Gãy Xương Cổ Tay Có Phải Mổ Không? Chi Phí Bao Nhiêu?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gãy xương cổ tay có phải mổ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như chỉ định điều trị của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

gãy xương cổ tay có phải mổ không
Gãy xương cổ tay có phải mổ không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị

Gãy xương cổ tay có phải mổ không?

Gãy xương cổ tay là một trong những chấn thương ở cổ tay phổ biến nhất, thường xảy ra khi mọi người cố gắng chống đỡ cơ thể sau một cú ngã. Gãy cổ tay thường rất đau đớn và người bệnh có thể cần phẫu thuật để giúp cổ tay lành lại. Ngoài phẫu thuật, cổ tay bị gãy còn được điều trị bằng cách nẹp, bó bột và thuốc giảm đau.

Về vấn đề gãy xương cổ tay có phải mổ không, các bác sĩ cho biết, chỉ định mổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Mục tiêu của các phương pháp điều trị là giúp cổ tay lành lại, giảm đau và phục hồi sức mạnh cũng như tính linh hoạt của cổ tay.

Phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị đầu tiên khi bị gãy xương cổ tay. Tuy nhiên người bệnh có thể cần phẫu thuật nếu:

  • Cổ tay bị gãy ở nhiều vị trí
  • Xương di chuyển khỏi vị trí ban đầu
  • Gãy xương hở, gây tổn thương da và cấu trúc mô xung quanh
  • Có các mảnh xương nhỏ gây tổn thương khớp và các mô mềm xung quanh vết gãy
  • Chấn thương gây ảnh hưởng đến các mạch máu, dây thần kinh hoặc dây chằng quanh xung cổ tay
  • Vị trí gãy nằm ở khớp cổ tay

Ngay sau khi điều trị nội khoa (không phẫu thuật) bằng phương pháp nẹp, bó bột, xương vẫn có thể thay đổi vị trí. Do đó, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng gãy xương thông qua X – quang. Nếu xương di chuyển trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật điều chỉnh.

Trong một số phường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ cố định vết gãy bằng cách sử dụng các thiết bị cố định bên ngoài. Điều này bao gồm một khung kim loại có hai hoặc nhiều đinh ghim xuyên qua da, đi vào xương để kết nối hai vị trí gãy.

Gãy xương cổ tay có phải mổ không và mổ theo phương pháp nào được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Mổ gãy xương cổ tay như thế nào?

Mổ gãy xương cổ tay là phẫu thuật nhằm mục đích cố định xương bị gãy bằng cách sử dụng vít, ghim, que hoặc các loại đĩa kim loại để cố định và giữ xương. Đây là một phương pháp xâm lấn, được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về quá trình chuẩn bị, quy trình mổ cũng như các biện pháp chăm sóc sau khi mổ.

Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về quy trình mổ gãy xương cổ tay, người bệnh có thể tham khảo.

1. Chuẩn bị trước khi mổ gãy xương

Trước khi tiến hành mổ điều trị gãy xương cổ tay, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các tình trạng mãn tính, bệnh lý hoặc các cuộc phẫu thuật trong quá khứ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc và các vấn đề liên quan khác.

Gãy xương thuyền bao lâu thì lành
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang, CT hoặc MRI để xác định tình trạng gãy xương và có kế hoạch điều trị phù hợp

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm hình ảnh để xác định chính xác vị trí xương bị gãy. Các xét nghiệm bao gồm chụp X – quang, CTquét MRI.

Vào ngày thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh không nên ăn bất cứ thứ gì sau nửa đêm. Ngoài ra, người bệnh nên đi cùng người thân để xử lý các tình huống phát sinh.

2. Quy trình mổ gãy xương cổ tay

Quá trình mổ gãy xương cổ tay có thể mất vài giờ. Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân và sẽ ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể đề nghị gây tê cục bộ ở cổ tay. Do đó, người bệnh có thể giữ sự tỉnh táo nhưng không cảm nhận được cơn đau tại vị trí phẫu thuật.

Chi phí phẫu thuật gãy xương cánh tay
Người bệnh gây tê hoặc gây mê trong suốt quá trình phẫu thuật mổ gãy xương cổ tay

Bác sĩ có thể thực hiện một đường rách lên vị trí bị gãy xương để tiếp cận các xương bị gãy. Phần xương gãy sẽ được đặt vào vị trí bình thường. Sau đó bác sĩ sử dụng vít, đinh, ghim, que hoặc các đĩa kim loại để cố định xương tại chỗ. Các vật liệu có thể là tạm thời và được lấy ra sau một thời gian hoặc là vĩnh viễn để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Bác sĩ có thể đề nghị ghép xương nếu xương bị gãy thành nhiều mảnh. Quy trình này sử dụng xương từ một bộ phận khác trong cơ thể hoặc xương từ người hiến tặng để thay thế các phần xương bị mất.

Các mạch máu, dây thần kinh và mô bị tổn thương, sẽ được sửa chữa và điều chỉnh trong quá trình phẫu thuật.

Sau khi các xương đã được đặt đúng vị trí, bác sĩ sẽ đóng vết mổ lại bằng chỉ khâu hoặc ghim và quấn băng gạc. Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị bó bột để cố định cổ tay.

3. Sau khi mổ gãy xương cổ tay

Thông thường, gãy xương cổ tay mấy 6 – 8 tuần để hồi phục và cần khoảng 6 tháng để quay trở lại các hoạt động bình thường. Tuy nhiên thời gian hồi phục có thể thay đổi phụ thuộc vào loại gãy xương cũng như phương pháp mổ.

Ngay sau khi mổ gãy xương cổ tay, người bệnh sẽ được đưa vào phòng hồi sức. Tại đây, y tá hoặc điều dưỡng sẽ theo dõi nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở của người bệnh để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Tùy thuộc vào mức độ chấn thương và phẫu thuật, người bệnh có thể cần ở lại bệnh viện qua đêm hoặc lưu lại bệnh viện vài ngày.

phục hồi sau mổ gãy xương cổ tay
Dành thời gian nghỉ ngơi cũng như tập luyện phù hợp để giúp cổ tay hồi phục nhanh chóng

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau và sưng nhẹ. Các biện pháp tự chăm sóc như chườm lạnh, kê cao cổ tay và hạn chế cử động cổ tay, có thể cải thiện cơn đau cũng như sự khó chịu liên quan.

Nếu cơn đau sau khi mổ gãy cổ tay trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ ngay khi vết mổ sưng tấy, đỏ hoặc có mùi hôi. Nếu đinh vít hoặc dụng cụ cố định gây khó chịu, người bệnh cũng nên thống báo cho bác sĩ.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị vật lý trị liệu để tăng cường chức năng cổ tay, ngăn ngừa tình trạng căng cơ cũng như cứng khớp xung quanh cổ tay. Ngoài ra, vật lý trị liệu cũng hỗ trợ chữa lành các tổn thương và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Mổ gãy xương cổ tay chi phí bao nhiêu?

Chi phi phẫu thuật gãy xương cổ tay dao động từ 3 – 6 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như phương pháp phẫu thuật. Chi phí này không bao gồm phí khám bệnh, xét nghiệm cũng như chi phí phát sinh phát sinh khác. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào chỉ định, người bệnh có thể cần lưu viện 1 – 5 ngày. Do đó, chi phí điều trị cũng có thể tăng lên, tùy thuộc vào thời gian nằm viện.

Hiện tại, bảo hiểm y tế có chi trả cho bệnh nhân mổ gãy xương cổ tay. Mức chi trả dao động từ 49 – 100% tùy thuộc vào dạng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên bảo hiểm có thể không chi trả một số dụng cụ được sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để biết chính xác nhất chi phí và các khoản phát sinh để có sự chuẩn bị phù hợp nhất.

Do đó, để biết chính xác mức giá mổ gãy xương cổ tay, người bệnh nên liên hệ với cơ sở y tế hoặc đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý sau khi mổ gãy xương cổ tay

Sau khi mổ gãy xương cổ tay, người bệnh cần có chế độ chăm sóc phù hợp để phục hồi nhanh chóng và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Có một số lưu ý và biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp cơ thể chữa lành và phục hồi như sau:

  • Nghỉ ngơi: Sau khi mổ gãy xương, người bệnh cần dành thời gian để nghỉ ngơi phù hợp. Quay trở lại làm việc quá sớm có thể dẫn đến gãy xương tái phát hoặc làm chậm quá trình phục hồi.
  • Thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ: Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp chăm sóc tại nhà và một số bài tập vật lý trị liệu để tăng cường quá trình chữa lành sau khi mổ gãy xương cổ tay. Tốt nhất người bệnh nên làm theo lời khuyên của bác sĩ và nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Uống thuốc giảm đau: Người bệnh có thể kiểm soát cơn đau bằng cách uống thuốc giảm đau, điều này có thể làm dịu vết sưng tấy và giúp vết thương nhanh lành.
  • Nâng cao cổ tay khi ngủ: Nâng cao cổ tay có thể hạn chế lượng máu lưu thông, giúp giảm đau và sưng.
  • Chườm lạnh: Chườm đá hoặc chườm mát lên cổ tay trong 5 – 10 phút, có thể giúp giảm sưng tấy.
  • Duy trì vận động ở các ngón tay và khuỷu tay: Giữ các ngón tay cử động và duy trì vận động ở khuỷu tay có thể giúp cổ tay nhanh lành hơn.
  • Tránh hút thuốc: Thuốc lá có thể làm chậm quá trình chữa bệnh và tăng nguy cơ gặp các biến chứng sau khi phẫu thuật.

Mổ gãy xương cổ tay được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn, nhằm cải thiện các cơn đau, sưng tấy và giúp phục hồi các hoạt động bình thường ở cổ tay. Sau khi mổ, người bệnh cần dành thời gian để nghỉ ngơi cũng như thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách thận trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D để giúp xương phục hồi nhanh chóng. Mặc đồ bảo hộ, chẳng hạn như nẹp hoặc đệm cổ tay sau khi xương lành lạnh, điều này có thể ngăn ngừa các chấn thương trong tương lai.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Gãy Xương Chày Có Đá Bóng Được Không
Gãy xương chày có đá bóng được không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, phương pháp điều trị và quá trình phục hồi của người bệnh. Do đó, nếu bị gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Có Nên Quan Hệ
Những người bị gãy xương có nên quan hệ không? Cần thực hiện những biện pháp nào giúp xương mau lành là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị gãy xương cần có một ...
Xem chi tiết
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không
Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao, đặc biệt là ở vận động viên. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đứt dây chằng chéo trước có đi được không và ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Ngón Tay Để Lâu Có Sao Không
Nếu thắc mắc trật khớp ngón tay để lâu có sao không người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Điều trị sớm là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Bàn Chân Bao Lâu Thì Đi Lại Được
Gãy xương bàn chân bao lâu thì đi lại được, khi nào lành hẳn còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Bàn chân có cấu trúc phức tạp, giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua