Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá giảm đau?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất?

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá
Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá giảm đau?

Tràn dịch khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối xảy ra khi có quá nhiều chất lỏng hoạt dịch tích tụ ở xung quanh hoặc bên trong khớp gối. Các nguyên nhân phổ biến của tình trạng này bao gồm viêm khớp, tổn thương dây chằng, chấn thương, lạm dụng quá mức hoặc do viêm bao hoạt dịch.

Đặc trưng của tình trạng tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tích tụ chất lỏng dư thừa. Cụ thể các dấu hiệu bao gồm:

  • Đau đớn: Cơn đau nhức đầu gối thường xảy ra khi đầu gối chịu trọng lượng và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi;
  • Sưng tấy đầu gối: Tràn dịch khớp gối có thể khiến một bên đầu gối bọng nước và sưng to hơn đầu gối còn lại;
  • Cứng khớp: Chất lỏng hoạt dịch dư thừa có thể khiến đầu gối khó hoàn thành một số hoạt động cơ bản, chẳng hạn như uốn cong hoặc duỗi thẳng;
  • Bầm tím: Tràn dịch khớp gối sau chấn thương có thể khiến đầu gối bị bầm tím ở khu vực bị tổn thương. Việc đặt trọng lượng lên đầu gối có thể gây đau đớn dữ dội và khiến đầu gối chuyển sang màu hơi xanh.

Các trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ hoặc trung bình thường không nghiêm trọng và có thể được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài. Bác sĩ có thể đề nghị một số kiểm tra và xét nghiệm liên quan để chẩn đoán nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá giảm đau không?

Chườm đá là một phương pháp điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả, đơn giản, tiết kiệm chi phí và có thể thực hiện nhiều lần trong ngày hoặc khi cần thiết. Mục đích của phương pháp chườm đá là để giảm sưng, chống viêm, hạn chế tình trạng căng cơ và bầm tím ở khu vực bị tổn thương.

Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá
Chườm đá có thể hỗ trợ giảm viêm, sưng và điều trị cơn đau liên quan đến tràn dịch khớp gối

Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không? Các chuyên gia cho biết chườm đá hoặc chườm lạnh là một phương pháp điều trị dễ dàng và hiệu quả để cải thiện tình trạng sưng đầu gối. Ở người bệnh tràn dịch khớp gối, chườm đá có thể mang lại một số hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Giảm viêm: Nhiệt độ thấp có thể khiến các mạch máu có lại. Điều này hạn chế lưu lượng máu đến khớp gối, hỗ trợ giảm viêm và sưng.
  • Hạn chế quá trình sản xuất dịch khớp: Thông thường ở đầu gối có một lượng dịch khớp để đảm bảo các hoạt động bình thường của khớp gối. Tuy nhiên, có quá nhiều dịch khớp có thể gây sưng, viêm, đau đớn và khó chịu. Chườm lạnh vào đầu gối có thể làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp và ngăn ngừa các phản ứng viêm, sưng.
  • Cản trở tín hiệu của não bộ: Chườm lạnh có thể làm mát khớp gối, điều này có thể kích thích các thụ thể cảm giác trên da và làm giảm các tín hiệu đâu được truyền đến não bộ.

Chườm lạnh có thể làm tê khu vực bị ảnh hưởng, giảm viêm, sưng và cải thiện cơn đau liên quan đến tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, khi chườm lạnh người bệnh cần lưu ý về thời gian, kỹ thuật chườm và các biện pháp an toàn khác. Do đó, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên tìm hiểu cách chườm đá an toàn để điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà.

Chườm đá điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?

Chườm lạnh điều trị tràn dịch khớp gối được thực hiện nhằm mục đích giảm sưng, viêm và giảm đau. Tuy nhiên, để chườm đá an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

1. Kỹ thuật chườm đá

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chườm đá điều trị tràn dịch khớp gối được thực hiện theo các bước sau:

Viêm khớp chườm nóng hay lạnh
Chườm đá mang lại hiệu quả tốt nhất trong 48 giờ kể từ lúc bị tổn thương đầu gối
  • Thời điểm chườm lạnh: Chườm lạnh được cho là có hiệu quả tốt nhất sau khi bị chấn thương và hiệu quả sẽ giảm đáng kể sau 48 giờ. Do đó, để giảm sưng và viêm, người bệnh cần chườm đá ngay sau khi bị chấn thương hoặc càng sớm càng tốt.
  • Massage với đá: Người bệnh có thể chườm đá trực tiếp lên khu vực bị tràn dịch, di chuyển thường xuyên xung quanh khớp gối. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng khó chịu và ngăn đá tiếp xúc với da tại một vị trí cụ thể trong thời gian lâu dài.
  • Thời gian chườm lạnh: Thời gian chườm đá tốt nhất là khoảng 15 – 20 phút nhưng không nên lâu hơn. Chườm đá quá lâu có thể gây tổn thương các mô, gây tế cứng hoặc rát da và bỏng lạnh. Do đó, người bệnh không nên để đá tiếp xúc với da lâu hơn 20 phút mỗi lần.
  • Khoảng thời gian giữa các lần chườm đá: Mỗi lần chườm đá cần cách nhau ít nhất 45 phút hoặc 1 giờ. Lạm dụng chườm đá quá mức có thể dẫn đến tái viêm, sưng và làm chậm quá trình phục hồi sau khi tràn dịch khớp gối.
  • Chườm đá thường xuyên: Trong 48 giờ sau khi chấn thương là thời điểm tốt nhất để chườm lạnh cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Người bệnh có thể chườm lạnh nhiều lần trong ngày, chỉ cần mỗi lần cách nhau ít nhất 1 giờ để tránh gây kích ứng da.

2. Các loại túi chườm đá

Có nhiều cách khác nhau để chườm đá điều trị tràn dịch khớp gối. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

tràn dịch khớp gối chườm đá có tốt không
Người bệnh có thể chườm đá với túi đá truyền thống hoặc túi đá thương mại
  • Túi chườm đá truyền thống: Người bệnh có thể cho đá vào túi ni lông, thêm một ít nước, buộc chặt và chườm lên đầu gối bị ảnh hưởng.
  • Massage với cốc đá: Làm cốc đá bằng các cho nước vào cốc giấc sau đó đông đá trong ngăn đông tủ lạnh. Khi cần sử dụng, người bệnh sử dụng cốc đá để massage lên đầu gối bị tổn thương theo đường tròn.
  • Thực phẩm đông lạnh: Nếu không có túi đá hoặc cốc giấy, người bệnh có thể chườm đá với thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên, các loại thực phẩm đã rã đông được sử dụng để chườm lạnh điều trị tràn dịch khớp gối không thích hợp để nấu ăn để tránh các vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
  • Túi đá thương mại: Hiện tại có nhiều túi đá được phân phối trên thị thường có thể tái sử dụng nhiều lần. Các sản phẩm này được thiết kế ôm sát vào đầu gối và phù hợp để chườm lạnh điều trị tràn dịch khớp gối.

3. Biện pháp phòng ngừa khi chườm đá

Chườm đá hoặc một nguồn lạnh khác trực tiếp lên da có thể gây tổn thương da. Do đó, để tránh gây kích ứng da, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

  • Không chườm đá trực tiếp lên da. Người bệnh có thể bọc đá trong vải mỏng để tránh gây kích ứng và bỏng lạnh.
  • Chườm đá tối đa trong 15 – 20 phút mỗi lần.
  • Một số đối tượng cần hạn chế hoặc trao đổi với bác sĩ trước khi chườm đá trị tràn dịch khớp gối, chẳng hạn như Hội chứng Raynaud, dị ứng lạnh, tê liệt hoặc bị suy giảm cảm giác (tổn thương dây thần kinh).

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể kết hợp chườm đá và chườm nóng để giảm đau.

Trên thực tế, không có nhiều nghiên cứu y tế về việc tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không. Tuy nhiên, chườm đá được xem là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi sau chấn thương. Do đó, người bệnh có thể chườm đá để cải thiện các chấn thương cấp tính và hỗ trợ điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối.

Khi chườm lạnh điều trị tràn dịch khớp gối được thực hiện một cách an toàn và đúng phương pháp, có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và tránh các rủi ro liên quan.

Phương pháp hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà

Bên cạnh việc chườm lạnh, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối nhẹ tại nhà khác, chẳng hạn như:

cách điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà
Thực hiện các bài tập giãn khớp gối có thể làm giảm lượng chất lỏng ở đầu gối
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Người bệnh cần tránh các hoạt động gây ảnh hưởng đến khớp gối trong vòng 24 giờ sau khi chấn thương. Điều này giúp khớp gối có cơ hội chữa lành và tránh các chấn thương thêm.
  • Băng đầu gối: Người bệnh có thể quấn băng thun quanh đầu gối để ngăn tình trạng tràn dịch khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên băng đầu gối quá chật, điều này có thể gây phù nề, đau đớn và tổn thương các cơ.
  • Nâng cao đầu gối: Khi nằm hoặc ngồi, người bệnh nên nâng cao đầu gối để hạn chế lưu lượng máy đến đầu gối bị ảnh hưởng. Điều này có thể hỗ trợ giảm viêm và cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối.
  • Sử dụng thuốc chống viêm: Một số loại thuốc, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen, có thể chống viêm, giảm đau và hạn chế các rủi ro liên quan đến tình trạng tràn dịch khớp gối.
  • Chườm nóng: Sau 75 giờ kể từ lúc chấn thương, người bệnh có thể chườm nóng trong 15 – 20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên nếu tình trạng sưng đầu gối trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên ngừng chườm nóng.
  • Massage đầu gối: Xoa bóp đầu gối có thể giúp chất lỏng thoát ra khỏi khớp và cải thiện tình trạng sưng, viêm. Người bệnh có thể tự massage tại nhà hoặc nhờ chuyên gia massage chuyên nghiệp. Khi massage tại nhà, người bệnh có thể sử dụng dầu thầu dầu để bôi trơn, giảm viêm và đau.
  • Thực hiện các bài tập đầu gối: Khi vết thương đã lành, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập đầu gối để tăng cường các cơ và giảm lượng dịch ở đầu gối. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các động tác yoga, Thái cực quyền hoặc các bài tập thể dục nhịp điệu phục hồi chức năng khớp gối.

Các biện pháp khắc phục tại nhà thường đơn giản, chi phí thấp và có thể thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tràn dịch khớp gối khi nào cần đến bệnh viện?

Hầu hết các triệu chứng tràn dịch khớp gối có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên tình trạng này có thể là dấu hiệu của một chấn thương nghiêm trọng hoặc là triệu chứng của một số điều kiện sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ nếu:

  • Đâu gối bị sưng nghiêm trọng;
  • Không thể duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối hoàn toàn;
  • Các phương pháp tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị trong 3 ngày;
  • Người bệnh bị sốt từ 38 độ trở lên;
  • Đầu gối chuyển sang màu đỏ và cảm thấy nóng rát khi chạm vào;
  • Đầu gối không thể chịu được trọng lượng cơ thể;
  • Người bệnh bị đau nhói khi đứng lên từ tư thế ngồi, đặc biệt là ngồi xổm.

Một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh gout cũng có thể dẫn đến sưng tấy và tràn dịch khớp gối. Do đó, nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá là một cách đơn giản giúp giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi tiến hành chườm đá. Biện pháp này chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, xoa dịu cơn đau tạm thời, không thể điều trị dứt điểm, người bệnh nên tìm đến các phương pháp đặc trị chuyên sâu phù hợp với mức độ bệnh hiện tại.

Tham khảo thêm: Các thuốc trị tràn dịch khớp gối tốt nhất và lưu ý

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua