Hướng dẫn chữa đau vai gáy bằng lá lốt hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là mẹo dân gian được áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Bao gồm chườm đắp, sắc nước uống, kết hợp cùng nguyên liệu khác hay chế biến món ăn. Ngoài công dụng giảm đau, thư giãn gân cơ, cải thiện tuần hoàn máu thì còn giúp bồi bổ sức khỏe.

chữa đau vai gáy bằng lá lốt
Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt

Lá lốt và tác dụng chữa đau vai gáy

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot – một loại cây thân thảo thuộc họ hồ tiêu. Đây là một loại rau quen thuộc với người Việt, có tác dụng làm tăng hương vị cho rất nhiều món ăn. Hơn nữa, lá lốt còn được tận dụng để làm vị thuốc chữa bệnh.

Dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt, nhất là các bệnh về cơ xương khớp. Điển hình như gai cột sống, bệnh gout, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm… Đặc biệt, sử dụng lá lốt đem lại nhiều hiệu quả trong việc khắc phục chứng đau vai gáy.

Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận, lá lốt có vị cay nồng và tính ấm. Thảo dược này chứa lượng lớn tinh dầu nên có mùi thơm rất đặc trưng. Lá lốt có công năng đa dạng, giúp cường gân, kiện cốt, chỉ thống, trừ phong hàn và làm ấm khớp hiệu quả.

Trên thực tế, dùng lá lốt có thể khắc phục được chứng đau vai gáy liên quan đến nhiều nguyên nhân. Bao gồm cả các nguyên nhân cơ năng, thói quen xấu hay nguyên nhân bệnh lý.

tác dụng chữa đau vai gáy của lá lốt
Lá lốt chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau và chống viêm

Các phân tích từ nhiều nghiên cứu được lý hiện đại còn tìm thấy một số thành phần có dược tính cao trong lá lốt. Đặc biệt, tinh dầu lá lốt chứa lượng flavonoid và alcaloid có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Hơn nữa còn giúp ức chế truyền tín hiệu đau từ vùng cổ vai gáy lên não bộ. Nhờ đó mà có tác dụng làm giảm đau vai gáy một cách hiệu quả.

7 cách chữa đau vai gáy bằng lá lốt dễ áp dụng

Có thể áp dụng nhiều cách chữa đau vai gáy bằng lá lốt khác nhau. Bao gồm cả các mẹo dùng bên ngoài, dùng đường uống, kết hợp nguyên liệu khác hay dùng chế biến món ăn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mẹo chữa nào cũng chỉ phát huy tốt công dụng khi thực hiện đúng cách.

Dưới đây là 7 cách chữa đau vai gáy bằng lá lốt đến nay vẫn còn được áp dụng rộng rãi:

1. Đắp lá lốt tươi

Với các cơn đau vai gáy ở mức độ nhẹ thì đắp lá lốt là mẹo giúp cải thiện tốt. Đặc biệt, với mẹo này người bệnh sẽ không phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm hay chuẩn bị nguyên liệu. Do lá lốt là thảo dược dễ tìm, thường có sẵn ngay trong vườn nhà.

Việc đắp lá lốt trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau giúp cho các hoạt chất từ thảo dược thẩm thấu tốt vào bên trong. Từ đó giúp cải thiện cơn đau nhanh chóng và tăng cường tuần hoàn máu.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 300 gram lá lốt tươi đem ngâm nước muối loãng 10 phút
  • Rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo
  • Cho thảo dược vào cối giã nát sau đó đắp trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau
  • Giữ nguyên khoảng 15 phút rồi mới gỡ ra

**Lưu ý: Sau khi gỡ thảo dược ra nên dùng tay massage thêm khoảng vài ba phút. Cách này giúp giảm đau và thư giãn gân cơ tốt hơn. Ngoài ra còn mang lại cảm giác thoải mái, ngăn ngừa cơn đau làm phiền giấc ngủ.

2. Chữa đau vai gáy bằng lá lốt rang muối

Dùng lá lốt rang muối biển để chườm đắp cũng là một cách giúp làm giảm đau vai gáy hiệu quả. Muối biển ngoài tác dụng sát trùng và giảm đau thì còn giúp các vị thuốc khác đi vào kinh mạch. Từ đó giúp cho các thành phần hoạt chất trong lá lốt phát huy hơn công dụng vốn có.

Đặc biệt, khi được rang nóng, chính nhiệt độ từ thuốc cũng là yếu tố giúp nâng cao hiệu quả. Hơi nóng giúp thư giãn gân cơ, giải phóng các tình trạng ứ trệ, chèn ép. Từ đó sẽ giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho vùng cổ vai gáy.

mẹo dùng lá lốt chữa đau vai gáy
Có thể kết hợp lá lốt với muối biển để nâng cao hiệu quả giảm đau

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 250g lá lốt cùng 1 ít muối biển
  • Lá lốt đem rửa thật sạch, để ráo rồi giã sơ qua
  • Cho lên chảo rang nóng cùng với 1 nắm muối biển
  • Bọc hỗn hợp thuốc trong miếng vải sạch
  • Chờ cho bớt nóng rồi mới chườm đắp lên vùng vai gáy bị đau
  • Thực hiện khoảng 15 phút và duy trì đều đặn 1 – 2 lần/ ngày

3. Chườm lá lốt với rượu sao nóng

Ngoài sử dụng chung với muối biển thì lá lốt còn được dùng chung với rượu. Rượu trắng dùng bên ngoài có tác dụng làm nóng và thư giãn gân cơ. Đồng thời giúp giảm đau và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được xem là chất dẫn giúp các hoạt chất từ lá lốt thẩm thấu tốt hơn.

Thực tế cho thấy, kết hợp lá lốt với rượu trắng có thể nâng cao hiệu quả giảm đau vai gáy lên gấp nhiều lần so với dùng lá lốt đơn thuần. Bạn có thể trộn đều 2 nguyên liệu, sao nóng rồi chườm đắp trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 250 gram lá lốt tươi và 1 ít rượu trắng
  • Lá lốt cần rửa sạch, để ráo và giã nát
  • Sau đó trộn rượu trắng vào cho lên chảo sao nóng lên
  • Chờ cho nguội bớt rồi đắp trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau
  • Nên đắp 1 lớp vải mỏng xuống dưới trước để tránh gây tổn thương da

4. Xoa bóp bằng rượu lá lốt

Bên cạnh việc dùng lá lốt kết hợp với rượu sao nóng để chườm đắp thì bạn có thể áp dụng cách khác với các nguyên liệu này. Đó chính là ngâm rượu lá lốt để xoa bóp. Tuy nhiên với mẹo này, thay vì dùng phần lá thì bạn cần sử dụng phần rễ của cây lá lốt.

Xoa bóp là mẹo giảm đau vai gáy được áp dụng rất phổ biến. Ngoài tác dụng cải thiện cơn đau thì còn thư giãn gân cơ và tăng tuần hoàn máu. Hiệu quả của liệu pháp xoa bóp được nhân lên nhiều lần khi dùng rượu lá lốt.

mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt
Xoa bóp vai gáy bằng rượu lá lốt gia tăng hiệu quả giảm đau gấp nhiều lần

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 300 gram rễ lá lốt tươi và 1 lít rượu trắng 40 – 50 độ
  • Rửa sạch rễ thảo dược rồi để ráo nước
  • Sau đó cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu trắng lên
  • Đậy kín nắp bình, ngâm khoảng 1 tháng là có thể đem ra sử dụng
  • Mỗi lần dùng chỉ cần lấy 1 ít rượu lá lốt thoa lên khu vực bị đau
  • Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút

Trường hợp thường xuyên bị đau vai gáy, đau lưng hay đau nhức xương khớp thì bạn nên chuẩn bị sẵn 1 bình rượu rễ lá lốt. Điều này giúp tiện sử dụng khi cần thiết bởi rượu rễ lá lốt có thể để lâu trong điều kiện bình thường.

5. Kết hợp lá lốt với ngải cứu và giấm gạo

Ngoài các mẹo nêu trên, bạn cũng có thể kết hợp lá lốt với ngải cứu và giấm gạo để nâng cao hiệu quả giảm đau vai gáy. Do cả ngải cứu và giấm gạo đều mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm đau và thư giãn gân cơ.

Đặc biệt là ngải cứu chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Điển hình như Atemose, Thujone, Sitosterol, Cineol và Dehydromatricaria ester. Ngoài tác dụng giảm đau, giảm sưng và thư giãn gân cơ thì còn giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 250g lá lốt tươi, 250g ngải cứu tươi và 1 ít giấm gạo
  • Lá lốt và ngải cứu đem rửa thật sạch rồi để cho ráo hết nước
  • Cho 2 nguyên liệu vào cối giã sơ qua rồi thêm giấm ăn vào
  • Trộn đều rồi cho lên chảo sao nóng
  • Bọc hỗn hợp thuốc trong miếng vải sạch rồi chờ cho bớt nóng
  • Chườm đắp lên vùng vai gáy bị đau khoảng 15 – 20 phút
  • Thực hiện đều đặn khoảng 1 – 2 lần/ ngày cho tới khi triệu chứng giảm hẳn

6. Uống nước sắc lá lốt

Bên cạnh các mẹo dùng lá lốt bên ngoài như chườm đắp hay xoa bóp thì bạn có thể dùng lá lốt theo đường uống. Uống nước sắc lá lốt phát huy tốt công dụng trong các trường hợp bị đau vai gáy có liên quan tới các bệnh cơ xương khớp. Điển hình như thoái hóa cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm cổ.

chữa đau vai gáy bằng lá lốt
Uống nước sắc lá lốt giúp hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp liên quan đến chứng đau vai gáy

Uống nước sắc lá lốt giúp cường gân, mạnh cốt và mang lại nhiều lợi ích khác. Cụ thể như thông kinh hoạt lạc, giải phóng ứ trệ và tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó hỗ trợ tốc độ chữa lành các tổn thương gây đau nhức ở vùng cổ vai gáy.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng từ 20 – 30 gram lá lốt tươi
  • Ngâm thảo dược trong nước muối loãng khoảng 10 phút
  • Rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo hết nước
  • Thái nhỏ thảo dược, cho vào nồi đun sôi cùng 500ml nước trong 5 phút
  • Loại bỏ phần bã, chia nước thuốc thu được làm 3 lần uống trong ngày
  • Áp dụng đều đặn cho tới khi triệu chứng giảm hẳn

7. Món ăn chữa đau vai gáy từ lá lốt

Như đã nói, lá lốt là một loại rau gia vị rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, việc dùng lá lốt để chế biến thành các món ăn cũng có tác dụng hỗ trợ khắc phục chứng đau vai gáy.

Dưới đây là vài món ăn từ lá lốt rất tốt cho người bị đau vai gáy:

+ Món chả lá lốt:

– Chuẩn bị:

  • Khoảng 15 – 20 lá lốt tươi (nên chọn những lá to)
  • 300 gram thịt nạc dăm hoặc thịt ba chỉ
  • Hành lá và các gia vị thông thường

– Cách chế biến:

  • Lá lốt cần rửa sạch với nước muối loãng và để ráo (chú ý rửa nhẹ tay để tránh làm rách lá)
  • Thịt heo cần rửa sạch, để ráo rồi cho vào máy xay nhỏ
  • Hành lá rửa sạch, thái nhỏ cho vào tô thịt heo xay
  • Nêm nếm gia vị vào rồi trộn đều lên
  • Lấy thịt cho vào giữa lá lốt, cuộn lại từng cái một tới khi hết nguyên liệu
  • Cho chả lá lốt lên chảo dầu nóng chiên tới khi vàng đều cả 2 mặt
  • Bày ra đĩa và thưởng thức cùng mâm cơm hằng ngày
món ăn từ lá lốt
Món chả lá lốt rất tốt cho những người bị đau vai gáy thường xuyên

+ Món cháo lá lốt:

– Chuẩn bị:

  • 50 gram lá lốt tươi
  • 200 gram gạo tẻ
  • 100 gram thịt heo băm nhuyễn

– Cách chế biến:

  • Lá lốt cần rửa sạch với nước muối loãng, để ráo rồi thái nhỏ
  • Gạo vo sạch rồi cho vào nồi
  • Thêm nước vào ninh nhừ cùng với thịt băm
  • Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi cho lá lốt vào
  • Đảo đều chờ cháo dôi lại thì tắt bếp
  • Chia đều lượng cháo vừa nấu thành 2 phần ăn trong ngày
  • Thưởng thức khi cháo còn ấm nóng

Chữa đau vai gáy bằng lá lốt có hiệu quả không?

Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là mẹo dân gian an toàn và rất dễ thực hiện. Thực tế cho thấy, việc áp dụng đều đặn các mẹo chữa từ lá lốt có thể làm giảm mức độ đau nhức và cải thiện chức năng vận động cho vùng cổ vai gáy.

Ngoài ra, việc sử dụng lá lốt còn có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh cơ xương khớp có liên quan tới tình trạng đau vai gáy. Điều này giúp loại bỏ nguyên nhân và giảm tần suất xuất hiện của cơn đau.

Tuy nhiên, chữa đau vai gáy bằng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ và đáp ứng tốt với các cơn đau nhẹ và vừa. Nếu bị đau dữ dội hay đau dai thẳng thì cần sớm thăm khám để can thiệp điều trị y tế. Tuyệt đối không lạm dụng cách chữa từ lá lốt hay các thảo dược tự nhiên khác.

Lưu ý khi dùng lá lốt chữa đau vai gáy

Lá lốt là thảo dược tự nhiên quen thuộc, lành tính và an toàn khi dùng chữa đau vai gáy. Ngoài tác dụng giảm đau thì còn hỗ trợ cường gân, mạnh cốt, giải phóng ứ trệ và tăng tuần hoàn máu.

lưu ý khi dùng lá lốt chữa đau vai gáy
Cần lựa chọn nguồn thảo dược chất lượng để sử dụng

Tuy nhiên khi chữa đau vai gáy bằng lá lốt vẫn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Các mẹo dùng lá lốt chữa đau vai gáy bằng lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ. Tuyệt đối không lạm dụng hay dùng thay thế cho các giải pháp điều trị y tế mà bác sĩ chỉ định.
  • Cần lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch để sử dụng. Đồng thời ngâm rửa lá lốt với nước muối loãng trước khi dùng để đảm bảo hiệu quả và tránh phát sinh rủi ro.
  • Các thành phần hoạt chất từ lá lốt đều ở dạng tự nhiên nên có tác dụng chậm. Cần kiên trì thực hiện để nhận được hiệu quả điều trị như mong muốn.
  • Không áp dụng các bài thuốc uống hay tiêu thụ các món ăn từ lá lốt nếu bị nóng trong người, nhiệt miệng hay táo bón. Tính nóng của thảo dược sẽ khiến cho các vấn đề sức khỏe này thêm nghiêm trọng.
  • Lá lốt có thể gây mất sữa. Vì thế nước sắc và món ăn từ lá lốt cũng không phù hợp với phụ nữ đang nuôi con bú.
  • Trường hợp gặp các phản ứng phụ khi chữa đau vai gáy bằng lá lốt hãy chủ động ngừng lại. Đồng thời tìm đến bác sĩ nếu các triệu chứng đau bụng, nổi mề đay, tiêu chảy… trở nên nghiêm trọng.
  • Cần kết hợp ăn uống và sinh hoạt điều độ. Đặc biệt là phải chú ý dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày.

Các mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức và khó chịu. Tuy nhiên chỉ đáp ứng tốt với các cơn đau có mức độ từ nhẹ cho tới trung bình. Trường hợp bị đau vai gáy dữ dội hay kéo dài nên sớm thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Tham khảo thêm: Ngủ dậy bị đau bả vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Câu hỏi liên quan
Đau Nửa Đầu Vai Gáy Bên Phải, Trái
Đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái thường là hệ quả của lối sống, sinh hoạt kém khoa học như sai tư thế ngồi, nằm, ít vận động,... Tuy nhiên, trong một số trường hợp biểu hiện này là ...
Xem chi tiết
Đau Vai Gáy Chườm Nóng Hay Lạnh
Bạn đang cảm thấy đau ở vai và gáy và không biết nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm cơn đau? Trung tâm khám và điều trị bệnh xương khớp IHR Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua