Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi? Có tự hết?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng.

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và biện pháp điều trị

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?

Tràn dịch khớp gối xảy ra khi chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng này có thể liên quan đến bệnh viện khớp, chấn thương dây chằng hoặc sụn chêm ở đầu gối.

Trong trường hợp bình thường, khớp gối có chứa một lượng chất lỏng tại khớp để hỗ trợ hoạt động và tránh ma sát. Tuy nhiên khi khớp gối bị tổn thương, viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lượng chất lỏng lớn có thể tích tụ ở đầu gối, điều này dẫn đến sưng.

Các dấu hiệu và triệu chứng tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tích tụ chất lỏng ở đầu gối. Nếu nguyên nhân liên quan đến bệnh viêm khớp, các triệu chứng có thể nghiêm trọng và có thời gian hồi phục lâu hon. Tuy nhiên cơn đau thường có xu hướng được cải thiện khi nghỉ ngơi và thư giãn. Tràn dịch khớp gối có thể khiến một đầu gối lớn hơn đầu gối kia và khiến đầu gối khó uốn cong hoặc duỗi thẳng hoàn toàn.

Tràn dịch khớp gối do chấn thương có thể dẫn đến bầm tím ở mặt trước, hai bên hoặc ở phía sau đầu gối. Ngoài ra, chấn thương khiến người bệnh không thể chịu được sức nặng của đầu gối và khiến người bệnh đau đớn dữ dội.

Thời gian hồi phục khi bị tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và biện pháp điều trị. Bên cạnh đó, tình trạng tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi cũng liên quan đến sức đề kháng và tình trạng sức khỏe liên quan của người bệnh. Hệ miễn dịch suy yếu có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và có thời gian phục hồi lâu hơn.

Do đó, không thể xác định tình trạng tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi hẳn. Cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không?

Tràn dịch khớp gối không thể tự khỏi và cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro nghiêm trọng. Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Hạn chế khả năng vận động khớp;
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng;
  • Gây tổn thương khớp nghiêm trọng và dẫn đến phá hủy khớp.

Do đó, nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu tràn dịch khớp gối, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như khớp gối sưng đỏ, viêm, nóng rát da hoặc không thẻ cử động đầu gối.

Điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối nhẹ đến trung bình có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là bước đầu tiên cần thiết khi điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà. Người bệnh cần tránh các hoạt động tác động đến khớp gối hoặc các hoạt động thể thao trong 24 giờ đầu tiên khi bị tràn dịch khớp gối. Điều này giúp khớp gối có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục và tránh các tổn thương khác.

Tràn dịch khớp gối nhẹ
Dành thời gian nghỉ ngơi có thể hỗ trợ phục hồi khớp gối và giảm đau

Tuy nhiên người bệnh không nên nghỉ ngơi nhiều hơn 1 – 2 ngày. Ngoài ra, không cần bất động khớp hoàn toàn. Người bệnh có thể uốn hoặc co duỗi khớp gối nhiều lần trong ngày. Điều này có thể hạn chế tình trạng cứng khớp và tăng cường phạm vi hoạt động của khớp.

2. Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà hiệu quả và đơn giản.  Cụ thể, chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị sưng đầu gối có thể mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như:

  • Làm cơ thắt các mạch máu, giảm lưu lượng máu đến đầu gối và tránh viêm nhiễm;
  • Hạn chế quá trình sản xuất dịch ở đầu gối, điều này có thể giảm sưng, đau và khó chịu ở đầu gối;
  • Làm giảm các tín hiệu đau từ não bộ.

Người bệnh có thể chườm lạnh lên đầu gối bị tổn thương trong 20 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối.

Khi chườm lạnh cần chú ý, không chườm đá trực tiếp lên da. Điều này có thể dẫn đến tổn thương mô và gây bỏng lạnh. Ngoài ra, liệu pháp chườm lạnh không phù hợp cho người bị tổn thương thần kinh hoặc có Hội chứng Raynaud.

3. Nâng cao đầu gối bị tổn thương

Nâng cao đầu gối có thể hạn chế lưu lượng máu đến đầu gối. Điều này có thể giúp giảm viêm khớp, sưng, khó chịu và hỗ trợ cải thiện cơn đau. Tốt nhất, người bệnh nên nâng cao chân bị ảnh hưởng cao hơn tim để đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất.

Mẹo chữa tràn dịch khớp gối
Nâng cao chân bị tổn thương có thể hạn chế lưu lượng máu lưu thông và điều trị tình trạng sưng đầu gối

Người bệnh có thể nằm với đầu gối được kê lên cao hoặc ngồi vời chân bị ảnh hưởng đặt trên ghế thấp. Tuy nhiên, việc nâng cao chân khi ngồi được cho là mang lại hiệu quả không tốt như khi nằm.

Người bị tràn dịch khớp gối mãn tính có thể cân nhắc mua gối kê chân chuyên dụng. Các loại gối này thường được làm bằng xốp và có thiết kế đặc biệt để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

4. Băng đầu gối

Việc băng đầu gối bị ảnh hưởng bằng một băng đần hồi có thể hạn chế, thậm chí là giảm sưng. Người bệnh nên sử dụng một băng co giãn có độ rộng từ 8 – 10 cm khi băng đầu gối. Băng có chiều rộng nhỏ hơn có thể làm tắc nghẽn tuần hoàn máu và gây tổn thương đầu gối.

Khi băng đầu gối cần chú ý không băng quá chặt và nới lỏng băng khi cảm thấy có áp lực lên đầu gối. Băng quá chặt có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngứa ran, tê, đau đớn, sưng tấy hoặc khiến đầu gối trở nên lạnh.

5. Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu các triệu chứng tràn dịch khớp gối nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Acetaminophen không có tác dụng giảm sưng nhưng có thể giảm đau liên quan đến tình trạng tràn dịch khớp gối;
  • Thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen, có thể làm giảm đau và sưng viêm;
  • Thuốc thoa tại chỗ được bôi trực tiếp lên da ở đầu gối bị ảnh hưởng có tác dụng làm giảm đau và sưng. Thuốc thoa tại chỗ được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp viêm khớp gây tràn dịch khớp gối. Ngoài ra, không thoa thuốc lên vùng da bị nứt nẻ, tổn thương hoặc phát ban.

Thuốc không kê đơn có thể sử dụng mà không cần sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

6. Chườm nóng

Sau 72 giờ kể từ lúc chấn thương, người bệnh có thể chuyển sang chườm nhiệt để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Cân nhắc việc tắm nước ấm hoặc ngâm nước ấm trong 15 – 20 phút để cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối.

Khi chườm nóng cần lưu ý nhiệt độ để tránh gây tổn thương các mô và khiến các triệu chứng tràn dịch khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu tình trạng sưng tấy

7. Xoa bóp đầu gối

Xoa bóp đầu gối có thể giúp chất lỏng thoát ra khỏi khớp và giảm sưng đầu gối. Tuy nhiên, việc massage cần được thực hiện thận trọng để tránh các tổn thương thêm ở đầu gối. Người bệnh có thể tự masage tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế chuyên môn để được massage chuyên nghiệp.

Phác đồ điều trị tràn dịch khớp gối
Xoa bóp đầu gối có thể giúp chất lỏng thoát ra khỏi khớp gối và cải thiện cơn đau

Để tự massage đầu gối tại nhà, người bệnh có thể bôi trơn đầu gối bằng dầu thầu dầu. Điều này có thể giúp giảm viêm, đau và tránh việc ma sát gây tổn thương khi xoa bóp đầu gối.

8. Thực hiện các bài tập cải thiện

Khi các triệu chứng đã được cải thiện, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập khớp gối để hỗ trợ đầu gối. Các bài tập có thể mang lại một số hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Giảm đau: Tập thể dục có thể tăng cường cơ bắp và hỗ trộ khớp gối tốt hơn. Các bài tập tăng cường cơ tứ đầu, cơ gân kheo và các cơ khác xung quanh đầu gối có thể giúp khớp gối trở nên ổn định và xương chịu ít tác đọng hơn, từ đó hỗ trợ cải thiện cơn đau.
  • Tăng phạm vi chuyển động và chức năng: Đau đầu gối có thể khiến người bệnh hạn chế vận động, dẫn đến yếu cơ, thậm chí là khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp khớp gối trở nên linh hoạt hơn, hạn chế cơn đau và tăng cường chức năng khớp.
  • Tăng cường sức khỏe sụn: Sụn khớp cần chuyển động và chịu một lực nhất định để luôn khỏe mạnh. Các hoạt động thể dục có thể hỗ trợ tiết chất lỏng từ sụn, cung cấp chất dinh dưỡng và bôi trơn cho phần còn lại của khớp gối.
  • Giảm cân: Thường xuyên tập thể dục kết hợp với chất độ ăn uống giàu dưỡng chất có thể giảm áp lực lên khớp gối và hạn chế các rủi ro liên quan.

Các bài tập hỗ trợ cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối bao gồm:

Căng gân cơ khi ngồi:

Căng gân cơ khi ngồi
Động tác căng gân cơ khi ngồi
  • Người bệnh ngồi ở mép ghế, duỗi thẳng một chân về phía trước cơ thể với gót chân đặt trên sàn nhà;
  • Sau đó, ngồi thẳng người, cố gắng đảy rốn về phía đùi mà không nghiêng thân người về phía trước;
  • Giữ yên tư thế trong 30 giây;
  • Lặp lại động tác 3 lần cho mỗi chân.

Căng cơ tứ đầu khi đứng:

Căng cơ tứ đầu khi đứng
Động tác căng cơ tứ đầu khi đứng
  • Người tập đặt một tay lên ghế hoặc tường để giữ thằng bằng;
  • Gập đầu gối phải và đưa chân phải ra sau, đưa tay phải ra sau và nắm lấy mắt cá chân;
  • Giữ chặt mắt cá chân, sử dụng sức mạnh của chân để căng đầu gối ra phía sau và xa mông, (kéo mắt cá chân về phía mông có thể gây áp lực lên đầu gối);
  • Hóp khung xương chậu để cột sống ở vị trí trung tính. Tư thế này có thể bảo vệ lưng và giúp cơ tứ đầu co giãn tốt hơn.

Căng cơ hông:

Căng cơ hông
Động tác căng cơ hông
  • Khuỵu gối chân trái, đặt ống chân trên sàn nhà;
  • Mở rộng chân phải về phía trước, giữ cho đầu gối cong và bàn chân phải thẳng trên sàn nhà;
  • Đặt tay lên đầu gối phải và nghiêng về phía trước;
  • Không để đầu gối mở rộng quá các ngón chân, (khoảng 90 độ);
  • Giữ khung xương chậu hóp sau cho cột sống ở vị trí trung tính, tư thế này có thể giúp bảo vệ lưng và giúp hông kéo giãn tốt hơn;
  • Giữ yên tư thế trong 20 giây và lặp lại 3 lần cho mỗi chân.

Các bài tập khớp gối có thể cải thiện cơn đau và giúp khớp gối trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

9. Chọc hút dịch khớp gối

Khi các triệu chứng tràn dịch khớp gối nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch để loại bỏ chất lỏng tích tụ ở đầu gối. Chất lỏng từ đầu gối đôi khi có thể được phân tích ở phòng thí nghiệm để xác định các nguyên nhân nghiêm trọng.

Chọc hút dịch khớp gối được thực hiện thông qua kim tiêm và ống tiêm để loại bỏ chất lỏng ở đầu gối. Bác sĩ có thể tiến hành gây tê cục bộ để giảm đau và khó chịu.

Trước khi tiến hành chọc hút dịch khớp, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu:

  • Đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bao gồm thuốc không kê đơn và các chất bổ sung;
  • Dị ứng thuốc, cao su hoặc thuốc gây mê;
  • Nhiễm trùng hoặc rối loạn chảy máu;
  • Đang hoặc nghi ngờ mang thai.

Quá trình chọc hút dịch khớp có thể gây khó chịu trong một thời gian ngắn. Sau khi hoàn tất, dịch khớp sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm và xác định các nguyên nhân liên quan.

Tràn dịch khớp gối khi nào cần đế bệnh viện?

Mặc dù hầu hết các trường hợp tràn dịch khớp gối có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên đôi khi điều này có thể là dấu hiệu của một chấn thương lớn hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không
Đến bệnh viện nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau các biện pháp tự chăm sóc

Do đó, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn nếu:

  • Bị đau hoặc sưng đầu gối nghiêm trọng;
  • Không thể duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối hoàn toàn;
  • Các triệu chứng không được cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà;
  • Sốt từ 38 độ trở lên;
  • Đầu gối chuyển sang màu đỏ hoặc cảm thấy ấm khi chạm vào;
  • Đầu gối không thể chịu trọng lượng cơ thể;
  • Đau nhói khi đứng dậy từ tư thế ngồi xổm.

Ngoài ra, bệnh gout và viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến sưng tấy đầu gối. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ hoặc sốt, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Các tổn thương đầu gối nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn. Các thủ tục điều trị có thể bao gồm nội soi khớp hoặc thay thế đầu gối khi cần thiết.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi. Bệnh có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Xác định được nguyên nhân và triệu chứng là cách tốt nhất để cải thiện chức năng đầu gối và cải thiện cơn đau. Nếu nghi ngờ chấn thương hoặc nhiễm trùng, người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử lý phù hợp.

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá
Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất? ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua