Các Thuốc Trị Tê Bì Chân Tay Tốt – Giảm Nhanh Triệu Chứng
Các thuốc trị tê bì chân tay có tác dụng cải thiện nhanh triệu chứng khó chịu và làm giảm mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Cần tuân thủ liều lượng, tần suất, thời gian và kế hoạch dùng thuốc để nhận được kết quả tốt, hạn chế phát sinh rủi ro ngoại ý.
Tê bì chân tay khi nào cần dùng thuốc?
Tê bì chân tay là tình trạng xảy ra phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Có thể chỉ khởi phát rát nhẹ nhàng như gặp phải cảm giác tê rần và châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên nhiều trường hợp triệu chứng có thể trở nên nặng nề và ảnh hưởng trên phạm vi rộng.
Tình trạng tê bì chân tay rất phổ biến ở người già và phụ nữ mang thai. Nó có thể chỉ là một triệu chứng tạm thời nhưng đôi khi còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý.
Với các trường hợp bị tê bì chân tay thông thường thì việc dùng thuốc có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, các giải pháp tại nhà không thể đáp ứng tốt. Lúc này việc sử dụng thuốc là cần thiết để cải thiện nhanh triệu chứng. Từ đó bảo tồn khả năng vận động và giảm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Các thuốc trị tê bì chân tay thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Triệu chứng trở nên tồi tệ hoặc dai dẳng kéo dài
- Có các dấu hiệu sưng đau khớp, co cứng cơ đi kèm
- Chức năng vận động bị hạn chế
- Triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
- Triệu chứng có liên quan tới các vấn đề bệnh lý
Các thuốc trị tê bì chân tay tốt – Giảm nhanh triệu chứng
Các thuốc trị tê bì chân tay chỉ được sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng và yếu tố nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Dưới đây là một số loại thuốc trị tê bì chân tay thường được sử dụng:
1. Thuốc giảm đau thông thường
Tê bì chân tay thường đi kèm với triệu chứng đau nhức rất khó chịu. Nhiều trường hợp, đau nhức xương khớp còn khiến cho tình trạng tê bì càng thêm nghiêm trọng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường để khắc phục triệu chứng.
Trong đó, Paracetamol là loại thuốc giảm đau cơ bản nhất. Thuốc có khả năng đáp ứng tốt với các cơn đau có mức độ từ nhẹ cho tới trung bình. Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng hạ sốt.
Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Bao gồm viên nén, viêm sủi, siro hoặc bột pha uống. Có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. Riêng phụ nữ mang thai và đang cho con bú vẫn có thể dùng với liều lượng cho phép.
Liều dùng phổ biến của Paracetamol:
- Đối với người lớn: Có thể dùng 500mg – 1000mg/ liều. Uống cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. Tuyệt đối không dùng quá 2000mg trong vòng 24 giờ.
- Đối với trẻ em: 10 – 15mg/kg/ liều. Dùng mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết. Tuyệt đối không sử dụng quá 5 liều trong 24 giờ.
Loại thuốc này tương đối an toàn khi dùng ở liều khuyến cáo. Trường hợp quá liều có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
- Nước tiểu sậm màu
- Phân có màu đất sét
- Vàng da
- Vàng mắt
Trường hợp Paracetamol gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các biểu hiện phát ban da, sưng mặt, sưng lưỡi, sưng môi, khó thở… thì nên ngừng thuốc ngay. Đồng thời thông báo cho bác sĩ được biết.
2. Thuốc chống viêm không steroid
Một số tình trạng viêm trong cơ thể có thể gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng tê bì chân tay. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid.
Các loại thuốc này được sử dụng với mục đích làm giảm đau và giảm các phản ứng viêm trong cơ thể. Đặc biệt là viêm ở hệ thống xương khớp. Từ đó tránh được tình trạng chèn ép dây thần kinh và ngăn ngừa cơn đau kích hoạt.
Các thuốc chống viêm không steroid được dùng có thể bao gồm:
- Naproxen: Được dùng trong trường hợp tê bì chân tay do căng cơ hay đau nhức xương khớp. Đặc biệt là đau lưng, đau vai gáy hay đau thắt lưng.
- Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, chống viêm và giảm chèn ép lên các dây thần kinh.
- Aspirin: Ngoài giúp giảm đau, chống viêm thì còn có tác dụng giảm sốt. Đặc biệt là có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ đau tim. Trong khi đó, đau tim cũng được xác định là có liên quan đến tình trạng tê bì chân tay.
- Celecoxib: Thường được sử dụng để khắc phục tình trạng tê bì chân tay do các bệnh viêm khớp. Cụ thể như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp hay thoái hóa khớp.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc chống viêm không steroid bao gồm:
- Buồn nôn, nôn ói
- Đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng
- Kích ứng niêm mạc dạ dày
- Tăng huyết áp
Không nên dùng thuốc chống viêm không steroid cho những người bị viêm loét dạ dày tiến triển, suy gan thận, phụ nữ mang thai và nuôi con bú… Bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ rất nghiêm trọng.
3. Thuốc giảm đau thần kinh
Triệu chứng tê bì chân tay có thể xảy ra do tình trạng đau thần kinh ngoại biên hay đau thần kinh tiểu đường. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau thần kinh để khắc phục triệu chứng.
Gabapentin là thuốc giảm đau thần kinh được dùng phổ biến nhất. Ngoài đáp ứng với trường hợp bị đau thần kinh và động kinh thì thuốc còn được sử dụng để điều trị hội chứng chân không yên.
Liều dùng phổ biến cho người lớn bị đau thần kinh:
- Liều khởi đầu khoảng 100 – 300mg vào buổi tối
- Tăng dần liều lượng theo đáp ứng của cơ thể sau mỗi 3 – 7 ngày
- Liều tối đa thường là 1800 – 3600mg chia đều làm 3 lần uống/ ngày
Trường hợp sử dụng thuốc Gabapentin 3 lần/ ngày thì cần chú ý các lần uống không nên cách nhau quá 12 giờ. Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột và cần giảm liều dần dần trước khi dừng thuốc.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Mệt mỏi
- Buồn ngủ
- Chóng mặt
- Mất điều hòa
- Nhìn đôi
- Giảm thị lực
- Tăng huyết áp
- Phù ngoại biên
- Khô miệng
- Nhìn đôi
- Rung giật nhãn cầu
- Phát ban
Ngoài ra, thuốc Gabapentin có thể làm phát sinh các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nên thông báo với bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng bất thường trong thời gian sử dụng thuốc.
4. Thuốc giãn cơ
Việc dùng thuốc giãn cơ có thể giúp làm giảm tê bì chân tay do các cơ được thư giãn và làm giảm căng thẳng lên các dây thần kinh. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống co thắt hoặc thuốc chống co cứng.
– Thuốc chống co thắt:
Các thuốc co thắt có tác dụng làm giãn cơ vân tác động trung ương. Từ đó giúp thư giãn và làm giảm co thắt cơ bắp. Các thuốc thuộc nhóm này hoạt động bằng cách tạo tác dụng an thần và ngăn chặn dây thần kinh gửi tín hiệu đau lên não.
Thuốc chống co thắt thường được chỉ định trong khoảng 2 – 3 tuần. Đến nay sự an toàn về việc dùng thuốc lâu dài vẫn chưa được báo cáo. Tuy nhiên, các loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn NSAIDs và Acetaminophen.
Một số thuốc chống co thắt được dùng bao gồm:
- Carisoprodol
- Chlorzoxazone
- Cyclobenzaprin
- Metaxalone
- Methocarbamol
- Orphenadrine
Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:
- Buồn ngủ
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Căng thẳng
- Nước tiểu đổi màu
- Hạ huyết áp khi đứng
– Thuốc chống co cứng:
Co cứng cơ có thể khiến cho triệu chứng tê bì chân tay trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống co cứng. Tuy nhiên các thuốc này không nên dùng cho trường hợp bị co thắt cơ bắp.
Một số loại thuốc chống co cứng được dùng có thể bao gồm:
- Baclofen: Được dùng để cải thiện tình trạng co cứng gây ra bởi bệnh đa xơ cứng. Cơ chế hoạt động của Baclofen vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên loại thuốc này có thể ngăn chặn các tín hiệu thần kinh từ tủy sống gây ra chứng cơ co cứng. Chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược và mệt mỏi là các tác dụng phụ có thể gặp.
- Dantrolene: Loại thuốc này được dùng trong trường hợp bị co cứng cơ do chấn thương tủy sống, bại não hay đột quỵ. Dantrolene hoạt động bằng cách tác động trực tiếp đến cơ xương để giúp giãn cơ bị co cứng. Tác dụng phụ có thể gặp là buồn ngủ, choáng, chóng mặt và mệt mỏi.
- Diazepam: Thuốc này được dùng trong trường hợp co cứng cơ do viêm hay chấn thương. Diazepam hoạt động bằng cách làm tăng hoạt tính của chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó làm giảm sự xuất hiện co cứng cơ. Đây là một loại thuốc an thần. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm buồn ngủ, suy nhược cơ bắp và mệt mỏi.
5. Thuốc chống trầm cảm Milnacipran
Một số loại thuốc chống cảm đã được chứng minh là có thể giúp kiểm soát tình trạng tê bì chân tay. Đặc biệt là trong trường hợp triệu chứng là do đau cơ xơ hóa hay bệnh đa xơ cứng gây ra.
Nhóm thuốc này có thể dùng ngay cả khi người bệnh bị tê bì chân tay mà không có dấu hiệu trầm cảm. Trong đó thuốc Milnacipran là được chỉ định phổ biến nhất.
Milnacipran là thuốc chống trầm cảm có khả năng ức chế hấp thu norepinephrine hơn serotonin. Thuốc được FDA phê duyệt và chính thức chấp thuận đưa vào sử dụng từ tháng 1 năm 2009.
Thuốc Milnacipran có tác dụng điều trị những cơn tê bì chân tay do ảnh hưởng của cơ bắp, dây chằng hoặc các mô sụn. Cơ chế tác động của bệnh là khôi phục sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ.
Liều dùng Milnacipran đối với người trưởng thành:
- Liều khởi đầu: 5 – 100mg/ lần. Có thể uống 2 lần/ ngày.
- Tăng liều theo từng ngày tùy theo nhu cầu đáp ứng của cơ thể.
Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:
- Buồn nôn, chán ăn, nôn ói
- Khô miệng, hoa mắt, chóng mặt, mặt đỏ bừng
- Tăng huyết áp
- Vàng da, nước tiểu sẫm màu
- Tim đập nhanh, co giật
- Đau bụng, dễ bầm tím và chảy máu
Milnacipran chống chỉ định với những người dị ứng với các thành phần có trong thuốc. Không dùng cho những người mắc bệnh lý gan, thận hay có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần, tim mạch…
6. Corticosteroid
Đối với các trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng Corticosteroid. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh mẽ. Có sẵn ở cả dạng thuốc uống và thuốc tiêm.
– Corticosteroid đường uống:
Loại thuốc này được dùng phổ biến cho các trường hợp bị tê bì chân tay do viêm khớp. Tuy nhiên các loại thuốc khác không đáp ứng tốt.
Methylprednisolone và Prednisone là 2 loại Corticosteroid đường uống đường uống được dùng phổ biến nhất. Liều lượng cụ thể như sau:
- Methylprednisolone: Dành cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 4 – 160mg mỗi 1 hoặc 2 ngày. Dùng như 1 liều đơn hay chia thành nhiều liều.
- Prednisone: Liều dùng thông thường cho người lớn và thành thiếu niên là khoảng 5 – 200mg mỗi 1 hoặc 2 ngày. Có thể sử dụng như liều đơn hay chia thành nhiều liều.
Các thuốc Corticosteroid đường uống có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Đặc biệt là làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Nên thông báo với bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng bất thường.
– Corticosteroid đường tiêm:
Tiêm Corticosteroid tại dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ giúp làm giảm viêm tại chỗ. Thuốc tiêm có thể tiêm thuốc vào giữa màng cứng, trong màng cứng hoặc mặt khớp.
Việc tiêm Corticosteroid mặc dù không thể làm giảm áp lực và chèn ép lên dây thần kinh do phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm hoặc do lỗ thông hẹp. Tuy nhiên, có thể hỗ trợ làm giảm sưng đau đủ lâu để cho các dây thần kinh được phục hồi.
Các thực hiện như sau:
- Người bệnh tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định tiêm.
- Chỉ nên thực hiện tối đa 3 lần mỗi năm.
- Sau tiêm người bệnh cần chú ý theo dõi.
Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:
- Chảy máu tại chỗ
- Tăng phản ứng viêm
- Nhiễm trùng
- Tăng đường huyết
- Nóng mặt
- Tăng tiết mồ hôi
- Giảm sức đề kháng
7. Thuốc điều trị tê bì chân tay do tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý có thể gây tổn hại cho hệ thống thần kinh và gây ra chứng tê bì chân tay. Chính vì vậy, để khắc phục triệu chứng tê bì chân tay cần chú ý kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết. Từ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh tiểu đường lên hệ thống thần kinh.
Các thuốc được dùng có thể bao gồm:
- Insulin
- Sulfonylurea
- Metformin
- Acarbose
- Thiazolidinedione
Thuốc điều trị tiểu đường mặc dù cho kết quả tốt nhưng có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng ngoại ý. Tốt nhất không nên lạm dụng. Đồng thời kết hợp ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, dành thời gian cho hoạt động thể chất để có quá trình điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất. Từ đó ngăn ngừa biến chứng tê bì chân tay xảy ra một cách lâu dài.
LƯU Ý: Các nhóm thuốc kể trên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng lên chức năng gan, thận, dạ dày và sức khỏe cơ thể. Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng hay sử dụng thuốc trong thời gian dài. Để việc điều trị đạt được hiệu quả và an toàn hơn, người bệnh nên sử dụng thuốc Y học cổ truyền.
8. Thực phẩm, viên uống bổ sung
Tê bì chân tay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay là do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Cụ thể, khi chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ khiến các triệu chứng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp bắt đầu xuất hiện. Lúc này, các bác sĩ và chuyên gia khuyên người dùng nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm, viên uống bổ sung.
Theo đó, các loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất, chăm sóc sức khỏe xương khớp được khuyên dùng hàng đầu hiện nay có thể điểm đến như:
- Viên uống bổ sung canxi Kirkland Calcium 600mg D3
- Viên uống bổ sung Canxi và Vitamin D3 Ostelin Calcium & Vitamin D3
- Viên uống Blackmores Glucosamine chắc khỏe xương khớp
- Zs Chondroitin – Viên uống bổ xương khớp hiệu quả từ Nhật Bản
- Viên uống Kirkland Glucosamine HCL 1500mg
- Viên uống bổ xương khớp, hỗ trợ sụn khớp Blackmores Joint Formula Advanced
- Viên uống Glucosamine Orihiro 1500mg tăng cường sức khỏe xương khớp
Thành phần có trong các loại viên uống này mang đến công dụng chăm sóc toàn diện và nâng cao sức khỏe xương khớp. Trong đó bao gồm chức năng cải thiện tình trạng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp do tuổi tác, do thay đổi thời tiết hay do lao động nặng nhọc trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, các sản phẩm này còn có hiệu quả phòng ngừa rất tốt các bệnh liên quan đến xương khớp thường gặp như viêm khớp, đau nhức khớp, thoái hóa khớp,…Nhờ vậy, người dùng sẽ cảm nhận được hệ xương khớp khỏe mạnh hơn, vận động linh hoạt và dẻo dai sau một thời gian sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, các dòng thực phẩm bổ sung này đều đến từ những thương hiệu nổi tiếng, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Do đó sẽ hạn chế xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe người dùng.
Lưu ý khi dùng thuốc trị tê bì chân tay
Thực tế cho thấy, việc sử dụng các thuốc trị tê bì chân tay phù hợp có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng. Tuy nhiên cần cẩn trọng bởi đa số các loại thuốc Tây đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Để nhận được kết quả điều trị tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cần chú ý tới một số vấn đề sau:
- Cần thăm khám để được bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.
- Đảm bảo việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, tần suất, và thời gian. Tránh tình trạng dừng thuốc đột ngột hay tùy ý điều chỉnh kế hoạch điều trị.
- Đa phần các loại thuốc trị tê bì chân tay đều tiềm ẩn các tác dụng phụ. Cần thông báo cho bác sĩ được biết nếu gặp phải các biểu hiện bất thường.
- Trường hợp bị tê bì chân tay do các vấn đề bệnh lý thì cần chú ý điều trị triệt để căn nguyên. Nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
- Để nhận được kết quả điều trị tốt có thể kết hợp với các cách chữa tê tay chân tại nhà. Bên cạnh đó, cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Trên đây là những loại thuốc điều trị tê bì chân tay được sử dụng phổ biến. Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc và người bệnh sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hay trong chăm sóc và phòng ngừa sức khỏe xương khớp toàn diện.
Tham khảo thêm:
- Hay bị tê chân tay là thiếu chất gì? Cách bổ sung
- Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp có tốt không?
- Vua thuốc Nam và bài thuốc xương khớp ai uống cũng lành bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!