Xương nào dài nhất trong cơ thể người? Dài bao nhiêu?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Bộ xương người khỏe mạnh được tạo thành từ xương, dây chằng và sụn khớp. Hệ thống xương người gồm nhiều xương với cấu tạo và độ dài khác nhau. Vậy xương nào dài nhất trong cơ thể người, dài bao nhiêu và có chức năng gì? Người đọc có thể tham khảo bài viết để nắm được một số thông thông tin cơ bản.

Xương nào dài nhất trong cơ thể ngườ
Tìm hiểu xương nào dài nhất trong cơ thể người và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Xương nào dài nhất trong cơ thể người? Dài bao nhiêu?

Hệ thống xương khớp là nền tảng vững chắc để hỗ trợ các hoạt động bình thường. Bộ xương người trưởng thành, có khoảng 206 xương, trong khi trẻ em có khoảng 300 xương trong cơ thể.

Trên thực tế, xương đùi là xương dài nhất trong tất cả các xương dài trong cơ thể (bao gồm xương chày, xương mác, xương chân dưới, xương cánh tay trên, xương sườn thứ 7 và thứ 8, xương hông và xương ức).

Theo ước tính, chiều dài của xương đùi trung bình chiếm khoảng 1/4 chiều cao của một người. Giả sử một người cao khoảng 160 cm thì chiều dài ở mỗi bên xương đùi khoảng 40 – 42 cm.

Một số thông tin liên quan đến xương dài nhất cơ thể

Xương đùi là xương dài nhất cơ thể và chiếm khoảng 1/4 chiều cao của một người. Xương này chịu trách nhiệm chịu trọng lượng của cơ thể và hỗ trợ các hoạt động của chi dưới.

Để tăng cường sức khỏe của xương đùi và ngăn ngừa các chấn thương liên quan, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản về xương đùi, chẳng hạn như:

1. Xương đùi là xương chịu trọng lượng

Xương đùi và xương chày hợp với xương bàn chân để giữ trọng lượng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại trọng lực, giữ thăng bằng và đứng vững.

Ngoài ra, kết hợp với xương đùi là xương chày và xương mác, xương này là xương nhỏ, dạng dài, nằm ở ngoài cẳng chân. Mặc dù xương mác có thể giúp ổn định cơ bắp chân, nhưng xương mác không chịu trọng lượng như xương đùi và xương chày.

xương dài nhất của người tên là gì
Xương đùi là cấu trúc chịu trọng lượng trong cơ thể

Để tăng cường sức khỏe của xương đùi, mọi người nên thường xuyên thực hiện các bài tập chịu trọng lực (thậm chí là một số việc đơn giản như đi bộ, chạy bộ hoặc leo cầu thang). Khi xương đùi được điều chỉnh theo thời gian, sức kéo cơ cũng trở nên khỏe hơn, xương dày đặc hơn và phòng ngừa loãng xương.

2. Mấu chuyển xương đùi cung cấp sức mạnh của cơ mông và các cơ xoay đùi

Tương tự như vai, hông, có một khớp nối ở đùi cho phép các chuyển động linh hoạt. Các mấu chuyển xương đùi lớn được bao phủ bởi một lớp sụn để giúp cho các hoạt động ở khớp háng được trơn tru hơn.

Các mấu chuyển ở xương đùi kết hợp với khung xương chậu và các dây chằng để cung cấp sức mạnh hỗ trợ cơ mông và các cơ xoay khác.

3. Góc xương đùi ở phụ nữ lớn hơn nam giới

Xương đùi được thiết kế để cố định ở một góc khoảng 10 -15 độ so với phương thẳng đứng (thường được gọi là góc Q). Do khung xương chậu ở phụ nữ thường rộng hơn nam giới, đó phụ nữ thường có góc Q lớn hơn.

4. Xương đùi chứa các tủy đỏ và tủy vàng

Tất cả tủy xương đều có màu đỏ, được cấu tạo từ tế bào hồng cầu mới, bạch cầu và tiểu cầu. Tuy nhiên một số tế bào tủy xương có thể có màu vàng, tủy xương này được tạo thành chủ yếu từ chất béo.

Xương đùi là một xương dài, có chứa cả tủy đỏ và tủy vàng.

Các vấn đề ảnh hưởng đến xương dài nhất trong cơ thể

Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể, hỗ trợ trọng lượng và tính linh hoạt của cơ thể. Do đó xương đùi thường chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương. Các tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của xương đùi và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các vấn đề có thể phát sinh và các bệnh lý liên quan đến xương đùi để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp. Cụ thể các vấn đề có thể liên quan đến xương đùi bao gồm:

1. Chấn thương xương

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ảnh hưởng đến xương đùi. Chấn thương có thể bao gồm tai nạn giao thông, té ngã hoặc bị tấn công vào đùi. Các tác động này có thể gây gãy xương hoặc sai khớp hoặc trật xương đùi.

Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến khi bị chấn thương xương đùi là đau đớn và hạn chế các hoạt động ở chân.

Chấn thương xương đùi
Chấn thương hoặc sai khớp xương đùi có thể dẫn đến đau đớn dữ dội ở xương đùi

2. Thiếu các khoáng chất cần thiết

Để duy trì sức khỏe xương, cơ thể cần nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin D. Sự thiếu hụt canxi và vitamin D có thể dẫn đến loãng xương, một bệnh lý xương khớp phổ biến.

Loãng xương có thể ảnh hưởng đến bất cứ xương nào trong cơ thể, bao gồm xương đùi. Ở giai đoạn cuối của bệnh loãng xương, người bệnh thường bị đau nhức xương dữ dội và hạn chế các chuyển động của xương đùi.

3. Gãy xương đùi

Xương đùi là xương dài và mạnh nhất trong cơ thể. Khi xương đùi bị gãy, người bệnh cần một thời gian dài để hồi phục. Gãy xương đùi cũng có thể khiến các công việc hàng ngày trở nên khó khăn hơn, bao gồm việc đi bộ.

gãy xương đùi bao lâu thì lành
Gãy xương đùi là chấn thương nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay lập tức

Bởi vì xương đùi là một xương chắc, khỏe và hiếm khi bị gãy. Quá trình chữa lành xương đùi có thể mất khoảng 6 tháng và trải qua bốn giai đoạn:

  • Cơ thể tự chữa lành
  • Cơ thể bị viêm
  • Cơ thể tái tạo và phát triển các xương mới
  • Xương tái tạo trưởng thành và thay thế xương bị tổn thương

Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương đùi cần sử dụng thuốc và phẫu thuật để điều trị.

4. Nhiễm trùng xương đùi

Nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ các vị trí khác trong cơ thể và lan đến xương đùi. Tình trạng này được gọi là viêm tủy xương. Nếu không được điều trị, viêm tủy xương đùi có thể làm chế các tế bào xương và gây đau xương.

5. Ung thư xương

Ung thư xương là thuật ngữ mô tả các tế bào ung thư bắt nguồn từ chính xương, chẳng hạn như xương đùi. Ung thư xương thường không phổ biến khi so với ung thư xương di căn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau xương khi tế bào ung thư phá hủy hoặc gây tổn thương đến cấu trúc bình thường của xương.

6. Ung thư di căn xương

Ung thư di căn xương là bệnh ung thư bắt nguồn từ các vị trí khác trong cơ thể nhưng lây lan sang nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả xương đùi. Ung thư vú, phổi, tuyến giáp và tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến thường di căn vào xương.

Ung thư di căn xương
Ung thư di căn xương có thể gây ảnh hưởng đến xương đùi

7. Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư ở tủy xương. Tủy xương được tìm thấy ở hầu hết các xương và chịu trách nhiệm sản xuất các tế bào xương. Người bệnh mắc bệnh ung thư máu thường bị đau nhức ở xương, đặc biệt là ở xương đùi.

Xương đùi là một xương dài và quan trọng trong cơ thể. Các chấn thương ở xương đùi, chẳng hạn như gãy xương đùi, cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan.

Biện pháp tăng cường sức khỏe xương đùi

Duy trì sức khỏe xương đùi chắc khỏe có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và các biến chứng liên quan, chẳng hạn như gãy xương. Mặc dù không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguy cơ ảnh hưởng đến xương đùi, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng cải thiện sức khỏe xương bao gồm:

1. Thường xuyên tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe xương và xây dựng khối lượng xương. Các hoạt động thể dục tốt cho xương đùi bao gồm:

  • Đi bộ hoặc chạy bộ 20 – 30 phút mỗi lần, 2 – 3 lần mỗi tuần có thể tăng sức mạnh của xương đùi.
  • Leo cầu thang hoặc các bài tập nhảy có thể củng cố xương và giúp xương khỏe mạnh hơn.
  • Rèn luyện sức mạnh chẳng hạn như nâng tạ 2 – 3 lần mỗi tuần có thể tăng cường sức khỏe xương và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Đối với các đối tượng nguy cơ hoặc đang phát triển các vấn đề ở xương đùi, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

2. Thay đổi phong cách sống

Thay đổi phóng cách sống có thể tăng cường sức khỏe xương. Cụ thể các phong cách sống phù hợp để tăng cường chức năng xương bao gồm:

tăng cường sức khỏe cho xương
Ngừng hút thuốc lá có thể tăng cường sức khỏe xương đùi
  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ có thể tăng nguy cơ mất xương, loãng xương, té ngã và gãy xương đùi.
  • Tránh sử dụng rượu quá mức: Uống quá nhiều rượu có thể gây cản trở khả năng hấp thụ và điều chỉnh lượng canxi, vitamin D và các hormone trong cơ thể. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ mất mật độ xương và gãy xương.

3. Tiêu thụ nhiều canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết để giúp xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương. Theo khuyến cáo, người lớn nên bổ sung 1000 – 1200 mg canxi mỗi ngày.

Các sản phẩm chứa canxi có thể bổ sung, bao gồm:

  • Yến mạch ăn liền: Một gói yến mạch ăn liền không đường chứa hơn 100 mg canxi, khoảng 10% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Sử dụng các sản phẩm không đường kết hợp với sữa nguyên chất, sữa hạnh nhân hoặc sữa chua để tăng thêm lượng canxi tiêu thụ.
  • Tăng cường các loại cá: Một số loại cá như cá mòi, tôm và cá hồi là một nguồn giàu canxi và protein. Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp axit béo protein dồi dào để hỗ trợ chống viêm và phòng ngừa viêm khớp.
  • Ăn nhiều đậu, hạt và rau xanh: Các loại hạt chẳng hạn như hạnh nhân, óc chó là những nguồn giàu canxi và tốt cho sức khỏe xương khớp. Các loại đậu và rau xanh như cải xanh, cải xoăn và cải ngọt cũng chứa nhiều canxi phù hợp để tăng cường sứ khỏe xương đùi.
  • Cân nhắc bổ sung canxi: Nếu tăng cường canxi trong chế độ ăn uống không thể đạt được lượng khuyến nghị hàng ngày, hãy trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm tăng cường canxi vào chế độ ăn uống.

4. Tăng cường lượng vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng tăng cường xương. Nếu không đủ lượng vitamin D cần thiết, xương có thể trở nên yếu đi và làm tăng nguy cơ gãy xương.

phòng ngừa bệnh xương khớp
Hấp thụ đầy đủ lượng vitamin D cần thiết để hỗ trợ bảo vệ xương đùi

Trong hầu hết các trường hợp, vitamin D có thể được  bổ sung bằng cách:

  • Ăn ngũ cốc bổ sung vitamin D, bao gồm trứng, cá béo (chẳng hạn như cá hồi).
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 5 – 10 phút hàng ngày để tăng cường vitamin D một cách tự nhiên.

Xương đùi là xương dài nhất, hỗ trợ chịu trọng lượng của cơ thể và chức năng di chuyển của các chi dưới. Tìm hiểu các vấn đề liên quan và áp dụng các biện pháp tăng cường sức khỏe xương đùi để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Tham khảo thêm: Hệ vận động của người: Cấu tạo và thông tin cần biết

Câu hỏi liên quan
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua