7 cách chữa vẹo cổ tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Một số cách chữa vẹo cổ tại nhà như xoa bóp, sử dụng nhiệt, luyện tập… có thể giúp giảm nhanh tình trạng căng cơ và đau mỏi. Đồng thời giảm co cứng, cải thiện tốt sự linh hoạt cho vùng cổ. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối đa và đảm bảo tính an toàn, người bệnh cần thực hiện đúng cách.

7 cách chữa vẹo cổ tại nhà
Thông tin cơn bản về 7 cách chữa vẹo cổ tại nhà, hướng dẫn thực hiện và những điều cần lưu ý

Hướng dẫn 7 cách chữa vẹo cổ tại nhà

Vẹo cổ là một tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh do chấn thương cột sống cổ, ngủ và ngồi làm việc sai tư thế, sử dụng các thuốc gây thiếu kiểm soát cơ làm ảnh hưởng đến cơ cổ và nguồn cung cấp máu.

Ngoài ra chứng vẹo cổ cũng có thể tiến triển từ một số bệnh lý. Cụ thể như viêm khớp cột sống cổ, nhiễm trùng vùng đầu hoặc/ và cổ, áp xe trong cổ họng… Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác căng cơ ở cổ, khó chịu, đau đớn, cứng cổ, đau đầu, hạn chế tầm vận động của cổ và lưng.

Thông thường ở những trường hợp nhẹ, nguyên nhân không do bệnh lý, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa vẹo cổ tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng và sớm khắc phục tình trạng. Cụ thể:

1. Nghỉ ngơi đúng cách

Nếu vẹo cổ gây co thắt cơ, khó chịu và đau nhiều, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi. Không nên cố gắng chuyển động cổ, vận động mạnh hoặc lao động gắng sức. Tốt nhất người bệnh nằm ngửa trên giường, thả lỏng cơ thể, dùng gối hỗ trợ chắc chắn kê dưới đầu và cổ.

Việc nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện chứng vẹo cổ, xoa dịu cơn đau, giảm áp lực và co thắt cơ. Ngoài ra biện pháp này còn giúp cơ thể và các cơ quan có thời gian được chữa lành, ngăn chứng vẹo cổ do chấn thương tiến triển theo chiều hướng xấu.

Nghỉ ngơi đúng cách
Nghỉ ngơi đúng cách giúp cơ thể có thời gian chữa lành, cải thiện chứng vẹo cổ, xoa dịu cơn đau, giảm áp lực và co thắt cơ

2. Xoa bóp

Trong khi nghỉ ngơi, người bệnh nên xoa bóp để cải thiện chứng vẹo cổ. Các nghiên cứu cho thấy lực tác động từ bàn tay và các ngón có tác dụng đẩy lùi cơn đau, tăng tuần hoàn máu, giảm cảm giác tê bì và cứng cổ.

Ngoài ra các động tác từ cách chữa vẹo cổ tại nhà này còn giúp thư giãn vùng cổ và đầu (bao gồm cả mạch máu, dây thần kinh, dây chằng, và cột sống cổ), giảm nhanh cảm giác co thắt và căng cơ. Từ đó tăng tầm vận động của cổ, người bệnh nhanh chóng trở về với đời sống bình thường.

Trước khi xoa bóp, người bệnh có thể tăng tác dụng chữa bệnh bằng cách sử dụng dầu nóng hoặc các loại tinh dầu có tính ấm như dầu gừng, dầu bạc hà… Những loại tinh dầu này có tác dụng giảm đau, tăng lưu thông máu và chống viêm hiệu quả.

Hướng dẫn cách xoa bóp chữa chứng vẹo cổ:

  • Sử dụng tinh dầu thoa đều toàn bộ vùng cổ vai gáy
  • Dùng gốc bàn tay hoặc mô bàn tay xoa theo chuyển động tròn kết hợp dây vùng cổ, lưng dưới và hai bên vai. Xoa day từ trên xuống, từ bên này sang bên kia và đổi hướng
  • Day ấn với lực từ nhẹ đến mạnh cho đến khi cảm thấy khu vực này nóng lên là được
  • Tiếp tục dùng lực nắm bóp các cơ ở cổ. Nắm bóp kỹ hơn ở vị trí đau
  • Xoa nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn
  • Thực hiện trong 15 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần.

3. Tạo áp lực lên cơ cổ

Đây là cách chữa vẹo cổ tại nhà đơn giản, được nhiều người áp dụng. Tạo áp lực lên cơ cổ thực chất là một kỹ thuật giảm đau, thư giãn cơ, cải thiện tình trạng co cứng và co thắt cơ. Từ đó giúp tăng khả năng vận động và khắc phục chứng vẹo cổ hiệu quả.

Kỹ thuật tạo áp lực lên cơ cổ được thực hiện như sau:

  • Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, đầu hướng về phía trước
  • Sử dụng ngón tay cái ấn vào giữa cơ của bên cổ vẹo để tạo áp lực. Giữ nguyên lực ấn trong 30 giây
  • Tiếp tục ấn vào vị trí mà cơ bắt đầu (ngay tại gáy). Giữ nguyên lực ấn trong 30 giây
  • Lặp lại động tác trong 5 phút sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Tạo áp lực lên cơ cổ
Kỹ thuật tạo áp lực lên cơ cổ có tác dụng, thư giãn cơ, cải thiện tình trạng co cứng và co thắt cơ, giảm đau đớn

4. Các chữa vẹo cổ tại nhà – Sử dụng nhiệt

Người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện chứng cứng cổ và những biểu hiện đi kèm. Đây đều là hai biện pháp giảm đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên cơ chế tác dụng của chúng không giống nhau.

+ Chườm lạnh

Biện pháp chườm lạnh phù hợp với những bệnh nhân bị vẹo cổ sau chấn thương, vận động hoặc ngủ sai tư thế. Áp dụng biện pháp này sẽ giúp người bệnh giảm đau, sưng nhờ tác dụng co mạch và giảm lưu thông máu. Ngoài ra chườm lạnh còn có tác dụng hạn chế cứng cổ và giảm viêm.

Hướng dẫn chườm lạnh chữa vẹo cổ tại nhà:

  • Sử dụng một túi đá lạnh hoặc khăn lạnh đặt vào bên cổ bị đau từ 10 – 15 phút
  • Lặp lại 2 lần mỗi ngày
  • Sau 3 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

+ Chườm ấm

Nếu muốn tìm kiếm cách chữa vẹo cổ tại nhà, người bệnh nên áp dụng biện pháp chườm ấm. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nhiệt sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt tình trạng vẹo cổ, giảm cứng khớp, và đau mỏi. Đồng thời giúp thư giãn và giảm căng cơ, giãn mạch, tăng tuần hoàn máu, cải thiện tốc độ và khả năng chữa lành tổn thương.

Ngoài ra biện pháp chườm ấm còn có tác dụng thư giãn xương, khớp và mô mềm, hạn chế co thắt cơ, cải thiện tầm vận động của cổ. Điều này giúp tăng tốc độ chữa lành chứng vẹo cổ.

Hướng dẫn chườm ấm chữa vẹo cổ tại nhà:

  • Dùng khăn ấm hoặc chai thủy tinh/ túi chườm chứa một ít nước ấm đặt lên vùng bị đau trong 20 phút.
  • Chườm ấm mỗi ngày 4 lần để các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.

5. Luyện tập

Người bị vẹo cổ được khuyên duy trì vận động và luyện tập tại nhà để cải thiện tình trạng. Phần lớn các bài tập tập trung vào việc tăng cường các cơ, giảm căng cơ, giúp giữ tư thế tốt. Đồng thời giảm cảm giác đau đớn khó chịu, tăng tầm vận đông, giữ cho cột sống cổ khỏe và linh hoạt.

Một số bài tập giúp chữa vẹo cổ tại nhà:

+ Huấn luyện đánh lừa giác quan

Đây là một bài tập trí óc có tác dụng thư giãn các cơ cổ bị cứng, điều chỉnh cách cơ bắp phản ứng với các thủ thuật cảm giác. Cụ thể bài tập huấn luyện đánh lừa giác quan sử dụng các giác quan của cơ thể để ra hiệu giải phóng các cơ. Điều này giúp não bộ tập trung vào một đầu khác với những khối cơ ở cổ bị co giật, cổ thư giãn và giảm đau. Vị trí cảm ứng là khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Hướng dẫn thực hiện bài tập huấn luyện đánh lừa giác quan:

  • Ngồi bắt chéo chân, hai bàn tay đặt lên hai đầu gối, giữ thẳng lưng và giúp đầu óc thư giãn tối đa.
  • Bệnh nhân tưởng tượng cảm giác đánh lừa giác quan trong 10 phút. Đối với một số người, bước này đủ để giải phóng các cơ bắp mà không cần phải chạm vào cổ hoặc mặt.
Huấn luyện đánh lừa giác quan
Huấn luyện đánh lừa giác quan giúp não bộ tập trung vào một đầu khác với những khối cơ ở cổ bị co giật, giảm đau

+ Bài tập kéo căng Forward Head Pulls

Bài tập kéo căng Forward Head Pulls là một cách chữa vẹo cổ tại nhà khá đơn giản. Bài tập này có tác dụng giải phóng các cơ ở hai bên cổ và giải phóng các cơ chạy lên phía sau. Từ đó giúp giảm đau, hạn chế tình trạng co thắt cơ và vẹo cổ hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện bài tập kéo căng Forward Head Pulls:

  • Đứng cạnh bàn, tay phải đặt lên phía sau đầu, tay trái giữ mép bàn
  • Từ từ quay đầu sang bên phải 45 độ, nhìn xuống. Lúc này sẽ xuất hiện cảm giác căng ở cổ và vai
  • Tiếp tục dùng tay phải ấn nhẹ đầu xuống để giúp căng sâu hơn nhưng không gây đau
  • Giữ nguyên tư thế này trong 40 giây
  • Lặp lại tương tự với bên cổ còn lại
  • Thực hiện 5 phút mỗi bên.

+ Bài tập xoay đối lập

Bài tập xoay đối lập phù hợp với những bệnh nhân mắc chứng vẹo cổ do ngủ hoặc vặn người sang một bên. Bài tập này có tác dụng tăng cường các cơ chống lại những khối cơ ở cổ bị co giật. Đồng thời giúp thư giãn và kéo căng cơ giảm đau.

Hướng dẫn thực hiện bài tập xoay đối lập:

  • Đứng thẳng trên sàn, các ngón tay đan vào nhau và đặt ra sau đầu
  • Mở rộng hai khuỷu tay và hướng chúng ra ngoài
  • Từ từ thực hiện động tác xoay đầu theo hướng đối diện với cổ đau trong khi cánh tay và vai vẫn giữ nguyên. Lúc này có thể cảm thấy căng ở cổ
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây
  • Từ từ thả lỏng cổ và trở về với vị trí trung tính
  • Lặp lại bài tập từ 3 – 5 lần mỗi ngày

+ Bài tập Sideways Head Pulls

Trong trường hợp các cơ căng kéo về phía vai, bài tập Sideways Head Pulls sẽ giúp các cơ này được giải phóng và giảm đau.

Hướng dẫn thực hiện bài tập Sideways Head Pulls:

  • Đứng nghiêng cạnh bàn
  • Dùng tay gần nhất để giữ bàn, tay còn lại đặt lên đỉnh đầu
  • Ngửa đầu ra xa bàn, hơi áp tai vào phía vai. Lúc này sẽ có cảm giác căng nhẹ
  • Tiếp tục dùng tay phải ấn nhẹ đầu xuống để tạo cảm giác căng sâu hơn
  • Giữ nguyên tư thế này trong 40 giây
  • Lặp lại tương tự với bên cổ còn lại
  • Thực hiện 5 phút mỗi bên.

Lưu ý an toàn:

  • Không nên tiếp tục thực hiện các động tác nếu việc luyện tập khiến cơn đau bắt đầu hoặc khiến chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi mục đích chính là luyện tập để giảm đau và nâng tầm vận động của cổ.

6. Dùng thảo dược thiên nhiên

Sử dụng thảo dược thiên nhiên cũng là cách chữa vẹo cổ tại nhà đơn giản, nên được áp dụng mỗi ngày.

+ Chườm ấm với ngải cứu chữa vẹo cổ

Nhờ có tính ấm và chứa các thành phần quan trọng, cách chườm ấm với ngải cứu có tác dụng giảm đau, giãn mạch, thông kinh hoạt lạc, giải phóng các cơ bị căng cứng. Từ đó hạn chế cứng khớp, nâng tầm vận động ở cổ, vai và đầu cho bệnh nhân.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 100 gram lá ngải cứu và một ít muối hạt
  • Rửa sạch, để ráo và rang nóng lá ngải cứu với muối hạt đến khi hỗn hợp hơi ngã vàng
  • Đựng hỗn hợp trong một túi vải, để nguội bớt và đặt lên vị trí bị đau
  • Rang nóng và chườm lại khi túi vải đã nguội
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa vẹo cổ tại nhà từ cây ngải cứu
Cách chữa vẹo cổ tại nhà từ cây ngải cứu

+ Đắp lá lốt chữa vẹo cổ

Đắp lá lốt cũng là một biện pháp chữa vẹo cổ hiệu quả. Trong y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, chứa nhiều hoạt chất giảm đau và kháng viêm. Khi chườm đắp, loại lá này sẽ phát huy tác dụng giảm đau, giảm căng cơ và cứng cổ. Đồng thời giúp thông kinh hoạt lạc, hạn chế tình trạng co thắt và viêm sưng. Từ đó khắc phục bệnh vẹo cổ và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 8 – 10 lá lốt và một ít muối hạt
  • Rửa sạch, để ráo và vò nát lá lốt
  • Xào nóng lá lốt với muối hạt
  • Dùng một miếng vải xanh bọc lấy hỗn hợp. Đợi hỗn hợp nguội bớt và đắp lên vị trí bị đau để phòng ngừa bị bỏng
  • Khi lá lốt đã nguội, xào nóng và thực hiện thêm một lần nữa
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút.

7. Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu chứng vẹo cổ gây đau nhiều hoặc không có biểu hiện tốt khi thực hiện những biện pháp nêu trên, người bệnh có thể thử sử dụng thuốc không kê đơn. Dưới đây là những loại thuốc phù hợp:

+ Paracetamol

Trong trường hợp vẹo cổ gây đau ở mức độ nhẹ hoặc vừa, người bệnh có thể sử dụng Paracetamol để giải quyết tình trạng. Lượng tá dược trong loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả. Ngoài ra Paracetamol còn có tác dụng hạ sốt. Thông thường thuốc sẽ giúp loại bỏ triệu chứng trong ngày đầu sử dụng.

  • Liều khuyến cáo: Paracetamol chỉ được sử dụng trong 3 ngày với liều 500mg/ lần, uống mỗi 4 – 6 giờ 1 lần.

+ Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)

Ibuprofen, Naproxen và nhiều loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid khác có thể mang đến hiệu quả tốt cho người không có đáp ứng với Paracetamol hoặc đau mức trung bình. Nhóm thuốc này có tác dụng trị viêm và giảm đau.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng NSAID theo hướng dẫn của bác sĩ và chỉ dùng trong 3 – 5 ngày để đảm bảo an toàn.

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng NSAID với liều 200 – 400mg/ lần, uống mỗi 4 – 6 giờ 1 lần.
Sử dụng thuốc không kê đơn
Sử dụng thuốc không kê đơn khi chứng vẹo cổ gây đau nhiều hoặc không giảm khi thực hiện những biện pháp khác

Lưu ý khi áp dụng cách chữa vẹo cổ tại nhà

Khi áp dụng các cách chữa vẹo cổ tại nhà, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thăm khám nếu chứng vẹo cổ và các triệu chứng không giảm sau 7 ngày áp dụng cách chữa vẹo cổ tại nhà hoặc triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng hơn trong 3 ngày.
  • Những biện pháp điều trị vẹo cổ tại nhà khá an toàn, chủ yếu tập trung vào tác dụng giảm đau và nâng tầm vận động cho người bệnh. Tuy nhiên bạn cần ngưng điều trị ngay lập tức nếu cơn đau đột ngột xuất hiện hoặc nghiêm trọng hơn. Sau đó liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách khắc phục.
  • Những cách chữa vẹo cổ tại nhà cần được thực hiện đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả tối đa.
  • Thận trọng khi áp dụng những biện pháp đắp thảo dược và chườm ấm để tránh gây bỏng.
  • Hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu vẹo cổ xảy ra sau một chấn thương nghiêm trọng, tiến triển từ bệnh lý hoặc trẻ nhỏ bị vẹo cổ bẩm sinh. Lúc này người bệnh sẽ được điều trị với những biện pháp chuyên sâu hơn. Tránh tự ý xử lý tại nhà để phòng ngừa rủi ro.

Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về 7 cách chữa vẹo cổ tại nhà đơn giản và những điều cần lưu ý. Nhìn chung, việc điều trị tại nhà thường mang đến hiệu quả tốt. Mặt khác, các biện pháp này khá an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc vẹo cổ do những nguyên nhân nghiêm trọng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ. Khi đó chẩn đoán xác định và điều trị dựa trên phác đồ thích hợp sẽ được tiến hành.

THAM KHẢO: 

Câu hỏi liên quan
Đau Vai Gáy Chườm Nóng Hay Lạnh
Bạn đang cảm thấy đau ở vai và gáy và không biết nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm cơn đau? Trung tâm khám và điều trị bệnh xương khớp IHR Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ...
Xem chi tiết
Đau Nửa Đầu Vai Gáy Bên Phải, Trái
Đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái thường là hệ quả của lối sống, sinh hoạt kém khoa học như sai tư thế ngồi, nằm, ít vận động,... Tuy nhiên, trong một số trường hợp biểu hiện này là ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua