Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối Không? Bác Sĩ Tư Vấn
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Tràn dịch khớp gối là bệnh gì?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng xảy ra khi tích tụ chất lỏng xung quanh hoặc bên trong đầu gối. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm chấn thương, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm khớp.
Thông thường có một lượng nhỏ chất lỏng hoạt dịch ở đầu gối. Tuy nhiên khi lượng dịch khớp bị ảnh hưởng bởi viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, lượng chất lỏng ở đầu gối có thể nhiều bất thường và dẫn đến tràn dịch khớp gối.
Trong hầu hết các trường hợp, tràn dịch khớp gối chỉ ảnh hưởng đến một bên đầu gối. Người bệnh có thể cảm thấy nặng ở đầu gối bị ảnh hưởng và đầu gối có thể căng hơn đầu gối còn lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Sưng và đỏ da xung quanh xương bánh chè;
- Cứng và khó duỗi hoặc uốn cong đầu gối;
- Đau và mềm đầu gối, đặc biệt là khi người bệnh đặt trọng lượng lên đầu gối;
- Da đầu gối trở nên ấm hơn đầu gối còn lại.
- Tràn dịch khớp gối có thể dẫn đến khó di chuyển, leo cầu thang hoặc tham gia các hoạt động hàng ngày khác.
Có một số nguyên nhân khiến người bệnh bị tích nước ở đầu gối. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Lạm dụng khớp (chấn thương nhỏ lặp lại nhiều lần);
- Rách dây chằng hoặc sụn chêm;
- Gãy xương;
- Nhiễm khuẩn;
- Viêm bao hoạt dịch;
- Viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp;
- Bệnh gout hoặc bệnh giả gout;
- U nang hoặc có khối u ở đầu gối.
Chất lỏng hoạt dịch được tạo ra từ tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu, chất bôi trơn và một số hóa chất khác. Khi đầu gối bị chấn thương, phản ứng tự nhiên của cơ thể là sản xuất chất lỏng nhằm mục đích bảo vệ. Do đó, chấn thương đầu gối là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối.
Hầu hết các trường hợp tràn dịch khớp gối không nguy hiểm và có thể được được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng này cần được chăm sóc y tế nếu đầu gối bị sưng liên tục, kèm theo đau đớn dữ dội hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác.
Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Có nên xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Theo các chuyên gia, tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không phụ thuộc vào tình trạng cơ bản của người bệnh.
Cụ thể, xoa bóp đầu gối có thể giúp chất lỏng hoạt dịch thoát ra khỏi đầu gối. Xoa bóp đúng cách có thể giảm đau đớn, nhức mỏi, hạn chế tình trạng cứng khớp và cải thiện hoạt động của khớp gối. Tuy nhiên, xoa bóp chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối.
Trong trường hợp tràn dịch khớp gối nghiêm trọng, gây đau đớn dữ dội kết hơn sưng phù, gây khó khăn khi di chuyển, việc xoa bóp có thể không mang lại hiệu quả điều trị. Lúc này xoa bóp thậm chí có thể gây tổn thương da và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn.
Do đó, để xác định chính xác tình trạng có nên xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối không, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, xoa bóp có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại cơ sở y tế chuyên môn. Vì vậy người bệnh tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả.
Xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối có hiệu quả không?
Xoa bóp massage có thể tốt cho các triệu chứng tràn dịch khớp gối, chẳng hạn như đau đớn, cứng hoặc sưng ở đầu gối. Một số nghiên cứu đã cho biết, xoa bóp massage tràn dịch khớp gối có thể mang lại một số hiệu quả, chẳng hạn như:
- Đưa máu lưu thông đến khớp gối;
- Cải thiện lưu thông máu tại khu vực bị ảnh hưởng;
- Giảm sưng, viêm ở đầu gối;
- Hỗ trợ tạo ra dịch khớp mới;
- Giảm đau tổng thể và cải thiện tình trạng cứng khớp;
- Cải thiện tính linh hoạt tổng thể ở đầu gối.
Xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả và tác động đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
Nghiên cứu cho thấy liệu pháp xoa bóp có thể gây ảnh hưởng tích cực đến mức độ đau, cứng khớp và cải thiện chức năng tổng thể của người bệnh. Ngoài ra, xoa bóp tràn dịch khớp gối được cho là có thể hỗ trợ bôi trơn đầu gối, hạn chế ma sát và tránh các bệnh lý trong tương lai.
Kỹ thuật xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối
Phương pháp xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối có thể giảm đau, cứng khớp và sưng ở đầu gối. Tuy nhiên để xoa bóp đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo kỹ thuật xoa bóp như:
1. Tự xoa bóp
Người bệnh có thể tự xoa bóp để cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối tại nhà. Các thao tác tự xoa bóp tại nhà bao gồm:
- Bắt đầu bằng cách dùng lòng bàn tay đánh nhịp vào phần trên, giữa và dưới của đùi trong 30 – 60 giây. Lặp lại quá trình này hai lần.
- Tiếp theo, người bệnh ngồi với đầu gối mở rộng và gót chân đặt trên sàn. Sử dụng lòng bàn tay lướt từ đùi xuống đầu gối và một áp lực nhỏ. Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần.
- Sau khi thực hiện xoa bóp ở đùi trên, người bệnh tiến hành lặp lại trình tự ở đùi trong và đùi ngoài. Thực hiện lại các thao tác từ 5 – 10 lần.
- Sau khi xoa bóp đùi, người bệnh tiến hành sử dụng các ngón tay ấn vào các mô ở đầu gối với một lực vừa đủ. Thực hiện 5 lần trở lên ở bên trên, dưới và mặt ngoài của đầu gối.
- Cuối cùng, người bệnh ngồi duỗi thẳng chân ra trước mắt và sử dụng lòng bàn tay để ấn đầu gối xuống. Lặp lại thao tác này 5 lần trước khi kết thúc quá trình massage tràn dịch khớp gối.
2. Chuyên gia trị liệu xoa bóp
Nếu người bệnh cảm thấy tự massage không an toàn hoặc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể đến cơ sở y tế chuyên môn để được massage chuyên nghiệp. Các chuyên gia xoa bóp hoặc vật lý trị liệu có thể thực hiện các thao tác tốt nhất cho đầu gối bị tổn thương.
Trên thực thế, việc massage trong 60 phút mỗi ngày kéo dài trong 8 tuần có thể giảm đau đầu gối và cải thiện chức năng khớp gối hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi đến gặp chuyên gia trị liệu massage, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng tràn dịch khớp gối, bao gồm các chuyển động và hoạt động gây đau đớn. Điều này có thể giúp chuyên gia xoa bóp có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
- Trao đổi với nhà trị liệu nếu cảm thấy đau đớn trong quá trình trị liệu. Mục đích của liệu pháp là giảm đau, do đó nếu xoa bóp khiến cơn đau nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đề nghị nhà trị liệu thay đổi phương pháp hoặc lực tác động.
- Nếu chưa từng xoa bóp trị liệu trong quá khứ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý trước khi xoa bóp tràn dịch khớp gối
Nếu người bệnh muốn thử liệu pháp xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối, điều quan trọng là đảm bảo liệu pháp được thực hiện an toàn. Do đó, trước khi tiến hành xoa bóp, người bệnh nên thông báo với bác sĩ điều trị hoặc nhà vật lý trị liệu về tình hình sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, có một số kiểu xoa bóp có thể không phù hợp, thậm chí là có hại cho tình trạng tràn dịch khớp gối. Vì vậy, luôn luôn trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành xoa bóp tràn dịch khớp gối.
Ngoài ra, có một số điều kiện nhất định không phù hợp với massage để tránh các rủi ro nghiêm trọng. Cụ thể, các điều kiện này bao gồm:
- Tiền sử huyết áp cao;
- Loãng xương;
- Suy tĩnh mạch.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà
Trong nhiều trường hợp, tràn dịch khớp gối nhẹ hoặc trung bình có thể được điều trị tại nhà. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi và chữa lành các tổn thương do tràn dịch khớp gối gây ra. Hạn chế chơi thể thao và các hoạt động tác động đến đầu gối trong 24 giờ để cải thiện các triệu chứng.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh điều trị tràn dịch khớp gối là một phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả. Người bệnh có thể chườm đá trong 20 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da, điều này có thể gây bỏng lạnh.
- Băng nén đầu gối: Người bệnh có thể sử dụng một băng quấn đàn hồi để cố định đầu gối. Điều này có thể giảm và hạn chế tình trạng sưng đầu gối. Tuy nhiên không băng ép quá chặt, điều này có thể khiến đầu gối bị tổn thương thêm.
- Nâng cao chân: Nâng cao chân bị ảnh hưởng có thể hạn chế lưu lượng máu để đầu gối, giúp giảm viêm, sưng và khó chịu. Người bệnh có thể nằm nghỉ ngơi và kê chân cao hơn tim.
- Sử dụng thuốc không kê đơn: Mặc dù thuốc có thể không cần thiết trong việc điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối, tuy nhiên thuốc có thể cải thiện các cơn đau, giảm sưng và hạn chế các tổn thương nghiêm trọng.
Tràn dịch khớp gối khi nào đến bệnh viện?
Mặc dù xoa bóp và các biện pháp tại nhà có thể cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối, tuy nhiên không thể điều trị nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, điều quan trọng là người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng ở đầu gối để có kế hoạch xử lý phù hợp.
Nếu cảm thấy đau đớn, sưng, nóng, đỏ ở đầu gối, sốt, khó chịu hoặc không thể chịu trọng lượng ở đầu gối, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, nếu tình trạng sưng đầu gối xảy ra sau chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như té ngã hoặc tai nạn xe cơ giới, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Các kỹ thuật xoa bóp điều trị tràn dịch khớp gối thường nhằm mục đích giảm đau và hỗ trợ cải thiện hoạt động ở đầu gối. Trước khi thực hiện xoa bóp hoặc bất cứ phương pháp điều trị nào, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!