Tê Bì Chân Tay Ở Người Tiểu Đường Và Cách Chữa Hiệu Quả
Tê bì chân tay ở người tiểu đường là một biến chứng phổ biến nhưng nghiêm trọng. Tình trạng này thường tiến triển chậm và cần được điều trị phù hợp để tránh gây tổn thương vĩnh viễn các dây thần kinh.
Tê bì chân tay ở người tiểu đường là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và gây tê bì chân tay. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Bệnh xảy ra theo nhiều cách khác nhau và liên quan đến lượng đường trong máu quá cao trong một thời gian kéo dài. Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
Bệnh thần kinh tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Tình trạng này có thể phát triển chậm trong nhiều thập kỷ. Do đó, nếu bị tiểu đường và cảm thấy tê bì chân tay, ngứa ran, đau hoặc yếu ở bàn tay hoặc chân, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể không cảm nhận được cơn đau, vết loét hoặc các tổn thương khác ở bàn chân hoặc tay.
Trong trường hợp tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường kéo dài hoặc nghiêm trọng, người bệnh có thể dễ bị chấn thương hoặc nhiễm trùng. Nếu vết thương kém lành hoặc nhiễm trùng, người bệnh có thể cần cắt cụt chi.
Có nhiều loại bệnh thần kinh tiểu đường khác nhau ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể và dẫn đến các triệu chứng khác nhau. Do đó, nếu bị tiểu đường, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra nồng độ đường huyết và liên hệ với bác sĩ điều trị nếu bị tê bì chân tay.
Các loại bệnh thần kinh tiểu đường
Có bốn loại bệnh thần kinh có thể dẫn đến tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường. Cụ thể các loại bệnh thần kinh tiểu đường bao gồm:
1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Loại bệnh thần kinh này thường gây tê bì bàn tay và cẳng tay. Trong các trường hợp hiếm khi xảy ra, người bệnh có thể bị tê ở cánh tay, bụng và lưng.
Các triệu chứng bao gồm:
- Ngứa ran;
- Tê, có thể là tình trạng vĩnh viễn;
- Nóng rát, đặc biệt là vào buổi tối;
- Đau đớn.
Các triệu chứng thường có xu hướng được cải thiện khi lượng đường trong máu được kiểm soát. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để cải thiện các triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Bệnh thần kinh tự chủ
Bệnh thần kinh tự chủ thường ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là ở dạ dày. Ngoài ra, bệnh cũng gây ảnh hưởng đến mạch máu, hệ thống tiết niệu và cơ quan sinh dục.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đầy hơi, chướng bụng;
- Tiêu chảy;
- Táo bón;
- Ợ nóng;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Cảm thấy no sau các bữa ăn nhỏ.
Khi ảnh hưởng đến các mạch máu, người bệnh có thể cảm thấy:
- Tê bì chân tay, đặc biệt là khi giữ một tư thế quá lâu;
- Nhịp tim nhanh hơn;
- Chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng lên nhanh chóng;
- Huyết áp thấp;
- Buồn nôn và nôn.
Bệnh thần kinh tự chủ là một tình trạng nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.
3. Bệnh thần kinh gốc
Tình trạng này thường gây đau ở một bên đùi, hông hoặc mông. Đôi khi các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến chân, dẫn đến yếu, tê bì chân hoặc đau thần kinh tọa. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc và vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau, phục hồi chức năng chân và ngăn ngừa các tổn thương thần kinh nghiêm trọng.
4. Bệnh thần kinh khu trú
Bệnh thần kinh khu trú là tình trạng xuất hiện một cách đột ngột và ảnh hưởng đến các dây thần kinh cụ thể, phổ biến ở đầu, thân và chân. Tình trạng này dẫn đến tê bì chân tay ở người tiểu đường, đau đớn và yếu cơ.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Song thị, là tình trạng mắt nhìn một vật thể thành hai;
- Đau mắt;
- Liệt một bên mặt;
- Đau dữ dội ở một vùng nhất định trên cơ thể, chẳng hạn như lưng dưới hoặc các chân;
- Đau ngực hoặc đau bụng, đôi khi tình trạng này bị nhầm lẫn thành một cơn đau tim hoặc đau ruột thừa.
Các triệu chứng của bệnh thần kinh khu trú không thể chẩn đoán trước những cần được điều trị phù hợp để tránh các tổn thương lâu dài. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường có thể liên quan đến tình trạng chèn ép các dây thần kinh, chẳng hạn như Hội chứng ống cổ tay. Điều này dẫn đến ngứa ran ở bàn tay và đôi khi là gây yếu hoặc đau cơ.
Các dấu hiệu của bệnh thần kinh tiểu đường
Tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường xuất hiện từ từ trong nhiều năm. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện tổn thương thần kinh xuất hiện đầu tiên ở bàn chân, dẫn đến châm chích các đầu ngón chân và gây đau đớn dữ dội.
Các triệu chứng khác phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng. Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến khác bao gồm:
- Nhạy cảm với các tác động đến khu vực bị ảnh hưởng;
- Mất xúc giác;
- Khó phối hợp khi đi bộ;
- Tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân;
- Có cảm giác nóng rát ở bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm;
- Yếu cơ;
- Đầy hơi, chướng bụng;
- Buồn nôn, khó tiêu hoặc nôn mửa;
- Tiêu chảy hoặc táo bón;
- Chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng dậy;
- Đổ mồ hôi quá nhiều;
- Có các vấn đề về bàng quang, chẳng hạn như không thể làm rỗng bàng quang hoàn toàn;
- Khô âm đạo;
- Rối loạn cương dương;
- Không có khả năng cảm nhận được lượng đường trong máu thấp;
- Có vấn đề về thị lực, chẳng hạn như song thị;
- Tăng nhịp tim.
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng thể nhẹ và tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, theo thời gian, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến đau đớn và nhạy cảm, ngay cả khi chỉ chạm nhẹ vào khu vực bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu không được điều trị, tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, suy giảm chất lượng cuộc sống và dẫn đến trầm cảm.
Nguyên nhân gây tê bì chân tay ở người tiểu đường
Nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên các nghiên cứu cho rằng, lượng đường trong máu cao trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương các dây thần kinh, gây cản trở tín hiệu và gây tê bì tay chân. Lượng đường trong máu cao cũng có thể làm suy yếu các mạch máu nhỏ (mao mạch) cung cấp chất dinh dưỡng cho dây thần kinh. Điều này cũng có thể dẫn đến tê bì chân tay ở người tiểu đường.
Các yếu tố rủi ro:
- Kiểm soát lượng đường trong máu kém: Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm cả tổn thương thần kinh và gây tê chân hoặc tê tay;
- Bệnh tiểu đường mãn tính: Nguy cơ tê bì chân tay ở người tiểu đường thường cao hơn khi người bệnh có bệnh tiểu đường trong thời gian dài và không được kiểm soát tốt;
- Bệnh thận: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thận. Thận bị tổn thương có thể đưa các chất độc vào máu, gây tổn thương dây thần kinh và gây tê bì chân tay;
- Thừa cân: Người có chỉ số cơ thể cao có nguy cơ bị tê bì chân tay ở người tiểu đường cao hơn những người bệnh khác;
- Hút thuốc: Thuốc lá có thể làm thu hẹp và đông cứng các động mạch của người bệnh. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. Điều này gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến tê chân và khiến vết thương khó lành hơn.
Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin B12 ở bệnh nhân tiểu đường cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh và dẫn đến tê bì chân tay.
Chẩn đoán tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và tiền sử bệnh để xác định các tổn thương thần kinh. Người bệnh cũng có thể cần được kiểm tra mức độ nhạy cảm với nhiệt độ, xúc giác, nhịp tim, huyết áp và mức độ săn chắc của cơ để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
Cùng với các kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị các chẩn đoán khác, chẳng hạn như:
- Kiểm tra dây tóc: Bác sĩ có thể sử dụng một sợi dây nilong mềm tác động lên các vùng da trên cơ thể để kiểm tra mức độ nhạy cảm khi chạm vào;
- Kiểm tra cảm quan: Thử nghiệm này giúp bác sĩ xác định phản ứng của các dây thần kinh với nhiệt độ và các rung động;
- Thử nghiệm dẫn truyền thần kinh: Thử nghiệm này đo tốc độ của các dây thần kinh ở cánh tay và chân để chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay;
- Kiểm tra phản ứng cơ: Thử nghiệm này được sử dụng để nghiên cứu các dẫn truyền thần kinh và phản ứng của cơ bắp.
Điều trị tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường
Bệnh thần kinh tiểu đường không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường có thể được kiểm soát bằng nhiều biện pháp. Việc điều trị thường nhằm mục đích làm giảm tiến triển của bệnh, giảm đau, kiểm soát các biến chứng và khôi phục chức năng bình thường.
Tùy thuộc vào loại tổn thương thần kinh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, các biện pháp điều trị có thể bao gồm:
1. Làm chậm tiến triển của bệnh tiểu đường
Để cải thiện tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường, điều quan trọng là kiểm soát các triệu chứng tiểu đường. Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thậm chí có thể cải thiện một số triệu chứng hiện tại của bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các tổn thương thần kinh. Tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh và các vấn đề liên quan, bác sĩ có thể đề nghị các kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường khác nhau. Nói chung, người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện và giữ lượng đường trong khoảng:
- Giữ 80 và 130 mg / dL trước bữa ăn;
- Dưới 180 mg / dL hai giờ sau bữa ăn.
Đối với người trẻ tuổi và người có các bệnh lý nền mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia khuyến cáo cần giữ lượng đường trong máu thấp hơn một chút so với khuyến cáo. Cụ thể, lượng đường trung bình như sau:
- Giữa 80 và 120 mg / dL cho người từ 59 tuổi trở xuống và không có các bệnh lý khác;
- Từ 100 đến 140 mg / dL cho người từ 60 tuổi trở lên hoặc các các bệnh nền khác, chẳng hạn như bệnh tim, phổi hoặc thận.
Ngoài ra, để giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường trở nên tồi tệ hơn bao gồm kiểm soát huyết áp, duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể chất thường xuyên.
2. Sử dụng thuốc điều trị
Trong trường hợp tê bì chân tay ở người tiểu đường, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen, để chống viêm và cải thiện các triệu chứng. Sử dụng thuốc với liều thấp và theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
Các loại thuốc khác có thể được chỉ định bao gồm:
– Thuốc chống trầm cảm:
Đối với bệnh nhân tiểu đường bị tê bì chân tay, thuốc chống trầm cảm có thể được kê đơn để cải thiện các tổn thương thần kinh. Thuốc hoạt động bằng cách thay đổi các chất hóa học trong não bộ và giảm cảm giác tê hoặc đau đớn.
Các loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng là thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline, imipramine và desipramine. Các tác dụng phụ bao gồm gây khó chịu như khô miệng, mệt mỏi và đổ nhiều mồ hôi.
Ngoài ra, các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine cũng có thể được đề nghị sử dụng thay thế cho thuốc chống trầm cảm ba vòng, do xu hướng ít tác dụng phụ hơn.
– Thuốc giảm đau opioid:
Các loại thuốc giảm đau mạnh, chẳng hạn như opioid có thể được chỉ định để điều trị các cơn đau đớn và tê nghiêm trọng. Loại thuốc này thường được chỉ định khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên thuốc được chỉ định trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ và nguy cơ nghiện thuốc.
– Thuốc chống động kinh:
Các loại thuốc này được sử dụng để ngăn chặn các cơn co giật động kinh và giảm tình trạng kích thích dây thần kinh gây tê bì chân tay ở người tiểu đường. Những loại thuốc phổ biến bao gồm pregabalin, gabapentin và oxcarbazepine hoặc carbamazepine.
Một số loại thuốc chống động kinh có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Tác dụng phụ khác bao gồm gây sưng tấy và chóng mặt.
3. Vật lý trị liệu
Có một số biện pháp vật lý trị liệu, chẳng hạn như bơi lội, có thể hỗ trợ điều trị tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường. Các bài tập tác động thấp khác, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe tại chỗ hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước, cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tê bì tay chân ở bệnh nhân tiểu đường.
Khi thực hiện vật lý trị liệu cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Thực hiện sai các tư thế và bài tập có thể khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng.
Hoạt động thể chất đúng cách có thể phòng ngừa các tổn thương thần kinh, làm dịu cơn đau dây thần kinh và hỗ trợ tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không thể chữa khỏi bệnh thần kinh tiểu đường, do đó người bệnh cần kết hợp nhiều biện pháp chăm sóc khác.
4. Bảo vệ tay và chân
Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường có thể dẫn đến đau đớn, gây tê bì chân tay và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người bệnh. Do đó, điều quan trọng là cần có kế hoạch bảo vệ tay và chân để tránh các tổn thương liên quan.
Để bảo vệ bàn chân và bàn tay tốt hơn, người bệnh nên kiểm tra chân hàng ngày để xác định các vết cắt, sưng tấy hoặc các vấn đề khác, ngay cả khi không cảm thấy đau đớn. Người bệnh có thể bị tổn thương và nhiễm trùng ở chân ngay cả khi không cảm nhận được do tình trạng tê bì chân tay gây ra. Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cần phải cắt cụt chi.
Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và lau khô hoàn toàn ngay sau đó. Sau đó thoa kem dưỡng da để giữ ẩm cho da. Tuy nhiên cần tránh thoa kem vào kẽ giữa các ngón chân, điều này có thể gây nấm da. Đi giày phù hợp, thoải mái, linh hoạt để chân có thể di chuyển và không bị chèn ép. Ngoài ra, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại dép hoặc đệm hỗ trợ nếu cần thiết.
Để bảo vệ bàn tay, người bệnh cần mang bao tay hoặc thiết bị bảo hộ lao động, đặc biệt là khi cần tiếp xúc với hóa chất hoặc dung môi công nghiệp.
5. Hỗ trợ cải thiện tại nhà
Tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường có thể được kiểm soát và giảm mức độ nghiêm trọng với các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:
- Kiểm soát huyết áp: Nếu bị cao huyết áp và tiểu đường, người bệnh nên giữ huyết áp trong phạm vi mà bác sĩ đề nghị và kiểm tra huyết áp mỗi ngày để tránh các rủi ro liên quan.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp: Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt có thể giữ cân nặng hợp lý và phòng ngừa tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường.
- Vận động và tập thể dục mỗi ngày: Tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện lưu thông và giữ tim khỏe mạnh. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện 150 phút tập luyện mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày để phòng ngừa bệnh thần kinh tiểu đường. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật ý trị liệu trước khi thực hiện các hoạt động thể dục.
- Tránh thuốc lá: Hút thuốc lá có thể dẫn đến lưu thông máu kém ở chân và khiến người bệnh bị tê chân. Do đó, nếu hút thuốc lá, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp bỏ thuốc lá.
Phòng ngừa tê bì chân tay ở người tiểu đường
Kiểm soát lượng đường trong máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa các tổn thương thần kinh gây tê bì chân tay ở người tiểu đường. Thực hiện các lời khuyên của các bác về chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và thực hiện các phương pháp điều trị được chỉ định.
Bệnh thần kinh tiểu đường không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên có nhiều phương pháp điều trị có thể giảm bớt sự khó chịu, đau đớn và phục hồi các hoạt động bình thường của người bệnh. Điều quan trọng là xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường và có kế hoạch điều trị, phòng ngừa phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!