Xét Nghiệm RF: Vai Trò Trong Chẩn Đoán Bệnh Và Quy Trình

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xét nghiệm RF là một xét nghiệm máu được thực hiện để xác định các tình trạng tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ xác định các vấn đề viêm khớp khác nhau, chẳng hạn như viêm khớp nhiễm trùng hoặc thoái hóa khớp, để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Xét nghiệm RF
Xét nghiệm RF được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và các bệnh tự miễn khác

Xét nghiệm RF là gì?

Xét nghiệm RF (Rheumatoid Factor) còn được gọi là xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu. Yếu tố dạng thấp là các protein được hệ thống miễn dịch sản xuất và có thể tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Do đó, quá nhiều yếu tố dạng thấp có thể dẫn đến các điều kiện tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjogren.

Đôi khi các yếu tố dạng thấp có thể được phát hiện ở một số người khỏe mạnh. Ngược lại một số người bệnh bệnh tự miễn dịch có thể có yếu tố dạng thấp bình thường.

Thông thường, phạm vi bình thường của yếu tố dạng thấp là 0 – 20 đơn vị trên mililit (u / ml) máu. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho biết, phạm vị bình thường của RF là 25 u / ml.

Nồng độ RF càng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo một số nghiên cứu, người có nồng độ RF từ 100 u / ml có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn 26 lần so với người có nồng độ RF dưới 25 u / ml.

Bên cạnh xét nghiệm RF, các bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm liên quan khác, chẳng hạn như chụp X – quang, MRI, siêu âm hoặc các xét nghiệm quét khác để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm RF?

Nồng độ RF trong cơ thể cao có thể là dấu hiệu của chứng viêm và rối loạn tự miễn dịch. Có khoảng 80% người bệnh viêm khớp dạng thấp có nồng độ RF cao đáng kể trong máu. Trong giai đoạn đầu, hầu hết nồng độ RF đã tăng lên khoảng 30% so với người khỏe mạnh.

Tuy nhiên nồng độ RF cao có thể liên quan đến nhiều tình trạng khác. Các tự kháng thể cũng có thể xảy ra như một phần của quá trình lão hóa.

xét nghiệm rf là gì
Xét nghiệm RF được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng như đau, viêm hoặc cứng khớp

Điều này nói lên răng, nồng độ RF cao bất thường và có các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể đã bị viêm khớp dạng thấp. Do đó, xét nghiệm RF thường được thực hiện khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như:

  • Đau và cứng khớp
  • Sưng và viêm khớp
  • Mất hoặc hạn chế phạm vi chuyển động
  • Hình thành các nốt dạng thấp, nốt sần dưới da
  • Mệt mỏi

Vai trò của xét nghiệm RF trong chẩn đoán bệnh

Kết quả của xét nghiệm yếu tố dạng thấp dương tính cho biết lượng yếu tố dạng thấp trong máu cao vượt ngưỡng bình thường. Mức độ yếu tố dạng thấp cao có thể liên quan chặt chẽ với hệ thống miễn dịch và các bệnh tự miễn, điển hình là viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên yếu tố dạng thấp cũng liên quan đến một số bệnh lý và tình trạng y tế khác, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng mãn tính
  • Các bệnh về phổi, chẳng hạn bệnh sarcoidosis (rối loạn chức năng hô hấp)
  • Bệnh mô liên kết hỗn hợp
  • Hội chứng Sjogren
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Ung thư

Mức độ yếu tố dạng thấp có thể ảnh hưởng đến chẩn đoán của bác sĩ. Do đó, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như chụp X – quang, MRI hoặc các xét nghiệm quét khác để chẩn đoán tình trạng.

Quy trình thực hiện xét nghiệm RF

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp là một xét nghiệm máu đơn giản. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu nhỏ của người bệnh sau đó rủi đến phòng thí nghiệm, nơi mà các kỹ thuật viên đo nồng độ RF.

Có thể mất vài ngày để có kết quả. Do đó, bác sĩ có thể có thể trao đổi với người bệnh về các bước tiếp theo trong quy trình và hướng dẫn các biện pháp tự chăm sóc tại nhà.

Hiện tại, quy trình xét nghiệm RF được thực hiện tuân thủ theo nguyên tắc của Bộ Y tế, như sau:

1. Chuẩn bị

Trước khi tiến hành xét nghiệm yếu tố dạng thấp, người bệnh sẽ được đề nghị kiểm tra sức khỏe và đánh giá các dấu hiệu viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ giải thích với người bệnh về quy trình xét nghiệm, chi phí và các phương pháp để có sự chuẩn bị tốt nhất.

nguyên lý xét nghiệm rf
Bác sĩ sẽ hướng dẫn về các bước chuẩn bị cũng như kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi tiến hành xét nghiệm RF

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về xét nghiệm RF, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ được hướng dẫn cụ thể. Xét nghiệm nhanh chóng, gần như không gây đau, tuy nhiên nếu cảm thấy sợ hãi, buồn nôn hoặc muốn ngất xỉu, hãy thông báo cho bác sĩ chuyên môn.

2. Quy trình xét nghiệm RF

Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy máu từ tĩnh mạch, sau đó gửi mẫu máu đến phòng thí nghiệm. Tại phòng thí nghiệm, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra nồng độ yếu tố dạng thấp trong máu và đưa ra kết luận bệnh lý.

Quy trình thực hiện xét nghiệm như sau:

  • Bác sĩ tiến hành lấy khoảng 3 ml máu từ tĩnh mạch, cho vào ống nghiệm. Ống nghiệm có thể có hoặc không có thêm thuốc chống đông máu.
  • Máu sẽ được xử lý bằng cách ly tâm bằng máy để tách thành phần huyết thanh và bệnh phẩm theo các quy định y tế.
  • Máu bệnh phẩm sẽ được tiến hành phân tích và xác định chỉ số RF.
  • Kỹ thuật viên hoặc bác sĩ phòng xét nghiệm ghi lại kết quả và trả cho người bệnh.

Người bệnh mang phiếu trả kết quả về cho bác sĩ chẩn đoán. Các kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp như sau:

  • Chỉ số RF <12 u/ml: Yếu tố dạng thấp ổn định, không gây ra các vấn đề sức khỏe và bệnh lý.
  • Chỉ số RF trung tính, từ 12 – 14 u/ml: Người bệnh có thể cần thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán và các vấn đề sức khỏe liên quan.
  • Chỉ số RF > 14 u/ml: Trong trường hợp này, người bệnh có thể được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm

Trước khi thực hiện xét nghiệm yếu tố dạng thấp, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, chẳng hạn như:

xét nghiệm yếu tố thấp rf
Việc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
  • Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu hoặc steroid, có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm RF.
  • Độ tuổi: Những người cao tuổi thường có nồng độ RF cao hơn bình thường, do ảnh hưởng của các bệnh viêm khớp hoặc tình trạng thoái hóa khớp. Do đó, ở bệnh nhân cao tuổi, cần điều chỉnh xét nghiệm để có kết quả phù hợp nhất.
  • Bệnh lý gan, thận, béo phì và huyết thanh đục: Các vấn đề sức khỏe này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm RF.
  • Tiêm vaccine hoặc đã truyền máu: Bệnh nhân vừa mới tiêm vaccine hoặc truyền máy có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ yếu tố dạng thấp trong máu. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng này để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Ưu và nhược điểm của xét nghiệm RF

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp là một chẩn đoán đơn giản, gần như không gây đau đớn, an toàn và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, đôi khi xét nghiệm này cũng có thể dẫn đến một số rủi ro và tác dụng phụ. Do đó trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về ưu và nhược điểm để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Ưu điểm:

  • Quy trình đơn giản, dễ thực hiện.
  • Hiệu quả cao trong việc tiên lượng viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác về rối loạn hệ miễn dịch.
  • Có tác dụng đánh giá các triệu chứng bệnh dựa trên cơ sở khoa học

Nhược điểm:

  • Có khoảng 20 – 30% các các bệnh viêm khớp dạng thấp có yếu tố RF âm tính, do đó xét nghiệm không mang lại hiệu quả
  • Có thể chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm da cơ địa, viêm gan, nhiễm virus, xơ cứng bì, lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren và nhiều vấn đề khác
  • Yếu tố dạng thấp có thể dương tính bất thường, ngay cả khi người bệnh khỏe mạnh và không có bất cứ vấn đề sức khỏe nào

RF là một loại protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra. Một số tình trạng tự miễn dịch, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, có thể gây ra nồng độ RF cao trong máu. Do đó, các bác sĩ thực hiện xét nghiệm định lượng RF để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng liên quan khác.

Do đó, bất cứ ai nghi ngờ viêm khớp dạng thấp hoặc một tình trạng miễn dịch tương tự, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngay cả khi xét nghiệm RF cho kết quả thấp, người bệnh vẫn có thể cần các kiểm tra, đánh giá khác nhằm xác định các dấu hiệu bệnh và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua