Các Thuốc Trị Tràn Dịch Khớp Gối Tốt Nhất Và Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên môn: Chấn thương, Đau dây thần kinh, Tràn dịch khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Sử dụng thuốc trị tràn dịch khớp gối là phương pháp được ưu tiên trong quá trình chữa bệnh. Phương pháp này có khả năng giảm đau nhức, sưng khớp, tăng khả năng vận động và hạn chế tràn dịch khớp tiến triển. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc kháng sinh…

Các thuốc trị tràn dịch khớp gối
Các thuốc trị tràn dịch khớp gối, thông tin cơ bản, liều dùng, công dụng và những điều cần lưu ý

Các thuốc trị tràn dịch khớp gối được sử dụng phổ biến

Khối gối là khu vực dễ bị chấn thương và mắc bệnh, trong đó có tràn dịch khớp gối. Nguyên nhân là do khớp này chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, có tần suất và biên độ vận động cao.

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương): Tràn dịch khớp gối thể hiện cho tình trạng rối loạn hoạt động hoặc tổn thương màng bao hoạt dịch khiến dịch nhờn (dịch bôi trơn và giảm ma sát đầu sụn) được sản sinh nhiều hơn bình thường. Lúc này đầu gối có biểu hiện sưng to, nóng đỏ và đau nhức, khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế.

Bệnh thường xảy ra sau chấn thương, viêm khớp khớp, nhiễm trùng khớp hoặc do một số bệnh lý khác xảy ra ở khớp gối như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm màng bao hoạt dịch…

Tràn dịch khớp gối được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên sử dụng thuốc là phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất. Các thuốc trị tràn dịch khớp gối chủ yếu chứa những thành phần có khả năng phòng ngừa và giảm viêm, giảm đau, giảm sưng, chống nhiễm khuẩn và ngăn tràn dịch khớp gối tiến triển.

2. Thuốc giảm đau thông thường

Bệnh tràn dịch khớp gối gây đau nhức kèm theo cảm giác khó chịu. Cơn đau thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi, đau nhiều hơn khi vận động và đi lại. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi bất động. Tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường để cải thiện tình trạng. Trong đó Paracetamol được sử dụng phổ biến nhất.

Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt không kê đơn. Thuốc có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, ức chế sản sinh và tổng hợp prostaglandin. Từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Vì thế Paracetamol thường được sử dụng cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp, có cơn đau từ nhẹ đến trung bình.

Ngoài ra Paracetamol có tác dụng hạ sốt, phù hợp với những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối do nhiễm trùng kèm sốt. Do ít gây tác dụng phụ nên Paracetamol còn được dùng phổ biến trong điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em.

Chống chỉ định

Thống Paracetamol không được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Thiếu máu nhiều lần
  • Mắc bệnh phổi, gan, thận và tim
  • Dị ứng hoặc quá mẫn với Paracetamol
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase.

Thận trọng

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi dùng Paracetamol cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây độc lên gan
  • Người nghiện rượu.

Cách sử dụng

Trong điều trị tràn dịch khớp gối, Paracetamol được sử dụng bằng đường uống.

Liều dùng 

Liều dùng Paracetamol trong điều trị tràn dịch khớp gối:

  • Liều khuyến cáo: Uống từ 325 – 600mg/ lần. Lặp lại liều sau mỗi 4 – 6 giờ.
  • Liều tối đa: Không dùng quá 4 gram Paracetamol/ ngày.

Tác dụng phụ

Những tác dụng phụ do dùng Paracetamol thường nhẹ và không kéo dài. Cụ thể:

  • Buồn ngủ
  • Bồn chồn
  • Kích ứng và đau dạ dày
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Vàng da
  • Nước tiểu sậm màu

Giá bán tham khảo

Thuốc Paracetamol (hộp 5 vỉ x 10 viên Paracetamol 500mg) đang được bán với giá 32.000 VNĐ/ hộp.

Paracetamol
Paracetamol giảm đau dựa trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, ức chế sản sinh và tổng hợp prostaglandin

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là thuốc giảm đau kháng viêm không kê đơn. Trong điều trị tràn dịch khớp gối, thuốc được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Không có đáp ứng với Paracetamol hoặc dị ứng
  • Tràn dịch khớp gối gây đau khớp từ nhẹ đến trung bình
  • Viêm khớp đang tiến triển hoặc có nguy cơ.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt không đặc hiệu. Tác dụng này được hình thành do NSAID có khả năng tác động lên enzyme cyclooxygenase/ prostaglandin (diễn ra ở hệ thần kinh trung ương) và tiền chất gây viêm toàn thân.

Bên cạnh đó thuốc chống viêm không steroid còn có khả năng ức chế thụ cảm PFG2 và cản trở quá trình truyền tín hiệu đau của một số yếu tố khác. Vì thế để giảm đau và kháng viêm, người bệnh có thể thêm loại thuốc này vào quá trình điều trị.

Ngoài ra khi sử dụng NSAID, người bệnh có thể cải thiện tình trạng sưng và phù nề ở đầu gối. Đồng thời tăng khả năng vận động. Một số thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng:

  • Ibuprofen
  • Diclofenac
  • Aspirin
  • Naproxen
  • Piroxicam
  • Celecoxib
  • Meloxicam

Chống chỉ định

Không dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu
  • Bệnh nhân sắp phẫu thuật (sử dụng thuốc chống viêm không steroid có thể gây ra tình trạng máu khó đông)
  • Có tiền sử xuất huyết dạ dày
  • Bị loét dạ dày tiến triển
  • Suy tim mãn tính
  • Suy giảm chức năng gan từ vừa đến nặng
  • Có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não
  • Có tiền sử dị ứng với NSAID.

Thận trọng

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và phản ứng bất lợi. Vì thế người bệnh chỉ định nhóm thuốc này trong thời gian ngắn.
  • Thận trọng khi dùng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày. Để giảm phát sinh rủi ro và phòng ngừa xuất huyết đường tiêu hóa, người bệnh nên sử dụng NSAID kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc hoặc thuốc chống axit.
  • Do tác động lên toàn bộ enzyme cyclooxygenase toàn thân nên thuốc chống viêm không steroid có thể gây ra nhiều phản ứng bất lợi trong thời gian điều trị. Để sớm phát hiện và xử lý, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất thường.

Cách sử dụng NSAID

Đối với tràn dịch khớp gối, thuốc chống viêm không steroid được dùng bằng đường miệng.

Liều dùng

Người bệnh dùng thuốc (loại thuốc, liều dùng và cách sử dụng) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn trong thời gian điều trị:

  • Buồn ngủ
  • Đau dạ dày
  • Tăng nguy cơ loét và xuất huyết dạ dày
  • Đau đầu
  • Phản ứng dị ứng
  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Khó tiêu…
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được chỉ định cho người bị tràn dịch khớp gối gây đau khớp từ nhẹ đến trung bình

3. Viên uống Hoạt huyết Phục cốt hoàn  

Hoạt huyết Phục cốt hoàn được xem là giải pháp tuyệt vời cho những người đang gặp phải các vấn đề về xương khớp. Bởi sản phẩm được bào chế từ rất nhiều các loại thảo dược quý, mang lại hiệu quả cao, duy trì lâu dài và an toàn cho sức khỏe người dùng. 

Chống chỉ định

  • Không sử dụng sản phẩm cho trẻ dưới 6 tuổi
  • Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. 
  • Người mẫn cảm với các thành phần của viên uống thì không được sử dụng. 

Cách dùng và liều dùng

  • Cách dùng: Uống sau ăn 20 – 30 phút
  • Liều dùng: Trẻ em từ 6 – 15 tuổi dùng viên uống theo chỉ định từ bác sĩ. Người trên 15 tuổi uống 12 – 14 viên/ngày và chia thành 2 lần uống. 

Tác dụng phụ 

Đến thời điểm hiện tại, Hoạt huyết Phục cốt hoàn chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào xuất hiện tác dụng phụ sau khi sử dụng. Vì vậy người dùng hoàn toàn có thể yên tâm đặt mua và trải nghiệm hiệu quả khác biệt của sản phẩm. 

Viên uống Hoạt huyết Phục cốt hoàn hiện đang được phân phối trên thị trường và người tiêu dùng có thể tham khảo cũng như đặt mua hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng và giá thành ưu đãi ngay tại đây. 

4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc trị tràn dịch khớp gối được sử dụng phổ biến. Thuốc này phù hợp với những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm trùng khớp gối do dịch tích tụ ở khớp gối lâu ngày.

Thuốc kháng sinh có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt tốt tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên thuốc này không khả năng chống viêm và giảm đau. Vì thế trong điều trị tràn dịch khớp gối, thuốc kháng sinh thường được sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau và chống viêm để cải thiện bệnh lý.

Những loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối:

  • Amikacin
  • Gentamycin
  • Vancomycin
  • Nafcillin
  • Oxacillin
  • Clindamycin…

Chống chỉ định

Không dùng kháng sinh khi bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Cách sử dụng

Các kháng sinh được chỉ định trong điều trị tràn dịch khớp gối chủ yếu được sử dụng bằng đường miệng.

Liều dùng thuốc

Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn và loại thuốc được chỉ định, người bệnh thường được sử dụng kháng sinh từ 2 đến 6 tuần. Liều dùng thuốc dựa trên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian điều trị tràn dịch khớp gối với thuốc kháng sinh:

Tác dụng phụ thường gặp

  •  Kích ứng và đau dạ dày
  • Sốt
  • Tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Răng đổi màu ở trẻ

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Phản ứng dị ứng
  • Phản ứng máu
  • Co giật
  • Huyết áp thấp
  • Nhịp tim không đều
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định cho người bị tràn dịch khớp gối do viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ nhiễm trùng khớp

5. Glucosamine Orihiro tăng cường sức khỏe xương khớp

Glucosamine Orihiro là sản phẩm xương khớp bán chạy nhất tại Nhật Bản hiện nay. Không những thế, sản phẩm này còn được coi là giải pháp rất tốt cho sức khỏe xương khớp nhờ được chiết xuất từ mô động vật, giúp bổ sung nguồn glucosamine dồi dào cho cơ thể. 

Chỉ định 

  • Dùng cho những người gặp các vấn đề về xương khớp như khô khớp, thoái hóa, thoát vị khớp, loãng xương,…
  • Người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, viêm khớp mãn tính hoặc viêm khớp bán cấp. 
  • Người ở độ tuổi trung niên bị đau nhức xương khớp.
  • Những người thường xuyên phải vận động hoặc bị chấn thương ở gân, sụn, xương, dây chằng hoặc bị đau khớp gối, có nguy cơ tràn dịch khớp gối,…

Chống chỉ định

  • Không dùng cho những người đang sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị y tế với các bệnh lý tim mạch, tiểu đường
  • Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Không dùng cho người dưới 18 tuổi. 

Cách dùng và liều dùng

  • Liều dùng: Uống 10 viên/ngày và chia thành 2 lần uống  
  • Cách dùng: Nên uống sau khi ăn 20 – 30 phút và uống với nhiều nước để giúp sản phẩm hấp thu nhanh và hiệu quả.

Tác dụng phụ 

Sản phẩm rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ nếu người dùng sử dụng đúng theo liều lượng được hướng dẫn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 

Sản phẩm Glucosamine Orihiro hiện nay đang được cung cấp chính hãng tại địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay DrVitamin với giá bán 749.000đ/hộp/900 viên. Quý khách hàng quan tâm tới sản phẩm có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết và đặt mua hàng chính hãng ngay tại đây. 

6. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) là thuốc trị tràn dịch khớp gối. Thuốc này được sử dụng với mục đích tăng khả năng tái tạo sụn khớp và xương tổn thương. Đồng thời ổn định và hạn chế tổn thương ở ổ khớp. Từ đó giúp giảm đau, giảm viêm và điều trị tràn dịch khớp gối do khớp hư tổn.

Ngoài ra DMARD còn có tác dụng làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp do tuổi tác, tăng khả năng vận động và đi lại của người bệnh.

Chỉ định

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối do khớp hư tổn hoặc viêm khớp dạng thấp.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm cho những trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Tổn thương thận
  • Suy thận
  • Bệnh phổi mãn tính
  • Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai
  • Bệnh nhân bị suy tế bào gan hoặc có enzym gan cao
  • Phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng

Thận trọng khi dùng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm cho những trường hợp sau:

  • Người lớn tuổi
  • Trẻ em
  • Những người có vấn đề về máu.

Cách sử dụng

Trong điều trị tràn dịch khớp gối do tổn thương khớp, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm được sử dụng bằng đường miệng. Người bệnh nên uống DMARD với nhiều nước để giảm kích ứng dạ dày.

Liều dùng 

Người bệnh dùng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng DMARD điều trị tràn dịch khớp gối gồm:

  • Rối loạn máu
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Kích ứng dạ dày…
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) có tác dụng tăng khả năng nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương tổn thương

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị tràn dịch khớp gối

Để tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn khi dùng thuốc trị tràn dịch khớp gối, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị tràn dịch khớp gối khi chưa có chỉ định.
  • Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn, Vì thế người bệnh có thể dùng loại thuốc này nếu chưa thể đến bệnh viện. Tuy nhiên bệnh nhân cần dùng thuốc đúng với liều lượng được in trên bao bì, dùng tối đa 5 – 7 ngày. Sau đó nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
  • Để giảm rủi ro tiềm ẩn và tác dụng ngoại ý, người bệnh nên dùng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không giảm hoặc dùng thuốc quá liều, không kéo dài thời gian dùng thuốc để tránh phụ thuộc thuốc và tăng nguy cơ ngộ độc.
  • Tuyệt đối không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc thay thế thuốc điều trị.
  • Để được điều chỉnh loại thuốc và liều dùng thích hợp, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe, tiền sử dị ứng và loại thuốc đang dùng (nếu có).
  • Tránh sử dụng chất kích thích và rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc điều trị tràn dịch khớp gối để phòng ngừa ngộ độc.
  • Nên dùng thuốc trị tràn dịch khớp gối kết hợp thuốc điều trị căn nguyên (viêm khớp dạng thấp, chấn thương, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối…) để khắc phục hoàn toàn bệnh lý.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc chữa tràn dịch khớp gối, người bệnh nên áp dụng thêm một số phương pháp y tế khác để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế những ảnh hưởng xấu lên cấu trúc khớp. Điển hình như vật ý trị liệu, chọc hút dịch khớp, mổ tràn dịch khớp gối
  • Người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất thường trong thời gian sử dụng thuốc để được khám và xử lý. Đặc biệt là khi phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Nếu không có đáp ứng tốt với các loại thuốc đang dùng, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc sử dụng những loại thuốc thích hợp hơn.
  • Thăm khám định kỳ để được kiểm tra và theo dõi diễn tiến của bệnh. Từ đó đánh giá hiệu quả điều trị và khả năng phát sinh biến chứng của bệnh.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá
Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất? ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả ...
Xem chi tiết

Bình luận (55)

  1. Tony Nguyễn says: Trả lời

    Mẹ em bị tràn dịch k hớp gối, có dấu hiệu nhiễm trùng nên làm sốt, cho hỏi bị thế này nên dùng thuốc nào và uống liều lượng ra sao ạ?

    1. Ngọc Mai says:

      Có sốt với có đau nhức thì cứ mua parracetamol hoặc mấy loại thuốc tương tự mà uống bạn, uống mỗi lần 1 viên, chưa hạ sốt thì cách 4 tiếng uống lại 1 viên nữa nhưng ngày không quá 3 viên nhé. Thuốc này hạ sốt nhanh mà cũng giúp giảm đau hiệu quả nữa, không sốt uống cũng được

    2. Thủy Tiên - 898 says:

      Vậy loại paracetamol này có thể mua về dùng thường xuyên đc ko nhỉ, kiểu mỗi lần lên cơn đau là tấp vào ấy, loại này ko phải kháng sinh nên chắc dùng nhiều ko sao đâu hen

    3. Cao Ánh Minh says:

      Chẳng ai khuyến khích dùng thuốc tây mà dùng liên tục thời gian dài vậy đâu bạn, loại para này vẫn có tác dụng phụ làm mệt mỏi với buồn ngủ ấy, dùng nhiều còn ảnh hưởng dạ dày nhé. Mình thấy bạn đau quá thì mua về uống cầm tạm thời rồi nên đi khám cho chắc bạn ạ. Thấy bệnh của mẹ bạn cũng nặng rồi nên cứ đi khám đi

  2. Ngọc Hương says: Trả lời

    Ba mình bị tràn dịch khớp gối làm chân hầu như không thể co duỗi như bình thường, đi lại thì cực kỳ khó khăn vì quá đau. Ba có tuổi, cơ thể yếu, cũng nhiều loại thuốc tây kháng viêm nhưng không ăn thua, giờ đang có ý định uống thuốc đông y đây

    1. Mini Gold says:

      Hình như uống hay đắp lá lốt thêm mấy vị thuốc thảo dược gì đấy có thể giảm đau ấy, mình nghe bà mình nói như vậy chứ mình cũng chưa thử bao giờ, bạn có thể nghiên cứu thêm để dùng, toàn cây cỏ thiên nhiên thôi nên lành tính ấy

    2. Trần Tú Uyên says:

      Nói chung cứ muốn dùng thuốc thì đi khám hoặc nhờ dược sĩ tư vấn cho nhé. Mình thì được người quen giới thiệu mua lọ hoạt huyết phục cốt hoàn, lọ này cũng giúp hỗ trợ giảm đau rồi cải thiện xương khớp đấy, nhưng mà không phải uống 1 lọ là cải thiện được đâu, phải uống mấy lọ thì tình trạng đau nhức xương khớp mới cải thiện được nhé

  3. Bùi Minh Khang says: Trả lời

    Ngắm nghía mấy loại thuốc trong bài này thấy được thuốc quốc dược phục cốt khang từ đông y mà tìm hiểu cũng nhiều người khen nên mình định mua về uống. Nhưng vẫn muốn hỏi thêm ở đây ai dùng rồi review chút về hiệu quả đi ạ

    1. Hồng Vân says:

      Mẹ mình từng điều trị với thuốc quốc dược phục cốt khang này rồi đấy bạn. Tình trạng của mẹ khi tới trung tâm thuốc dân tộc khám là đầu gối bị tràn dịch nên nó gây đau nhức, không thể co duỗi được, mẹ phải đi khập khiễng, đêm thì không ngủ được vì cơn đau âm ỉ, mẹ bảo đầu gối cứ giật giật làm sao ấy. Nhờ bác sĩ bên trung tâm kê đơn 3 loại quốc dược phục cốt hoàn, lọ bổ thận với lọ giải độc và bác sĩ chỉ định thêm vật lý trị liệu cho bệnh nhanh khỏi nữa. Vật lý trị liệu ở đây là mẹ mình làm châm cứu bấm huyệt. Uống trong vòng 3 tuần với làm 2 liệu trình châm cứu bấm huyệt thì mẹ nói là đỡ đau, ít ra khớp gối không còn đau cứng như trước, đêm đỡ nhức nên ngủ được. Sau 3 tháng thuốc vứi tổng 4 liệu trình châm cứu bấm huyệt mẹ mình cũng cải thiện được 8, 9 phần, đi lại chỉ hơi chấm phẩy một chút thôi, thấy người mẹ khỏe lên nhiều. Thực ra với tầm tuổi của mẹ mình, xương khớp cũng yếu, phục hồi được từng đó là con cháu mừng lắm rồi. Bạn đọc thông tin bài thuốc ở đây đi, thuốc quốc dược với trung tâm thuốc dân tộc thực sự chữa xương khớp rất tốt

    2. Võ Phương Thảo says:

      Bài thuốc này có tác dụng phụ gì không hỡi bà con cô bác, ví dụ như uống vào hại dạ dày rồi mệt mỏi, buồn ngủ. Em sợ nhất là dạ dày vì em có tiền sử trào ngược, đụng tới thuốc sợ lắm, nhiều khi đau mà chỉ có dám uống thuốc cầm chừng thôi ah

    3. Lê Phương Trâm says:

      Đông y mà bạn, ko tác dụng phụ gì đâu, mình dùng 2 tháng nay không hề mệt mỏi, đến hiện tại bệnh cũng giảm nhiều tới cũng phải 60% rồi. Nếu mà dạ dày của bạn nặng quá thì báo bác sĩ kê thêm thuốc dạ dày nữa, uống kêt hợp cũng rất tốt cho sức khỏe

  4. Nguyễn Thị Hương 9x says: Trả lời

    Em đang cho con bú và đi khám phát hiện bị tràn dịch khớp gối, bác sĩ kê đơn có thuốc giảm đau, kháng viêm và có cả kháng sinh nữa, không biết cho con bú uống thuốc kiểu này có sao không, đơn em uống 2 tuần ạ

    1. Lê My says:

      Nếu mà đã nói rõ với bác sĩ về tình trạng đang cho con bú mà bác sĩ vẫn kê kháng sinh cho uống thì chắc vẫn uống được bình thường thôi đó ah, nếu mà chưa nói rõ tình trạng bệnh thì cần phải hỏi lại bác sĩ vì có một số loại kháng sinh không thể dùng cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú đâu

  5. Đào Xuân Trình says: Trả lời

    Không biết có thuốc đông y nào chữa tràn dịch k hớp gối mà dạng bào chế sẵn không cần đun sắc mà vẫn hiệu quả, chất lượng không nhỉ. Chứ cái chân giờ lê từng bước 1, đi còn không nổi lấy gì mà lết xuống nhà dưới ngồi sắc thuốc đây

    1. Thanh Bình says:

      Bây giờ chỉ cần có tiền còn những vẫn đề khác không cần phải lo lắng hay lăn tăn gì hết, bây giờ thuốc đông y được bào chế ở dạng tiện lợi rất là nhiều, như tôi mua thuốc quốc dược phục cốt khang, thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc, thuốc đóng lọ tiện dùng, không có cần phải đun sắc gì hết

    2. Trí Ngay Thẳng says:

      Bị bệnh đau khớp gối do tràn dịch hành hơn cả năm trời, vào mua đông là cứng đơ luôn, may mà đợt rồi biết tới thuốc quốc dược phục cốt khang, ngày ngày đều đặn pha cao và lấy viên hoàn uống 3 tháng là đỡ hẳn, trời lạnh vẫn không đau. Công nhận thuốc này vừa tốt vừa tiện

  6. Cẩm Tiên says: Trả lời

    Cái lọ Ohirio đó có cần phải có đơn bác sĩ mới uống được không ạ? Lọ này liệu có gây tác dụng phụ gì không mọi người ơi? Em thấy trên mạng kháo nhau lọ này nhiều lắm mà chưa biết nên mua không

    1. Lê Thu Hà says:

      Dòng này là thực phẩm chức năng thôi nhưng mà ở các hiệu thuốc không có đâu mà thường có ở các cửa hàng xách tay hàng nội địa Nhật, mình uống lần 5 viên, ngày 2 lần hơn 3 tháng nay thấy cũng đỡ đau được chút ít mà không bị tác dụng phụ gì cả ấy, nhưng mà uống loại này mua hàng chuẩn nhé chứ mấy loại này là hàng nhài nhiều lắm đó

    2. Nhật Nguyễn says:

      Lọ này dùng ok đấy các bác, em bị tràn dịch làm khớp gối đau nhức lắm, dùng qua lọ thứ 2 là thấy có chuyển biến tích cực hơn chút, giờ em sẽ tiếp tục dùng đến khi nào thấy hết hẳn thì thôi. Mà hàng này có giả rồi, mấy bác mua hàng tìm chỗ uy tín, em thì mua bên dr vitamin, mua thực phẩm chức năng em đều ghé đây cả

  7. Tôi Là Dân Công Nghệ says: Trả lời

    Mẹ tôi uống thuốc kháng sinh, giảm đau rồi còn cả thực phẩm chức năng nhật, mỹ các kiểu nhưng mà bệnh tật lại chả khá hơn chút nào, thực sự có chút mệt mỏi với bệnh

    1. Bích Phượng says:

      Mình cũng đang tìm hiểu thêm về thuốc này, đọc ở bài viết này thấy nhiều người khen hiệu quả lắm nhưng chỉ sợ mình uống quá nhiều loại thuốc rồi giờ bị lờn, uống không phù hợp nữa thôi. Với cả cũng muốn xem thử thuốc này có được nghiên cứu kỹ không hay cũng chỉ kiểu thuốc dân gian truyền miệng

    2. Thảm Xốp PE says:

      Trung tâm thuốc dân tộc này lâu năm rồi, còn lên cả vtv2 với có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tới chữa bệnh thì chắc chắn phải uy tín rồi. Thuốc được nghiên cứu bài bản, làm từ thảo dược sạch nên yên tâm cả nhà ạ. Em đã tìm hiểu rất kỹ và đã đặt lịch đến khám rồi đây, để em về dùng thuốc rồi reveiw tiếp

    3. Nguyễn Thành Trung says:

      Mẹ em uống thuốc quốc dược phục cốt khang đơn bác sĩ kê là 3 tháng với đi thêm liệu trình châm cứu nữa, làm bên trung tâm thuốc dân tộc luôn giờ đi lại bình thường rồi các anh chị ạ. Kết hợp điều trị như vậy nên thấy rất là hiệu quả nhanh, còn anh chị nào không làm châm cứu vẫn hiệu quả nhé, chủ yếu uống thuốc thôi

    4. Phương Thụy Vân says:

      Mẹ mình cũng bị bệnh tràn dịch khớp gối cả 4 năm nay, đổi cũng biết bao nhiêu thuốc rồi mà đến thuốc quốc dược phục cốt khang mới khỏi, mới chấm dứt sự nghiệp dùng thuốc. Mẹ uống 4 tháng thuốc là hồi phục cũng 9 phần đấy

  8. Lá 365 says: Trả lời

    Em đang uống thuốc paracetamol được 5 ngày rồi, uống vào thì giảm đau nhưng thuốc hết thời gian tác dụng là bị lại, giờ em có nên tiếp tục dùng không ạ

    1. Ngoc says:

      Thuoc nay toi da dung 1 tuan thoi nhe, van con dau thi nen toi bac si kham cho dang hoang, co don thuoc dieu tri bai ban di ban, thuoc nay uong lau dai nhieu tac dung phu lam, da day chiu khong noi dau

    2. Hoàng Phong Đặng says:

      Paracetamon chỉ là thuốc giảm đau tạm thời thôi ah, không phải là thuốc điều trị tràn dịch khớp gối đâu nhé, uống thuốc này không thể uống liên tục được, chỉ uống 3- 5 ngày thôi ah, uống liên tục là nó cực kỳ hại dạ dày luôn

  9. Nguyễn Trinh says: Trả lời

    Tôi được chị đồng nghiệp đã có người nhà uống quốc dược phục cốt khang giới thiệu cho thuốc tốt, bảo tôi nên dùng, tôi tham khảo bài viết này thì cũng thấy nhiều người khen nhưng mà không biết thuốc này người bị huyết áp uốn được hay không vì mẹ tôi bị bệnh huyết áp

    1. Lê Thị Tuyết Cầm says:

      Dùng được chị nhé, dùng cách nhau tầm 1 tiếng là được, mẹ em cũng huyết áp, tiểu đường, mang thuốc đang dùng lên trung tâm thuốc dân tộc nhờ bác sĩ tư vấn rồi cứ uống cả thuốc quốc dược phục cốt và thuốc trị 2 bệnh kia thôi. Mẹ em uống 3 tuần thuốc thấy cũng đỡ đau đôi phần rồi

  10. Nguyễn Thị Anh says: Trả lời

    Viên uống hoạt huyết phục cốt hoàn dùng được cho phụ nữ sau sinh 6 tháng không? Con dâu tôi còn đang cho con bú, khớp gối nó đau quá nên ngủ không được, tinh thần suy sụp làm sữa bị xuống khá nhiều nên tôi rất lo cho con dâu và cháu tôi

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua