Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh? Điều cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh giúp mau khỏi là vấn đề chung của nhiều người bệnh. Thực tế cho thấy cả hai đều là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mỗi biện pháp có những cơ chế, đặc điểm và một số tác dụng khác. Vì thế người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng để tránh tác dụng ngược và phát sinh một số vấn đề không mong muốn.

Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh?
Tìm hiểu giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh? Cách thực hiện đúng và những điều cần lưu ý

Giãn dây chằng là gì?

Giãn dây chằng là tình trạng căng giãn quá mức của các dây chằng quanh khớp khiến chúng bị tổn thương hoặc nứt/ rách. Tình trạng này thường xảy ra do chấn thương, lạm dụng khớp quá mức hoặc đột ngột thay đổi tư thế làm ảnh hưởng đến khớp gối, lưng, cổ tay, vai…

Khi bị giãn dây chằng, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội kèm theo nóng đỏ và khớp sưng to. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác khớp lỏng lẻo và khó vận động sau một thời gian hết đau.

Đối với giãn dây chằng đầu gối, tổn thương còn làm ảnh hưởng đến sụn chêm và các đầu xương. Đôi khi bề mặt sụn không còn nhẵn, trơn tru mà có rãnh vỡ. Điều này khiến bệnh nhân di chuyển kém linh hoạt và thường xuyên đau nhức do hai đầu xương ma sát mạnh vào nhau.

Thông thường để cải thiện các triệu chứng do giãn dây chằng, người bệnh được khuyên nghỉ ngơi và sử dụng nhiệt. Tuy nhiên chườm nóng và chườm lạnh có cơ chế khác nhau. Vì thế người bệnh cần cân nhắc trước khi áp dụng để tránh gây tác dụng ngược.

Giãn dây chằng là tình trạng căng giãn quá mức của các dây chằng quanh khớp
Giãn dây chằng thể hiện cho tình trạng căng giãn quá mức của các dây chằng quanh khớp dẫn đến tổn thương

Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh?

Cả chườm nóng và chườm lạnh đều là biện pháp phục hồi tổn thương, giảm đau an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mỗi biện pháp có đặc điểm, cơ chế hoạt động, tác dụng và nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể:

  • Chườm nóng: Sử dụng nhiệt độ cao để giãn mạch, tăng lưu thông máu và giảm đau. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng giảm căng cơ, cứng khớp, tê buốt, hỗ trợ giảm viêm và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân. Chườm nóng phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do thời tiết lạnh và bệnh lý.
  • Chườm lạnh: Sử dụng nhiệt độ thấp để co mạch, giảm lưu lượng máu về khớp xương tổn thương. Từ đó giảm sưng và viêm ở các khớp. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng giảm đau, hạn chế nóng đỏ và tăng tính liên kết trong ổ khớp.

Đối với vấn đề “Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh?”, các chuyên khoa cho biết, những người bị giãn dây chằng nên chườm lạnh sau khi chấn thương xảy ra kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý để khắc phục tình trạng.

Người bệnh tuyệt đối không chườm nóng vì điều này sẽ kích thích lưu thông máu, khiến khớp đỏ và sưng to hơn. Mặt khác, nhiệt độ cao còn khiến dây chằng tổn thương thêm căng giãn, không thể co lại và trở về vị trí ban đầu. Từ đó dẫn đến đau tăng và âm ỉ kéo dài.

Chính vì thế, ngay sau khi chấn thương xảy ra, người bệnh nên nằm nghỉ và chườm lạnh. Sau đó dùng nẹp cố định để hạn chế các hoạt động làm tăng tốc độ tổn thương dây chằng.

Đối với những tổn thương nặng, phức tạp hơn hoặc thường xuyên tái phát, người bệnh nên thăm khám, tiến hành điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có thể giúp khắc phục hoàn toàn.

Những người bị giãn dây chằng nên chườm lạnh sau khi chấn thương xảy ra
Những người bị giãn dây chằng nên chườm lạnh sau khi chấn thương xảy ra để khắc phục nhanh tình trạng

Chườm lạnh chữa giãn dây chằng đúng cách

Để tăng hiệu quả điều trị từ biện pháp chườm lạnh, người bệnh nên thực hiện đúng cách và kiên trì áp dụng. Đối với giãn dây chằng, biện pháp này nên được thực hiện mỗi 2 – 4 giờ 1 lần, mỗi lần 20 phút.

Khi chườm lạnh, bạn cần chuẩn bị và áp dụng những bước sau:

Chuẩn bị:

  • Một túi chườm, xô đá hoặc một chiếc khăn bông nhỏ
  • 5 – 6 viên đá lạnh (loại nhỏ)

Thực hiện cách 1:

  • Nằm thẳng trên giường (bề mặt không quá mềm)
  • Dùng một chiếc gối hoặc một chiếc khăn tắm cuộn lại và kê dưới đầu gối (hoặc vai, cổ tay) để nâng khu vực tổn thương lên khỏi mặt giường
  • Cho đá lạnh vào túi chườm hoặc lấy khăn bông mềm bọc gọn các viên đá
  • Áp trực tiếp lên khu tổn thương
  • Giữ nguyên trong 20 phút
  • Lặp lại mỗi 2 đến 4 giờ 1 lần.

Thực hiện cách 2:

  • Cho ngập đá vào xô
  • Cho khớp tổn thương vào xô đá
  • Thực hiện chườm lạnh từ 5 – 10 phút
  • Lặp lại mỗi 2 – 4 giờ.

Thực hiện cách 3:

  • Dùng đá lạnh massage trực tiếp lên khu vực tổn thương cho đến khi đá tan hoặc trong 10 phút
  • Thực hiện mỗi 4 giờ 1 lần tùy thuộc vào tình trạng.
Chườm lạnh chữa giãn dây chằng
Hướng dẫn cách chườm lạnh chữa giãn dây chằng an toàn và hiệu quả, sớm cải thiện triệu chứng và khắc phục tổn thương

Lưu ý khi chườm lạnh chữa giãn dây chằng

Trước khi dùng biện pháp chườm lạnh điều trị giãn dây chằng, người bệnh cần tham khảo và lưu ý một số điều dưới đây:

  • Không nên chườm lạnh quá lâu để tránh gây tổn thương da, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh.
  • Chườm lạnh liên tục 72 giờ đầu sau chấn thương để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Nên nghỉ ngơi. Không cố gắng vận động, đứng lên hoặc đi lại để tránh tăng mức độ tổn thương và cảm giác đau nhức.
  • Nên dùng nẹp cố định khớp sau khi chườm lạnh. Biện pháp này giúp ngăn ngừa chấn thương tiếp diễn, hạn chế các hoạt động xấu làm ảnh hưởng đến khớp tổn thương. Đồng thời hỗ trợ giảm sưng và đau hiệu quả.
  • Ngoài nẹp cố định, người bệnh nên kết hợp biện pháp chườm lạnh với yoga/ vật lý trị liệu (theo hướng dẫn của bác sĩ) và chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng tốc độ chữa lành tổn thương dây chằng, khắc phục triệu chứng và phục hồi chức năng.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp giải đáp vấn đề “Giãn dây chằng nên chườm nóng hay lạnh?”, cách thực hiện đúng và những điều cần lưu ý. Nhìn chung những người có vấn đề về dây chằng không nên chườm nóng vì sẽ khiến dây chằng căng thêm, khó trở về vị trí cũ và gây đau nhức. Thay vào đó bạn nên chườm lạnh để giải quyết tình trạng, sớm phục hồi dây chằng tổn thương.

Tham khảo thêm: Bị giãn dây chằng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Câu hỏi liên quan
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không
Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao, đặc biệt là ở vận động viên. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đứt dây chằng chéo trước có đi được không và ...
Xem chi tiết
Giãn Dây Chằng Đầu Gối Có Đi Lại Được Không
Giãn dây chằng đầu gối có đi lại được không là vấn đề chung của nhiều bệnh nhân. Tổn thương dây chằng làm mất tính ổn định của đầu gối, gây đau và hạn chế phạm vi chuyển động. Điều ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Bàn Chân Bao Lâu Thì Đi Lại Được
Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, khi nào lành hẳn còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Bàn chân có cấu trúc phức tạp, giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và ...
Xem chi tiết
Mổ Rách Sụn Chêm Ở Đâu Tốt
Xác định mổ rách sụn chêm ở đâu tốt là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Vai Có Phải Phẫu Thuật
Gãy xương đòn là tổn thương cực kỳ phổ biến, chiếm 5% tổng số các trường hợp gãy xương và thường được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn. Vậy gãy xương đòn vai có phải phẫu thuật không, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua