8 cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối tốt nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Người bệnh có thể sử dụng các cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối và kiểm soát các triệu chứng tại nhà. Bởi đây là phương pháp điều trị lành tính, chứa những hoạt chất có khả năng giảm sưng, viêm và điều trị đau nhức khớp gối. Tuy nhiên để tăng hiệu quả chữa bệnh, người bệnh cần kiên trì áp dụng, sử dụng đúng thuốc và thực hiện đúng cách.

8 cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối
Cách dùng cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối, công dụng điều trị và những điều cần lưu ý

Hướng dẫn dùng cây thuốc cây chữa tràn dịch khớp gối

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn, Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương: Tràn dịch khớp gối là một bệnh xương khớp thường gặp. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng tăng tiết dịch khớp bất thường khiến khớp gối sưng to và đau nhức. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương và các bệnh xương khớp khác. Điển hình như nhiễm trùng khớp gối, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp…

Ngoài biểu hiện sưng và đau nhức, bệnh tràn dịch khớp gối còn gây nóng đỏ tại vùng da quanh khớp gối, xuất hiện các vết bầm tím ở mặt trước hoặc/ và sau đầu gối kèm theo tê mỏi gối, giảm và hạn chế khả năng vận động.

Bên cạnh các thuốc trị tràn dịch khớp gối, người bệnh có thể sử dụng thuốc nam để kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ chữa bệnh theo hướng dẫn của thầy thuốc. Hầu hết những cây thuốc nam dùng trong điều trị tràn dịch khớp gối đều chứa những hoạt chất có khả năng giảm viêm, sưng, nóng đỏ và hạn chế tăng tiết dịch khớp.

Dưới đây là danh sách các cây thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối được sử dụng phổ biến, công dụng và cách thực hiện:

1. Cách dùng lá lốt chữa tràn dịch khớp gối

Lá lốt là cây thuốc nam quen thuộc, được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, bao gồm cả tràn dịch khớp gối. Trong Y học cổ truyền, loại thảo dược này có tính ấm có tác dụng trừ phong, tán hàn, ôn trung, hạ khí. Ngoài ra lá lốt còn có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau nhức, chữa đau lưng, đau chân và đau mỏi khớp gối.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần của lá lốt gồm tinh dầu và các hoạt chất kháng viêm. Những hoạt chất này có tác dụng làm dịu tình trạng sưng nóng, giảm viêm khớp, đau nhức và hạn chế tình trạng nhiễm trùng khớp gối.

Ngoài ra khi dùng lá lốt chườm ấm, loại thảo dược này còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, tăng khả năng chữa lành tổn thương khớp gối, giảm đau, giảm viêm và hạn chế tràn dịch khớp gối tiến triển.

Hướng dẫn cách dùng lá lốt chữa tràn dịch khớp gối, làm dịu tình trạng sưng nóng, giảm viêm khớp:

Cách 1: Chườm đắp với lá lốt

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt
  • 10 gram muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Ngâm, rửa sạch và giã nát lá lốt
  • Trộn đều lá lốt với muối hạt, xào nóng
  • Đựng hỗn hợp trong túi vải sạch và chườm lên vị trí đau
  • Đợi nguyên liệu nguội hẳn thì xào nóng và tiếp tục chườm

Người bệnh chườm nóng với lá lốt 3 lần/ ngày, mỗi lần 30 phút để giảm đau và sưng viêm.

Cách 2: Uống nước lá lốt kết hợp rễ bưởi bung, rễ vòi voi và cây cỏ xước

Nguyên liệu:

  • 40 gram lá lốt
  • 30 gram cây cỏ xước
  • 30 gram rễ bưởi bung
  • 20 gram rễ vòi voi.

Cách thực hiện:

  • Lần lượt rửa sạch lá lốt, cây cỏ xước, rễ bưởi bung và rễ vòi voi
  • Sắc các nguyên liệu với 1 lít nước trong 40 phút
  • Lọc lấy nước thuốc và uống thay trà hàng ngày.

Người bệnh uống thuốc mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 20 ngày để giảm các triệu chứng của tràn dịch khớp gối.

Cách dùng lá lốt chữa tràn dịch khớp gối
Cách dùng lá lốt chữa tràn dịch khớp gối, làm dịu tình trạng sưng nóng, giảm viêm khớp, đau chân và đau mỏi khớp gối

2. Cách dùng cây gối hạc chữa tràn dịch khớp gối

Cây gối hạc (Leea rubra Blume) là một loại cây gỗ nhỏ, thường được tìm thấy ở vùng đồi núi. Trong Y học cổ truyền, cây gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, tiêu sưng và thông huyết. Vì thế loại cây này thường được dùng trong tràn dịch khớp gối, viêm khớp gối, viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp gối, chấn thương…

Theo Y học cổ truyền, các hoạt chất trong cây gối hạc có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, tê thấp, đau bụng, rong kinh. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng giảm sưng và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp gối.

Hướng dẫn cách dùng cây gối hạc chữa tràn dịch khớp gối, giảm đau và giảm viêm khớp:

Cách 1: Uống nước sắc rễ cây gối hạc

Nguyên liệu:

  • 40 – 50 gram rễ cây gối hạc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và cắt cây gối hạc thành từng đoạn nhỏ
  • Sắc dược liệu với 500ml nước lọc, đợi thuốc cạn còn 300ml
  • Lọc lấy nước thuốc và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Nên kiên trì trong 20 ngày để cải thiện tình trạng.

Cách 2: Kết hợp cây gối hạc với các vị thuốc khác

Nguyên liệu:

  • 16 gram rễ cây gối hạc
  • 10 gram dây kim ngân
  • 16 gram ké đầu ngựa
  • 12 gram lá cây đơn đỏ
  • 8 gram lá thông
  • 12 gram lá cây đơn phương tướng quân
  • 12 gram lá bạc thau (đã sao vàng).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, sắc với 600ml nước lọc
  • Đợi 20 phút, lọc lấy nước thuốc, chia thành 3 phần và uống trong ngày
  • Uống thuốc trước bữa ăn
  • Uống 1 thang thuốc/ ngày, kiên trì trong 20 ngày.

3. Cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng cây trinh nữ

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cây trinh nữ chứa flavonoid. Chất này có tác dụng làm bền thành mạch, kích thích lưu thông máu, tăng khả năng điều trị tổn thương. Đồng thời giảm cholesterol trong máu và điều hòa các quá trình chuyển hóa.

Ngoài ra, trong cây trinh nữ còn chứa minosin, crocetin, acid amin, acid hữu cơ và các loại alcol. Những chất này có tác dụng giải độc, giảm đau, giảm căng thẳng đầu óc, chống trầm cảm và co giật.

Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, đắng nhẹ, tính hơi hàn, quy vào kinh phế. Loại thảo dược này thường được chỉ định trong điều trị chấn thương, viêm nhiễm, mất ngủ, suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, huyết áp cao, viêm gan…

Hướng dẫn cách điều trị tràn dịch khớp gối, kích thích lưu thông máu bằng cây trinh nữ:

Nguyên liệu:

  • 30 gram rễ cây trinh nữ
  • 20 gram bưởi bung
  • 20 gram rễ cúc tần
  • 10 gram rễ đinh lăng
  • 10 gram cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây trinh nữ, bưởi bung, rễ cúc tần, rễ đinh lăng và cam thảo
  • Cắt nguyên liệu thành từng đoạn nhỏ, sắc với 800ml nước lọc
  • Đợi đến khi nước thuốc cô đặc lại còn một nửa thì lọc lấy nước thuốc, chia thành 3 phần và uống trong ngày
  • Uống thuốc sau bữa ăn 30 phút

Người bệnh uống 1 thang thuốc/ ngày. Cần kiên trì trong 20 ngày để sớm cải thiện các triệu chứng.

Cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng cây trinh nữ
Cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng cây trinh nữ, kích thích lưu thông máu và tăng khả năng điều trị tổn thương

4. Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng cây đinh lăng

Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa L.) còn được gọi là Nam dương sâm, Cây gỏi lá – một cây thuốc nam quen thuộc trong điều trị tràn dịch khớp gối. Theo Y học cổ truyền cây đinh lăng hơi đắng, ngọt, tính mát. Loại thảo dược này có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch, tăng khả năng chữa lành tổn thương khớp.

Ngoài ra cây đinh lăng còn có tác dụng giải độc, chữa kiết lỵ, ho ra máu, giải độc. Thân và cành đinh lăng chữa đau lưng, đau nhức đầu gối, tê thấp. Giã nát, đắp lá đinh lăng chữa sưng tấy. Rễ lợi tiểu, giảm suy nhược gầy yếu.

Hướng dẫn cách giảm đau nhức, chữa tràn dịch khớp gối bằng cây đinh lăng:

Cách 1: Dùng rễ đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 20 gram rễ đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ đinh lăng, cắt nhỏ
  • Sắc rễ đinh lăng với 800ml nước lọc
  • Đợi thuốc cạn còn 300ml, lọc lấy nước thuốc, chia thành 3 phần dùng để uống 3 lần sau khi ăn

Người bệnh uống 1 thang thuốc mỗi ngày. Kiên trì áp dụng trong 20 ngày để giảm triệu chứng và hỗ trợ kiểm soát tràn dịch khớp gối.

Cách 2: Đắp lá đinh lăng giã nhuyễn chữa sưng khớp gối

Nguyên liệu:

  • 40 gram lá đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đinh lăng và giã nhuyễn
  • Đắp trực tiếp lá đinh lăng lên khớp gối
  • Đợi 30 phút, rửa sạch đầu gối với nước sạch
  • Thực hiện 2 lần/ ngày để sớm giảm sưng và đau đầu gối.

Cách 3: Dùng thân và cành đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 20 – 30 gram thân và cành đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thân và cành đinh lăng. Cắt nguyên liệu thành từng đoạn nhỏ
  • Sắc dược liệu với 600ml nước lọc trong 20 phút
  • Lọc lấy nước thuốc, chia thành 3 phần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Nên kiên trì trong 20 ngày để cải thiện bệnh tràn dịch khớp gối và các triệu chứng.
Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng cây đinh lăng
Cách tăng khả năng chữa lành tổn thương, giảm đau nhức đầu gối, tê thấp và điều trị tràn dịch khớp gối bằng cây đinh lăng

5. Cách sử dụng cây ngải cứu chữa tràn dịch khớp gối

Ngải cứu (Folium Artemisiae Argyi) còn được gọi là Ngải diệp. Đây là một loại dược liệu chuyên trị đau nhức xương khớp, viêm, tê bì và mỏi gối.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, những hoạt chất trong ngải cứu có tác dụng kháng viêm và chống khuẩn mạnh. Thảo dược có tác dụng làm dịu tình trạng viêm và tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn. Điển hình như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn bạch hầu, phó thương hàn và các loại nấm. Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng giảm ho, hóa đờm, cầm máu và an thần.

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, cay. Thảo dược này có tác dụng ấm kinh, ngừng máu, đuổi hàn thấp, an thai, lý khí huyết, ôn trung. Ngoài ra, ngải cứu chườm ấm (độc vị hoặc kết hợp vị thuốc khác) còn có tác dụng giảm đau, giảm tê bì, sưng khớp kích thích lưu thông máu và tăng khả năng chữa lành ở khớp.

Hướng dẫn cách sử dụng ngải cứu giảm đau, viêm và chữa tràn dịch khớp gối:

Cách 1: Ngải cứu kết hợp muối hạt

Nguyên liệu:

  • 100 gram ngải cứu
  • 20 gram muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, giã nát
  • Xào nóng ngải cứu với muối hạt, trộn đều
  • Dùng túi vải bọc lấy hỗn hợp và chườm lên vị trí đau
  • Xào nóng và chườm thêm khi hỗn hợp nguội hẳn
  • Thực hiện 30 phút/ lần, 2 – 3 lần/ ngày.

Cách 2: Kết hợp ngải cứu và giấm gạo

Nguyên liệu:

  • 100 gram ngải cứu
  • Giấm gạo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước
  • Trộn đều ngải cứu với một ít giấm gạo
  • Xào nóng hỗn hợp, đựng trong túi vải
  • Chườm nóng và nhẹ nhàng xoa quanh khớp gối bị viêm
  • Thực hiện trong 30 phút
  • Chườm nóng với ngải cứu và giấm gạo 2 lần mỗi ngày để sớm cảm thiện tình trạng.

Cách 3: Uống nước ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Một bó lá ngải cứu
  • 500ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, nên ngâm nguyên liệu trong nước muối từ 5 – 10 phút
  • Đun nóng ngải cứu với 500ml nước lọc
  • Sau 20 phút, lọc lấy nước thuốc uống như trà hoặc chia nước thuốc để uống 3 lần trong ngày
  • Uống 1 thang thuốc mỗi ngày, liên tục trong 14 ngày.

6. Cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng phèn đen

Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.) còn được gọi là cây mực, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Trong Y học cổ truyền, phèn đen thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp, ngã va đập sưng đau, vết thương, rắn cắn, kiết lỵ… Bởi loại thảo dược này có tính lạnh, vị chát, có tác dụng thu liễm, tiêu viêm, chỉ tả, giảm đau (rễ).

Ngoài ra lá cây phèn đen còn có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, trị phù thũng, ứ huyết do đòn ngã, sốt, lỵ, tiêu chảy. Vỏ gây chuyển hóa, dùng chữa tiểu tiện khó khăn, lên đậu có mủ. Rễ trị viêm thận, viêm gan, viêm ruột…

Hướng dẫn cách giảm viêm, điều trị tràn dịch khớp gối bằng phèn đen:

Cách 1: Giã đắp phèn đen

Nguyên liệu:

  • 30 gram lá phèn đen.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá phèn đen và giã nát
  • Đắp nguyên liệu vào khớp gối sưng đau trong 30 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần. Thực hiện liên tục 3 ngày sẽ thấy sưng đau giảm rõ.

Cách 2: Kết hợp phèn đen với các vị thuốc khác

Nguyên liệu:

  • 50 gram phèn đen
  • 20 gram lá bưởi bung
  • 20 gram rễ cỏ xước
  • 20 gram rễ gấc
  • 20 gram lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo và phơi khô
  • Sao vàng nguyên liệu, cho vào ấm với 2 lít nước
  • Sắc thuốc trong 60 phút
  • Lọc lấy nước thuốc, không dùng bã
  • Chia nước thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày
  • Thực hiện mỗi ngày 1 thang thuốc, liên tục 10 – 20 ngày.
Cách điều trị tràn dịch khớp gối bằng phèn đen
Cách điều trị tràn dịch khớp gối, giảm viêm, giảm đau nhức, sát trùng và thanh nhiệt giải độc bằng phèn đen

7. Cách dùng nghệ chữa tràn dịch khớp gối

Nghệ chứa curcumin. Hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa, chữa lành tổn thương, làm chậm thoái hóa khớp gối và ức chế các hoạt động gây hại của gốc tự do. Ngoài ra hàm lượng curcumin trong nghệ còn có tác dụng sát trùng, kháng viêm mạnh, giảm sưng, cải thiện cảm giác đau nhức khớp gối và hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối.

Hướng dẫn cách chữa lành tổn thương, tràn dịch khớp gối, giảm sưng đau bằng nghệ:

Cách 1: Uống sữa nghệ

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng bột nghệ
  • 200ml sữa bò hoặc sữa đậu nành.

Cách thực hiện:

  • Đun nóng sữa, thêm bột nghệ, khuấy tan
  • Uống hết sữa nghệ khi còn ấm nóng.

Để bổ sung canxi sớm giảm sưng đau và cải thiện tràn dịch khớp gối, người bệnh nên uống sữa nghệ mỗi ngày 1 lần. Duy trì trong 20 ngày.

Cách 2: Sử dụng nghệ đen

Nguyên liệu:

  • 2 củ nghệ đen
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 2 thìa cà phê dầu dừa.

Cách thực hiện:

  • Cạo bỏ vỏ, rửa sạch, thái mỏng và phơi khô nghệ
  • Xay nhuyễn nghệ lấy bột
  • Trộn đều bột nghệ với lòng đỏ trứng gà và dầu dừa
  • Ăn hỗn hợp trước bữa ăn 30 phút
  • Mỗi ngày ăn 1 lần, mỗi tuần 2 – 3 lần.

8. Cách sử dụng chìa vôi chữa tràn dịch khớp gối

Trong Y học cổ truyền, chìa vôi (Cissus moleccoiles Planch.) có tính mát, hơi the, vị chua, đắng. Thảo dược này có tác dụng thông kinh, sát trùng, trừ tê thấp, lợi tiểu tiêu độc, phá huyết, thường được sử dụng trong điều trị gân xương co quắp, tê thấp, sưng tấy, đau đầu, đau nhức xương, đau đầu gối.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, dây chìa vôi chứa vitamin C, protid, chất xơ, glucid, carotene… Những thành phần này có tác dụng giảm viêm, sát trùng, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra các thành phần trong cây chìa vôi còn có tác dụng làm dịu cảm giác đau nhức, giảm viêm, chữa sưng tấy, ứ huyết.

Hướng dẫn cách sử dụng bài thuốc nam chữa tràn dịch khớp gối từ cây chìa vôi chữa tràn dịch khớp gối, giảm đau nhức, sưng khớp:

Cách 1: Kết hợp chìa vôi với rễ lá lốt và dây đau xương

Nguyên liệu:

  • 20 gram chìa vôi
  • 15 gram dây đau xương
  • 15 gram rễ lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch chìa vôi, dây đau xương và rễ lá lốt
  • Sắc thuốc với 500ml nước lọc
  • Đợi nước thuốc cạn còn 250ml, lọc lấy nước uống
  • Chia nước thuốc thành 3 phần, uống hết trong ngày.

Cách 2: Kết hợp chìa vôi với lá thầu dầu tía và dây đau xương

Nguyên liệu:

  • Chìa vôi
  • Lá thầu dầu tía
  • Dây đau xương
  • Giấm hoặc rượu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch chìa vôi, lá thầu dầu tía và dây đau xương (liều dùng ba vị thuốc bằng nhau), để ráo nước
  • Giã nát nguyên liệu, trộn với một ít rượu hoặc giấm
  • Sao nóng hỗn hợp và đắp vào vị trí tổn thương
  • Dùng băng gạc cố định thuốc trong 2 tiếng
  • Thực hiện 2 lần/ ngày.
Cách sử dụng cây chìa vôi điều trị tràn dịch khớp gối
Cách sử dụng cây chìa vôi làm dịu cảm giác đau nhức, giảm viêm, chữa sưng tấy, ứ huyết và điều trị tràn dịch khớp gối

Các bài thuốc nam trong chữa tràn dịch khớp gối trong dân gian chỉ có tác dụng giảm các cơn đau cấp tính và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các bài thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng có thể khiến người bệnh bỏ qua giai đoạn vàng điều trị, dẫn tới cơn đau kéo dài và khó có thể can thiệp. Điều trị tràn dịch khớp gối theo Y học cổ truyền hiện đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn và đã khỏi bệnh.

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá
Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất? ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết

Bình luận (73)

  1. Vũ Kiều Ngân says: Trả lời

    Nhà tôi có người bị tràn dịch nhưng mà đã chích thuốc, hút dịch nhiều lần mà không đỡ, bác sĩ cho lời khuyên nên phẫu thuật thay khớp gối, mà nhà tôi không có điều kiện, nhờ tư vấn giúp

  2. Cao Nguyễn Ngọc Ánh says: Trả lời

    Mình không hy vọng nhiều vào mấy cách dân gian kiểu lắm, phần thì phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa, phần thì phải duy trì trong thời gian dài mới có hiệu quả được, mình từng dùng cách bó ngải cứu trong 2 tuần mà không thấy thay đổi gì nên đâm ra chán

    1. Như Ái says:

      Có bệnh thì lập bái thặp hương, ai chỉ đâu thì dùng đó thôi bác, với cả cái bệnh liên qua đến vấn đề xương khớp này phải kiên trì thì mới mong có chuyển biến tốt được. Mà bác đừng chỉ có đắp ngoài, nên kết hợp thuốc uống nó sẽ tốt hơn đó, trước em hay đắp lá phèn đen, xong cũng sắc nó với mấy vị nữa, uống mấy tháng cũng đỡ đau đó

    2. Phạm Mai Phương says:

      Các bài thuốc dân gian thì nó cũng chỉ có tác dụng giảm đau cấp tính thôi, đừng nên lạm dụng quá, nên điều trị theo bài bản hơn chứ không để lâu sau này muốn chữa cũng không được đâu. Tôi chữa ở thuốc dân tộc được bác sĩ Tuyết Lan chữa cho mà chỉ sau một thời gian điều trị theo thuốc bác sĩ kê là hết đau rồi, 3 tháng sau điều trị tôi có đi kiểm tra thì không còn tràn dịch nữa, mọi người tìm hiểu thêm rồi mà đi chữa đi, ở đây chữa theo phác đồ cụ thể luôn đó, đây này

    3. Tuyên SG says:

      Bác Lan bác í làm việc ở cơ sở nào vậy ạ, em đang trong nam này thì muốn bác Lan khám cho thì có liện hệ đặt lịch trước được không ạ

    4. Lê Hồng Tuân says:

      Bs TL đang làm ở HN ớ, muốn bs khám cho có thể liên hệ khám từ xa cũng ok nhé, tôi tuy ở gần nhưng dịch quá ngại đi đi lại lại, nhắn qua zalo nhờ bs khám rồi gửi thuốc cho, bạn có thể kết bạn số 0962 448 569 nhân viên tư vấn cho cụ thể này

    5. Hiền Vi says:

      Hỏi tí không phải nhưng mà lấy thuốc về nhỡ có vấn đề gì thì làm sao nhờ, tại đi chữa đâu thì cũng nên để bác sĩ nắm rõ tình hình thì tôi mới yên tâm được, bác sĩ mà chỉ biết bệnh chung chung thì chữa sao khỏi

    6. Khải Hoàng says:

      Nói khám onl vậy thôi chứ khám kĩ lắm, bác sĩ khám còn yêu cầu xem phim chụp xquang nội soi, kết quả máu để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất kìa, không khác gì khám 1:1 đâu, bác sĩ theo dõi sát sao tình hình điều trị của bệnh nhân luôn, cứ cách tuần là bác sĩ sẽ định kì hỏi về các vấn đề khi uống thuốc rồi sẽ theo đó gia giảm thuốc nữa ấy. Tôi uống được 2 tháng rồi, sang tuần sẽ liên hệ để lấy thêm tháng nữa, chứ hiện tại là bệnh coi như cũng đỡ được 7.8 phần rồi, không đau không sưng, đi lại vận động không còn nặng nề

  3. Kim Như Nguyễn says: Trả lời

    Làm sao để biết mình bị tràn dịch khớp gối thế, em mình hôm qua bị ngã xe chấn vào gối phải, đến bây giờ khớp gối vẫn sưng lên mà đau nhiều nữa

    1. Mẫn Trịnh says:

      Nếu tình trạng gối mà bị mẩn đỏ, sưng to lên, nếu bị 1 bên thì so với bên còn lại mà thấy chênh lệch rõ tình trạng phù nề, kèm theo đi lại vận động khó khăn, khó gập duỗi thì có thể là bị tràn dịch đó

    2. Võ Xuân Hiền says:

      Ngã bị thương phần mềm thì vẫn sưng rồi còn đau khi cử động mà, nên muốn biết chính xác chỉ có đi khám thôi, đi siêu âm khớp chụp cái phim là chuẩn nhất

  4. Đặng Thị Hồng Quyên says: Trả lời

    Em năm nay sinh viên năm hai mà bị tràn dịch khớp gối tái đi tái lại, lần đầu nó đau với sưng là em đã đi khám rồi uống thuốc luôn rồi, uống hết thuốc thì nó cũng hết, sau không hiểu sao nó bị lại thì em lại tự mua thuốc chữa, uống cũng đỡ, nhưng chỉ khoảng vài tuần sau là lại đau tiếp, em đang muốn điều trị triệt để luôn bằng thuốc nam quốc dược đó mà sợ chi phí cao quá, có anh chị cô bác nào chữa rồi cho em xin giá tham khảo với

    1. Pham Trang says:

      Moi nguoi tinh trang benh khac nhau thi chi phi cung khac nhau em a, do bac si ke thuoc theo tung nguoi ay cho nen moi nguoi 1 don, nhu cua chi thi het gan 3 cu 1 thang, gia cung kha cao do

    2. Lạc Triết says:

      X.định muốn chữa khỏi bệnh này thì đừng q.tâm lắm đến chi phí, tôi từng đ.trị viện tây mấy năm liền, năm nào cũng tốn tiền triệu thậm chí chục triệu cho cái bệnh này mà có hơn được đâu, chuyển qua bên tdt này chữa, chữa có 1 đợt thôi mà cả năm nay trộm vía ko bị đau lại cũng ko cần thuốc thang gì vẫn khỏe mạnh

    3. trần thu hằng says:

      m hỏi chút là thuốc có khó uống không b, chứ trước đây mình cũng uống thuốc đông rồi, mà mình ghét cái mùi nó quá, ngửi thôi cũng thấy lợm lợm khó uống lắm rồi

    4. Văn Quỳnh says:

      Tôi thì thấy thuốc khá là dễ uống, do nó là dạng bào chế sẵn rồi, thành dạng cao viên ấy, nhai nuốt cũng được mà pha với nước nóng rồi uống cũng được luôn, mùi thảo dược thơm nhẹ không hắc nữa

  5. hùng hưng says: Trả lời

    tràn dịch khớp gối thì có nên chạy bộ không, thấy mọi người khuyên là nên thể dục thể thao nên bố tôi cứ sáng dậy chạy mấy vòng, mà tôi thấy cứ như thế thì có lẽ tình trạng sẽ nặng hơn chứ chả thấy tốt lên tí nào

    1. Ngô Ánh says:

      Chạy bộ thì không nên nhé, càng chạy thì càng tăng áp lực lên khớp gối làm tình trạng tràn dịch càng nặng hơn đấy, cũng không nên tập các bộ môn thể thao có cường độ mạnh gây ảnh hưởng lên khớp gối nữa

  6. Linh says: Trả lời

    Cây trinh nữ thấy dùng chủ yếu trong các bệnh phụ khoa là nhiều, cũng có tác dụng đáng kể, giờ lần đầu nghe để điều trị tràn dịch khớp gối á

  7. Hồ Nga says: Trả lời

    T đi hút dịch về xong mà vẫn bị đau, nghe nhiều người bảo uống thuốc nam tốt, cái thuốc quốc dược phục cốt khang đó thấy có đc cụ thể thì nhìn cũng uy tín nhưng k biết uống có ổn thật k

    1. Ph Dương says:

      Chọc hút dịch chủ yếu là để làm giảm lượng dịch tràn ra ngoài để giảm đau thôi, còn cái thuốc quốc dược phục cốt khang dùng cũng được đại đó, mẹ mình cũng bị tái lại mà đi khám rồi lấy thuốc về uống thêm cả xoa bóp nữa, giờ đi đứng bình thường rồi

    2. Hoàng Minh Nguyệt says:

      Me chi dung thuoc nay bao lau thi khoi vay, trong thoi gian uong thuoc nay co duoc dung them thuoc khac khong, tai toi bi thieu mau nen hay phai uong them thuoc bo mau thi khong biet co uong chung luon duoc khong

    3. Thái Huy says:

      Điều trị bằng thuốc này kể ra cũng lâu đó, tôi chữa khoảng 3 tháng, nhưng mà hết tháng đầu là không còn sưng đau nhiều nữa rồi, tháng thứ 2 tháng thứ 3 thì ổn định hơn, chữa xong rồi đi chụp chiếu các kiểu không còn vấn đề gì. Nhưng mà mỗi người lại có tình trạng bệnh nặng nhẹ khác nhau nên liệu trình điều trị cũng sẽ khác nhau ấy, chị có thể vào đây xem thêm nhiều chia sẻ của bệnh nhân khác để hiểu rõ hơn này

    4. Vũ Việt An says:

      Bạn Hoàng Minh Nguyệt bạn có thể đưa mẹ đi khám để xem tình trang thiếu máu do nguyên nhân gì, bác sĩ có thể kết hợp điều trị bằng thuốc đông y luôn đó, chứ không cần uống thuốc tây y nữa đâu, còn nếu không thì uống chung với nhau vẫn được nhưng thời gian uống 2 loại thuốc phải cách nhau ra

  8. Trâm Uyên says: Trả lời

    Tôi uống thuốc tây cũng cầm chừng được nửa năm rồi giờ mà quay lại uống rồi đắp mớ cái này thì có cải thiện được nữa không nhờ

    1. Lê Diễm Hằng says:

      Tràn dịch do nguyên nhân gì vậy, bình thường thì bó lá các kiểu cũng giảm đau, nhưng mà do nguyên nhân thoái hóa gây tràn dịch còn có gai xương thì phải thêm thuốc uống nữa mới khỏi

    2. Giang Liên says:

      So giữa mấy loại lá cây cành này thì ông uống thêm glucosamin có khi còn tốt hơn, nó được đánh giá là hỗ trợ điều trị các bệnh khớp gối đạt hiệu quả cao ấy

    3. Sa Hòa says:

      Tuy nó tốt nhưng mà phải sử dụng và uống theo chỉ định nếu không sẽ khiến tình trạng tràn dịch nặng nề thêm đấy, với cả nếu đang uống các loại thuốc khác thì phải xem thành phần nó có kị với glucosamine không nữa kìa, cho nên vẫn phải có ý kiến của bác sĩ thì mới nên dùng

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua