Phục Hồi Chức Năng Tổn Thương Tủy Sống Cho Người Bệnh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống cần được thực hiện sớm và tích cực để ngăn ngừa biến chứng, cải thiện sức mạnh và phát triển kỹ năng vận động. Điều này giúp người bệnh sớm trở về với cuộc sống năng động và độc lập, tránh những vấn đề về tâm lý.

Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống cần được thực hiện sớm và kiên trì để phục hồi nhanh chóng

Vì sao nên phục hồi chức năng tổn thương tủy sống?

Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị chấn thương tủy sống. Đây là một chấn thương cực kỳ nghiêm trọng, xảy ra khi các dây thần kinh nằm cuối ống sống hoặc tủy sống (bất kỳ vị trí nào) bị tổn thương. Chấn thương này thường là kết quả của một tai nạn hoặc do bệnh lý.

Những trường hợp bị tổn thương tủy sống có thể mất hoàn toàn hoặc một số chức năng vận động và cảm giác, mất kiểm soát ruột và bàng quang, liệt nửa người hoặc liệt chi dưới. Ngoài ra các biến chứng như hình thành cục máu đông, vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng… cũng có thể xảy ra.

Thông thường phục hồi chức năng được thực hiện sau khi bệnh nhân đã điều trị và ổn định những thương tổn do chấn thương tủy sống (dùng thuốc, phẫu thuật…). Quá trình này mang đến những lợi ích sau:

  • Cải thiện cảm giác và khả năng vận động sau chấn thương
  • Duy trì và tăng cường chức năng cơ
  • Phát triển kỹ năng vận động
  • Cải thiện tính linh hoạt
  • Giữ được sự độc lập, tăng chất lượng đời sống
  • Thích nghi với những hoạt động và công việc hàng ngày
  • Phòng ngừa teo cơ, tê liệt và những biến chứng khác do chấn thương tủy sống
  • Cải thiện sức mạnh
  • Ổn định cột sống
  • Giảm và ngăn ngừa đau nhức
  • Ngăn ngừa thương tổn tái diễn trong tương lai.
  • Phục hồi chức năng vận động hoàn toàn.
Phục hồi chức năng tích cực giúp tăng sức mạnh
Phục hồi chức năng tích cực giúp tăng sức mạnh, cải thiện cảm giác và khả năng vận động sau chấn thương

Đối với chấn thương tủy sống, tốc độ và khả năng phục hồi còn phụ thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và triệu chứng. Phần lớn bệnh nhân có thể cải thiện vận động và cảm giác sau 6 tháng luyện tập.

Tuy nhiên một số trường hợp khác có thời gian hồi phục lâu hơn, khoảng 1 – 2 năm. Thông thường bệnh nhân sẽ được phục hồi chức năng tổn thương tủy sống cho đến khi ổn định.

Hướng dẫn phục hồi chức năng tổn thương tủy sống

Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống thường được thực hiện sớm, khoảng vài ngày sau phẫu thuật (tùy thuộc vào mức độ tổn thương tủy sống).

1. Nguyên tắc

  • Điều trị dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng
  • Phục hồi chức năng sớm
  • Kiên trì phục hồi theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu
  • Phối hợp các phương pháp gồm hoạt động trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình…

2. Phục hồi chức năng giai đoạn đầu

Mục tiêu:

  • Hạn chế và phòng tránh các biến chứng
  • Cải thiện khả năng tự chủ và độc lập của bệnh nhân
  • Giúp bệnh nhân tự chăm sóc, trở lại với những hoạt động sinh hoạt, công việc và cuộc sống.

Điều trị tổn thương cấp tính:

  • Điều trị tổn thương cấp tính dựa trên mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân (ép tủy, chấn thương, lao, viêm…)
  • Chăm sóc đường tiết niệu
  • Chăm sóc và nuôi dưỡng đường tiêu hóa. Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng
  • Chăm sóc đường hô hấp bằng hướng dẫn tập thở, tập ho, dẫn lưu tư thế kết hợp vỗ rung để giải thoát đờm rãi
  • Phòng ngừa nghẽn mạch và hình thành cục máu đông bằng cách dùng thuốc chống đông máu, tăng cường vận động, tránh nằm lâu
  • Tập thụ động và đặt tư thế đúng để tránh phát triển những thương tổn thứ cấp (thường liên quan hệ vận động), chẳng hạn như biến dạng, cứng khớp, teo cơ, co rút… Cử động thường xuyên ở hai tư thế nằm và ngồi, mỗi ngày 10 lần.

Phục hồi chức năng:

  • Phòng ngừa loét do tỳ đè
    • Giữ gìn vệ sinh da, giữ làn da luôn khô thoáng và sạch sẽ
    • Lăn trở
    • Theo dõi và kiểm tra thường xuyên để phát hiện vùng da có nguy cơ viêm loét
    • Xoa bóp
  • Chăm sóc vết loét
    • Rửa vết loét, tử ngoại trị liệu
    • Thay băng, cắt lọc
  • Phục hồi chức năng đường tiết niệu
    • Đo lường lượng nước tiểu tồn dư
    • Theo dõi nước tiểu hàng ngày (bao gồm màu sắc, lượng nước tiểu…)
    • Uống đủ nước, trên 2 lít nước mỗi ngày.
  • Đặt thông tiểu ngắt quãng

Đặt thông tiểu ngắt quãng được áp dụng cho những bệnh nhân bị mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, có người nhà chăm sóc hoặc bàn tay còn tốt.

    • Đặt thông tiểu trên xương mu hoặc đặt thông tiểu lưu
    • Luyện tập với những bài tập cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện.
  • Phục hồi chức năng đường ruột
    • Thực hiện những bài tập tốt cho ruột, tăng khả năng kiểm soát nhu động ruột
    • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ. Nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, củ (khoai lang, khoai tây…), các loại hạt, đậu…
    • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
    • Thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng theo khung đại tràng
    • Thực hiện những kỹ thuật kích thích hậu môn
    • Tập luyện với những bài tập có khả năng kiểm soát đại tiện
    • Bệnh nhân cần được thụt tháo nếu có táo bón nghiêm trọng.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng đường ruột

3. Phục hồi chức năng giai đoạn hai

Mục tiêu:

  • Cải thiện khả năng độc lập trên giường và dưới nệm của người bệnh
  • Cải tiện khả năng tự chăm sóc cơ thể
  • Di chuyển động lập với xe lăn, nạng, di chuyển bằng hai chân với nẹp hỗ trợ
  • Lấy lại chức năng vận động.

Phục hồi chức năng:

Vận động trị liệu và những bài tập cụ thể được thiết lập dựa vào mức độ tổn thương.

+ Mức độ tổn thương C4

  • Tập cơ mặt
    • Bệnh nhân cử động cằm
    • Tập diễn tả cảm xúc trên gương mặt
    • Tập cử động vai
  • Tập vận động, tăng cường các cơ quanh miệng
  • Tập cử động của lưỡi, thường dùng ống hút để hỗ trợ
  • Duy trì tầm vận động của các khớp
    • Thực hiện những bài tập thụ động, co cơ tĩnh. Luyện tập 2 lần/ ngày
    • Cử động nhẹ nhàng trên giường, cả tư thế ngồi và nằm.
  • Tập hô hấp
    • Bài tập về phản xạ ho kích thích
    • Thở cơ hô hấp trên chủ động
    • Tập thở có áp lực dương
    • Tập bằng khí dung kế
    • Ấn mạnh xuống ngực khi ho
  • Tập phòng ngừa hạ huyết áp tư thế kém
    • Tập đứng bàn nghiêng kết hợp sử dụng đai bụng.

+ Mức tổn thương C4 – C6

Tập sử dụng xe lăn
Tập sử dụng xe lăn, tập hô hấp, tập vận động chủ động ở người có mức tổn thương C4 – C6
  • Tập sử dụng xe lăn
    • Tập đứng bàn nghiêng tăng tiến
    • Tập ngồi dậy
  • Tập hô hấp
    • Thực hiện bài tập thở chủ động kết hợp kích thích cơ hoành
    • Luyện tập với khí dung kế có phản hồi
    • Tập thở có áp lực dương
  • Tập vận động chủ động
    • Bệnh nhân tập chủ động có trợ giúp, thực hiện duỗi cổ tay và nắm bàn tay thụ động (C6)
    • Bệnh nhân tập chủ động có trợ giúp, thực hiện gấp khuỷu và dạng khớp vai (C5)
  • Tập duy trì tầm vận động khớp vai. Không sử dụng khớp vai quá mức
  • Chuyển động thường xuyên, phòng chống loét khi ngồi trên xe lăn. Lưu ý dịch chuyển bệnh nhân từ giường lên xe lăn đúng cách
  • Băng bàn tay để hạn chế bàn tay bị quá duỗi các ngón tay
  • Tập sử dụng những dụng cụ hỗ trợ, tăng vận động cho chi trên.

+ Mức tổn thương C7 – T1

Ở cuối giai đoạn phục hồi chức năng, bệnh nhân có chấn thương tủy sống ở mức tổn thương C7 – T1 hoặc từ C7 trở xuống có thể độc lập trong sinh hoạt.

  • Tập di chuyển từ những độ cao khác nhau. Luyện tập với khoảng cách tăng dần.
  • Tập thích nghi và độc lập với những hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Tự luyện tập với những bài tập cải thiện chức năng vận động (dựa trên tầm vận động).
  • Tập di chuyển với xe lăn với khoảng cách xa. Ngăn ngừa ngã khi sử dụng xe lăn.
  • Thực hiện những bài tập làm mạnh gân cơ và tăng cường khối lượng cơ bắp ở chi trên.
  • Luyện tập cải thiện khả năng kiểm soát thăng bằng và trương lực cơ với khung tập đi.
  • Thực hiện những bài tập sức bền và định hướng tập môn thể thao trên xe lăn.

+ Bài tập bổ sung

  • Tập ngồi dậy có trợ giúp và tập ngồi dậy không trợ giúp
  • Thực hiện những bài tập làm mạnh nhóm cơ không bị liệt
  • Tập thăng bằng ngồi:
    • Thăng bằng khi di chuyển
    • Tập thăng bằng tĩnh
  • Tập di chuyển từ giường bệnh qua xe lăn. Tập di chuyển từ xe lăn qua giường
  • Tập đứng
  • Tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp
  • Tập giữ thăng bằng khi đứng
  • Hoạt động trị liệu. Luyện tập để thích nghi chức năng sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như tự mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt…

Trong quá trình tập phục hồi, cần lựa chọn phương tiện di chuyển thích hợp.

Tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp
Tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp để cải thiện chức năng vận động sau tổn thương tủy sống

4 . Giai đoạn hội nhập cộng đồng

Mục đích:

  • Thích nghi với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
  • Hòa nhập cộng đồng, trở lại công việc và cuộc sống năng động.

Quá trình tái hội nhập:

  • Tạo môi trường đi lại thuận lợi và an toàn
    • Bằng phẳng, không có vật cản
    • Có tay vịn cầu thang chắc chắn và thanh song song quanh nhà
    • Nhà vệ sinh và nhà bếp được bố trí thích hợp
    • Những vật dụng xung quanh nhà vừa tầm với nhà bếp
    • Chiều cao của giường được điều chỉnh bằng chiều cao của xe lăn
    • Có dụng cụ trợ giúp khi sinh hoạt và ăn uống
  • Tạo điều kiện và môi trường thích hợp để thích nghi với gia đình và cộng đồng
  • Tạo điều kiện tham gia lao động.

Lưu ý khi phục hồi chức năng tổn thương tủy sống

Khi phục hồi chức năng tổn thương tủy sống, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Phục hồi chức năng cần được thực hiện đúng thời điểm và kiên trì.
  • Phục hồi chức năng dựa trên mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây tổn thương tủy sống và tốc độ hồi phục.
  • Luyện tập theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu, chuyên viên tâm lý, điều dưỡng và bác sĩ.
  • Phối hợp các phương pháp gồm hoạt động trị liệu, tâm lý trị liệu, chỉnh hình.
  • Chăm sóc và áp dụng những biện pháp khác dựa trên tình trạng cụ thể:
    • Dùng thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng
    • Bổ sung vitamin từ viên uống và chế độ ăn uống lành mạnh
    • Dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đauthuốc giãn cơ nếu cần thiết
    • Dùng thuốc nhuận tràng và thuốc điều trị rối loạn bàng quang
    • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
    • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
    • Dùng thuốc chống đông máu nếu có nguy cơ hình thành cục máu đông và biến chứng tắc mạch.
  • Theo dõi tốc độ hồi phục, những dấu hiệu thần kinh, khả năng di chuyển và sinh hoạt, biến chứng (nếu có).
  • Liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu bị đau nhiều hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Tái khám định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để theo dõi, kiểm tra và đánh giá khả năng hồi phục.
Tái khám định kỳ 3 - 6 tháng/ lần
Tái khám định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để được kiểm tra, theo dõi tình trạng và đánh giá hồi phục

Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh, giúp phục hồi vận động, cải thiện đời sống và thích nghi với những hoạt động sinh hoạt. Chính vì thế, người bệnh cần luyện tập tích cực sau điều trị chấn thương để ngăn biến chứng và sớm trở về với đời sống.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua