Hay Bị Tê Chân Tay Là Thiếu Chất Gì? Nên Biết Để Bổ Sung Sớm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Khoáng chất là các chất dinh dưỡng cụ thể mà cơ thể cần thiết để đảm bảo các hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt các khoáng chất cần thiết có thể dẫn đến nhiều phản ứng khác nhau, bao gồm gây tê bì tay chân. Do đó, tìm hiểu tình trạng hay bị tê chân tay là thiếu chất gì để có kế hoạch bổ sung phù hợp.

Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì
Tìm hiểu tình trạng hay bị tê chân tay là thiếu chất gì để có kế hoạch bổ sung phù hợp

Tê bì tay chân là gì?

Tê bì tay chân là tình trạng phổ biến liên quan đến một số tình trạng khác nhau, bao gồm tổn thương các dây thần kinh liên quan đến cảm giác. Trong một số trường hợp tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số trường hợp y tế khẩn cấp, chẳng hạn như đột quỵ.

Tê bì chân tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, ngồi khoanh chân hoặc kê đầu lên cánh tay khi ngủ. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tê bì chân tay, chẳng hạn như:

  • Côn trùng hoặc động vật cắn;
  • Chất độc trong hải sản;
  • Xạ trị;
  • Sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là hóa trị liệu;
  • Nồng độ vitamin bất thường hoặc thiếu các khoáng chất cần thiết.

Đôi khi một số chấn thương cụ thể có thể dẫn đến tê, ngứa ran, chẳng hạn như bị tổn thương dây thần kinh ở cổ hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống.

Áp lực lên các dây thần kinh, chẳng hạn như Hội chứng ống cổ tay, mô sẹo, mạch máu mở rộng, nhiễm trùng hoặc các khối u đều có thể dẫn đến tê bì chân tay.

Ngoài ra, một số bệnh lý và tình trạng cơ thể khác cũng có thể gây tê tay hoặc tê chân, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh thần kinh;
  • Chứng đau nửa đầu;
  • Hiện tượng Raynaud;
  • Bệnh đa xơ cứng;
  • Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua;
  • Co giật;
  • Xơ cứng động mạch;
  • Tuyến giáp hoạt động kém.

Hầu hết các trường hợp tê bì tay chân đều không nghiêm trọng và có thể được cải thiện tại nhà. Các biện pháp điều trị thường bao gồm dành thời gian nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh và thay đổi thói quen sinh hoạt. Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các triệu chứng tê bì tay chân kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Bị Tê Tay Chân Khám Ở Đâu, Bệnh Viện Nào Tốt Nhất?

Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì?

Khoáng chất là các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt các khoáng chất cần thiết xảy ra khi cơ thể không nhận được hoặc không nhận đủ lượng khoáng chất cần thiết.

Cơ thể mỗi người đòi hỏi một lượng khoáng chất khác nhau để hoạt động khỏe mạnh. Sự thiếu hụt khoáng chất thường xảy ra theo thời gian và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như nhu cầu khoáng chất tăng lên, thiếu khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống hoặc khó hấp thụ các khoáng chất cần thiết.

Thiếu khoáng chất có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như mệt mỏi, xương yếu, suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc tê bì tay chân. Trong trường hợp hay bị tê bì tay chân, người bệnh có thể thiếu một số khoáng chất, chẳng hạn như:

1. Tê tay chân thiếu chất gì? Thiếu vitamin B12

Cơ thể cần vitamin B12 để đảm bảo hoạt động của hệ thống thần kinh. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến tê bì chân tay, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở cả tay và chân.

Cơ thể không thể tạo ra vitamin B12 và người bệnh cần tổng hợp vitamin này từ động vật hoặc các chất bổ sung. Do đó, nếu không được bổ sung đầy đủ một cách thường xuyên, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12.

Tê tay chân có thể là thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tê bì chân tay

Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi;
  • Vàng da và tròng mắt;
  • Khó đi bộ hoặc giữ thăng bằng;
  • Ảo giác.

Vitamin B12 có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa, trứng, cá, thịt và gia cầm. Trong chế độ ăn thuần chay, người bệnh có thể bổ sung vitamin B12 thông qua các loại thực phẩm chức năng để tránh gây tê bì chân tay.

2. Thiếu canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của xương và răng. Canxi cũng cần thiết để tăng cường sức khỏe mạch máu, cơ, dây thần kinh và hormone.

Các nguồn canxi tự nhiên bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, các loại cá nhỏ có xương và các loại đậu. Các loại rau xanh, chẳng hạn như bông cải xanh, cải xoăn và cải thảo cũng có thể bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, một số loại thực phẩm được sử dụng tăng cường để bổ sung canxi bao gồm đậu phụ, ngũ cốc và một số loại nước trái cây.

Tham khảo thêm: 15 Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Người Lớn Hiệu Quả Nhất

Sự thiếu hụt canxi không gây ra một số triệu chứng trong thời gian ngắn. Bởi vì cơ thể có thể điều chỉnh lượng canxi trong máu để đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, thiếu canxi trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm mật độ khoáng của xương, còn được gọi là loãng xương.

Nếu không được điều trị phù hợp, chứng loãng xương có thể dẫn đến gãy xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Thiếu canxi nghiêm trọng có thể dẫn đến một số vấn đề y tế, chẳng hạn như cần sử dụng thuốc lợi tiểu, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc suy thận. Các triệu chứng thiếu hụt canxi nghiêm trọng bao gồm:

  • Chuột rút các cơ;
  • Tê bì chân tay;
  • Ngứa ran ở các ngón tay;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Nhịp tim không đều;
  • Dễ gãy xương.

3. Tê chân tay thiếu chất gì? Có thể là thiếu sắt

Có hơn 50% lượng sắt của cơ thể nằm trong các tế bào hồng cầu. Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin, một loại protein mang oxy đến các mô của cơ thể.

Sắt cũng cần thiết để tăng cường sức mạnh của protein và các enzym đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Các nguồn cung cấp sắt tốt nhất bao gồm thịt, gia cầm và một số loại cá. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như các loại đậu cũng có thể hỗ trợ tăng cường lượng sắt trong cơ thể.

Tê chân tay thiếu chất gì
Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi, yếu ớt và tê bì chân tay

Các triệu chứng thiếu sắt thường phát triển chậm theo thời gian và có thể dẫn đến thiếu máu. Các triệu chứng thiếu sắt phổ biến bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt;
  • Người xanh xao;
  • Tê tay, chân hoặc mất cảm giác ở một số bộ phận cơ thể;
  • Thường xuyên bị khó thở, đặc biệt là khi thực hiện một số công việc hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục;
  • Đau đầu, chóng mặt, choáng váng;
  • Da khô, dễ hư tổn, rụng tóc;
  • Hội chứng chân không yên, là tình trạng thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chân khi nghỉ ngơi. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, tê bì, khó chịu ở cẳng chân và chân vào ban đêm.

4. Thiếu kali

Kali là một khoáng chất có chức năng như một chất điện phân, cần thiết cho các hoạt động co cơ, tăng cường chức năng tim và truyền các tín hiệu thần kinh. Kali cũng cần thiết cho hoạt động của một số loại enzym, chẳng hạn như emzym giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng.

Nguồn cung cấp kali tốt nhất cho cơ thể là trái cây và rau quả, chẳng hạn như chuối, bơ, rau lá xanh đậm, củ cải đường, khoai tây và các loại mận. Ngoài ra, nước cam và các loại hạt cũng có thể hỗ trợ bổ sung lượng kali cần thiết.

Thiếu kali có thể là một câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi “Tê bì chân tay thiếu chất gì?“. Bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tê bì chân tay, chuột rút và yếu cơ bắp. Các triệu chứng khác thường bao gồm táo bón, đầy hơi, đau bụng hoặc tê liệt ruột. Thiếu kali nghiêm trọng có thể dẫn đến tê liệt các cơ hoặc khiến nhịp tim không đều. Cả hai tình trạng này đều có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến thiếu kali là mất quá nhiều nước. Một số tình trạng bao gồm nôn mửa kéo dài hoặc sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu.

5. Tê bì chân tay do thiếu chất magiê

Cơ thể cần magiê cho một loạt các phản ứng khác nhau, chẳng hạn như kiểm soát mức đường huyết và huyết áp. Magiê cũng cần thiết cho các chức năng của cơ bắp, dây thần kinh, chức năng não, chuyển hóa năng lượng và sản xuất protein trong cơ thể.

Có khoảng 60% magiê của cơ thể ở trong xương và khoảng 40% ở các tế bào cơ hoặc mô mềm. Các nguồn bổ sung magiê phổ biến nhất bao gồm:

  • Các loại đậu;
  • Các loại quả hạch;
  • Các loại hạt;
  • Các loại ngũ cốc;
  • Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như rau bina.

Thiếu magiê là tình trạng không phổ biến ở những người khỏe mạnh. Thông thường thận sẽ giữ magiê lại trong cơ thể và không đào thải thông qua nước tiểu. Tuy nhiên có một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như nghiện rượu mãn tính, có thể dẫn đến tình trạng thiếu magiê.

hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Magiê
Thiếu hụt lượng Magiê cần thiết có thể dẫn đến tê tay, chuột rút và mất sức mạnh ở người bệnh

Tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu thiếu magiê phổ biến nhất. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Chuột rút;
  • Sức mạnh kém;
  • Yếu ớt;
  • Ăn mất ngon;
  • Buồn nôn và nôn.

Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng thiếu magiê có thể dẫn đến một số đặc trưng như:

  • Tê buốt tay chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể;
  • Ngứa ran khắp cơ thể;
  • Co giật;
  • Nhịp tim bất thường.

6. Thiếu kẽm

Hay bị tê bì chân tay là thiếu chất gì? Câu trả lời có thể là cơ thể bạn đang thiếu Kẽm. Kẽm cần thiết cho nhiều hoạt động của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Tổng hợp các loại protein cần thiết;
  • Tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch;
  • Hỗ trợ làm lành vết thương;
  • Tổng hợp DNA.

Kẽm cũng cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Thiếu kẽm trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến tình trạng tê bì chân tay ở phụ nữ có thai và gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Kẽm thường được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm và hàu. Các nguồn bổ sung kẽm khác bao gồm các loại đậu, quả hạch, các loại ngũ cốc và các sản phẩm sữa.

Thiếu kẽm có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Chán ăn;
  • Mất vị giác hoặc khứu giác;
  • Mệt mỏi, yếu ớt;
  • Mất cảm giác hoặc tê bì chân tay;
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu và tăng trưởng chậm.

7. Tê chân tay là thiếu chất gì? Thiếu vitamin E

Vitamin E là loại vitamin tan trong chất béo, có tính chất chống oxy hóa và giúp giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Vitamin E có tự nhiên trọng nhiều loại thực phẩm và một số loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Do đó, thiếu hụt vitamin E là tình trạng rất hiếm khi xảy ra, trừ khi người bệnh có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

tê chân tay thiếu chất gì? vitamin e
Thiếu vitamin E là nguyên nhân không phổ biến có thể dẫn đến tê tay chân

Thiếu vitamin E có thể dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Đau, yếu cơ;
  • Cứng khớp;
  • Tê bì chân tay hoặc mất cảm giác;
  • Rối loạn thị giác;
  • Cảm thấy yếu ớt nói chung;
  • Gặp khó khăn khi đi bộ hoặc phối hợp tứ chi.

Thiếu hụt vitamin E là tình trạng hiếm gặp và có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Cách bổ sung các khoáng chất cần thiết để phòng ngừa tê bì tay chân

Để xác định tình trạng hay bị tê chân tay là thiếu chất gì, bác sĩ có thể thực hiện một số biện pháp chẩn đoán, chẳng hạn như:

  • Tiền sử bệnh, bao gồm các triệu chứng và tiền sử gia đình;
  • Khám sức khỏe tổng thể;
  • Kiểm tra chế độ và thói quen ăn uống của người bệnh;
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và đo chất điện giải trong máu;
  • Thực hiện các bài kiểm tra cần thiết để xác định các điều kiện cơ bản.

Việc cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm liên quan khác để xác định mức độ tổn thương trước khi có kế hoạch điều trị cụ thể.

Các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu khoáng chất bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hoặc điều trị khẩn cấp trong trường hợp cần thiết.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng thiếu khoáng chất nhẹ và điều trị tình trạng tê bì chân tay tại nhà. Những người thiếu sắt có thể được yêu cầu bổ sung nhiều thịt, thịt gia cầm, trứng, ngũ cốc và tăng cường chất sắt trong chế độ ăn uống.

hay bị tê chân tay là thiếu chất gì và cách bổ sung
Thay đổi chế độ ăn uống là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng thiếu hụt khoáng chất cần thiết

Người bệnh có thể được đề nghị đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng nếu tình trạng thiếu các khoáng chất nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể đề nghị các thay đổi về thói quen ăn uống, bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và một số loại thực phẩm cần thiết khác tùy theo loại khoáng chất thiếu hụt.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng có thể đề nghị người bệnh ghi lại nhật ký thực phẩm để theo dõi các loại thực phẩm tiêu thụ và tiến triển điều trị.

2. Sản phẩm bổ sung

Trong các trường hợp thiếu hụt khoáng chất nghiêm trọng, không thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng viên uống bổ sung. Sản phẩm bổ sung có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các chất bổ sung khác để tăng cường khả năng hấp thụ và sử dụng khoáng chất. Chẳng hạn hạn canxi thường được sử dụng kết hợp với vitamin D để tăng khả năng hấp thụ.

tê tay chân thiếu chất gì
Sử dụng viên uống bổ sung khoáng chất và vitamin trong các trường hợp cần thiết

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt, bác sĩ có thể quyết định định lượng và tần suất sử dụng các chất bổ sung. Điều quan trọng là thực hiện chế độ bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung quá nhiều vitamin và khoáng chất cũng có thể gây hại cho sức khỏe theo nhiều cách khác nhau.

3. Điều trị khẩn cấp

Đôi khi tình trạng thiếu hụt khoáng chất nghiêm trọng có thể cần được nhập viện điều trị để tránh các rủi ro liên quan. Khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết có thể được sử dụng thông qua đường tiêm tĩnh mạch.

Thiếu khoáng chất nghiêm trọng có thể cần điều trị trong nhiều ngày liên tục. Tuy nhiên, điều trị khẩn cấp có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, sưng bàn tay, bàn chân hoặc thay đổi nhịp tim. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm máu bổ sung để xác định hiệu quả của quá trình điều trị.

Bài viết trên đã trả lời cho bạn câu hỏi “Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì?“. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt các khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là vitamin B12, magiê và kali. Tuy nhiên, ngoài tê bì tay chân, người bệnh có thể bị táo bón, kém tập trung và một số dấu hiệu liên quan khác.

Thiếu hụt khoáng chất nhẹ có thể được cải thiện bằng việc thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên đối với các trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhập viện và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu tình trạng tê bì chân tay nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

 Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Tê Đầu Ngón Tay Đi Khám Ở Đâu
Bị tê đầu ngón tay đi khám ở đâu là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là tình trạng phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương ở tay, duy trì tư thế tĩnh quá ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua