Đốt sống cổ là gì? Có mấy đốt? Cấu tạo, chức năng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đốt sống cổ được là các xương tạo thành cột sống cổ, tính từ đáy hộp sọ đến đỉnh của vai. Cột sống cổ là một cấu trúc được thiết kế để chứa tủy sống, có nhiệm vụ gửi thông điệp từ não để kiểm soát các hoạt động và cho phép cổ di chuyển theo nhiều hướng.

Đốt sống cổ
Đốt sống cổ có nhiệm vụ nâng đỡ đầu và bảo vệ tủy sống

Đốt sống cổ là gì? Có mấy đốt?

Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống cổ được ký hiệu từ C1 đến C7 và nằm ở dưới đáy hộp sọ. Các đốt sống trên cùng nối với hộp sọ và phần dưới kết nối với phần lưng trên ở khoảng ngang vai. Khi nhìn từ bên cạnh, cột sống cổ tạo thành một đường cong uốn nhẹ về phía trước sau đó ngược ra phía sau.

Có 7 đốt sống cổ, được ký hiệu từ C1 đến C7. Ở cấp độ, các đốt sống bảo vệ tủy sống và kết hợp với các gân, cơ, dây chằng và khớp để hỗ trợ cấu trúc hoặc tăng tính linh hoạt ở cổ.

Các đốt sống ở trên cùng thường có xu hướng nhỏ hơn và di động hơn trong khi các đốt sống cổ ở phía dưới lớn hơn để chịu tải trọng lớn hơn từ cổ và đầu ở trên.

Ngoài ra, ở cột sống cổ chứa rất nhiều dây thần kinh, mạch máu và các khớp quan trọng nhất. Do đó, cổ sống cổ được xem là một trong những vùng phức tạp nhất của cơ thể.

Giải phẫu cấu tạo đốt sống cổ

Bảy đốt sống cổ được chia thành ba loại, bao gồm đốt sống điển hình (C3, C4, C5, C6), đốt sống không điển hình (C1, C2) và đốt sống cổ đặc biệt (C7).

1. Đốt sống cổ điển hình

Đốt sống cổ từ C3 – C6 được gọi là đốt sống điển hình, bởi vì các đốt sống này có chung những đặc điểm cơ bản với hầu hết các đốt sống trong suốt phần còn lại của cột sống người.

7 đốt sống cổ
Các đốt sống C3 – C6 được gọi là đốt sống điển hình

Các đốt sống điển hình thường có cấu tạo giải phẫu bao gồm:

  • Thân đốt sống (Vertebral body): Đây là phần xương dày, có hình trụ và nằm ở phía trước chịu mang hầu hết tải trọng của một đốt sống. Ở giữa 2 thân đốt sống là một đĩa đệm, có nhiệm vụ tạo một lớp đệm và giúp hấp thụ các lực tác động của các chuyển động hàng ngày.
  • Vòm đốt sống (Vertebral arch): Vòm đốt sống là xương quấn xung quanh tủy sống hướng về phía sau cột sống. Xương này bao gồm 2 cuống và 2 vòm đốt sống, các cuống kết nối với thân đốt sống ở phía trước và các vòm đốt sống chuyển tiếp thành một hình gai ở phía sau của đốt sống.
  • Khớp cung đốt sống (Facet joints hoặc zygapophysial): Các khớp này nằm ở giữa cuống và lớp đệm ở mỗi bên của vòm đốt sống, được lót bằng các sụn trơn để hạn chế ma sát giữa hai đốt sống. Thoái hóa cột sống hoặc chấn thương các khớp vùng đốt sống là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau cổ mãn tính.

Giữa hai đốt sống thường có một khoảng không gian nhỏ để tạo ra các chuyển động cho toàn bộ cột sống, bao gồm xoay cổ, tiến – lùi và uốn cong cổ sang một bên.

2. Đốt sống cổ không điển hình

Các đốt sống cổ C1 và C2 được coi là các đốt sống không điển hình, bởi vì các đốt sống này có đặc điểm riêng biệt khi so với các đốt sống khác trong cột sống cổ. Cụ thể, giải phẫu cấu tạo đốt sống C1 và C2 bao gồm:

Cấu tạo đốt sống cổ
Đốt sống C1 – C2 được gọi là các đốt sống không điển hình
  • Đốt sống C1 (the atlas): Đây là đốt sống trên cùng và là đốt sống cổ duy nhất không có thân đốt sống. Thay vào đó, đốt sống C1 có hình dạng tròn, tương tự như một chiếc nhẫn. Đốt sống C1 kết nối với xương chẩm ở bên trên để hỗ trợ nền hộp sọ và tạo thành khớp xương chẩm. Phạm vi chuyển động của đầu về phía trước và phía sau phụ thuộc phần lớn vào đốt sống C1.
  • Đốt sống C2 (the axis): Đốt sống C2 có một phần nhô ra, hướng lên trên từ thân đốt sống và khớp với đốt sống C1 bên trên. Đốt sống C1 có thể xoay xung quanh đốt sống C2 để tạo thành khớp đội – trục (khớp atlantoaxial). Khớp atlantoaxial là khớp chịu trách nhiệm cho hoạt động quay nhiều hơn các khớp khác. Theo thống kê, khoảng 50% chuyển động xoay xảy ra ở khớp này.

Đốt sống C1 và C2 là các đốt sống cổ nhỏ nhất nhưng chuyển động nhiều nhất trong cột sống cổ.

3. Đốt sống cổ đặc biệt

C7 là đốt sống cổ đặc biệt và có quá trình hình thành nổi bậc nhất trong các đốt sống. Đốt sống C7 là đáy của cột sống cổ và kết nối với đỉnh của cột sống ngực (T1) để tạo thành điểm nối cột sống cổ (còn được gọi là C7 – T1).

đau đốt sống cổ c7
C7 được gọi là đốt sống đặc biệt kết nối cột sống cổ và đỉnh ngực

Trong quá trình hình thành, mỏm gai của đốt sống C7 nhô ra ngoài nhiều hơn khi so với các đốt sống khác. Ngoài ra, quá trình tạo mỏm gai của đốt sống C7 cũng khiến hình dạng của đốt sống này khác biệt để phù hợp hơn với đốt sống T1 bên dưới. Đốt sống C7 cũng thiếu các lỗ (foramina) trong quá trình cắt ngang để các động mạch đốt sống đi qua (lỗ này có ở tất cả các đốt sống cổ khác).

Đốt sống C7 có kích thước lớn hơn và vị trí quan trọng cột sống cổ. Do đó, C7 có nhiều cơ hơn trong quá trình tạo gai khi so với các đốt sống cổ khác.

Khớp mỏm móc đốt sống

Các khớp mỏm móc đốt sống (uncovertebral joint) được tìm thấy ở giữa các đoạn đốt sống từ C3 đến C7. Các khớp này hai móc ở mỗi bên của thân đốt sống, hỗ trợ các chuyển động về phía trước và phía sau của cổ, đồng thời hạn chế việc cúi cổ xuống hai bên.

So với các khớp cung cột sống (facet joints), khớp mỏm móc đốt sống có kích thước tương đối nhỏ và không được hình thành trong bụng mẹ, thường phát triển vào khoảng 10 tuổi. Các khớp này cũng là vị trí phổ biến để hình thành các gai xương khi cột sống lão hóa, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh và đau đớn.

Chức năng của cột sống cổ

Các đốt sống cổ xếp chồng lên nhau để tạo thành cột sống cổ và thực hiện một số vai trò quan trọng, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ đầu và chuyển động đầu: Các đốt sống chịu một tải nặng, vì đầu nặng trung bình từ 3 – 5.90 kg. Ngoài việc hỗ trợ đầu, đốt sống cho phép cổ chuyển động linh hoạt và hỗ trợ phạm vi chuyển động của đầu.
  • Bảo vệ tủy sống: Tủy sống là một bó dây thần kinh kéo dài từ não và đi qua cột sống cổ và cột sống ngực (lưng trên và giữa) trước khi kết thúc tại cột sống thắt lưng (lưng dưới). Mỗi đốt sống có một lỗ lớn để tủy sống đi qua, các lỗ này kết hợp lại với nhau, tạo thành ống sống và che chắn, bảo vệ tủy sống khỏi các tổn thương.
  • Giúp tăng cường máu lưu thông lên não: Các lỗ nhỏ ở các đốt sống cũng cung cấp một lối đi cho các động mạch đốt sống mang máu đến não. Tuy nhiên, các lỗ nhỏ này chỉ có ở các đốt sống từ C1 đến C6 và không có ở C7 hoặc các đốt sống thấp.
chức năng của đốt sống cổ
Các đốt sống tạo thành tủy sống và tạo ra sự vận động cho đầu – cổ

Bên cạnh đó, các đốt sống tạo ra sự di động cho cột sống cổ. Các cử động đầu và cổ thường bao gồm:

  • Gập cổ: Cột sống cổ có thể uốn cong trực tiếp về phía trước với cằm hạn thấp. Gập cổ là hành động thường thấy khi nhìn xuống hoặc ngồi ở tư thế cúi đầu khi sử dụng điện thoại hoặc máy tính.
  • Ngửa cổ: Cột sống cổ có thể di chuyển ra phía sau để ngẩng đầu lên. Hành động này thường thấy khi cần thực hiện các hoạt động trên cao hoặc nhìn lên trên.
  • Xoay cổ: Các đốt sống giúp cột sống cổ và đầu quay sang hai bên. Hoạt động này thường thấy khi nhìn sang hai bên hoặc nhìn qua vai về phía sau.
  • Uốn cổ: Cột sống cổ có thể uốn cong về một bên với tai chạm vào vai.

Một số chuyển động có thể được thực hiện kết hợp, chẳng hạn như xoay cổ đồng thời uốn cong về phía trước.

Các vấn đề phổ biến ở đốt sống cổ

Các đốt sống cổ có cấu trúc phức tạp, xếp chồng lên nhau để tạo thành cột sống cổ. Các vấn đề ở đốt sống cổ có thể xảy ra ở bất cứ cấu trúc nào của cột sống cổ, chẳng hạn như:

1. Viêm xương khớp

Viêm xương khớp hay thoái hóa cột sống cổ, xảy ra khi các sụn bảo vệ ở mỗi đốt sống bị vỡ. Tình trạng này có thể xảy ra như một phần bình thường của quá trình lão hóa, tuy nhiên chấn thương, thừa cân, béo phì hoặc các bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

chức năng của đốt sống cổ
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn bảo vệ các đốt sống bị tổn thương

Các triệu chứng phổ biến khi bị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm cứng cổ và đau nhức tại vị trí tổn thương. Đôi khi cơn đau có thể lan đến vai hoặc phía sau đầu. Cơn đau thường có xu hướng được cải thiện khi nghỉ ngơi.

Ngoài ra, tương tự như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ có thể gây chèn ép các rễ thần kinh, tủy sống và dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng hơn.

2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân mềm của đĩa đệm thoát ra ngoài và gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm có cảm giác nóng hoặc đi giật di chuyển xuống cánh tay kết hợp với tế và yếu.

Hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng cách:

  • Hoạt động thể chất phù hợp
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Chườm đá lên khu vực cổ nhiều lần mỗi ngày, khoảng 15 – 20 phút mỗi lần
  • Vật lý trị liệu

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo.

3. Hẹp đốt sống cổ

Hẹp cột sống xảy ra khi ống sống bị thu hẹp và chèn ép lên tủy sống, thường xảy ra khi cơ thể lão hóa. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, vận động sai tư thế hoặc các bệnh lý như viêm khớp cũng có thể khiến không giãn giữa các đốt sống bị thu hẹp.

Các triệu chứng chính của tình trạng hẹp đốt sống cổ bao gồm:

  • Đau cổ hoặc cánh tay
  • Tê và yếu ở bàn tay hoặc chi trên
  • Thay đổi dáng đi
  • Co thắt cơ ở chân
  • Mất khả năng phối hợp cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay
  • Mất trương lực cơ ở cánh tay hoặc bàn tay

Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như yếu đột ngột, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

4. Rối loạn cột sống cổ

Rối loạn cột sống cổ xảy ra khi cột sống cổ bị chấn thương. Điều này có thể dẫn đến rối loạn thần kinh, mất cảm giác ở tay hoặc mất khả năng kiểm soát cánh tay. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Tê: Tình trạng này thường xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây chết dây thần kinh.
  • Mất sức mạnh: Rối loạn cột sống cổ có thể dẫn đến tình trạng không thể sử dụng cánh tay hoặc di chuyển tay. Các triệu chứng này cần được chăm sóc y tế phù hợp càng sớm càng tốt.

5. Các vấn đề khác

Các vấn đề khác có thể gây ảnh hưởng đến các đốt sống cổ có thể bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp dẫn đến đau, sưng các khớp và đốt sống. Khi xảy ra ở vùng cổ, người bệnh có thể bị đau cổ.
  • Loãng xương là tình trạng mất mật độ xương, làm yếu xương và có thể dẫn đến gãy các xương nhỏ. Tình trạng này thường xảy ra ở tay hoặc đầu gối, nhưng cũng có thể xảy ra ở đốt sống cổ.
  • Đau cơ xơ hóa là một tình trạng gây đau cơ khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng cổ và vai.
đốt sống cổ có mấy đốt
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng đến cổ, dẫn đến đau đớn

Trong một số trường hợp hiếm, một số vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cổ bao gồm:

  • Bất thường bẩm sinh
  • Nhiễm trùng
  • Áp xe
  • Khối u xương
  • Ung thư cột sống cổ

Tăng cường sức khỏe đốt sống cổ

Để ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến cột sống cổ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp bao gồm:

  • Ngủ với gối có độ cao phù hợp để hỗ trợ cổ. Theo nguyên tắc, nên chọn một chiếc gối giữ cho cột sống cổ trung tính, nghĩa là giữa độ cong tự nhiên của cột sống. Nếu gặp khó khăn khi chọn gối, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Ngủ trên lưng (nằm ngửa) là tư thế tốt nhất cho cột sống để nghỉ ngơi thoải mái nhất. Người bệnh hẹp cột sống hoặc viêm khớp có thể ngủ nghiêng hoặc chuyển sang giường có thể điều chỉnh được để được hỗ trợ.
  • Đảm bảo màn hình máy tính ngang tầm mắt. Nếu cần phải nhìn xuống khi sử dụng màn hình, người dùng cần nâng màn hình lên cao.
  • Tránh nhìn xuống khi sử dụng điện thoại di động hoặc tránh cúi đầu trong thời gian dài.
  • Sử dụng tai nghe điện thoại khi cần nghe điện thoại lúc tay đang bận. Tránh việc giữ điện thoại bằng đầu và tay trong thời gian dài.
  • Tập thể dục và duỗi cổ để tăng cường sức khỏe ở cổ.
  • Uống đủ nước có thể nuôi dưỡng và làm ẩm các đĩa đệm, điều này có thể làm chậm quá trình lão hóa đĩa đệm.
  • Duy trì tư thế khoa học để tránh căng cơ, dây chằng và tổn thương các đốt sống cổ.

Các đốt sống cổ là cấu trúc quan trọng và thực hiện nhiều chức năng trong cơ thể. Do đó, nếu nhận thấy các cơn đau cổ kéo dài hoặc không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm cổ: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Câu hỏi liên quan
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua