Cách xử lý, chữa trị vẹo cổ sau khi ngủ dậy
Massage, châm cứu, dùng thuốc kê đơn, chườm ấm… đều là những cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy hiệu quả. Những cách này chủ yếu mang đến hiệu giảm đau, giảm căng cứng và co thắt cơ, mang đến cảm giác dễ chịu và cải thiện sự linh hoạt cho người bệnh. Ngoài ra để khắc phục và hạn chế tái phát, người bệnh nên loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây vẹo cổ sau khi ngủ dậy
Vẹo cổ sau khi ngủ dậy có thể xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm cả người trẻ và người lớn tuổi. Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác co thắt, khó chịu, đau đớn đột ngột và nghiêm trọng nhưng thường giảm nhẹ theo thời gian.
Đối với một số trường hợp nặng nề hơn, cơn đau có thể làm hạn chế tầm vận động của người bệnh. Đôi khi đau lan lên đầu làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng có thể xảy ra trong đêm kéo dài đến hôm sau hoặc xảy ra sau khi ngủ dậy.
Có nhiều nguyên nhân gây vẹo cổ sau khi ngủ dậy. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
1. Ngủ sai tư thế
Ngủ sai tư thế như vẹo đầu/ cổ sang một bên, ngửa cổ ra sau quá mức, nằm sấp… là nguyên nhân gây vẹo cổ sau khi ngủ dậy phổ biến nhất. Bởi những tư thế này sẽ làm ảnh hưởng đến đường cong tự nhiên của cột sống cổ, tăng áp lực khiến các cơ và dây chằng bị căng giãn quá mức dẫn đến vẹo cổ.
Ngoài ra ngủ sai tư thế còn khiến đầu và cổ xoắn lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và gây căng thẳng cho lưng (đặc biệt là nằm sấp). Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức và tê bì khó chịu, cơn đau lan rộng từ vị trí bị xoắn cổ lên đầu và xuống vùng lưng trên.
2. Lựa chọn gối nằm trong phù hợp
Nằm trên gối quá cao hoặc quá cứng sẽ góp phần gây cứng cổ, đè nén vào cơ và các dây thần kinh quanh cột sống. Đồng thời tạo cảm giác co cứng sau khi ngủ dậy. Đối với một chiếc gối quá mềm, không có khả năng hỗ trợ cổ và đầu, các cơ ở cổ sẽ chịu nhiều áp lực và căng thẳng quá mức khi sử dụng.
3. Chuyển động đột ngột
Trong khi ngủ, chúng ta thường có xu hướng xoay người liên tục, vung tay, vung chân, lắc cổ trong giấc mơ mà không hề ý thức. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường nhưng nếu các chuyển động diễn ra quá đột ngột, nhanh hoặc mạnh có thể khiến các cơ ở vùng cổ bị căng cứng hay co thắt lại mà không thể tự nới lỏng. Từ đó gây ra tình trạng vẹo cổ kèm theo đau đớn, khó chịu cùng những biểu hiện khác sau khi ngủ dậy.
Ngoài ra việc ngồi dậy đột ngột và quá nhanh chóng cũng có thể tạo ra cơn đau và cảm giác co thắt ở một bên cổ. Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động vào buổi sáng hôm sau.
4. Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài có thể làm khởi phát cơn đau và tăng nguy cơ vẹo cổ sau khi ngủ dậy. Bởi các nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên buồn rầu, lo lắng và căng thẳng quá mức sẽ kích thích một tình trạng cấp tính, bao gồm cả đau nhức, căng cơ và xoắn cổ.
5. Chấn thương trước đó
Chấn thương ở vùng cổ do va đập, té ngã như trật cổ, giãn dây chằng ở cổ – vai có thể khiến bệnh nhân bị xoắn cổ kèm theo cảm giác co cứng, đau mỏi ở một bên cổ vai. Những biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi sáng hôm sau sau khi ngủ dậy, ít khi khởi khác tại thời điểm chấn thương.
6. Nằm điều hòa nhiệt độ thấp
Vẹo cổ sau khi ngủ dậy có thể xảy ra do người bệnh nằm điều hòa nhiệt độ thấp. Bởi việc sử dụng nhiệt độ thấp trong suốt đêm dài sẽ khiến các cơ ở cổ bị căng cứng và giảm độ dẻo dai. Khi xoay người hoặc có tác động vật lý, chúng sẽ bị vặn xoắn quá mức dẫn đến trẹo cỏ.
7. Bệnh lý
Chứng vẹo cổ sau khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số bệnh lý dưới đây:
- Đau cơ xơ hóa
- Thoái hóa cột sống cổ
- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Tổn thương dây thần kinh ở vùng cổ – vai
Cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy
Để khắc phục nhanh các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy dưới đây:
1. Loại bỏ căn nguyên
Đầu tiên người bệnh cần loại bỏ căn nguyên để phòng ngừa và chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy. Bởi điều này sẽ làm giảm căng thẳng và hạn chế sự chèn ép lên các cơ ở vùng cổ, làm dịu nhanh cảm giác khó chịu và giảm co cứng.
- Lựa chọn gối nằm phù hợp: Người bệnh nên lựa chọn những chiếc gối có độ cao thích hợp, không quá mềm hoặc quá cứng. Ngoài ra gối nằm phải có kích thước lớn, có khả năng hỗ trợ phần đầu và cổ trong khi ngủ. Từ đó hạn chế làm ảnh hưởng đến cột sống cổ và không khiến các cơ bị xoắn quá mức.
- Giữ tư thế tốt: Trong khi ngủ, người bệnh cần giữ tư thế tốt, không nên vẹo đầu hoặc cổ quá mức, không nằm sấp, không giữ tư thế nằm nghiêng cổ trong suốt đêm dài. Tốt nhất nên nằm ngửa hoặc nằm thẳng với đầu, cổ và một phần vai được hỗ trợ bởi gối. Ngoài ra cần giữ cho cổ và đầu thẳng trong suốt thời gian ngủ.
- Một số lưu ý khác: Khi ngủ người bệnh cần điều chỉnh điều hòa ở mức hợp lý; kiểm soát tâm trạng, không nên căng thẳng quá mức, hạn chế những chuyển động đột ngột trong khi ngủ, điều trị nếu có chấn thương hoặc bệnh lý liên quan đến cột sống cổ, cơ, mạch máu và dây chẳng bao quanh.
2. Nghỉ ngơi và thư giãn
Nếu vẹo cổ sau khi ngủ dậy có liên quan đến một chấn thương trước đó, người bệnh cần nằm nghỉ trên một chiếc đệm phẳng và một chiếc gối hỗ trợ. Sau đó đặt hai tay vào hai bên cổ và vuốt nhẹ từ trên xuống. Biện pháp này giúp thư giãn, giảm căng thẳng, tăng lưu thông khí huyết, giảm đau và cứng khớp.
Sau khi cơn đau thuyên giảm người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng hoặc sử dụng nhiệt để giảm đau nhanh. Trong thời gian điều trị vẹo cổ sau khi ngủ dậy, người bệnh tuyệt đối không ngủ sai tư thế, lao động gắng sức hoặc để vật nặng đè nén lên cổ và vai đau. Bởi điều này có thể làm tăng tổn thương và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Lưu ý:
- Không nên nằm bất động trên giường, cần thường xuyên thay đổi tư thế.
- Massage cổ vai và sử dụng nhiệt để giảm đau nhanh.
- Vận động nhẹ nhàng sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
3. Chườm lạnh
Chườm lạnh phù hợp với những bệnh nhân bị vẹo cổ sau khi ngủ dậy do chấn thương. Nhiệt độ thấp giúp mạch co, lưu thông máu giảm và hạn chế tình trạng sưng tấy. Bên cạnh đó biện pháp này còn có tác dụng giảm đau, chữa viêm và giãn dây chằng.
Khi chườm lạnh giảm đau do vẹo cổ, người bệnh dùng túi đá lạnh hoặc khăn lạnh đặt từ cổ xuống vai (bên đau). Giữ trong 15 phút và thực hiện 3 lần trong ngày.
4. Chườm ấm
Đây là cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy được áp dụng rộng rãi, có độ an toàn cao. Biện pháp này phù hợp với hầu hết các nguyên nhân gây bệnh (ngoại trừ chấn thương, vẹo cổ có kèm theo giãn dây chằng).
Dùng nhiệt cao áp lên cổ vai gáy giúp giảm đau nhanh, giãn mạch, khí huyết lưu thông tốt. Từ đó giảm tê bì và tăng khả năng chữa lành cột sống cổ tổn thương do bệnh lý (nếu có). Bên cạnh đó biện pháp chườm nóng còn có tác dụng thư giãn cơ, giảm cứng cổ, giúp các khớp xương linh hoạt, người bệnh dễ dàng hơn trong những chuyển động liên quan đến cổ.
Khi chườm ấm, hãy sử dụng một túi chườm chứa nước ấm đặt lên cổ vai gáy. Giữ nguyên túi chườm trong 15 phút và thực hiện 4 lần trong ngày.
Lưu ý:
- Điều chỉnh nhiệt độ trước khi chườm ấm để tránh gây bỏng da.
5. Massage vùng cổ
Massage nhẹ nhàng là một trong các cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy nên áp dụng khi nghỉ ngơi. Trong khi thực hiện động tác xoa, bóp, day và ấn, lực tác động từ bàn tay sẽ giúp các mách máu, dây thần kinh, cơ, dây chằng cùng cột sống cổ được thư giãn, giải phóng sự chèn ép. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng căng cứng cổ mà còn làm giảm áp lực và xoa dịu nhanh biểu hiện đau nhức.
Ngoài ra việc tác động trực tiếp bằng biện pháp massage còn có tác dụng cải thiện sự linh hoạt cho cổ, ngăn đau đầu. Đồng thời giải tỏa căng thẳng, mang đến cảm giác dễ chịu và tâm trạng tốt cho người bệnh.
Các bước massage giảm đau do vẹo cổ:
- Dùng gốc bàn tay ấn nhẹ và bắt đầu di chuyển tay theo chuyển động vòng tròn (2 phút)
- Day và vuốt từ trên xuống, ngay tại khối cơ ở cổ (1 phút)
- Thực hiện động tác bóp, nắn nhẹ từ trên xuống và từ trái qua phải (3 phút)
- Lặp lại những chuyển động tròn
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Lưu ý:
- Dùng lực tác động vừa phải để tránh kích thích cơn đau trong thời gian massage, xoa bóp. Khi đã thích nghi, lực tác động cần tăng đều dựa trên sức chịu đựng của người bệnh.
6. Châm cứu
Thực tế cho thấy biện pháp châm cứu là cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy hiệu quả. Biện pháp này sử dụng nhiều cây kim có kích thước nhỏ để châm vào những huyệt đạo tương ứng. Các huyệt đạo được xác định dựa trên thể bệnh, căn nguyên và hệ kinh mạch của người bệnh.
Châm cứu có tác dụng điều hòa lại cân bằng âm dương, đả thông kinh mạch, loại trừ các tác nhân gây bệnh. Đồng thời giảm nhanh cảm giác đau mỏi, cứng cổ và co thắt cơ.
Ngoài ra biện pháp này còn có dụng kích thích hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, an thần, cải thiện giấc ngủ, phục hồi chức năng vận động và những chuyển động linh hoạt của cột sống cổ.
Châm cứu mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị vẹo cổ sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi những thầy thuốc/ bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền. Đồng thời bác sĩ điều trị phải am hiểu và có nhiều năm kinh nghiệm trong châm cứu chữa bệnh.
7. Bài tập vận động cổ
Người bệnh nên thực hiện những bài tập vận động nhẹ nhàng. Biện pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng xoắn cơ ở cổ quá mức, tăng tầm vận động cho cổ và lưng. Đồng thời giảm đau, hạn chế cứng khớp
Ngoài ra áp dụng bài tập vận động cổ mỗi ngày còn có tác dụng hỗ trợ giải phóng cơ và dây thần kinh bị đè nén. Từ đó giúp bệnh nhân vận động dễ dàng và linh hoạt hơn, tình trạng trẹo cổ sau khi ngủ dậy nhanh chóng qua đi.
Thông thường cách chữa trị vẹo cổ sau khi ngủ dậy này có thể giúp người bệnh sớm thoát khỏi các triệu chứng. Tuy nhiên mỗi động tác đều cần được thực hiện đúng cách để hạn chế những vấn đề không mong muốn hoặc gây tác dụng ngược.
Mặt khác, cơn đau có thể sẽ nghiêm trọng hơn khi thực hiện những chuyển động đầu tiên. Vì thế người bệnh nên bắt đầu với những động tác thật nhẹ nhàng hoặc massage, xoa bóp trước khi vận động. Nếu cơn đau vẫn kéo dài hoặc đau và căng cơ có xu hướng nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến chuyên khoa xương khớp và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
Một số bài tập vận động cổ thường được áp dụng:
+ Bài tập căng cơ cổ
Bài tập căng cơ cổ tập trung tác động vào một bên cổ, giúp giảm đau, giảm co thắt và cứng cổ, tăng tầm vận động.
- Đứng thẳng trên sàn, hai tay thả lỏng dọc theo cơ thể
- Từ từ thực hiện động tác xoay đầu sang trái đến khi có cảm giác căng ở cổ bên phải
- Giữ nguyên động tác này trong 40 giây
- Từ từ quay đầu về vị trí trung tâm
- Thực hiện với bên đối diện
- Lặp lại động tác 5 lần ở mỗi bên.
+ Bài tập nhún vai với tạ
Bài tập nhún vai với tạ tác động đồng thời ở cả hai bên cổ. Bài tập này có tác dụng tăng cường các cơ ở cổ, giảm đau và ngăn tình trạng cứng khớp.
- Đứng thẳng trên sàn, hai chân dang rộng bằng vai
- Tùy theo khả năng, mỗi tay có thể cầm quả tạ khoảng từ 1 – 2kg
- Nhún đồng thời cả hai bên vai, hướng về phía tai cho đến khi cảm nhận được tình trạng căng cơ và những cơn co thắt ở lưng trên và cổ
- Giữ nguyên động tác này trong 5 giây, hít thở đều
- Hạ vai xuống
- Lặp lại động tác từ 8 – 10 lần.
+ Bài tập cúi ngửa cổ
Bài tập cúi ngửa cổ cải thiện phạm vi vận động của cột sống cổ, tăng độ dẻo dai cho dây chằng và cơ bao quanh. Đồng thời rút ngắn thời gian chữa trẹo cổ sau khi ngủ dậy.
- Ngồi xếp bằng tương tự như ngồi thiền
- Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể. Lúc này có thể thấy phía trước và hai bên cổ đều căng
- Hít thở đều và duy trì tư thế trong 20 giây
- Từ từ đưa đầu về vị trí trung tâm
- Cúi cổ về phía trước để cằm hướng về ngực. Cằm và ngực nên gần nhau hết mức có thể
- Hít thở đều và duy trì tư thế trong 20 giây
- Trở về tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác 5 lần
8. Dùng thuốc không kê đơn
Một số loại thuốc không kê đơn như Paracetamol và thuốc giảm đau chống viêm không steroid – NSAID (Ibuprofen, Naproxen) có thể cần thiết với những bệnh nhân không có đáp ứng với những biện pháp trên, cơn đau vẫn dai dẳng kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn.
Các thuốc không kê đơn có tác dụng giảm đau hiệu quả ở những người có cơn đau nhẹ và trung bình. Ngoài ra NSAID còn có tác dụng giảm viêm. Để đạt hiệu quả giảm đau do vẹo cổ, người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ.
Bên cạnh đó bệnh nhân chỉ nên dùng các thuốc không kê đơn từ 3 – 5 ngày để đảm bảo tính an toàn. Nếu cơn đau không thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc mạnh hơn hoặc có phương pháp điều trị khác.
Lưu ý khi áp dụng cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy
Hầu hết bệnh nhân đều nói rằng họ có đáp ứng tốt với những cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy mà không có bất kỳ bất thường hay phải tiến hành điều trị với những phương pháp chuyên sâu hơn.
Trong một số ít trường hợp, các triệu chứng kéo dài trên 5 ngày hoặc không có biểu hiện thuyên giảm dù đã điều tri tích cực. Điều này có thể là do ảnh hưởng từ chấn thương hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn ở cột sống cổ.
Vì thế người bệnh cần liên hệ ngay với chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa khi các triệu chứng không giảm sau 5 ngày hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ngoài ra người bệnh cũng cần đến bệnh viện khi có một số bất thường xuất hiện, cụ thể:
- Cơn đau lan rộng xuống cánh tay kèm theo tê bì, ngứa ran
- Yếu cơ
- Khó thở
- Thường xuyên mệt mỏi
- Đau nhức như kim châm kèm theo cứng cổ
- Vẹo cổ làm ảnh hưởng nặng nề đến chức năng vận động của người bệnh.
Một số lưu ý khác:
- Những cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy cần được thực hiện đúng để sớm cải thiện triệu chứng, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Liệu pháp xoa bóp cùng những bài tập vận động cần thực hiện một cách nhẹ nhàng. Đôi khi cơn đau có thể phát sinh trong lần chuyển động đầu tiên nhưng không đáng lo ngại. Hãy tiếp tục luyện tập mỗi ngày với cường độ thích hợp cho đến khi cơn đau được khắc phục hoàn toàn.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp khi áp dụng cách chườm ấm để không gây bỏng da.
- Liên hệ với bác sĩ nếu có bất thường trong thời gian áp dụng các cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy.
- Tất cả các thuốc dùng trong điều trị vẹo cổ (bao gồm cả thuốc không kê đơn) phải được sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ chỉ định.
Các cách chữa vẹo cổ sau khi ngủ dậy thường mang đến hiệu quả trị đau, giảm căng cơ và co thắt nhanh. Ngoài ra việc thường xuyên áp dụng những cách này còn giúp phòng ngừa vẹo cổ tái phát, ngăn các tổn thương tiếp diễn khiến bệnh tiến triển theo hướng xấu.
Tuy nhiên trong một số trường hợp (đặc biệt là vẹo cổ sau khi ngủ dậy liên quan đến chấn thương hay bệnh lý), các biểu hiện có thể không thuyên giảm hoặc chuyển biến xấu hơn. Đối với trường hợp này, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để khám và chữa bệnh bằng những loại thuốc và phương pháp phù hợp hơn.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!