Cách massage đầu vai gáy cổ – Giảm đau, thư giãn
Cách massage đầu vai gáy cổ là một trong những biện pháp giảm đau hiệu quả, giúp người bệnh thư giãn, đả thông kinh mạch và tán huyết ứ. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, thư giãn khớp xương – mô mềm, giảm căng cơ và tăng khả năng vận động đầu, cổ và vai gáy.
Massage đầu vai gáy cổ có tác dụng gì?
Ngồi trước màn hình, thường xuyên cúi cổ, lao động gắng sức, mang vác vật nặng trên vùng đầu cổ, chấn thương… là những nguyên nhân phổ biến gây đau mỏi vai gáy, đau nhức vùng cổ. Ngoài ra cơn đau còn thường xuyên khởi phát ở những bệnh nhân có vấn đề ở cột sống cổ và và vai như, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, viêm khớp vai, viêm quanh khớp vai…
Để giảm đau và cải thiện các triệu chứng đi kèm, người bệnh có thể áp dụng cách massage đầu vai gáy cổ. Biện pháp này có tác dụng thư giãn, giảm đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân, đau nhức xương khớp, đả thông kinh mạch và kích thích lưu thông máu.
Ngoài ra thường xuyên massage đầu vai gáy cổ còn mang đến công dụng và nhiều lợi ích khác, bao gồm:
- Điều trị mỏi cổ
- Tán huyết ứ
- Phòng ngừa khí huyết kém lưu thông, tích tụ dẫn đến đau mỏi sau gáy cổ, đau đầu
- Làm nóng cơ thể, phòng ngừa phong hàn xâm nhập dẫn đến đau mỏi
- Thư giãn khớp xương và mô mềm, giảm căng cơ
- Phòng ngừa và điều trị cứng cổ, cứng vai gáy
- Tăng khả năng vận động đầu, cổ và vai gáy
- Tăng tính linh hoạt phạm vi chuyển động cho các khớp xương
- Hỗ trợ giảm viêm và chữa lành tổn thương xương khớp
- Hỗ trợ giải nén dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép
- Giảm mệt mỏi, nạp năng lượng, cải thiện tâm trạng và kiểm soát căng thẳng
- Tăng chất lượng giấc ngủ. Hạn chế đau mỏi gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Với những tác dụng nêu trên cách massage đầu vai gáy cổ phù hợp với những trường hợp sau:
- Người lớn tuổi bị đau mỏi xương khớp do thoái hóa, khí huyết kém lưu thông, thời tiết lạnh
- Những người bị phong hàn xâm nhập dẫn đến đau nhức
- Những người lao động nặng, làm việc gắng sức và hoạt động sai tư thế
- Đau mỏi do chấn thương kèm theo tụ huyết
- Đau nhức xương khớp do stress, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài
- Đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân, đau nhức xương khớp do các nguyên nhân cơ học hoặc do bệnh lý
- Bệnh nhân bị đau mỏi nhiều khiến khả năng vận động bị hạn chế
- Huyết ứ tại vùng cổ gáy dẫn đến đau đầu, chóng mặt, thiếu máu não kèm chứng đau mỏi cổ và xương khớp
- Các bệnh xương khớp khiến dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép.
Không massage đầu vai gáy cổ cho những trường hợp sau:
- Đau nhức do gãy xương
- Tổn thương cột sống khiến tủy sống bị chèn ép và có khả năng bại liệt.
Hướng dẫn cách massage đầu vai gáy cổ
Để sớm khắc phục tình trạng, đảm bảo an toàn cho vùng cổ và vai gáy, người bệnh nên massage đầu vai gáy cổ đúng cách. Tốt nhất biện pháp giảm đau này cần được thực hiện bởi chuyên viên hoặc những người có kinh nghiệm.
1. Cách massage đầu vai gáy cổ khi ngồi
Đối với cách massage đầu vai gáy cổ khi ngồi, người bệnh thực hiện những bước đơn giản dưới đây để giảm đau và thư giãn:
Bước 1: Ngồi với tư thế thoải mái
Trước khi tiến hành massage, người bệnh cần xếp bằng trên sàn hoặc ngồi trên ghế đẩu với tư thế thoải mái, lưng thẳng tự nhiên, để lộ phần lưng trên, vai và cổ để được massage.
- Ngồi trên sàn: Đặt một chiếc đệm lót và ngồi xếp bằng.
- Ngồi trên ghế: Lựa chọn ghế đẩu hoặc ghế dựa với lưng ghế đủ thấp.
Bước 2: Dùng tay nhẹ nhàng miết những đường dài ở hai bên cổ
Dùng tay nhẹ nhàng miết những đường dài ở hai bên cổ giúp người bệnh thư giãn, tán huyết ứ và giảm đau.
Cách thực hiện:
- Người thực hiện đặt bàn hai tay lên vai, cân với vùng cổ
- Nhẹ nhàng dùng ngón tay cái tạo những đường vuốt dài dọc theo thớ cơ, hai bên cột sống cổ
- Tại những điểm cơ bị căng, bạn cần massage tập trung tại những vị trí cơ căng từ 3 – 5 phút.
Lưu ý:
- Không dùng lực quá mạnh. Ngón tay vuốt vào cơ bắp với lực vừa phải nhưng chắc tay.
Bước 3: Làm nóng cơ
Làm nóng cơ là bước khởi động trước khi thực hiện bài massage. Bước này có tác dụng làm nóng và thư giãn cơ, giảm đau, kích thích lưu thông máu. Ngoài ra làm nóng cơ còn giúp người bệnh sớm thích nghi với cảm giác massage. Từ đó phòng ngừa tình trạng đau nhói khiến người bệnh bị gồng, căng cứng vùng cổ dẫn đến khó massage.
Cách làm nóng cơ:
- Chụm các đầu ngón tay (ngón áp út, ngón giữa và ngón trỏ), đặt giữa cổ và ấn nhẹ
- Ấn và nhẹ nhàng xoa theo chiều kim đồng hồ, xoa đều với bán kính nhỏ.
- Thực hiện từ 2 – 3 phút để vai và cổ được thả lỏng
- Miết ngón tay sang hai bên cổ, thực hiện những đường vuốt dài từ cổ xuống vai. Khoảng 20 đường
- Miết ngón tay lên khắp cơ bắp trong 1 phút.
Lưu ý:
- Đảm bảo lực nhấn vừa phải.
Bước 4: Dùng ngón tay cái nhấn vào vùng cơ đang căng
Ở bước này, bạn cần tập trung nhấn vào vùng cơ đang căng bằng ngón tay cái để thư giãn và giảm căng cơ.
Cách thực hiện:
- Đặt hai ngón tay cái lên vùng cơ đang căng. Các ngón tay còn lại bám vào trước vai để làm điểm tựa cho ngón cái
- Sử dụng ngón tay cái để xoa, nhào theo đường tròn. Bước này giúp thư giãn và giải phóng áp lực cho các cơ.
- Lặp lại động tác cho từng cơ ở vai. Xoa và nhào lâu hơn vào những điểm căng cơ.
Bước 5: Miết ngón tay lên xuống vùng cổ
Động tác miết ngón tay lên xuống vùng cổ có tác dụng làm ấm cơ, giải phóng áp lực cho các cơ ở hai bên và phía sau cổ.
Cách thực hiện:
- Đặt ngón tay cái vào một bên của cổ. Các ngón tay còn lại bám vào trước vai để làm điểm tựa cho ngón cái
- Ngón tay cái nhấn vào cổ với lực dứt khoát nhưng nhẹ nhàng
- Miết tay lên xuống và đồng đều dọc theo chiều dài cổ
- Di chuyển các ngón tay đồng đều theo chiều ngang của cổ
- Miết ngón tay để tác động dọc theo cơ bắp hai bên cột sống cổ
- Mở rộng bàn tay, nhẹ nhàng ấn và xoa để giải phóng áp lực và thả lỏng cơ bắp hai bên cổ.
Bước 6: Bóp dọc theo phần cơ phía sau cổ
Động tác bóp dọc theo phần cơ phía sau cổ có tác dụng thư giãn, giảm căng cơ, cứng cổ, xoa dịu cảm giác đau mỏi dọc theo đầu vai gáy cổ.
Cách thực hiện:
- Đứng hơi nhích sang bên phải của người bệnh
- Đặt ngón tay cái tay trái vào bên phải của cổ. Các ngón tay còn lại ôm vòng sang bên trái của cổ và bám nhẹ để làm điểm tựa và cân bằng lực nhấn cho ngón cái
- Dùng lực từ ngón tay cái để xoa bóp lên và xuống, xoa bóp theo chuyển động tròn dọc theo chiều dài cổ
- Tập trung xoa bóp nhiều hơn vào những điểm căng cơ
- Thực hiện từ 3 – 5 phút
- Đứng nhich sang bên trái và lặp lại động tác với bên còn lại.
Lưu ý:
- Lực từ ngón tay cái nên ở mức vừa phải khi tác động vào những điểm căng cơ
- Dùng bốn ngón tay còn lại để làm điểm tựa và cân bằng lực của ngón tay cái
- Không nên dùng đồng thời hai tay để thực hiện hai bên. Bởi điều này sẽ khiến các ngón tay ôm lấy cổ họng người bệnh dẫn đến khó chịu, khó thở và đau nhói.
Bước 7: Miết tay lên xuống dọc theo cổ
Miết tay lên xuống dọc theo cổ giúp thư giãn các cơ ở vùng cổ, giảm đau cơ và tăng lưu thông khí huyết. Đối với bước này, bạn cần miết tay theo chiều đi xuống, bắt đầu từ khúc cổ trên xuống vai trước. Miết tay lên xuống dọc theo cổ nên được thực hiện từ bên trái trước.
Cách thực hiện:
- Đặt tay trái lên vai trái
- Đặt ngón tay cái của tay phải lên vùng sau cổ. Các ngón tay còn lại bám vào vùng cổ cạnh bên
- Thực hiện miết tay theo chiều từ trên xuống
- Ở đoạn cuối lượt miết, ngón cái ấn ở sau vai, bốn ngón tay còn lại đặt ở vai trước
- Tập trung xoa bóp nhiều hơn vào những điểm căng cơ.
Bước 8: Massage mặt ngoài bả vai
Massage mặt ngoài bả vai có tác dụng giảm đau cơ, đau mỏi vai gáy, giải tỏa áp lực ở vùng vai gáy và lưng trên.
Cách thực hiện:
- Dùng một lực chắc chắn từ các đầu ngón tay để nhấn vào bả vai
- Di chuyển đều tay theo chuyển động tròn. Động tác này có tác dụng giải tỏa áp lực ở vùng vai gáy và lưng trên
- Thực hiện từ 1 đến 2 phút.
Bước 9: Massage giữa hai bả vai bằng ức bàn tay
Massage giữa hai bả vai bằng ức bàn tay có tác dụng tạo lực massage lan rộng, giúp giảm đau cho bả vai, vai gáy và cả cột sống.
Cách thực hiện:
- Đứng sang bên trái người bệnh
- Tay trái đặt lên bả vai trước để tạo độ cân bằng và ổn định tư thế
- Đặt phần ức của bàn tay phải vào giữa hai bả vai
- Dùng lực từ phần ức của bàn tay phải để ấn vào các cơ, ấn dọc từ trên xuống, ấn từ bả vai này sang bả vai kia
- Thực hiện từ 2 – 3 phút
Bước 10: Massage bên dưới xương quai xanh
Massage bên dưới xương quai xanh giúp tác động tích cực vào các cơ ở vùng ngực trên. Bước này giúp giảm cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng ngực, vai gáy và vùng cổ.
Cách thực hiện:
- Đứng sang bên trái người bệnh
- Tay phải đặt lên lưng để tạo độ cân bằng và ổn định tư thế
- Tay trái đặt lên bả vai trước, dưới xương quai xanh
- Dùng các đầu ngón tay của tay trái để xoa đều theo chuyển động tròn
- Thực hiện trong 2 phút
- Lặp lại động tác với bên còn lại.
Lưu ý:
- Không ấn vào xương quai xanh để hạn chế đau nhức khi massage.
Bước 11: Massage cánh tay trên
Trong quá trình massage đầu vai gáy cổ, người bệnh cũng cần tác động một lực lên cánh tay trên để tăng khả năng giảm đau vai gáy cổ, thư giãn các cơ và đảm bảo quá trình lưu thông máu.
Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy, cơ bắp thuộc vùng vai, cổ và cánh tay vận hành cùng nhau và đồng đều trên chuyển động cánh tay. Vì thế việc massage cánh tay trên sẽ giúp giải tỏa áp lực cho cả cánh tay, vai và cổ. Từ đó giúp giảm đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Đặt hai tay lên hai vai. Hai ngón cái làm trụ, các ngón tay còn lại xoay chuyển đều
- Dùng các ngón tay nhấn một lực nhẹ nhưng chắc đều
- Giữ nguyên lực ấn, di chuyển đồng thời các ngón tay từ vai xuống cánh tay trên để xoa bóp và thư giãn. Sau đó di chuyển các ngón từ cánh tay lên vai
- Lặp lại 3 – 5 lần
- Dùng tay nhẹ nhàng xoa xuống xoa lên cánh tay để các cơ bắp được thả lỏng.
Bước 12: Xoay vòng những động tác massage không theo khuôn mẫu
Việc xoay vòng những động tác massage không theo khuôn mẫu giúp các nhóm cơ đều được tác động, tăng cảm giác sảng khoái và thư giãn tốt hơn. Để thực hiện bước này, người thực hiện cần phải đa dạng các chuyển động.
Ngoài ra bạn cần lưu ý cơ bắp trên vai, lưng, cổ và cánh tay liên kết và vận hành cùng nhau. Vì thế khi massage, người thực hiện cần tác động đồng đều ở những vùng bị căng cơ và không căng cơ để tăng khả năng giảm đau. Không nên chỉ tập trung vào nhóm cơ bị đau.
Cách thực hiện:
- Chuyển động theo vòng tròn và chuyển động từ trên xuống lần lượt ở cổ, vai, lưng và cánh tay.
Bước 13: Sử dụng kết hợp những bộ phận của bàn tay
Để hạn chế gây đau cho người bệnh khi nhấn nhiều bằng ngón tay, bạn cần sử dụng kết hợp những bộ phận của bàn tay trong thời gian massage. Đối với ngón cái, bạn chỉ nên sử dụng để ấn vào những điểm căng cơ.
Cách thực hiện:
- Dùng lòng bàn tay massage nhẹ nhàng lên từng điểm, cơ bắp và theo từng vùng da. Nên massage đều tay và di chuyển rộng hơn.
- Dùng các ngón tay để miết và nhấn với lực đều và chắc tay
- Tác động lực mạnh hơn lên các cơ bằng các đốt ngón tay.
Bước 14: Không massage lên xương
Không nên massage lên xương bao gồm cả xương sống và xương quai xanh. Bởi đều này sẽ tạo ra cảm giác đau nhói, đặc biệt là khi có tổn thương xương. Các chuyên gia khuyến cáo, việc massage nên được thực hiện trên các cơ bắp.
Bước 15: Tiếp tục bài massage với độ dài thích hợp
Sau khi thực hiện những bước trên, bạn nên tiếp tục bài massage với độ dài thích hợp. Có thể thực hiện thêm 5 phút hoặc 30 phút tùy theo nhu cần thư giãn và giảm đau của người bệnh.
2. Cách massage đầu vai gáy cổ khi nằm ngửa
Cách massage đầu vai gáy cổ khi nằm ngửa được thực hiện với những bước như sau:
Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên giường
Người bệnh nên nằm ngửa trên giường đơn, có đệm mỏng lót phía dưới. Chọn giường có độ cao thích hợp để người thực hiện có thể đứng hoặc ngồi và thực hiện động tác massage dễ dàng.
Bước 2: Sử dụng kem dưỡng hoặc dầu massage
Trước khi thực hiện những bước massage, bạn nên lựa chọn và sử dụng kem dưỡng hoặc dầu massage có mùi hương thích hợp, không tạo cảm giác khó chịu. Cụ thể như dầu tràm trà, dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạnh nhân, sesame…
Việc xoa bóp với kem dưỡng/ dầu massage sẽ làm tăng hiệu quả giảm đau, lưu thông khí huyết. Đồng thời giúp thư giãn, tinh thần sảng khoái.
Cách sử dụng:
- Cho một ít dầu massage hoặc kem dưỡng ra tay
- Xoa đều hai tay để làm nóng dầu massage/ kem dưỡng
- Áp tay lên khu vực cần massage, sau đó vuốt nhẹ để dầu massage/ kem dưỡng thấm đều.
Bước 3: Khởi động nhẹ nhàng
Bước này có tác dụng làm nóng vùng cổ, nửa đầu sau gáy cổ và vai. Điều này giúp các cơ được thư giãn, người bệnh thích nghi với bài tập. Từ đó giúp phòng ngừa đau nhức khi đột ngột massage.
Cách thực hiện:
- Đứng ở đỉnh đầu của người bệnh
- Đặt hai ngón tay cái bên dưới cổ
- Các ngón còn lại chụm lại đặt vào cổ sao cho mặt trong của ngón trỏ tiếp xúc với chiều dài của cổ
- Nhẹ nhàng vuốt dài và trải rộng chuyển động sang cả hai bên vai
- Thực hiện 2 phút.
Bước 4: Tập trung massage vùng cổ
Tập trung massage vùng cổ có tác dụng thư giãn, giảm căng cơ, tăng khả năng chuyển động cổ và vai cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Dùng bốn ngón của hai bàn tay đặt dưới hai bên cổ
- Thực hiện massage nhẹ nhàng dọc theo chiều dài của cổ
- Nhẹ nhàng nâng cổ của người bệnh để thả lỏng cơ
- Lặp lại động tác từ 4 – 5 lần.
Bước 5: Massage cổ và vai bằng ngón tay cái
Massage cổ và vai bằng ngón tay cái có tác dụng thư giãn toàn bộ cơ ở cổ và vai, giảm cảm giác đau mỏi, hạn chế cứng khớp và mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Đặt hai ngón tay cái lên hai bên cổ (dưới tai). Các ngón tay còn lại đặt dưới cổ để hỗ trợ
- Nhẹ nhàng massage hai bên cổ bằng các miết ngón tay cái từ trên xuống
- Tiếp tục miết ngón tay cái từ phần trên của cổ dài xuống vai đến nơi tiếp giáp giữa vai và cánh tay
- Thực hiện liên tục trong 3 phút.
Lưu ý:
- Cần massage bằng cả ngón tay cái.
- Không tác động vào cổ họng. Vì điều này có thể khiến người bệnh đau nhói.
Bước 6: Massage ngực
Những cơ ở phía trước ngực và những cơ ở cổ hoạt động đồng bộ với nhau. Chính vì thế việc massage ở ngực sẽ giúp người bệnh thư giãn đồng thời hai nhóm cơ này. Bên cạnh đó bước này còn giúp thư giãn, phòng ngừa và giảm đau mỏi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Đặt ngón tay cái ở vai sau để tạo điểm tựa cho những ngón tay còn lại
- Bốn ngón tay còn lại đặt lên vai trước để tác động lực
- Dùng lực từ các ngón tay xoa bóp đều từ vai trước, ngực trên (bên dưới xương quai xanh) và đến vai sau
- Lặp lại động tác từ 3 – 5 phút.
Lưu ý:
- Không tác động vào xương quai xanh và cột sống cổ để tránh gây đau nhức.
Bước 7: Massage lăn tay vùng dưới cổ
Massage lăn tay vùng dưới cổ có tác dụng làm ấm cơ, giải phóng áp lực cho các cơ ở hai bên và phía sau cổ. Điều này giúp giảm căng cơ và hạn chế đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Đặt đồng thời ngón áp út, ngón giữa và ngón trỏ dưới hai bên cổ
- Thực massage theo chuyển động tròn, bắt đầu từ cổ trên (vùng dưới hai tai) đến vai
- Thực hiện trong 3 phút.
Lưu ý:
- Dùng lực vừa phải nhưng chắc tay. Không thực hiện mạnh tay để tránh gây đau nhức.
Bước 8: Tập trung massage cho mỗi bên cổ
Việc tập trung massage cho mỗi bên cổ sẽ giúp các cơ đang căng được thư giãn nhanh hơn. Đồng thời kích thích lưu thông máu và giảm đau do co thắt hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Người bệnh xoay đầu sang một bên để lộ phần bên cổ
- Dùng một tay đặt bên dưới và giữ lấy phần đầu của người bệnh
- Dùng lực từ các đầu ngón tay của tay còn lại để miết nhẹ nhàng dọc theo chiều dài của cổ. Bắt đầu từ dái tai xuống ngực
- Dùng lực từ ngón cái nhẹ nhàng massage bên cổ theo chuyển động tròn
- Thực hiện trong 3 phút
- Người bệnh nhẹ nhàng xoay đầu sang bên kia và lặp lại động tác tương tự.
Bước 9: Massage mô sâu cho hai bên cổ
Massage mô sâu cho hai bên cổ có tác dụng giải phóng lực, giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng cơ và giảm đau. Trong trường hợp cơ bắp phía sau tai bị căng nhức, bạn cần massage vị trí này với lực nhấn mạnh hơn. Khi đó chỗ đau sẽ được giải phóng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Người bệnh xoay đầu sang một bên để lộ phần bên cổ
- Dùng một tay đặt bên dưới và giữ lấy phần đầu của người bệnh để ổn định
- Tay còn lại nắm nhẹ lại và tiến hành massage
- Thực hiện massage theo chuyển động dài từ vị trí dưới lỗ tay đến vai
- Nhấn lực sâu hơn một chút, đồng thời nắm tay và miết chậm rãi ở mặt bên của cổ ( chuyển động dài từ vị trí dưới lỗ tay đến vai)
- Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần
- Người bệnh nhẹ nhàng xoay đầu sang bên kia và lặp lại động tác tương tự.
Lưu ý:
- Việc massage mô sâu cho hai bên cổ có thể gây đau. Đặc biệt là khi di chuyển nắm tay quá nhanh. Vì thế người thực hiện cần lưu ý massage chậm rãi và với nhịp độ khoan thai hơn.
- Hãy thực hiện một cách chậm rãi nếu người bệnh đau nhiều. Ngoài ra người bệnh cần thở sâu và nghỉ ngơi sau 2 – 3 phút nếu thấy đau.
Bước 10: Dùng đầu ngón tay massage phía sau tai theo chuyển động tròn
Những cơ bắp phía sau tai (vị trí tiếp giáp với cổ) thường bị căng nhức. Vì thế những cơ bắp này cần được massage để thư giãn, giảm đau và tăng khả năng vận động vùng cổ cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Đặt các đầu ngón tay vào vị trí tiếp giáp với cổ, phía sau tai
- Thực massage theo chuyển động tròn
- Thực hiện trong 3 phút.
Lưu ý:
- Dùng lực vừa phải nhưng chắc tay. Không thực hiện mạnh tay để tránh gây đau nhức.
Bước 11: Massage nhẹ nhàng cơ bắp phía trên xương quai xanh
Ngay trên xương quai xanh sẽ có một chỗ lõm nhỏ. Khi thực hiện động tác massage tại vị trí này, những cơ bắp thuộc phần trên xương quai xanh sẽ được thư giãn. Từ đó giúp giảm căng cơ và giảm co thắt ở khu vực này.
Cách thực hiện:
- Đặt ngón tay cái ở vai sau (gần cổ) để tạo điểm tựa cho những ngón tay còn lại
- Bốn ngón tay còn lại đặt ở lõm nhỏ phía trên xương quai xanh
- Dùng lực từ các ngón tay xoa bóp kết hợp chuyển động xoay tròn
- Lặp lại động tác từ 3 – 5 phút.
Một số lưu ý khi massage đầu vai gáy cổ
Khi áp dụng cách massage đầu vai gáy cổ, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:
- Cách massage đầu vai gáy cổ cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm hoặc chuyên viên. Điều này giúp đảm bảo tính an toàn và tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Khi đặt tay quanh cổ và massage, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng. Tuyệt đối không ấn vào cổ để gây đau và tạo cảm giác khó chịu
- Tuyệt đối không massage kết hợp với bẻ cổ hoặc bẻ lưng. Bởi việc không cẩn trọng có thể khiến xương bị gãy, trật khớp hoặc tạo tổn thương nghiêm trọng.
- Không nhấn hay miết vào xương (điển hình như xương quai xanh, cột sống). Bởi đều này sẽ tạo ra cảm giác đau nhói khi massage.
- Nếu cảm nhận được vị trí căng tức hoặc chỗ u ở vai hoặc cổ, bạn cần sử dụng 2 ngón tay cùng bên để massage chậm rãi. Thực hiện động tác này nhiều lần đến khi không còn cảm giác căng tức hay chỗ u nữa.
- Một số động tác massage có thể gây đau. Tuy nhiên những động tác này sẽ giúp bạn thư giãn và giảm đau ngay sau đó.
- Nếu đau nhiều khi massage hoặc đau nhói khi chạm vào vị trí tổn thương, bạn cần tác động vào những vị trí nào với một lực vừa phải. Không cố gắng nhấn mạnh hoặc thực hiện nhanh để tránh tạo cảm giác khó chịu và gây phản tác dụng.
- Cách massage đầu vai gáy cổ nên được thực hiện từ 3 – 5 lần mỗi tuần để được thư giãn, sớm giảm căng cơ và khắc phục cơn đau.
Cách massage đầu vai gáy cổ có tác dụng thư giãn, kích thích tuần hoàn máu, giảm căng cơ và giảm đau nhức hiệu quả. Vì thế người bệnh có thể áp dụng biện pháp này khi bị đau hoặc có vấn đề ở vùng đầu, vai, gáy và cổ. Tuy nhiên massage nên được thực hiện bởi chuyên viên hoặc những người có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
XEM THÊM:
Hai bài massage vai gáy cổ đấy là ngày nào cũng phải thực hiện hay sao nhỉ?
Mỗi tuần thực hiện từ 3 – 5 lần là được chứ không cần tuần 7 ngày thực hiện 7 lần đâu nhé
Các bạn chỉ cho mình địa chỉ massage uy tín và giá rẻ đi, mình cũng đang bị đau vai gáy mà sợ đến massage nhiều nơi chém đẹp, hỏi giá trước thì hơi kì
Bác đến trung tâm đông phương y pháp, ở đây có nhièu gói xoa bóp, bấm huyệt với mức giá khác nhau. Đến được tư vấn và chọn gói phù hợp. Mình bị đau mỏi vai gáy mình đang thực hiện gói gói 1: châm cứu/bấm huyệt + cứu ngải chỉ 300k thôi
Gói của bạn là bao nhiêu buổi thế nhỉ?
Gói 1 này của t có 5 buổi thực hiện bác ơi. Còn nhiều gói khác, có nhữg gói đa dạng hơn, mức já cũg khác nhau, số buổi t.hiện cũg khác nhau.
Trc m th.hiện l.trình 7 buổi xoa bóp-bấm huyệt tại tt.đông phương y pháp cũg chỉ có 840k. Xong l.trình đó là k còn đau nhức vai gáy nữa.
Đến châm cứu tại đây có được sắp xếp thời gian rảnh của mình không hay là phải đi đúng lịch của trung tâm nhỉ?
Mình bị thoái hóa đốt sống cổ, đã đi massage ở nhiều nơi và uống nhiều thuốc không khỏi. Các bác ở đây bác nào dùng thuốc gì mà giảm đau mỏi vai gáy và điều trị được thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cho mình hay với
Tớ cũng lót dép hóng vì tớ dùng thuốc tây y, giảm đau hoài nóng trong người mà thoái hóa đốt sống cổ vẫn thế nên chán chả muốn dùng nữa
Bị thoái hóa đốt sống cổ mà dùng thuốc tây thì chỉ giảm đau mỏi thôi chứ không điều trị được đâu. Bạn phải dùng thuốc y học cổ truyền kết hợp bấm huyệt châm cứu nữa mới có hiệu quả.
Địa chỉ điều trị y học cổ truyền nào tốt chỉ mình với mọi người ơi, mình cũng đang đau vai gáy cổ và đau nhức do thoái háo đốt sống cổ đây
Bạn đến trung tâm thuốc dân tộc đi, ở đây có bài thuốc quốc dược phục cốt khang và cả vật lý trị liệu nữa, tôi điều trị tại trung tâm này giờ không bị thoái hóa đốt sống cổ hành hạ nữa.
Thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ của đỗ minh đường bao gồm những loại nào, có đảm bảo an toàn khi dùng không?
Dĩ nhiên là an toàn vì đây là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam đầu tư hản 1 trung tâm dược liệu đấy, họ lại còn có khu trồng dược liệu riêng. Ở trung tâm còn có cả châm cứu bấm huyệt nữa cơ, đúng chuẩn chữa đau cổ vai gáy và xương khớp. Mấy nghệ sĩ lớn họ cũng đến đây chữa đó, bài này có nói nghệ sĩ Phú Thăng có đến chữa đây
Các anh chị có chỗ nào massage uy tín chỉ tôi đi với chứ tôi bị đau mỏi vai gáy cổ mà đến cơ sở masage gần nhà mỗi lần thực hiện massage còn có cả khâu bẻ cổ làm tôi đau quá không chịu được
Trong bài phần lưu ý cug có đề cập rồi, khi massage kg nên bẻ cổ hoặc bẻ lưng. Tốt nhất b nên bái bai chỗ massage đó đi chứ làm nhìu coi chừng cổ gãy luôn ấy, nguy hiểm qá
Tôi đi massage gần nhà thấy các cô chuyên viên làm nhẹ nhàng lắm. Bạn thử đến các spa gần chỗ bạn ở hỏi xem sao
Bạn đến trung tâm đông phương y pháp đi, ở đây thực hiện châm cứu, bấm huyệt từ chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm, thực hiện nhẹ nhàng và ân cần lắm, đảm bảo đi đến đây là ưng cái bụng liền nè
Mình cũng đang thực hiện gói xoa bóp, bấm huyệt tại trung tâm đông phương y pháp nè. Công nhận mỗi lần đến đây cảm thấy thư giãn, thoải mái ghê, mọi đau mỏi ở vai gáy đều tan biến. Ngoài ra ở trung tâm đông phương y pháp còn điều trị tâm lý, thủy châm, cấy chỉ, bấm huyệt… Nếu muốn biết chi tiết vào bài này tìm hiểu đi
Ở đây chỉ xoa bóp bấm huyệt thôi hả, có cho thuốc về uống không nhỉ
Những tr.hợp đau mỏi vai gáy nặng thì tr.tâm sẽ kê thêm thuốc quốc dược phục cốt khang. Thuốc này của trung tâm thuốc dân tộc nên ún vào chữa đau mỏi và các bệnh lý xương khớp h.quả lém
Ở bên đây có bạn Thành kỹ thuật viên làm rất chuyên nghiệp, tôi đến mấy lần đều được bạn Thành này làm cho. làm cho rất thoải mái, dễ chịu lắm, tay nghề bạn này rất chắc chắn đó
Em bị đau mỏi vai gáy do trước đây bị nứt xương vai. Tình trạng như em thì liệu masage có hết đau mỏi không nhỉ
Trước đây bị nứt xương vai thì nên đi tái khám xem vết nứt thế nào bạn ơi, sợ có va chạm gì khiến xương vai nứt lại thì nguy hiểm lắm. Nếu mà bác sĩ chụp chiếu xong bảo không bị gì thì về áp dụng bài massage đầu vai gáy cổ khi nằm ngửa đi, thực hiện đúng các bước như bài này hướng dẫn thế là tự hết
Tôi thì không bị nứt vai hay gì mà cơ bản là làm việc văn phòng nhiều đau nhức vai kinh khủng. Cũng đang muốn áp dụng bài massage này nhưng mà không biết phải massage bao lâu cho mỗi lần thực hiện?
Mỗi lần tầm 30 phút là thấy dễ chịu và sảng khoái hơn rất là nhiều, các cơn đau cũng tự hết nhé
Bạn massage tại nhà hay là đến các cơ sở massage vậy?
Làm tại nhà không ăn thua đâu, phải đến các cơ sở châm cứu bấm huyệt mới có thể hết được nhé. Mình hay đến trung tâm đông phương này làm, ở đây có đội ngũ bác sĩ chuyện nghiệp lắm, bạn inbox page này đi
Dạo gần đây tôi bị đau vai gáy cổ không biết do ngồi làm việc sai tư thế hay là do bị gì về xương khớp không nữa. Cả tháng nay vợ tôi massage hai bên cổ cho tôi nhưng thấy không khả quan cho lắm. Ai có cách massage nào hay hơn chỉ tôi với
Bạn có vợ mát xa cho mà không hết à, tôi chả có vợ nên phải đến spa gần nhà nhờ các em nhân viên mát xa. Tôi thực hiện bài mát xa vai gáy cổ khi ngồi, thấy cũng giảm đau mỏi cổ tốt đấy, bạn thử xem
Massage phải lâu dài thì hiệu quả mới cao, với cả ngoài massage cần dùng thêm tinh dầu xoa bóp làm giãn cơ, ngủ nghỉ hợp lý, nằm đúng tư thế, không làm việc quá sức… nữa mới hiệu quả. Chứ kiểu phó mặc cho massage thôi thì chưa đủ đâu
Nếu chỉ đau mỏi cổ bình thường thì massage đến đâu thì giảm đau nhức đến đó. Chỉ sợ những bệnh lý liên quan đến xương khớp thôi, tốt nhất bạn nên đến viện khám cẩn thận đi, đến chụp chiếu xem xương khớp thế nào, nếu nhỡ bị các bệnh về xương khớp còn biết đường mà chữa
Phải đấy, đừng chủ quan sau bệnh nặng lại hối hận. Tôi trước cũng đau mỏi vai gáy và cổ, cũng tưởng chỉ nhức mỏi do làm việc quá sức, stress thôi. Sau đau mỏi và nhức nhiều đến viện khám bác sĩ bảo bị thoái hóa cột sống cổ đấy. Cũng chữa trị ở viện hằng bao năm mà không khỏi được, sau tôi chuyển sang phương pháp y học cổ truyền xem thế nào. Tôi đến trung tâm thuốc dân tộc điều trị, vừa được mát xa, bấm huyệt vừa cho thuốc về uống giờ đã kiểm soát được thoái hóa đốt sống cổ rồi. Các bạn có thể tìm hiểu thông tin điều trị và thuốc chữa xương khớp quốc dược phục cốt khang ở bài này
Mấy cái bệnh đau cổ vai gáy này thì cứ đi làm châm cứu bấm huyệt kết hợp với uống thuốc nhé, mát xa bình thường bây giờ không ăn thua
Đau cổ vai gáy bình thường hoặc mới bị thì mát xa bình thường sẽ ăn thua, còn neeys bị nặng thì đi khám nhé, dễ bị những bệnh liên quan đến xương khớp rồi đến khi bị nặng lại khổ hơn đó. Như tôi lúc đầu bị nhẹ là chỉ mát xa nhưng sau đó bị nặng phải kết hợp uống thuốc quốc dược phục cốt khang mới khỏi