Người Bị Gãy Xương Đòn Có Cần Bó Bột Không? Giải Đáp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gãy xương đòn có cần bó bột không hoặc khi nào áp dụng phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như nẹp xương, đeo đai số 8 và phẫu thuật, được quyết định bởi bác sĩ điều trị và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để có kế hoạch phù hội tốt nhất.

Gãy xương đòn có cần bó bột không
Gãy xương đòn có cần bó bột không được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn

Gãy xương đòn là gì? Có nghiêm trọng không?

Mỗi người có hai xương đòn, dài, mảnh, hình chữ S kết nối vai và ngực trên. Gãy xương đòn là một chấn thương rất phổ biến, chiếm khoảng 5% các trường hợp gãy xương ở người lớn. Gãy xương đòn có thể bị nứt, vỡ tại một chỗ hoặc vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Trong một số trường hợp, gãy xương di lệch, có thể khiến các xương rời khỏi vị trí bình thường, gây đau đớn và khó khăn khi điều trị.

Nếu bị gãy xương đòn, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Xuất hiện âm thanh gãy hoặc ma sát khi va chạm.
  • Đau đớn dữ dội và nghiêm trọng hơn khi di chuyển.
  • Vai chùng xuống, do phía trước không còn được nâng đỡ.
  • Khó cử động hoặc nâng cánh tay, dẫn đến đau đớn hoặc cảm giác nghiến khi nâng cánh tay.
  • Bầm tím, sưng tấy hoặc đau tại vị trí bị ảnh hưởng.
  • Xương có thể bị chọc qua da, gây chảy máu, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.
Bị gãy xương đòn có quan hệ được không
Gãy xương đòn có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp

Gãy xương đòn thường không nghiêm trọng và không gây các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, gãy xương có thể dẫn đến:

  • Tổn thương các dây thần kinh và mạch máu: Các đầu xương đòn khi bị gãy có thể gây tổn thương dây thần kinh và mạch máu xung quanh. Người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy tê hoặc lạnh ở cánh tay hoặc bàn tay.
  • Xương khó lành hoặc không lành: Xương đòn bị gãy có thể tự lành, tuy nhiên gãy xương nghiêm trọng có thể khiến quá trình hồi phục chậm. Sự liên kết kém có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu lưu thông, làm tăng nguy cơ hoại tử và tổn thương các tế bào xương.
  • Hình thành cục u xương: Khi xương được chữa lành, sẽ có một cục u xương hình thành tại vị trí kết nối xương. Cục u này rất dễ nhìn thấy bởi vì nằm rất sát da. Hầu hết các cục u sẽ biến mất theo thời gian, tuy nhiên đôi khi cục u là vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ và tăng nguy cơ hình thành một số vấn đề khác.
  • Bệnh xương khớp khác: Gãy xương có thể ảnh hưởng đến khớp nối xương đòn và xương bả vai hoặc xương ức. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh viêm khớp trong tương lai.

Gãy xương đòn có cần bó bột không?

Gãy xương đòn có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, gãy xương không di lệch hoặc di lệch. Việc gãy xương đòn có cần bó bột không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương, khả năng xương tự lành và chỉ định điều trị của bác sĩ.

Gãy xương đòn nên kiêng gì
Hầu hết các trường hợp gãy xương đòn không cần bó bột và được điều trị bằng cách biện pháp hỗ trợ để xương tự lành

Theo các chuyên gia, hầu hết tình trạng gãy xương đòn không cần bó bột, bởi vì:

  • Nếu gãy xương nhẹ, xương tách làm hai đoạn, không bị vỡ thành nhiều mảnh, xương có thể tự liền lại rất nhanh mà không cần hỗ trợ.
  • Do vị trí giải phẫu xương đòn ngay phía trên lồng ngực, do đó rất khó thực hiện bó bột. Ngoài ra, người bệnh cũng không thể bất động xương đòn hoàn toàn, bó bột dễ gây di lệch xương, dẫn đến lệch vai, yếu vai.
  • Xương đòn có khả năng tự hồi phục rất nhanh, kể cả khi gãy do lệch, thậm chí khi hai đầu xương lệch hẳn khỏi vị trí ban đầu. Ngoài ra, do nằm ngay bên dưới da, do đó bó bột có thể dẫn đến nhiều biến chứng và tỷ lệ liền xương thấp hơn khi để xương liền lại tự nhiên.

Trong trường hợp gãy xương đòn nghiêm trọng, khả năng hồi phục kém và biến chứng cao, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật và nẹp xương thay vì bó bột truyền thống.

Vấn đề gãy xương đòn có cần bó bột không được chỉ định bởi bác sĩ điều trị có chuyên môn. Bác sĩ sẽ cân nhắc các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và khả năng lành xương để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Điều trị gãy xương đòn như thế nào?

Hầu hết các trường hợp gãy xương đòn không cần bó bột và phẫu thuật. Nếu các phần xương gãy ở vị trí dễ chữa lành, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nẹp xương để cải thiện chức năng xương đòn.

1. Điều trị không phẫu thuật

Nếu gãy xương không nghiêm trọng, khả năng liền xương tự nhiên cao, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bao gồm. Các biện pháp điều trị gãy xương đòn không phẫu thuật bao gồm:

Quá trình liền xương đòn
Người bị gãy xương đòn thường được điều trị bằng cách đeo đai số 8 hoặc địu vai để hỗ trợ phục hồi xương đòn
  • Hỗ trợ cánh tay: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng đai hình số 8 cho người gãy xương đòn hoặc một chiếc địu vai, để hỗ trợ xương đòn và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, đai cố định xương cũng có thể giúp ngăn ngừa các phần xương bị gãy di chuyển xung quanh và hạn chế các tổn thương mô mềm.
  • Thuốc: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện các triệu chứng. Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc giảm đau opioid trong một thời gian ngắn để cải thiện các triệu chứng.
  • Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập phù hợp để cải thiện sức khỏe xương và phục hồi hoạt động bình thường. Các bài tập này nhằm mục đích tăng cường chuyển động ở cánh tay, sức mạnh của vai và ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp hoặc viêm quanh khớp vai.

Các chỉ định điều trị khác phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương cũng như quá trình lành lại của xương đòn. Đôi khi xương không thể tự lành hoặc trượt ra khỏi sự liên kết. Nếu điều này xảy ra, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị thêm để phục hồi chức năng cánh tay.

2. Phẫu thuật

Đôi khi gãy xương đòn sẽ được điều trị bằng biện pháp phẫu thuật. Bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật nếu:

  • Mạch máu hoặc các dây thần kinh bị tổn thương
  • Gãy xương xuyên qua da
  • Các mảnh xương đòn bị gãy ở vị trí không phù hợp để tự liền lại tự nhiên

Phẫu thuật điều trị gãy xương đòn bao gồm cố định bên ngoài và nẹp bên trong. Điều này giúp đưa các mảnh xương bị gãy trở lại vị trí bình thường và cố định trong một thời gian cho đến khi xương lành lại.

Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn
Nẹp xương đòn được chỉ định khi xương không có khả năng tự lành hoặc có nguy cơ biến chứng cao

Phẫu thuật gãy xương đòn thường được thực hiện như sau:

  • Vít và các tấm kim loại sẽ được gắn vào các bề mặt của xương. Các dụng cụ cố định thường không được loại bỏ sau khi xương lành lại, trừ khi người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Ghim hoặc đinh vít xuyên qua xương nhằm cố định và kết nối xương. Ghim và đinh vít sẽ được loại bỏ ngay sau khi vết gãy đã lành lại.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sờ thấy một mảng hoặc một phần cứng tại xương đòn. Người bệnh cũng có thể cần hạn chế sử dụng cánh tay trong 6 – 8 tuần cho đến khi xương lành hoàn toàn. Xương đòn có thể hồi phục hoàn toàn sau 12 tháng phẫu thuật.

Trong thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật, người bệnh nên thông báo với bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy các biến chứng như:

  • Xương di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu và lành lại sai vị trí, dẫn đến dị dạng xương.
  • Đau và cứng khớp sau phẫu thuật khiến người bệnh không thể di chuyển vai hoặc cánh tay.
  • Tổn thương da, vết thương khó lành, chảy máu hoặc lỡ loét sau phẫu thuật.

Phục hồi sau khi gãy xương đòn

Sau khi bị gãy xương đòn, người bệnh thường mất từ 6 – 8 tuần để chữa lành. Trong 4 – 6 tuần đầu tiên, người bệnh không được nâng bất cứ vật nào nặng hơn 2 kg hoặc cố gắng nâng cánh tay cao hơn vai.

Khi xương đòn đã lành, có thể thực hiện liệu pháp vật lý trị liệu để phục hồi cánh tay và vai. Nói chung, thông thường người bị gãy xương đòn có thể hoạt động bình thường với cường độ phù hợp sau ba tháng.

Người bị gãy xương đòn có cần bó bột không
Quá trình phục hồi gãy xương đòn chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu

Để tăng khả năng phục hồi xương đòn, người bệnh nên tháo địu hoặc nẹp vào ban đêm và sử dụng gối đỡ để vai. Ngoài ra, sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Tập vật lý trị liệu mỗi ngày với cường độ phù hợp để giữ cho cánh tay không bị tê cứng khi đang được chữa lành. Vật lý trị liệu bao gồm xoa bóp các mô mềm, tập bóng quả bóng trong bàn tay hoặc cử động khuỷu tay, bàn tay và các ngón tay khi cảm thấy thoải mái. Khi xương đã lành, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập phục hồi sức mạnh như cử tạ hoặc xoay vai.

Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ phục hồi xương khi người bệnh quay lại các hoạt động bình thường. Bác sĩ cũng hướng dẫn người  bệnh về thời gian cũng như các môn thể thao phù hợp. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư thế tốt nhất.

Gãy xương đòn khá phổ biến và xương có thể tự lành mà không cần bó bột hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ định điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng phục hồi của người bệnh. Thảo luận với bác sĩ về việc gãy xương đòn có cần bó bột không hoặc các biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Điều quan trọng là tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không
Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao, đặc biệt là ở vận động viên. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đứt dây chằng chéo trước có đi được không và ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Có Làm Được Việc Nặng Không
Gãy xương đòn có làm được việc nặng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại gãy xương, tình trạng sức khỏe tổng thể và chỉ định ...
Xem chi tiết
Bị Đứt Dây Chằng Có Quan Hệ Được Không
Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến, đặc biệt là dây chằng đầu gối ở vận động viên và người chơi thể thao. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người bệnh có thể bị đau ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Cổ Chân Bao Lâu Thì Khỏi
Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tình trạng trật khớp khiến người bệnh đau nhói, cổ chân sưng tấy, bầm tím và biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng vận ...
Xem chi tiết
Bó Bột Chân Có Đi Được Không
Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua