Bị tê tay chân khám ở đâu, bệnh viện nào tốt nhất?
Theo dõi IHR trênBệnh viện 175, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy… là TOP bệnh viện uy tín giúp giải đáp người bị tê tay chân khám ở đâu tốt nhất. Hầu hết những bệnh viện này đều có máy móc y tế đạt chuẩn và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Vì thế người bệnh có thể yên tâm khi lựa chọn cơ sở khám và điều trị tê tay chân.
Bị tê tay chân khám ở đâu tốt tại TP HCM?
Tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, ít vận động và những người có khí huyết kém lưu thông do mạch máu bị chèn ép khi hoạt động sai tư thế. Tình trạng này thường thuyên giảm khi đi lại, vận động nhẹ hoặc thực hiện các biện pháp chữa tê bì tay chân tại nhà.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tê bì tay chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý thần kinh ngoại biên, viêm mạch máu, bệnh ở cột sống, đột quỵ và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì thế bệnh nhân được khuyên đến các bệnh viện uy tín để được khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị với các phương pháp phù hợp nhất.
Ở khu vực phía Nam, người bệnh có thể đến các bệnh viện dưới đây để được khám chữa tê bì tay chân:
1. Bệnh viện Quân y 175
Bệnh viện Quân y 175 là bệnh viện tuyến cuối của Quân đội ở phía Nam. Bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị cho những cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ nhà nước và nhân dân.
Hiện tại Bệnh viện Quân y 175 làm việc với các viện, trung tâm lớn mạnh cùng nhiều chuyên khoa khác nhau. Trong đó Viện chấn thương chỉnh hình, Trung tâm chẩn đoán và điều trị ung bướu, khoa Tim mạch khớp nội tiết, khoa Nội thần kinh… đều là những chuyên khoa nổi bật, có khả năng tiếp nhận, nghiên cứu mô hình bệnh. Đồng thời lập phác đồ điều trị và dự phòng cho các bệnh lý nguy hiểm. Đối với tê tay chân, bệnh nhân thường được khám tại Viện chấn thương chỉnh hình.
Ngoài ra, nhờ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và có khả năng điều trị bệnh tốt, nhiều bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 175 được vinh dự danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, chuyên gia đầu ngành, Thầy thuốc nhân dân… Vì thế người bệnh có thể yên tâm đến Bệnh viện Quân y 175 để được xác định nguyên nhân và điều trị tê bì tay chân.
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 7h30 đến 16h00
- Trực cấp cứu: 24/24
Địa chỉ: Số 786 đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0969.831.010
Email: banbientap@benhvien175.vn
Website: https://benhvien175.vn/
2. Bệnh viện Thống Nhất
Nếu tê bì tay chân kéo dài hoặc không rõ nguyên nhân, người bệnh có thể đến khoa Nội Cơ xương khớp – Bệnh viện Thống Nhất để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị. Đây là một trong những địa chỉ uy tín và cơ sở tuyến cuối của phía Nam. Bệnh viện chuyên tiếp nhận những trường hợp tê bì tay chân do các bệnh lý thần kinh, bệnh về xương khớp, đột quỵ và những bệnh lý nghiêm trọng khác làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu lưu thông.
Với quy mô lớn và cơ sở hạ tầng tốt (1000 giường, hệ thống máy móc và thiết bị y tế đạt chuẩn quốc tế), bệnh viện có khả năng tiếp nhận điều trị cho tổng 2000 bệnh nhân điều trị ngoại khoa, 500 ca cấp cứu và 1500 bệnh nhân điều trị nội trú mỗi ngày.
Ngoài ra nhờ có đội ngũ y bác sĩ giỏi, hầu hết các ca bệnh đều được xử lý hiệu quả và nhanh nhất trong ngày. Những ca điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất được chăm sóc và điều trị tật tình, sớm khắc phục bệnh lý và xuất viện.
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu
- Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30
- Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30
- Thứ Bảy
- Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30 (khám tại khu Dịch vụ)
- Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30 (khám dịch vụ và đối tượng BHYT)
- Trực cấp cứu: 24/24
Địa chỉ: Số 1 đường Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 3869 027
Email: thongnhathospital@bvtn.org.vn
Website: http://bvtn.org.vn/
3. Bệnh viện Chợ Rẫy
Nếu có nghi ngờ tê bì chân tay sau tai biến, tổn thương cột sống khiến các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép hoặc tê do viêm mạch máu, người bệnh có thể đến khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Chợ Rẫy để khám chữa bệnh.
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa tuyến cuối và có quy mô lớn tại khu vực phía Nam. Bệnh viện có khả năng tiếp nhận điều trị, dự phòng biến chứng và phục hồi chứng năng cho những trường hợp tê bì tay chân do bệnh lý nghiêm trọng. Với các thiết bị máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài, Bệnh viện Chợ Rẫy có khả năng phát hiện sớm các tổn thương. Đồng thời hướng dẫn điều trị đúng cách.
Ngoài ra đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Chợ Rẫy có khả năng lập phác đồ điều trị hiệu quả cho mỗi ca bệnh. Từ đó sớm khắc phục tình trạng, chữa khỏi căn nguyên và phục hồi chức năng trong thời gian ngắn.
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Từ 7h00 đến 16h00
- Thứ Bảy: Từ 7h00 đến 11h00
- Trực cấp cứu: 24/24
Địa chỉ: Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 385
Email: bvchoray@choray.vn
Website: http://choray.vn/
4. Bệnh viện Nhân dân 115
Khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115 là địa chỉ giúp giải đáp “Bị tê tay chân khám ở đâu tốt?”. Bệnh viện này nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y khoa và có khả năng chữa khỏi các bệnh lý phức tạp. Vì thế Bệnh viện Nhân dân 115 được người dân lui tới và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó có chứng tê bì chân tay do tổn thương cột sống, bệnh về mạch máu và dây thần kinh.
Không chỉ có bác sĩ giỏi, Bệnh viện Nhân dân 115 còn có cơ sở hạ tầng khang trang, thiết bị y tế hiện đại và các máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó hầu hết các chuyên khoa tại bệnh viện đều có khả năng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phức tạp. Điển hình như các bệnh lý ở cột sống, xương khớp, tim mạch, thận, tiết niệu, thần kinh…
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu
- Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30 (nhận bệnh nhân từ 6h30)
- Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h00
- Thứ Bảy (khoa Khám và Điều trị theo Yêu cầu)
- Buổi sáng: Từ 7h00 đến 12h30
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h30
- Chủ nhật (khoa Khám và Điều trị theo Yêu cầu): Từ 7h00 đến 12h00
- Trực cấp cứu: 24/24
Địa chỉ: Số 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110
Website: http://benhvien115.com.vn/
5. Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Để xác định nguyên nhân gây tê bì chân tay và điều trị hiệu quả, người bệnh có thể đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa. Bệnh viện Nhân dân Gia Định là một trong những bệnh viện uy tín và được đánh giá tốt nhất tại khu vực phía Nam.
Bệnh viện phân thành nhiều chuyên khoa. Hầu hết đều là những chuyên khoa nổi bật, có đội ngũ bác sĩ giỏi và tận tâm. Điển hình như khoa Nội Hô hấp – Cơ xương khớp, Khoa Nội Thần kinh – Huyết học, Khoa Nội tim mạch, khoa Lão học… Đối với tê tay chân, người bệnh nên đến khoa Nội Hô hấp – Cơ xương khớp để được hướng dẫn điều trị.
Ngoài ra Bệnh viện Nhân dân Gia Định tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách đầu tư chẩn đoán với các thiết bị y tế hiện đại, hệ thống máy móc đạt chuẩn. Hơn thế bệnh viện còn xây dựng với sức chứa 1000 lượt khám chữa trị ngoại trú và trên 500 bệnh nhân nội trú, giúp người bệnh xử lý nhanh tình trạng và rút ngắn thời gian điều trị.
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu
- Buổi sáng: Từ 7h00 đến 12h00
- Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h00
- Thứ Bảy và Chủ Nhật (khoa Khám và Điều trị theo Yêu cầu)
- Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30
- Buổi chiều: Nghỉ.
- Trực cấp cứu: 24/7
Địa chỉ: Số 1 đường Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028 38 412 692
Email: info@bvndgiadinh.org.vn
Website: http://www.bvndgiadinh.org.vn/
6. Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Địa chỉ khám chữa tê tay chân tin cậy của bệnh nhân cả nước
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là đơn vị Chẩn trị YHCT hàng đầu hiện nay, được Sở Y tế cấp phép hoạt động tại 2 cơ sở:
- Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Đơn vị có truyền thống 150 năm khám chữa, được giới chuyên môn đánh giá cao, là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân trên khắp đất nước. Đỗ Minh Đường cũng là đơn vị nhiều lần xuất hiện trên sóng kênh truyền hình VTV2, VTC2, H1, cố vấn chuyên môn trong các chương trình như Sống khỏe mỗi ngày, Khỏe thật đơn giản, Vì sức khỏe của bạn… Đơn vị cũng luôn nhận được sự quan tâm, khen ngợi của các kênh báo chí chính thống.
Đỗ Minh Đường quy tụ đội ngũ lương y, bác sĩ YHCT đầu ngành, không chỉ giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm mà đội ngũ lương y, bác sĩ nhà thuốc còn nhận được sự tin yêu của bệnh nhân sự tận tụy, nhân ái, hết lòng vì người bệnh. Đứng đầu nhà thuốc hiện nay là truyền nhân đời thứ 5, Giám đốc chuyên môn lương y Đỗ Minh Tuấn. Phụ trách cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh là lương y, bác sĩ Nguyễn Tùng Lâm.
Nhà thuốc làm việc tất cả các ngày trong tuần, buổi sáng từ 8h00 – 12h00, buổi chiều từ 13h30 – 17h30. Bệnh nhân bị tê tay chân, có thể liên hệ Nhà thuốc Đỗ Minh Đường để nhận tư vấn, đặt lịch, khám MIỄN PHÍ qua:
- Hotline: 028 3899 1677 – 0938 449 768 (HCM) – 024 6253 6649 – 0963 302 349 (HN)
- Website: https://dominhduong.org | https://dominhduong.com
- Facebook: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong
Bị tê tay chân khám ở đâu tốt tại Hà Nội?
Khi bị tê tay chân, người bệnh có thể khám và điều trị tại một số bệnh viện uy tín tại Hà Nội gồm:
1. Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện có quy mô lớn và chứa các chuyên khoa là đơn vị đầu ngành của cả nước. Điển hình như khoa Cơ Xương Khớp, khoa Thần kinh, khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống… Chính vì thế khi bị tê bì tay chân do bệnh lý, người bệnh có thể yên tâm đến Bệnh viện Bạch Mai để được khám chữa trị.
Các chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai có nguồn nhân lực giỏi, được đào tạo bài bản cả trong nước lẫn nước ngoài và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Hơn thế để nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt cho người dân, bệnh viện còn đầu tư cơ sở hạ tầng, các phác đồ điều trị đạt chuẩn của bộ Y tế cùng máy móc hiện đại giúp phát hiện sớm các bệnh lý nghiêm trọng.
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu
- Buổi sáng: Từ 6h30 đến 12h00
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 18h00
- Thứ Bảy (khoa Khám và Điều trị theo Yêu cầu)
- Buổi sáng: Từ 6h30 đến 12h00
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 18h00
- Trực cấp cứu: 24/7
Địa chỉ: Số 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 8424 3869 3731
Website: http://bachmai.gov.vn/
2. Bệnh viện E
Trung tâm Cơ xương khớp – Bệnh viện E là một trong những gợi ý hữu ích cho vấn đề “Bị tê tay chân khám ở đâu tốt tại Hà Nội?”. Đây là bệnh viện đa khoa trung ương trực thuộc Bộ y tế. Hiện tại bệnh viện làm việc với 4 trung tâm lớn (Trung tâm Cơ xương khớp, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Tiêu hóa, Trung tâm ứng dụng), 55 khoa phòng chức năng và quy mô hơn 1000 bệnh.
Bệnh viện E xây dựng khuôn viên, phòng khám, phòng nội trú thoáng mát, rộng, sạch và đẹp. Hơn thế bệnh viện còn đầu tư các máy móc tiên tiến từ nước ngoài, mang đến dịch vụ y tế tốt cho người. Ngoài ra nhờ tay nghề và trình độ học vấn cao của đội ngũ bác sĩ, Bệnh viện E có khả năng sớm phát hiện căn nguyên và đánh giá tình trạng. Đồng thời lập phác đồ điều trị thích hợp, đạt chuẩn theo chính sách của Bộ Y tế.
Chính vì thế nếu không rõ nguyên nhân gây tê bì chân tay hoặc các triệu chứng kéo dài dai dẳng, người bệnh nên đến các chuyên khoa của Bệnh viện E để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu
- Buổi sáng: Từ 7h30 đến 12h00
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h30
- Thứ Bảy và Chủ Nhật
- Buổi sáng: Từ 7h30 đến 12h00
- Buổi chiều: Nghỉ
- Trực cấp cứu: 24/24
Địa chỉ: Số 89 phố Trần Cung, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 024. 37543650
Email: bvetuvanonline@gmail.com
Website: https://benhviene.com/
3. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện đa khoa có dịch vụ y tế tốt và uy tín tại khu vực phía Nam. Bệnh viện được thành lập vào năm 1902. Ngày nay, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu. Đồng thời được xếp vào hạng Bệnh viện chuyên khoa đặc biệt của nước ta theo quyết định của Bộ trưởng Bộ nội vụ.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức có quy mô lớn gồm 1500 giường bệnh, hơn 2200 thầy thuốc, nhân viên y tế và cán bộ. Trong đó có tổng 300 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa. Vì thế bệnh viện có khả năng tiếp nhận và điều trị y tế trong ngày cho hơn 2000 ca (bao gồm cả ca điều trị thông thường và cấp cứu).
Ngoài ra Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức làm việc với nhiều chuyên khoa nổi bật. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân bị tê bì chân tay sẽ được hướng dẫn điều trị và phục hồi chức năng tại các chuyên khoa khác nhau. Đồng thời điều trị với phác đồ thích hợp. Từ đó sớm giải quyết bệnh lý và dự phòng biến chứng hiệu quả. Thông thường khoa Khám xương và điều trị ngoại trú là nơi chuyên khám chữa tê tay chân tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Thời gian làm việc
- Các ngày trong tuần
- Buổi sáng: Từ 7h30 đến 12h00
- Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30
- Trực cấp cứu: 24/24
Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số điện thoại: (84- 24) 38.253.531 – (84-24) 38.248.308
Email: bvvd@benhvienvietduc.org; benhvienvietduc.info@gmail.com
Website: http://benhvienvietduc.org/
4. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Khoa Nội Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn thăm khám và điều trị các bệnh lý phức tạp. Trong đó có chứng tê bì chân tay do đột quỵ, bệnh lý xương khớp (thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống…), thần kinh và mạch máu.
Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 là bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia và tuyến cuối của ngành Quân đội. Bệnh viện làm làm việc với nhiều viện, chuyên khoa nổi bật cùng với các dịch vụ tế tốt như khoa Nội Cơ Xương Khớp, khoa Nội thần kinh, khoa Y học cổ truyền, Viện Chấn thương – Chỉnh hình, Viện Ung thư… Hơn thế, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là những thầy thuốc ưu tú và bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Ngoài ra Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 còn có quy mô trên 1000 giường bệnh, cơ sở hạ tầng tốt cùng trang thiết bị y tế và máy móc hiện đại, có khả năng phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Vì thế nếu có vấn đề về sức khỏe bệnh nhân bị tê bì chân tay có thể đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám chữa bệnh.
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu
- Buổi sáng: Từ 6h30 đến 11h30
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00
- Thứ Bảy (khoa Khám và Điều trị theo yêu cầu)
- Buổi sáng: Từ 6h30 đến 11h30
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00
- Trực cấp cứu: 24/24
Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: 069. 572400
Email: bvtuqd108@benhvien108.vn
Website: https://benhvien108.vn/
5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nếu muốn chẩn đoán nguyên nhân gây tê bì chân tay và chữa bệnh tại khu vực phía Bắc, người bệnh đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trao đổi thông tin. Đây là bệnh viện đa khoa – nơi chuyên khám, điều trị ngoại trú, nội trú và cấp cứu cho những trường hợp phức tạp.
Nhờ có đội ngũ chuyên gia cùng các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và tận tình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được nhiều người dân tin tưởng và lựa chọn. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận điều trị gần 500.000 người, số ca khám chữa bệnh có thể lên đến 3000 người/ ngày.
Ngoài ra Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn được đánh giá là nơi chẩn đoán và điều trị tốt các bệnh lý tiềm ẩn và nguy hiểm. Nguyên nhân là do bệnh viện tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại trong nhiều năm qua. Cụ thể:
- 2 máy chụp cộng hưởng từ 1,5T
- Máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt
- 4 hệ thống máy X-quang số hóa
- Các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại
- Hệ thống máy chụp cộng số hóa
- 8 hệ thống nội soi khám tiêu hóa độ phân giải cao
- Kính hiển vi phẫu thuật CarlZeiss Opmi Pentero
- Hệ thống định vị trong phẫu thuật…
Thời gian làm việc
- Từ thứ Hai đến thứ Sáu:
- Buổi sáng: Từ 6h30 đến 12h00
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h30
- Thứ Bảy:
- Buổi sáng: Từ 6h30 đến 12h00
- Buổi chiều: Nghỉ
- Trực cấp cứu: 24/7
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 0982873112
Cấp cứu: 024.3574 7979
Email: benhviendaihocyhanoi@hmuh.vn
Website: benhviendaihocyhanoi.com và hmuh.vn
Trên đây là những thông tin quan trọng giúp giải đáp vấn đề “Bị tê tay chân khám ở đâu, bệnh viện nào tốt nhất?”. Với những thông tin này, người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cơ sở thăm khám và điều trị. Từ đó chữa bệnh với các phác đồ phù hợp, sớm khắc phục tình trạng và căn nguyên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!