5 Loại Sữa Dành Cho Người Bị Bệnh Gout Tốt Nhất Hiện Nay

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bị bệnh gout có nên uống sữa không, sữa gì tốt là thắc mắc thường gặp. Bởi đây là nguồn thực phẩm cung cấp lượng lớn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn 5 loại sữa dành cho người bị gout tốt nhất hiện nay.

sữa cho người bệnh gout
Tìm hiểu các loại sữa dành cho người bị bệnh gout tốt nhất hiện nay

Sữa – Thực phẩm giàu dưỡng chất

Sữa là một loại thức uống đặc biệt, ở thể lỏng, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Đặc biệt là có mùi vị thơm ngon, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Sữa rất giàu dinh dưỡng, bao gồm calo, protein, nước, carbohydrate, đường, chất béo, folate, choline cùng hàng loạt vitamin và khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể con người.

Sữa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc bổ sung sữa một cách hợp lý vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể nhận được:

  • Hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não
  • Lợi ích với sức khỏe xương khớp
  • Làm giảm nguy cơ bị huyết áp cao
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Làm chậm quá trình lão hóa

Hiện nay có rất nhiều loại sữa và thực phẩm từ sữa có mặt trên thị trường. Đặc biệt là các loại sữa nhân tạo, do con người chế biến lại từ sữa tươi. Cụ thể như:

  • Sữa đặc không đường
  • Sữa đặc có đường
  • Sữa bột, sữa công thức
  • Sữa thực vật
  • Carrageenan/Carrageenin
  • Sản phẩm sữa lên men như bơ, sữa chua, phô mai…
  • Sữa tiệt trùng

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc dùng quá nhiều sữa cũng có thể gây ra một số vấn đề rủi ro. Chính vì vậy, cần bổ sung thực phẩm này một cách hợp lý. Hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn gặp khó khăn với việc lựa chọn sữa và cách bổ sung sữa vào chế độ ăn uống.

Người bị bệnh gout uống sữa được không?

Gout là bệnh viêm khớp phổ biến phát sinh khi lượng acid uric dư thừa quá nhiều trong máu không thể loại bỏ một cách hiệu quả. Điều này có thể tạo ra sự hình thành và lắng đọng các tinh thể muối urat trong khớp hoặc thận.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống được cho là chìa khóa giúp ngăn ngừa cũng như quản lý bệnh gout. Trong đó, người bệnh được khuyên là không nên tiêu thụ các thực phẩm giàu purin.

bị gout uống sữa được không
Người bị gout có thể bổ sung loại sữa phù hợp vào chế độ ăn uống

Bị bệnh gout có nên uống sữa không là một trong những thắc mắc thường gặp. Bởi nhiều người quan ngại rằng lượng chất đạm dồi dào trong sữa có thể khiến cho bệnh gout tiến triển nặng và gây bùng phát các đợt gout cấp.

Các chuyên gia cho biết, việc tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa hoàn toàn không phải là nguyên nhân làm bùng phát triệu chứng bệnh gout. Bởi sữa mặc dù rất giàu protein nhưng lượng purin lại không cao. Trong 100g sữa chỉ chứa khoảng từ 0 – 50mg purin, tùy thuộc vào từng loại sữa. Trong khi đó, mỗi ngày cơ thể con người có thể tiêu thụ từ 135 – 150mg/100g purin.

Có thể thấy rằng, sữa là nguồn thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gout. Có thể bổ sung một cách hợp lý vào chế độ ăn uống hằng ngày. Điều này vừa đảm bảo việc cung cấp dưỡng chất cho sức khỏe lại giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Lợi ích mà sữa mang lại cho bệnh nhân gout

Theo các nghiên cứu của Viện Xương khớp Hoa Kỳ, sữa là nguồn thực phẩm có thể hỗ trợ ngăn ngừa và quản lý bệnh gout. Thực tế, những người duy trì thói quen uống đều đặn 1 vài cốc sữa mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout lên tới 43%.

Hơn nữa, nhiều thành phần dưỡng chất trong sữa còn phát huy tốt công dụng làm giảm acid uric trong máu. Từ đó giúp quá trình kiểm soát bệnh gout trở nên dễ dàng hơn.

Dưới đây là một số lợi ích mà sữa mang lại cho những người bị bệnh gout:

  • Hàm lượng protein dồi dào trong sữa (nhất là casein và lactalbumin) có tác dụng hòa tan các tinh thể muối urat tích tụ trong khớp. Đồng thời giúp đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
  • Hàm lượng canxi và các khoáng chất thiết yếu như kẽm, magie, sắt… giúp tăng độ chắc khỏe cho hệ thống xương khớp.
  • Thành phần lycomaro peptide trong sữa còn phát huy tác dụng kháng viêm. Đặc biệt là có khả năng ức chế quá trình tích tụ tinh thể muối urat tại khớp. Từ đó hỗ trợ làm giảm triệu chứng của cơn gout cấp bùng phát.
  • Việc tiêu thụ loại sữa phù hợp được cho là một cách làm giảm acid uric trong máu hiệu quả và an toàn.
lợi ích của sữa cho người bị gout
Việc bổ sung sữa với liều lượng phù hợp có thể giúp hỗ trợ kiểm soát tiến triển bệnh gout

Có thể thấy rằng, sữa là thực phẩm tốt dành cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên cần bổ sung liều lượng sữa phù hợp với thể trạng để có thể nhận được nhiều lợi ích nhất.

Tiêu chí chọn sữa dành cho người bị bệnh gout

Sữa chỉ thật sự tốt cho người bị bệnh gout khi lựa chọn đúng loại và bổ sung đúng cách. Người bệnh cần nắm rõ các tiêu chí lựa chọn để mua được loại sữa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa và quản lý bệnh gout.

Người bị bệnh gout nên chọn các loại sữa sau:

  • Sữa tươi: Thực tế cho thấy, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa tươi có khả năng hỗ trợ làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Người bệnh gout có thể uống 1 – 2 ly sữa tươi/ ngày để hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh.
  • Sữa tách béo: Các loại sữa tách béo thường không gây cản trở cho quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Bệnh nhân gout hoàn toàn có thể bổ sung loại sữa này vào khẩu phần ăn uống.
  • Sữa chua: Đây là sản phẩm lên men từ sữa tươi có chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào. Việc bổ sung sữa chua giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường, đạm, đồng thời loại bỏ bớt lượng acid uric dư thừa trong máu.

Một số loại sữa không nên bổ sung khi mắc bệnh gout:

  • Sữa chứa nhiều đường: Hàm lượng đường cao có thể khiến cho các phản ứng viêm tại khớp tiến triển nặng nề. Điều này làm người bệnh bị sưng và đau nhức nhiều. Ngoài ra, việc bổ sung sữa chứa nhiều đường còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa, ảnh hưởng đến việc loại bỏ acid uric dư thừa.
  • Các loại sữa giàu chất béo: Các chuyên gia cho biết, lượng chất béo cao có thể gây thừa cân, béo phì. Từ đó gây áp lực lên khung xương và làm tồi tệ thêm các triệu chứng bệnh gout. Ngoài ra, lượng chất béo dư thừa trong cơ thể còn làm chậm quá trình đào thải acid uric.
  • Sữa đậu nành: Mặc dù là một loại sữa thực vật nhưng đây là lựa chọn không tốt cho người bị gout. Các chuyên gia cho biết, việc tiêu thụ sữa đậu nành có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn.
  • Sữa nguyên chất: Đây là loại sữa chưa qua xử lý nên còn chứa nhiều đường, protein và chất béo. Dùng loại sữa này sẽ khiến cho cơ thể bị khó dung nạp dưỡng chất. Hơn nữa có thể gây hiện tượng tăng nồng độ acid uric trong máu.

5 loại sữa dành cho người bị gout tốt nhất hiện nay

Như đã phân tích, sữa mặc dù rất giàu dưỡng chất nhưng với người bị bệnh gout thì nên thận trọng khi bổ sung. Bởi việc lựa chọn và tiêu thụ sữa không đúng cách có thể gây cản trở quá trình kiểm soát bệnh. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề rủi ro ngoại ý.

Dưới đây là 5 loại sữa tốt nhất dành cho người bị bệnh gút:

1. Sữa non Alpha Lipid

Sữa non Alpha Lipid là một sản phẩm rất nổi tiếng của New Zealand. Loại sữa này là sự pha trộn và kết hợp của các yếu tố chống oxy hóa cùng các yếu tố miễn dịch với công nghệ độc quyền Alpha lipid. Chính vì thế mà thành phần quý giá có trong sữa non Alpha Lipid đảm bảo được giữ lại. Bao gồm vitamin, kháng thể, canxi và khoáng chất.

Đọc thêm: Chuyên gia tư vấn chế độ dinh dưỡng, thực đơn khoa học cho người bệnh gout

sữa non Alpha Lipid dành cho người bị gout
Sữa non Alpha Lipid là lựa chọn tốt cho bệnh nhân gout

Sữa non Alpha Lipid là sản phẩm đặc biệt phù hợp dành cho người bị bệnh gout. Dưới đây là một số lợi ích mà loại sữa này mang lại:

  • Hàm lượng kháng thể cao 300mg/ 16g có tác dụng cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Đồng thời đào thải các chất thải và độc tố ra ngoài cơ thể. Bao gồm cả lượng acid uric dư thừa trong máu.
  • Hàm lượng canxi cao 1000mg/16g làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
  • Lợi khuẩn probiotic dồi dào tốt cho đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và các quá trình chuyển hóa. Tránh tình trạng rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng tới quá trình đào thải acid uric.
  • Vitamin và khoáng chất dồi dào nhưng lượng đường, đạm và chất béo lại phù hợp. Điều này đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho cơ thể nhưng lại không làm ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong máu.

– Giá bán tham khảo: Sữa non Alpha Lipid hiện đang được bán với giá niêm yết là 1.536.000 đồng.

2. Sữa Ensure Gold Acti M2

Sữa Ensure gold Acti M2 được sản xuất một cách khoa học để cung cấp nguồn dưỡng chất đầy đủ và cân đối. Đặc biệt là có chứa Acti-SPS với khả năng giúp hỗ trợ trí nhớ và nhận thức. Loại sữa này rất phù hợp cho người lớn tuổi, người ăn uống kém, cần phục hồi sức khỏe nhanh. Đặc biệt là có thể sử dụng cho những người bị bệnh gout.

người bị bệnh gút có uống được sữa ensure không
Người bị bệnh gout có thể bổ sung sữa Ensure Gold Acti M2

Các công dụng của loại sữa Ensure Gold Acti M2 bao gồm:

  • Cung cấp nguồn dưỡng chất đầy đủ và cân đối giúp nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh.
  • Chứa đầy đủ 28 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Choline, phospholipid và các acid béo đơn chức không no tốt cho não bộ.
  • Acti-SPS tốt cho cấu trúc và chức năng thần kinh. Đồng thời hỗ trợ hoạt động của não bộ, giúp trí tuệ minh mẫn.
  • FOS và inulin, hệ prebiotic kép có khả năng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và nâng cao sức khỏe miễn dịch.
  • Đặc biệt, hàm lượng acid béo no và cholesterol trong sữa Ensure Gold Acti M2 thấp. Điều này giúp hạn chế ảnh hưởng lên quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Đây là yếu tố đặc biệt hữu ích cho việc kiểm soát tiến triển của bệnh gout.

– Giá bán tham khảo: Sữa Ensure Gold Acti M2 có giá khoảng 740.000 đồng/ 1 hộp 840g.

3. Sữa ít béo Primavita

Sữa ít béo Primavita cũng là một sản phẩm rất phù hợp với những người bệnh gout. Hàm lượng chất béo trong sữa thấp nên sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải acid uric của cơ thể.

bị gout uống sữa gì tốt
Sữa ít béo Primavita giúp bệnh nhân gout kiểm soát cân nặng

Ngoài ra, với những người mắc bệnh gout đang lo ngại vấn đề cân nặng thì loại sữa này lại là một lựa chọn tốt. Người bệnh có thể bổ sung sữa ít béo Primavita mỗi ngày mà không gây tăng cân. Trong khi đó, duy trì cân nặng ổn định là một trong những yếu tố giúp quản lý bệnh gout tốt hơn.

Các công dụng khác của sữa ít béo Primavita bao gồm:

  • Các thành phần canxi, sắt và vitamin D dồi dào giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mất xương gây loãng xương.
  • Thành phần men vi sinh trong sữa ít béo Primavita có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.

– Giá bán tham khảo: Sữa ít béo Primavita hiện đang được bán với mức giá khoảng từ 290 – 320.000 đồng/ 1 hộp 450g.

4. Sữa tươi tách béo Meadow Fresh

Meadow Fresh là thương hiệu thực phẩm rất nổi tiếng đến từ New Zealand. Riêng dòng sữa tươi tách béo của thương hiệu này là một trong những thức uống được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, sữa tươi tách béo Meadow Fresh có thể sử dụng được cho người bị bệnh gout.

sữa dành cho người bị bệnh gout
Người bị gout có thể bổ sung sữa tươi tách béo Meadow Fresh

Các công dụng của sữa tươi tách béo Meadow Fresh bao gồm:

  • Bổ sung protein và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhưng vẫn giúp duy trì cân nặng phù hợp và vóc dáng cân đối.
  • Do đã được tách béo nên sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric của cơ thể. Từ đó hỗ trợ một cách tối ưu cho việc ngăn ngừa và kiểm soát tiến triển của bệnh gout.

– Giá bán tham khảo: Sữa tươi tách béo Meadow Fresh được bán với mức giá khoảng 369.000 đồng/ thùng 12 hộp sữa dung tích 1 lít.

5. Sữa tươi tách béo không đường TH True MILK

Sữa tươi tách béo không đường TH True MILK là sản phẩm phù hợp với tiêu chí chọn sữa dành cho những người bị bệnh gout. Loại sữa này đem đến cho người tiêu dùng một lựa chọn dinh dưỡng giúp xương khớp chắc khỏe. Đồng thời rất dễ tiêu hóa và giúp duy trì vóc dáng cân đối.

Đặc biệt, với những người bị gout, việc tiêu thụ sữa tươi tách béo không đường TH True MILK với lượng phù hợp có thể hỗ trợ làm giảm lượng acid uric trong máu. Do loại sữa này cung cấp cho cơ thể một lượng chất lỏng và cá dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên lại không chứa đường và chất béo nên sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng lên quá trình đào thải acid uric của cơ thể.

bệnh gout uống sữa gì tốt
Sữa tươi tách béo không đường TH True MILK là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân gout

– Giá bán tham khảo: Sữa tươi tách béo không đường TH True MILK hiện đang được bán với mức giá khoảng 398.000 đồng/ 1 thùng 48 hộp dung tích 180ml.

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm sữa, người đang mắc bệnh gout hoặc gặp triệu chứng gout giai đoạn đầu nên bổ sung các dưỡng chất thông qua thực phẩm bổ sung. Đây cũng chính là xu hướng chăm sóc sức khỏe được người dân các nước phương Tây yêu thích và đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày trong những năm gần đây.

Theo các chuyên gia y tế, một số dưỡng chất nổi bật như glucosamine, chondroitin, vitamin D3 và canxi có chức năng hỗ trợ giảm đau, ức chế các phản ứng gây viêm nhiễm tại các ổ khớp, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm giải tỏa căng thẳng và lo lắng trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân gout. 

Lưu ý khi bổ sung sữa cho người bị gout vào chế độ ăn uống

Sữa là thực phẩm rất tốt và hoàn toàn hữu ích cho những người bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh được khuyến cáo là cần bổ sung sữa đúng cách để nhận được nhiều lợi ích và hạn chế rủi ro phát sinh.

Cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Trước khi dùng bất cứ loại sữa nào, nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống hợp lý.
  • Cần đảm bảo lượng purin mà cơ thể tiêu thụ mỗi ngày không vượt quá 130mg.
  • Trường hợp đã uống sữa thì nên hạn chế các thực phẩm giàu purin. Điển hình như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá biển, động vật có vỏ…
  • Những ngày đã tiêu thụ nhiều purin từ các thực phẩm khác thì tốt nhất không nên uống thêm sữa.
  • Nên uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả tươi để thúc đẩy quá trình đào thải acid uric dư thừa trong cơ thể.

Các phương pháp chữa bệnh gout tại nhà chủ yếu là các bài thuốc dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chưa được kiểm chứng về hiệu quả. Do vậy, thay vì sử dụng phương pháp không đảm bảo về hiệu quả này, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn giải pháp đi sâu vào giải quyết TRIỆT ĐỂ căn nguyên, dứt điểm tận gốc.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh gout có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và một số yếu tố liên quan. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Di Truyền Không
"Bệnh gout có di truyền không?" là câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm, đặc biệt khi trong gia đình đã có người mắc bệnh. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố di truyền liên quan ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua