Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Theo Tuần và Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chiều dài xương đùi thai nhi là chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra đây cũng là một trong những tiêu chí giúp phát hiệnsớm hội chứng Down. Thông thường chiều dài xương đùi sẽ được xác định từ tuần thứ 14 của thai kỳ, kiểm tra định kỳ cho đến khi sinh nở.

Chiều dài xương đùi thai nhi
Tìm hiểu tiêu chuẩn chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần, cách cải thiện xương đùi ngắn

Vì sao cần đo chiều dài xương đùi thai nhi?

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ được yêu cầu siêu âm để kiểm tra các chỉ số liên quan đến thai nhi. Từ đó đánh giá sức khỏe và đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ. Các chỉ số gồm:

  • GA (Gestational age): Tuổi thai được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh. Đây chính là đường kính lớn nhất đối với mặt cắt vòng đầu bé.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai. Chỉ số này được đo trong những tuần đầu của thai kỳ.
  • CRL (Crown rump length): Chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi thai nhi.
  • EFW (estimated fetal weight): Chỉ số này là cân nặng thai nhi ước đoán.

Trong đó chiều dài xương đùi của thai nhi (Femur length – FL) là một trong những chỉ số quan trọng nhất. Chỉ số này là tiêu chí giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra chiều dài xương đùi của thai có những ý nghĩa sau:

  • Phát hiện hội chứng Down của thai nhi. Hầu hết thai nhi có chiều dài xương đùi trong ngưỡng giới hạn (bình thường), thai phát triển tốt và khỏe mạnh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thai nhi có xương đùi ngắn. Trong khi đó phần lớn những trẻ mắc hội chứng Down đều có chiều dài xương đùi rất ngắn.
  • Dự đoán chiều cao trong tương lai của bé
  • Đánh giá sự phát triển bình thường của thai nhi.

Thông thường chiều dài xương đùi thai nhi sẽ được đo vào tuần thứ 14 của thai kỳ. Sau đó duy trì quá trình kiểm tra trong những lần thăm khám tiếp theo. Thực hiện đều đặn cho đến khi sinh nở.

Đo chiều dài xương đùi thai nhi giúp đánh giá chính xác sự phát triển của thai nhi
Đo chiều dài xương đùi thai nhi định kỳ giúp đánh giá chính xác sự phát triển của thai nhi

Tiêu chuẩn chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và sớm phát hiện những bất thường không mong muốn, mẹ bầu cần siêu âm đo chiều dài xương đùi thai nhi, bắt đầu từ tuần 14 của thai kỳ.

Dưới đây là bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần giúp đánh giá tình trạng thai:

 Tuổi thai (tuần) Chiều dài xương đùi thai nhi (mm)
Giá trị trung bình Ngưỡng giới hạn
14 14 13 – 15
15 17 16 – 19
16 20 18 – 22
17 23 22 – 26
18 15 25 – 29
19 28 27 – 33
20 31 30 – 36
21 34 32 – 38
22 36 35 – 41
23 39 37 – 45
24 42 40 – 48
25 44 42 – 50
26 47 45 – 53
27 49 46 – 56
28 52 49 – 59
29 54 51 – 61
30 56 53 – 63
31 59 55 – 65
32 61 56 – 68
 33 63 58 – 70
34 65 60 – 72
35 67 62 – 74
36 68 64 – 76
37 70 66 – 79
38 71 67 – 81
39 73 68 – 72
40 74 70 – 84

Lưu ý: Thai nhi phát triển bình thường khi chiều dài xương đùi nằm trong ngưỡng giới hạn.

Nguyên nhân khiến chiều dài xương đùi ngắn

Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi, khiến xương đùi nhỏ hoặc/ và quá ngắn bình thường. Dưới đây là những yếu tố chính:

1. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền tác động lớn đến sự phát triển của thai nhi cũng như chiều dài xương đùi và chiều cao của trẻ trong tương lai (chiếm 23%). Điều này có nghĩa những trẻ có bố và mẹ có chiều cao khiêm tốn thường có chiều dài xương đùi ngắn. Đồng thời chiều cao cũng thấp hơn so với những trẻ cùng trang lứa.

Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền tác động đến sự phát triển của thai nhi, chiều dài xương đùi và chiều cao của trẻ trong tương lai

2. Suy sản tiểu não ở thai nhi

Suy sản tiểu não ở thai nhi là một hội chứng rối loạn phát triển, liên quan đến yêu tố di truyền. Trong đó hoạt động chức năng của tiểu não bị suy giảm hoặc tiểu não phát triển không đầy đủ. Tình trạng này khiến trẻ kém phát triển, thường có xương đùi ngắn.

Đối với trường hợp suy sản tiểu não ở thai nhi, mẹ bầu thường có biểu hiện đau bụng bất thường, đau nhiều và tái diễn nhiều lần. Tình trạng này cần được điều trị y tế sớm để tránh phát sinh những vấn đề nghiêm trọng.

3. Dinh dưỡng hàng ngày

Đây là một trong các yếu tố quan trọng quyết định chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, thai phụ được khuyên ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt cần bổ sung canxi từ thực phẩm với hàm lượng cao.

Khi được hấp thu, canxi di chuyển theo máu, xâm nhập qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. Chất này giúp thai nhi phát triển khung xương chắc khỏe. Đồng thời giúp tăng chiều dài của xương đùi và hoàn thiện cấu trúc xương khác.

Ngược lại thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi, trẻ chậm lớn và chậm phát triển chiều cao sau khi sinh. Đồng thời tăng nguy cơ còi xương, mẹ bầu đau nhức xương khớp.

Ăn uống thiếu chất
Ăn uống thiếu chất, không bổ sung đủ canxi làm giảm chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi

4. Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt xấu cũng là nguyên nhân khiến chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi thấp hơn so với tiêu chuẩn. Bởi một số thói quen ở mẹ bầu có thể khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể suy giảm. Chẳng hạn như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya, ngủ không đủ giấc, ăn và uống nhiều đồ ngọt…

Ngoài ra dùng thuốc lá và uống rượu bia còn làm tăng tăng đào thải canxi. Điều này khiến thai nhi không nhận đủ khoáng chất để đảm bảo cho quá trình phát triển.

Cách cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi

Để chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nằm trong ngưỡng giới hạn, thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần thực hiện một số yêu cầu sau:

1. Thiết lập chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng gồm: Chất béo, chất đạm, chất bột đường, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất. Điều này không chỉ giúp cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi mà còn giảm nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Ngoài ra thai cần ăn uống lành mạnh và tăng cường bổ sung những thành phần dinh dưỡng sau:

  • Canxi: Đảm bảo bổ sung canxi với hàm lượng thích hợp trong thời kỳ mang thai. Thành phần dinh dưỡng này không chỉ giúp cải thiện chiều dài xương đùi mà còn duy trì hệ thống xương khớp chắc khỏe. Đồng thời tăng cường hoạt động của hệ thống tuần hoàn, thần kinh và cơ bắp của mẹ bầu. Từ đó mang đến thai kỳ khỏe mạnh. Bông cải xanh, cải xoăn, các loại đậu, hạt, sữa, cua… là những loại thực phẩm giàu canxi.
  • Acid Folic: Tăng cường bổ sung Acid Folic trong suốt thời kỳ mang thai để phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho trẻ. Thành phần dinh dưỡng này có nhiều trong sữa, rau chân vịt, bông cải xanh, quả bơ, ngũ cốc…
  • Vitamin D: Vitamin D có nhiều trong cá hồi, nước ép cam, dầu gan cá tuyết, tôm, nấm, sữa, lòng đỏ trứng… Loại vitamin này giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, tăng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi.
  • Chất sắt: Bổ sung chất sắt để tăng cường quá trình sản sinh hồng cầu, tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Những loại thực phẩm giàu chất sắt gồm củ dền, rau muống, trứng, các loại thịt đỏ…
  • Protein: Cần bổ sung protein với hàm lượng thích hợp trong suốt thời kỳ mang thai. Bởi thành phần dinh dưỡng này là tiền đề cho sự phát triển của cơ quan và các mô. Đồng thời tăng nguồn cung cấp máu, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Sữa, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt và quả hạch… là những nguồn bổ sung protein lành mạnh.

Ngoài thực phẩm và những thành phần dinh dưỡng nêu trên, mẹ bầu cũng cầu chú ý đến một số thức ăn/ thức uống cần tránh. Điều này giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, tránh làm ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi.

Thiết lập chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Thiết lập chế độ ăn giàu dinh dưỡng và khoa học là cách tốt nhất để cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi

Những loại thực phẩm, đồ uống không nên sử dụng:

  • Rượu
  • Thức uống chứa Caffeine
  • Thịt, hải sản tái hoặc sống
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn quá ngọt
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo kém lành mạnh.

2. Sinh hoạt khoa học

Để cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt, mẹ bầu cần sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những gợi ý:

  • Uống nhiều nước lọc (khoảng 2 lít nước/ ngày) để tăng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya. Đảm bảo ngủ 8 tiếng mỗi đêm, 30 – 60 phút vào buổi trưa.
  • Kiểm soát tâm trạng. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, tránh lo lắng quá mức.
  • Tránh lao động nặng hay vận động gắng sức.
  • Duy trì thói quen vận động với những bài tập nhẹ nhàng khi mang thai.

3. Tắm nắng sớm

Tắm nắng là cách hấp thu vitamin D hiệu quả nhất. Cơ thể tạo ra vitamin D khi da của bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chất này chuyển hóa trong da ở dạng đang hoạt động của vitamin (calciferol). Vì thế bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng có thể hấp thu vitamin D thông qua biện pháp tắm nắng.

Khi được hấp thu với hàm lượng thích hợp, vitamin D giúp điều hòa và tăng khả năng hấp thụ khoáng chất tốt cho xương (canxi và phốt pho). Đồng thời hỗ trợ phát triển khung xương và tăng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi. Ngoài ra vitamin D được tổng hợp còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Lưu ý khi tắm nắng:

  • Nên tắm nắng sớm (trong khung giờ 6 – 8 giờ sớm)
  • Để ánh sáng chiếu trực tiếp vào da
  • Tắm nắng tối đa 20 phút/ ngày.
Tắm nắng sớm
Tắm nắng sớm để tăng hấp thụ vitamin D, hỗ trợ phát triển khung xương và cải thiện chiều dài xương đùi thai nhi

Chiều dài xương đùi thai nhi là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi (từ tuần 14 đến tuần 40 của thai). Đồng thời giúp phát hiện sớm hội chứng Down. Chính vì thế mẹ bầu cầu thăm khám và đo chỉ số FL định kỳ, ăn uống điều độ và đủ chất để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua