9 Cách Chữa Tê Bì Chân Tay Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Theo dõi IHR trên goole news

Có thể áp dụng các cách chữa tê bì chân tay tại nhà trước khi can thiệp y tế. Đây là giải pháp hữu hiệu cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên nếu triệu chứng có liên quan tới các vấn đề bệnh lý thì chăm sóc y tế là rất cần thiết.

9 Cách chữa tê bì chân tay tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Tê bì chân tay là triệu chứng rất phổ biến có thể ảnh hưởng tới hầu hết mọi người trong các thời điểm nhất định. Ngồi khoanh chân hay nằm đè lên tay cũng có thể khiến cho tình trạng này xảy ra.

Cảm giác tê bì chân tay thường được mô tả giống như bị kim châm hay bỏng rát khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy ngứa ran, đau hay yếu cơ ở tay chân và các bộ phận xung quanh.

Hầu hết các trường hợp bị tê bì chân tay đều không nghiêm trọng. Một số giải pháp tại nhà có thể giúp loại bỏ áp lực tác động và cải thiện triệu chứng. Từ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.

Dưới dây là 9 cách chữa tê bì chân tay tại nhà được áp dụng phổ biến:

1. Mẹo chữa tê chân tay tại nhà bằng cách chườm nóng

Chườm nóng là một trong những cách chữa tê bì chân tay tại nhà rất dễ thực hiện. Đặc biệt là có khả năng mang đến hiệu quả tức thì. Giải pháp này có thể mang lại kết quả tốt nhờ vào cơ chế tăng cường tuần hoàn máu.

Hơn nữa, chườm nóng còn giúp gân cơ được thư giãn và giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép. Đáp ứng tốt với cả các trường hợp bị tê bì chân tay do các bệnh cơ xương khớp. Điển hình như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 túi chườm ấm có nhiệt độ khoảng 60 – 70°C
  • Áp trực tiếp lên vùng chân tay có cảm giác tê bì
  • Thực hiện trong khoảng từ 15 đến 20 phút
  • Duy trì đều đặn khoảng 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng giảm hẳn
mẹo chữa tê chân tay tại nhà bằng cách chườm nóng
Chườm nóng giúp tăng tuần hoàn máu và làm giảm cảm giác khó chịu

**Lưu ý: Trường hợp không có túi chườm ấm để sử dụng thì bạn có thể chuẩn bị chai nước ấm để thay thế. Chỉ cần lăn qua lăn lại lên tay chân khoảng 15 – 20 phút là cũng có thể cải thiện rất tốt triệu chứng.

2. Tắm nước ấm

Ngoài cách chườm nóng thì tắm nước ấm cũng là cách chữa tê bì chân tay tại nhà giúp cải thiện tình trạng khá hiệu quả. Nhiệt độ ấm từ nước tắm có tác dụng thư giãn gân cơ và cải thiện tuần hoàn máu.

Bạn có thể thêm 1 chút tinh dầu thảo dược vào trong bồn nước tắm. Điều này giúp tăng tác dụng thư giãn và chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 bồn tắm nước ấm
  • Thêm vào vài ba giọt tinh dầu thảo dược
  • Ngâm mình trong bồn tắm khoảng 10 – 15 phút
  • Nên thực hiện vào buổi tối trước giờ đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng

**Lưu ý: Cần điều chỉnh nhiệt độ của nước tắm cho phù hợp. Tuyệt đối không được tắm nước quá nóng bởi nhiệt độ cao có thể gây bỏng hoặc làm mất lớp màng lipid bảo vệ da. Sau khi tắm nước ấm nên sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô ráp.

3. Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là cách trị tê chân tay tại nhà có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Giải pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và thúc đẩy hoạt động của các tế bào hạch bạch huyết.

Ngoài ra, việc kết hợp với bấm huyệt còn giúp đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương và ra tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn, giảm co cứng gân cơ và dây thần kinh. Từ đó khắc phục tối ưu triệu chứng tê bì chân tay.

Cách thực hiện:

  • Xoa 2 lòng bàn tay vào với nhau cho nóng lên. Sau đó xoa bóp lên toàn bộ vùng tay và chân bị tê bì.
  • Để nâng cao hiệu quả, trước khi xoa bóp hãy xoa lên da 1 chút tinh dầu. Có thể sử dụng tinh dầu tràm trà, sả, bạc hà hay oải hương đều được.
  • Sau khi xoa bóp cho mô mềm nóng lên thì tiến hành bấm huyệt. Cần ấn nhẹ vào các huyệt như Dương Trì, Khúc Trì, Nội Quan, Hợp Cốc, Ngoại Quan và Bát Tà.
  • Tác động mỗi huyệt khoảng 1 phút với lực tay từ nhẹ tới mạnh.
  • Chú ý xác định đúng vị trí của các huyệt để thao tác đúng cách. Tốt nhất hãy nhờ tới sự giúp đỡ của những người có chuyên môn. Có thể là bác sĩ y học cổ truyền hoặc thầy thuốc đông y.

Tham khảo chi tiết: Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Tê Tay Chân – Hướng Dẫn Chi Tiết

Xoa bóp bấm huyệt là cách trị tê chân tay tại nhà
Xoa bóp bấm huyệt giúp thư giãn gân cơ và làm giảm cảm giác tê bì chân tay

4. Điều chỉnh tư thế

Trong rất nhiều trường hợp, tê bì chân tay đến từ chính các tư thế xấu hằng ngày. Điển hình như ngồi xổm, bắt chéo chân hay nằm dằn lên cánh tay.

Duy trì tư thế xấu có thể khiến cho mạch máu và các rễ dây thần kinh bị đè nén. Từ đó làm giảm tuần hoàn máu tới các chi, gây ra đau nhức, co cứng và tê bì. Nhiều trường hợp còn làm giảm khả năng vận động.

Cần sớm điều chỉnh tư thế và tránh thực hành các tư thế xấu trong cuộc sống thường ngày:

  • Khi nằm cần tránh kê tay dưới đầu, trên trán hay nằm đè lên tay.
  • Khi ngồi cần giữ cột sống lưng được thẳng. Tránh tình trạng ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân.
  • Thỉnh thoảng nên thay đổi tư thế, tránh duy trì tư thế tĩnh quá lâu.
  • Đối với phụ nữ, nên hạn chế di chuyển quá nhiều trên giày cao gót.

5. Vận động

Hiện tượng tê bì chân tay thường xảy ra khi bạn ngồi hay đứng yên một chỗ trong thời gian dài. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này là kích thích lưu thông máu bằng cách vận động.

Thỉnh thoảng nên thử đứng dậy và đi lại vài ba bước để cơ thể và chân tay được thư giãn. Hoặc đơn giản bạn có thể đung đưa chân hay vận động tay tại chỗ khi ngồi. Các động tác đơn giản này sẽ giúp cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng.

Hãy chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Ngoài việc làm giảm cảm giác tê bì thì tập thể dục còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng tê bì ngay từ đầu. Chính vì vậy bạn nên cố gắng đưa hoạt động vào trong thời gian biểu hằng ngày. Cho dù đơn giản chỉ là đi dạo một vòng ngắn.
  • Các bài tập tác động mạnh đến tay chân như chạy nhanh, đánh bóng chuyền, đá bóng, cầu lông, tennis có thể gây tê bì chân tay ở một số người. Do đó bạn nên thử những bài tập ít tác động hơn như đi bộ, bơi, đạp xe.
  • Dành thời gian giãn cơ trước khi tập luyện. Đồng thời chú ý mặc quần áo và đi giày thể thao thích hợp. Tập luyện trên bề mặt bằng phẳng để tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.
cách chữa tê bì chân tay tại nhà
Bạn nên vận động nhẹ nhàng và phù hợp khi bị tê bì chân tay

6. Châm cứu

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh được áp dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng kim châm mảnh để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Tác dụng chính là giảm đau, giảm viêm và cải thiện quá trình lưu thông máu.

Mặc dù không được các bác sĩ khuyến nghị nhưng giải pháp châm cứu có thể mang lại hiệu quả chữa tê bì chân tay. Đặc biệt là trong các trường hợp tuần hoàn máu tới chân tay kém. Châm cứu sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, đồng thời giải phóng nhiều chất như endorphin và serotonin để làm giảm cảm giác khó chịu.

Chú ý đến một vài vấn đề sau:

  • Không phải tất cả các huyệt vị giúp làm giảm cảm giác tê chân tay đều nằm gần nơi xuất hiện triệu chứng. Chúng có thể nằm ở những vị trí xa hơn trên cơ thể.
  • Châm cứu được thực hiện bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bao gồm bác sĩ y học cổ truyền, thầy thuốc đông y, chuyên gia vật lý trị liệu hay chuyên gia thiên nhiên liệu pháp được cấp giấy phép hành nghề.

7. Bổ sung dưỡng chất

Thiếu hụt dưỡng chất cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay ở nhiều người. Đặc biệt, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể thiếu hụt vitamin B và magie. Do đó, để phòng ngừa hiệu quả và cải thiện tốt nhất tình trạng tê bì chân tay, các bác sĩ và chuyên gia xương khớp hiện nay khuyên người dùng nên tham khảo và tích cực bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết, nhất là vitamin B và magie. 

8. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày có thể gây ra hoặc khiến cho triệu chứng tê bì chân tay trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cần sớm có sự điều chỉnh để cải thiện tốt triệu chứng này.

Hơn nữa, việc duy trì một lối sống lành mạnh còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là có thể phòng ngừa các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp…

Chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không nên lao động quá sức, mang vác nặng hay di chuyển quá nhiều. Cần tránh những thói quen có thể khiến ổ khớp và dây thần kinh bị chèn ép. Điển hình như ngồi xổm, sai lệch tư thế…
  • Những người bị thừa cân – béo phì nên sớm có kế hoạch giảm cân an toàn. Bởi cân nặng lớn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe xương khớp và gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.
  • Dành khoảng ít nhất 30 – 45 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất. Nên lựa chọn bài tập và các bộ môn vận động phù hợp với sức khỏe cũng như thể trạng.
  • Thận trọng trong lao động, vui chơi thể thao hay tham gia giao thông. Điều này có thể giúp hạn chế nguy cơ bị chấn thương.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc với thời gian nghỉ ngơi. Tránh thức khuya và ngủ thiếu giấc. Tốt nhất nên đi ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ đêm kéo dài ít nhất 6 tiếng.
  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Lúc này nên hạn chế di chuyển ngoài trời khi không cần thiết. Chú ý mặc quần áo dài tay và tắm bằng nước ấm.

9. Tận dụng thảo dược

Ngoài các giải pháp trên thì tận dụng thảo dược tự nhiên cũng là một cách chữa tê chân tay tại nhà được áp dụng phổ biến. Một số loại thảo dược tự nhiên như lá lốt, ngải cứu, gừng, nghệ, cây xấu hổ… có thể giúp cải thiện triệu chứng khó chịu và tăng cường sức khỏe xương khớp.

thảo dược chữa tê bì chân tay
Lá lốt là thảo dược có thể tận dụng để khắc phục chứng tê bì chân tay

– Sử dụng lá lốt:

  • Chuẩn bị khoảng 200g cây lá lốt tươi đem rửa sạch, để ráo
  • Đun sôi 2 lít nước, thả lá lốt vào đun thêm 5 phút
  • Pha thêm với 1 ít nước lạnh vào cho ấm
  • Dùng nước này để ngâm tay chân khoảng 10 – 15 phút
  • Thực hiện 1 lần/ ngày vào trước khi đi ngủ

– Dùng lá ngải cứu:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch và để ráo
  • Cho lên chảo sao nóng cùng 1 ít muối hạt
  • Bọc hỗn hợp thuốc trong miếng vải sạch rồi chờ cho nguội bớt
  • Chườm lên vùng tay chân bị tê bì khoảng 10 phút

– Sử dụng nghệ:

  • Chuẩn bị 1 ít nghệ tươi đem rửa sạch rồi để ráo và giã nhuyễn
  • Cho vào hũ thủy tinh, đổ ngập rượu trắng lên ngâm khoảng 4 – 5 ngày
  • Lấy 1 ít rượu nghệ thoa lên khu vực bị ảnh hưởng
  • Massage khoảng 5 – 7 phút để nhận được kết quả tốt

– Dùng gừng tươi và muối:

  • Chuẩn bị 1 chậu nước nóng
  • Đập dập 1 củ gừng và cho 1 ít muối vào chậu nước
  • Khuấy đều lên và chờ cho nước bớt nóng
  • Dùng để ngâm tay chân khoảng 10 phút trước khi đi ngủ

Tham khảo thêm: 6 cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân hiệu quả, dễ kiếm

Tê bì chân tay khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Hiện tượng thỉnh thoảng bị tê chân tay thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Đa phần có liên quan tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thường ngày.

cách chữa tê bì chân tay tại nhà
Nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi các triệu chứng kéo dài hay trở nên nghiêm trọng

Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây có thể là hệ quả liên quan tới nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Triệu chứng kéo dài dai dẳng
  • Cảm giác đau và sưng chân tay tăng nhanh chóng
  • Chân tay bị yếu
  • Sốt cao
  • Chân tay thay đổi màu sắc
  • Sụt cân đột ngột không rõ nguyên do

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chân và hỏi về tiền sử bệnh, thói quen ăn uống cũng như lối sống của người bệnh. Ngoài ra có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số đường huyết giúp loại trừ khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Trường hợp tê bì chân tay có liên quan tới có liên quan tới các bệnh xương khớp mãn tính như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,… người bệnh cần tìm đến các phương pháp điều trị bệnh dứt điểm, ngăn tái phát. Hiện nay, các bài thuốc thảo dược đặc trị tê bì chân tay được đông đảo nhân dân lựa chọn và đã khỏi bệnh. 

Bài viết đã chia sẻ 9 cách chữa tê bì chân tay tại nhà rất dễ áp dụng. Các mẹo này có thể khắc phục tạm thời triệu chứng, tăng tuần hoàn máu và bảo toàn chức năng vận động. Tuy nhiên nếu bị tê chân tay kéo dài hay đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác thì việc chủ động thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất cần thiết.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Ngành Ngồi Mu Bao Lâu Mới Lành
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết
Tập Gym Có Tăng Chiều Cao Không
Gym là một bộ môn tốt cho sức khỏe và hỗ trợ phát triển cơ bắp rất tốt. Tuy nhiên nếu luyện tập không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp cũng như chiều ...
Xem chi tiết
Rách Dây Chằng Chéo Trước Có Tự Lành Không
Người bị rách dây chằng chéo trước có tự lành không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính ổn định ...
Xem chi tiết

Bình luận (113)

  1. Châu Thị Phương Thảo says: Trả lời

    Bác sĩ ơi mẹ em bị chứng huyết áp thấp lâu năm rồi thì giờ chữa cái chứng tê bì chân tay như nào để không bị ảnh hưởng đến huyết áp ạ.

  2. Đầu tư 4.0 says: Trả lời

    Có ai bị thoát bị lưng rồi tê mỏi xuống hết 2 bên chân mà chữa khỏi được chưa chỉ tôi biết cách với. Mấy ngày nay thời tiết thay đổi thấy tình trạng ngày càng nặng hơn, khó chịu lắm

    1. Minh Quân says:

      Mấy cái bệnh xương khớp này tôi thấy sao khó chữa, tôi đi viện uống thuốc hết đợt này đợt khác mà cũng chỉ giảm đau chứ không có khỏi

  3. Nguyên Nguyễn says: Trả lời

    Tôi chữa cái chứng tê bì chân tay này gần chục năm rồi mà chẳng thấy khá khẩm hơn là bao, bệnh thì ngày càng trở nặng, cứ mỗi sáng dậy là lại đau đến không cử đống nổi, nghe nhiều người đồn thuốc ở NNYV tốt lắm? không biết có đỡ đc bệnh của tôi không?

    1. Cánh chim trời says:

      Tôi đang trị ở đây này, uống thuốc cũng đc 2 tuần nay rồi. Tuần đầu tiên dùng thì chẳng thấy đỡ gì, còn tưởng mình mua trúng thuốc dởm rồi cơ. Nhưng tin tưởng bác sĩ nên kiên trì dùng tiếp, giờ thấy chứng đau buốt chân tay của tôi đỡ hởn rồi, không bị run mỗi khi cầm đồ nữa. Tôi nghĩ dùng thêm tháng nữa là bệnh của tôi cũng ổn rồi

  4. Văn Bảo says: Trả lời

    Trước tôi hay dùng rễ cây lá lốt nấu nước lên rồi ngâm chân, ngâm tay nó cũng bớt tê bì đi đấy bà con thử áp dụng xem

    1. Ê li za bét says:

      Ôí zời, tui thì dùng đủ các mẹo không bỏ sót loại nào vẫn không ăn thua đây, đỡ tê dc một lúc, hôm sau rồi lại bị lại, mà mất công đi kiếm cây thuốc lắm, ngày nào cũng lạch cạch đi kiếm thuốc rồi về nấu lên mà hiệu quả k cao nên tui bỏ. Nản!

  5. Trần Đạt says: Trả lời

    Tôi hiện đang là công nhân nhà máy, hằng ngày phải bê vác nhiều, dạo gần đây tôi hay xuất hiện đau cơ đau ở bả vai, tê bì lan từ cổ đến 2 cánh tay, mỗi lần như thế thì không làm được việc gì nữa, người mệt mỏi. Này có phải tê bì chân tay thông thường các bác hay bị không. Tôi lo quá.

    1. Lý Tiểu Long says:

      Lúc trước chú có bị đau không hay bây giờ mới xuất hiện ? Trước bố cháu cũng bị tê bì vùng bả vai cánh tay , lúc đầu thỉnh thoảng mới xuất hiện, lúc ý chỉ nghĩ do do ngủ sai tư thế nên mới thế, ai ngờ một thời gian sau bố kêu đau suốt, đến khám thì bác sĩ bảo tê bì hoài để lâu nên thành bị thoái hóa khớp. Chú đi khám xem thế nào, bệnh này phải chữa nhanh không để lâu nó ảnh hưởng nặng xương khớp đó chú

    2. Hân Phạm says:

      Tê bì chân tay cũng có thể là do các bệnh thoái hoá cột sống hoặc đau dây thần kinh toạ gây nên đó mọi người, nên khi làm việc mọi người cố gắng giữ đúng tư thế để cải thiện cơn đau, mà nặng quá thì phải dùng thuốc để hỗ trợ rồi

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua