lỏng hoạt dịch thấp, thường xảy ra ở người cao tuổi, có thể góp phần dẫn đến cứng khớp, viêm khớp do lão hóa, lạm dụng hoặc chấn thương theo thời gian.
Khô khớp có thể dẫn đến đau đớn, viêm khớp, đỏ hoặc đổi màu da và ấm áp khi chạm vào. Tình trạng này cần được điều trị và kiểm soát để nâng cao sức khỏe khớp cũng như tránh các rủi ro phát sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp tự chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế.
Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thẻ tham khảo các cách chữa khô khớp tại nhà chẳng hạn như:
1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng khô khớp, đau nhức xương khớp cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do và ngăn ngừa hoặc lạm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên.
Người bệnh khô khớp được đề nghị uống đủ lượng nước được khuyến nghị mỗi ngày. Nước cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, giữ độ ẩm, bôi trơn và giúp các khớp chuyển động trơn tru. Lượng nước tiêu thụ phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, theo các hướng dẫn chung, nam giới nên tiêu thụ khoảng 3.7 lít và phụ nữ là 2.7 lít nước mỗi ngày.
Các chất béo lành mạnh và cá, chẳng hạn như cá hồi, cá thu, cá trích, cá cơm, cá mòi, đều rất tốt cho sức khỏe xương khớp, hỗ trợ tăng cường chất lỏng hoạt dịch và ngăn ngừa các chuyển động gây đau đớn. Do đó, hãy cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 – 3 khẩu phần cá mỗi tuần để nâng cao sức khỏe khớp.
Bơ và các loại hạt, chẳng hạn như hạt lạnh, hạt điều, quả óc chó, đều rất tốt cho sức khỏe, góp phần bôi trơn khớp và hỗ trợ điều trị khô khớp. Mặc dù các chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh nên kiểm soát chất béo tiêu thụ ở mức phù hợp, tránh lạm dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh được khuyến khích tiêu thụ nhiều trái cây, rau củ để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, hỗ trợ chống viêm và nâng cao sức khỏe tổng thể. Các loại rau lá xanh, bông cải xanh, dâu tây, việt quất, nho, thường chứa nhiều chất chống oxy hóa và rất tốt cho sức khỏe. Người bệnh cũng nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, quýt, bưởi, để ngăn ngừa nguy cơ xói mòn sụn.
Ngoài ra, người bệnh khô khớp gối được khuyến cáo tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối. Chế độ ăn uống nhiều đường và muối có thể dẫn đến đau khớp, suy giảm chất lỏng hoạt dịch và tăng nguy cơ thoái hóa. Cơ thể cần muối để giữ nước, tuy nhiên hãy tiêu thụ các loại thực phẩm này với liều lượng phù hợp. Mặt khác, kiểm soát lượng đường và muối tiêu thụ hàng ngày có thể hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh, điều này rất tốt cho hệ xương khớp.
Việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng cách chất dinh dưỡng là cách tốt nhất để giảm trọng lượng dư thừa. Điều này có lợi cho khớp, ngăn ngừa các chấn thương, bệnh lý và giúp người bệnh chuyển động linh hoạt hơn.
2. Thường xuyên tập thể dục
Các khớp hoạt dịch, chẳng hạn như khớp gối, là các khớp có tính cử động cao. Do đó, khi các khớp này khỏe mạnh, hoạt động bình thường, điều độ sẽ giúp tạo ra nhiều chất lỏng hoạt dịch, từ đó giúp các xương trượt qua nhau một cách dễ dàng mà không gây ma sát, đau đớn.
Một số nghiên cứu cho biết, tập thể dục là một cách cách chữa khô khớp tại nhà hiệu quả và an toàn. Cụ thể, các chuyển động giúp tăng cường dịch khớp và các chất dinh dưỡng, hỗ trợ chống viêm cũng như ngăn ngừa các tổn thương khớp khác. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp nâng cao chất lượng của chất lỏng hoạt dịch, từ đó kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng khô khớp hiệu quả.
Bất cứ hoạt động thể chất nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu một thói quen tập luyện mới để tránh các rủi ro phát sinh. Nếu có tiền sử chấn thương, gãy xương hoặc cần hạn chế vận động, hãy trao đổi với nhà huấn luyện để xây dựng kế hoạch tập luyện an toàn.
Khi bắt đầu tập thể dục điều trị khô khớp gối, hãy tập luyện chậm rãi, có kiểm soát và ngừng lại khi thấy đau đớn. Chia nhỏ thời gian tập luyện, chẳng hạn như 5 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày và tăng dần đến khi cơ thể đã quen với chuyển động. Nếu cảm thấy cứng khớp, đau đớn, khó chịu, hãy cố gắng tập luyện vào những thời điểm cảm thấy thoải mái trong ngày và thư giãn vào những thời điểm không thoải mái.
Các bài tập phù hợp cho người khô khớp gối:
- Bài tập aerobic tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe tốc độ thấp, khiêu vũ và các hoạt động nhẹ nhàng, có thể giúp kiểm soát các triệu chứng khô khớp. Tăng dần các bài tập và cố gắng tập luyện nhịp nhàng, điều độ trong tối đa 2 giờ 30 phút mỗi tuần. Nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu, hãy ngừng tập, dành thời gian nghỉ ngơi hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Các động tác yoga và giãn cơ nhẹ nhàng có thể giúp tăng tính linh hoạt, đặc biệt là đối với người bệnh viêm khớp, khô khớp và các vấn đề đau nhức xương khớp khác. Hãy liên hệ với huấn luyện viên yoga và bắt đầu chương trình tập luyện phù hợp, có kiểm soát. Khi tập luyện cần chú ý để phản ứng của cơ thể, nghỉ ngơi khi cảm thấy đau và không cố bỏ qua những cơn đau. Khi mới tập, hãy cố giữa căng cơ trong 10 – 30 giây và tăng dần khi đã quen. Nếu bị chấn thương, khó chịu, hãy ngừng tập và hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Tập luyện tăng cường sức mạnh nếu có thể, điều nảy góp phần tăng cường sức mạnh cho đôi chân, đầu gối, hông và thắt lưng. Các bài tập phổ biến như squats hoặc lunges, cử tạ, đều mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường sức mạnh cơ bắp. Nếu mới bắt đầu tập luyện, hãy đến các phòng tập hoặc hỏi ý kiến của huấn luyện viên để được hướng dẫn, tập luyện đúng cách và giảm nguy cơ chấn thương.
- Bơi lội, đặc biệt là khi các hoạt động khác, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, gây đau đớn, khó chịu. Bơi giúp các khớp bớt căng thẳng nhờ vào sự nâng đỡ của nước, hạn chế trọng lượng của cơ thể chèn ép lên các khớp. Người bệnh cũng có thể tham gia các bài tập thể dục dưới nước để nâng cao hiệu quả điều trị khô khớp.
Trước khi tập luyện thể dục, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ và huấn luyện viên về tình trạng sức khỏe. Nếu bị đau đớn hoặc hạn chế cử động, hãy liên hệ với chuyên gia vật lý trị liệu và xây dựng chương trình tập luyện an toàn, phù hợp.
3. Sử dụng sản phẩm bổ sung
Có một số sản phẩm bổ sung giúp điều trị khô khớp tại nhà hiệu quả cao và an toàn. Trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể cần thử nhiều sản phẩm trước khi chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng và chỉ sử dụng sản phẩm khi nhận được sự đồng ý của bác sĩ.
Các sản phẩm bổ sung phù hợp cho người khô khớp bao gồm:
- Vitamin tổng hợp: Các sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết, chẳng hạn như selenium, kẽm, mangan, vitamin A, C,E để sản xuất lỏng hoạt dịch chất lượng. Vitamin tổng hợp cũng giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
- Glucosamine và chondroitin: Một số nghiên cứu cho thấy glucosamine và chondroitin có tác dụng giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa thoái hóa sụn, cải thiện dịch khớp và hỗ trợ tái tạo cấu trúc khớp. Các sản phẩm này có thể sử dụng mà không cần chỉ định, tuy nhiên hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu người bệnh đang mang thai, dự định mang thai, đang cho con bú hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
- Viên uống bổ sung axit hyaluronic: Axit hyaluronic giúp cung cấp tính bôi trơn, hấp thụ sốc và phục hồi các chuyển động linh hoạt. Thông thường axit hyaluronic được tiêm trực tiếp vào khớp, tuy nhiên viên uống ít xâm lấn hơn, có thể sử dụng lâu dài và không cần phải đến phòng khám, bệnh viện. Theo thống kê, người bệnh cần dùng axit hyaluronic liên tục trong vài tháng để cải thiện chất lượng dịch khớp và điều trị khô khớp.
- Dầu cá hoặc Omega 3: Các sản phẩm bổ sung acid béo omega 3 có thể giúp cơ thể tái tạo dịch khớp và sụn khỏe mạnh. Người bệnh có thể bổ sung omega 3 thông qua chế độ ăn uống, chẳng hạn như nhiều cá béo, quả óc chó hoặc hạn nhân. Ngoài ra, hãy tiêu thụ các viên dầu cá mỗi ngày để nâng cao hiệu quả điều trị khô khớp gối.
Cách chữa khô khớp tại nhà với các sản phẩm bổ sung thường mang lại hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên người bệnh cần tìm hiểu các tác dụng phụ, rủi ro và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng thực phẩm chức năng.
4. Bài thuốc dân gian chữa khô khớp
Áp dụng các mẹo dân gian là một cách chữa khô khớp tại nhà đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ phù hợp với các triệu chứng nhẹ và không có dấu hiệu biến chứng. Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ Y học cổ truyền để được tư vấn phù hợp.
Một số mẹo điều trị khô khớp tại nhà như sau:
- Nghệ: Sử dụng một nhánh nghệ, cắt nhỏ, hãm với 1 lít nước nóng trong 10 phút, lọc lấy nước, dùng uống ngày ngày.
- Nha đam: Sử dụng một lá nha đam tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần lá xanh, lấy phần thịt mềm bên trong giã nát và đắp lên khu vực khô khớp.
- Gừng: Dùng 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, bọc vào vải sạch, dùng chườm lên khu vực khô khớp.
- Trà xanh: Người bệnh có thể uống 1 – 2 cốc trà xanh mỗi ngày để hỗ trợ điều trị khô khớp. Trà xanh có tác dụng chống viêm, giảm sưng, hỗ trợ kiểm soát cơn đau và phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt.
Mặc dù cách chữa khô khớp tại nhà thường không dẫn đến các tác dụng phụ và rủi ro nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh cần chú ý phản ứng của cơ thể. Nếu nhận thấy các bất thường, đau đớn, sưng tấy hoặc không thể di chuyển linh hoạt, hãy ngừng các phương pháp và đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả.
Phương pháp điều trị y tế cho trường hợp khô khớp
Nếu các cách chữa khô khớp tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như:
- Tiêm bổ sung axit hyaluronic: Bác sĩ có thể chỉ định tiêm bổ sung axit hyaluronic ở những người khô khớp nghiêm trọng, gây đau đớn dữ dội và hạn chế khả năng chuyển động linh hoạt. Axit hyaluronic có một độ nhớt nhất định, dày và dính, hỗ trợ tăng cường chất lượng dịch khớp, giảm đau và viêm hiệu quả. Số lượng và mức độ tiêm phụ thuộc vào cơn đau và các triệu chứng của người bệnh.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một dạng tiêm giúp tái tạo cơ, sửa chữa các tổn thương và giảm đau khớp. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một ít máu của người bệnh, xử lý thành huyết tương có nhiều tiểu cầu, sau đó tiêm trực tiếp vào khớp cần điều trị. Điều này giúp điều trị các triệu chứng, tái tạo khớp và phục hồi các chuyển động linh hoạt.
Các cách chữa khô khớp tại nhà giúp tăng cường số lượng và chất lượng của chất lỏng hoạt dịch, giúp các khớp chuyển động trơn tru, không cọ sát gây đau đớn. Thường xuyên tập thể dục, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng sản phẩm bổ sung các cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng khô khớp. Tuy nhiên, nếu cần thiết, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị y tế.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!