Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ và lưu ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ là một phương pháp điều trị phổ biến, có thể giảm đau cổ, cải thiện phạm vi hoạt động và ngăn ngừa các cơn đau tái phát. Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp.

Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
Thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ có thể giảm đau và cải thiện chức năng ở cổ

Tác dụng của phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống cổ là một trong những phương pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Hầu hết các chương trình vật lý trị liệu đều liên quan đến các biện pháp giảm đau hoặc phục hồi chức năng cột sống cổ. Tuy nhiên, các bài tập cụ thể và thời gian của kế hoạch điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh. Do đó, người bệnh nên trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ  thường nhằm các mục tiêu bao gồm:

  • Giảm đau cổ và cứng khớp
  • Cải thiện phạm vi hoạt động của đầu và cổ
  • Tăng cường sức mạnh ở cổ và các cơ hỗ trợ xung quanh
  • Hỗ trợ phục hồi và ngăn ngừa các cơn đau tái phát

Ngay cả khi cơn đau không được khắc phục hoàn toàn, vật lý trị liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tư thế cổ và phục hồi các cử động bình thường của cổ.

Vật lý trị liệu có hai hình thức phổ biến, bao gồm:

  • Vật lý trị liệu thụ động, bao gồm các phương pháp điều trị không cần nỗ lực ở người bệnh. Các phương pháp phổ biến bao gồm chườm đá, chườm nóng, xoa bóp, điện trị liệu và các phương pháp khác. Mục tiêu của phương pháp vật lý trị liệu thụ động là giảm sưng và đau.
  • Vật lý trị liệu tích cực, là phương pháp yêu cầu người bệnh di chuyển thông qua các bài tập và động tác kéo giãn cơ thể. Phương pháp này có thể cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt ở cổ, giúp giảm đau ở các cơ cổ,duy trì tư thế tốt và hạn chế căng thẳng ở cổ.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, vật lý trị liệu thụ động thường được áp dụng để cải thiện các triệu chứng cấp tính. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ để phục hồi chức năng ở cổ.

Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ là một phần phổ biến trong hầu hết các kế hoạch điều trị. Một chương trình luyện tập phổ biến bao gồm các bài tập kéo căng, tăng cường sức mạnh, điều hòa nhịp điệu và phục hồi chức năng cột sống cổ.

Tham khảo một số bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ phổ biến như sau:

1. Bài tập căng cơ cổ

Thoái hóa cột sống cổ có thể khiến đầu và cổ ở tư thế sau. Điều này khiến một số cơ ở ngực và cổ ngắn lại theo thời gian và dẫn đến đau vai gáy. Do đó, kéo căng cơ cổ có thể hỗ trợ thả lỏng cơ cổ và hỗ trợ giảm đau.

+ Căng cơ ở góc tường:

Đây là bài tập cơ bản, quan trọng trong việc kéo căng cơ ngực và cơ vai. Bài tập được thực hiện ở góc tường theo các bước như sau:

  • Đứng lùi khoảng 60 cm so với góc tường, mặt quay vào góc.
  • Hai chân song song và đặt chắc chắn trên sàn nhà.
  • Hai cẳng tay đặt trên hai bức tường, hạ thấp khuỷu tay.
  • Ép cơ thể vào tường càng gần càng tốt đến khi cảm thấy căng ở phía trước vai và ngực mà không cảm thấy đau.
  • Giữ tư thế trong 30 giây đến một phút

Người bệnh có thể thực hiện động tác này 3 – 5 lần mỗi ngày. Ngoài ra, thực hiện động tác này trước khi thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cổ, điều trị thoái hóa cột sống cổ và tránh các chấn thương không mong muốn.

Kỹ thuật kéo giãn cột sống cổ
Động tác kéo căng cơ ngực và cơ vai hỗ trợ tăng cường sức mạnh ở cổ

+ Căng cơ bả vai:

Cơ hai cơ bả vai ở hai bên cổ. Các cơ này có thể trở nên căng quá mức khi bám vào xương bả vai, dẫn đến đau đớn. Việc kéo căng cơ vai có thể hỗ trợ giảm đau.

Động tác kéo giãn cơ bả vai có thể được thực hiện khi đứng hoặc ngồi, như sau:

  • Nâng cao một bên khuỷu tay cao hơn vai còn lại để kéo căng.
  • Để thực hiện tư thế này, người tập nâng cao cánh tay trái và giữa lấy đầu, trong khi tay phải nắm lấy thành ghế để làm điểm tựa.
  • Xoay đầu về phía tay trái, hạ cằm xuống để kéo căng vai và gái bên phải.
  • Giữ yên tư thế trong khoảng 30 giây đến một phút và đổi bên.
Căng cơ bả vai
Căng cơ bả vai có thể hỗ trợ giảm đau ở cột sống cổ

Nếu có thể, người bệnh nên lập lại động tác nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, các bài tập kéo căng cơ bả vai thường không gây đau hoặc khó chịu. Do đó, nếu cảm thấy đau hoặc kích thích ở cổ, người bệnh nên dừng luyện tập và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Việc kéo căng cơ cổ là một phần quan trọng trong các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ. Nói chung, người bệnh nên thực hiện động tác trước và sau khi thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cổ.

2. Bài tập tăng cường sức mạnh cổ

Thoái hóa cột sống cổ có thể khiến các cơ cổ và lưng trên bị suy yếu. Điều này làm tăng căng thẳng và dẫn đến đau cổ. Do đó, tăng cường sức mạnh ở các cơ cổ có thể cải thiện tư thế, giữ đầu ở tư thế tốt hơn và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Cụ thể, các bài tập tăng cường sức mạnh cổ phổ biến bao gồm:

+ Bài tập gập cằm:

Đây là một trong những bài tập hiệu quả nhất có thể điều trị đau cổ. Bài tập này có thể tăng cường sức mạnh của các cơ, kéo đầu thẳng hàng với vai và kéo căng các cơ ở cổ.

  • Để thực hiện bài tập này, người bên đên đứng thẳng, cổ sống dựa vào tường, bàn chân hướng ra ngoài.
  • Giữ cột sống dựa vào tường, kéo căng lưng trên và ngửa đầu về phía sau cho đến khi đầu chạm tường. Điều quan trọng là giữ cằm cúi xuống khi đầu được kéo ra sau và mắt không nhìn lên.
  • Giữ yên tư thế trong 5 giây, thả lỏng và lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập gặp cằm trị thoái hóa cột sống cổ
Bài tập gập cằm có thể giữ vai và đầu thẳng hàng, từ đó giảm áp lực lên cột sống cổ

+ Động tác rắn hổ mang:

Rắn hổ mang là một động tác nâng cao có thể tăng cường sức mạnh ở các cơ vùng vai gáy, cổ và lưng trên. Bài tập này được thực hiện với tư thế nằm úp xuống sàn và sử dụng trọng lực làm lực cản trong suốt quá trình luyện tập.

  • Người tập nằm úp mặt xuống sàn nhà, đặt trán trên một chiếc khăn cuộn lại để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Đặt cánh tay ở hai bên cơ thể, lòng bàn tay úp xuống sàn nhà.
  • Đặt lưỡi trên vòm miệng, điều này có thể hỗ trợ ổn định các cơ ở phía trước cổ và tăng cường sức mạnh.
  • Kéo hai bả vai vào nhau và nâng cánh tay lên khỏi sàn nhà.
  • Khuỷu tay hướng vào trong, lòng bàn tay hướng ra ngoài và ngón tay cái giơ lên.
  • Nhẹ nhàng nâng trán lên khỏi khăn khoảng 3 – 5 cm, giữ mắt nhìn xuống sàn nhà, không ngẩng đầu cao ra phía sau để nhìn về phía trước.
  • Giữ yên tư thế trong 10 giây.
  • Thực hiện lặp lại động tác 10 lần.

Trong lần tập luyện đầu tiên, người bệnh có thể gặp khó khăn khi giữ tư thế trong 10 giây và lặp lại 10 lần. Trong trường hợp này, bài tập có thể được thực hiện nhiều lần nhất có thể mà không gây đau đớn, khó chịu.

Động tác rắn hổ mang
Động tác rắn hổ mang có thể tăng cường sức mạnh ở các cơ vùng vai gáy và giảm đau do thoái hóa cột sống cổ

+ Động tác căng lưng trên:

Căng lưng trên là một tư thế quan trọng trong các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ. Động tác này được thực hiện trong tư thế đứng, tựa lưng vào tường phẳng và bàn chân cách tường khoảng 10 cm.

  • Phần đầu tựa vào tường và cố gắng ấn lưng trên vào tường.
  • Đặt khuỷu tay, cẳng tay, mu bàn tay và các ngón tay lên tường, cổ tay cao ngang vai.
  • Giữ cho cánh tay, bàn tay, các ngón tay và đầu chạm vào tường gần nhất có thể.
  • Từ từ nâng tay cao lên gần đầu và hạ xuống từ từ.
  • Thực hiện động tác 10 lần và 3 – 5 lần mỗi ngày.

Các bài tập tăng cường sức mạnh cổ có thể cải thiện các cơ bị suy yếu. Ngoài ra, việc tăng cường cơ lưng trên cũng có thể giúp cơ ngực săn chắc hơn.

bài tập căng lưng trên
Căng lưng trên có thể tăng cường các cơ cổ và hỗ trợ giảm đau

3. Bài tập kích thích huyệt vị ở cổ

Các huyệt vị ở cổ là một khu vực nhạy cảm trong các cơ hoặc mô liên quan. Tác động đến các huyệt này có thể hỗ trợ giảm đau do thoái hóa cột sống cổ gây ra. Cụ thể các bài tập bao gồm:

+ Bài tập con lăn:

  • Sử dụng một cuộn xốp có đường kính khoảng 15 cm và chiều dài bằng khoảng cách từ đầu đến mông.
  • Đặt cuộn xốp trên mặt đất, nằm lên trên theo chiều dọc.
  • Đặt hai tay sang ngang hoặc giữ trên hông.
  • Lăn từ từ sang nang và giữ cho thân song song với mặt đất trong khi con lăn lăn qua các cơ.
  • Thực hiện động tác 20 lần cho mỗi bên vai.
Quy trình kéo giãn cột sống cổ
Bài tập con lăn khi nằm hỗ trợ giảm áp lực tác động lên vai

+ Bài tập lăn bóng:

  • Sử dụng một quả bóng nhỏ, cứng, chẳng hạn như bóng quần vợt để hỗ trợ kích thích các huyệt vị ở cổ, vai, gáy.
  • Người bệnh đứng tựa lưng vào tường, đặt quả bóng ở giữa các cơ lưng trên và tường.
  • Sử dụng chân để di chuyển cơ thể, lăn bóng lên xuống trong khoảng 2 phút.
Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống cổ
Bài tập lăn bóng có thể hỗ trợ giảm căng thẳng ở cổ và giảm đau

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng kế hoạch luyện tập phù hợp.

Lưu ý khi luyện tập bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ thường gây đau đớn, khó chịu và hạn chế khả năng hoạt động ở cổ. Khi bị đau, hầu hết mọi người đều muốn giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên các bài tập vật lý trị liệu thường là một chương trình kết hợp và cần thời gian để phát huy tác dụng.

Ngoài ra, để tránh các rủi ro liên quan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

1. Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi luyện tập

Trước khi bắt đầu thực hiện chương trình vật lý trị liệu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.

Video bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi thực hiện vật lý trị liệu

Cụ thể, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh các vấn đề như:

  • Chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa cột sống cổ hoặc các nguyên nhân khác có thể gây đau cổ. Các chẩn đoán lâm sàng khác nhau có thể được chỉ định các bài tập vật lý trị liệu khác nhau.
  • Hướng dẫn thực hiện các động tác đúng tư thế. Đây là một điều quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ và ngăn ngừa các cơn đau liên quan.

Các đốt sống cổ thường chịu nhiều tác động của nhiều nhóm cơ khác nhau, do đó người tập cần kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu thụ động, chẳng hạn như chườm nóng hoặc xoa bóp cổ.

2. Kiểm soát cơn đau khi tập luyện

Ở các trường hợp thoái hóa cột sống cổ nghiêm trọng, người bệnh có thể cần quản lý các cơn đau trước khi thực hiện các bài tập. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid để giảm đau và viêm
  • Thuốc chống viêm theo toa và thuốc giảm đau để kiểm soát các cơn đau dữ dội
  • Các biện pháp thay thế, chẳng hạn như xoa bóp, châm cứu hoặc nắn chỉnh cột sống

Khi cơn đau được kiểm soát, người bệnh có thể tiến hành thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Các bài tập có thể cải thiện cơn đau, tạo điều kiện giúp cổ khỏe hơn, linh hoạt và phục hồi các chức năng bình thường.

3. Khi nào cần đến bệnh viện?

Mặc dù đôi khi các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ có thể gây khó chịu khi mới bắt đầu, tuy nhiên các bài tập này thường không gây đau đớn. Do đó, nếu nhận thấy đau đớn hoặc mất ổn định ở cổ, người bệnh nên dừng tập và đến bệnh viện để được kiểm tra phù hợp.

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống
Đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ nếu cơn đau không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn

Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu:

  • Các triệu chứng, chẳng hạn như đau, ngứa, tê hoặc yếu, lan rộng đến cánh tay
  • Cơn đau không được cải thiện trong vài ngày
  • Có vấn đề trong việc cân bằng hoặc phối hợp cơ thể
  • Sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn

Một chương trình vật lý trị liệu tích cực dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu thường an toàn và hiếm khi dẫn đến các rủi ro không mong muốn. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn phù hợp.

Thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ ở đâu?

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ là một phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số địa điểm như sau:

1. Tại Hà Nội

+ Bệnh viện Phục hồi chức năng:

Địa chỉ: Số 35, đường Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại liên hệ: (024) 66 829 363

Giờ làm việc:

  • Thứ hai – thứ sáu: 7h – 17h.
  • Thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ: nghỉ

+ Trung tâm Phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai:

Địa chỉ: Nhà Tròn, số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại liên hệ: (024) 3869 3731

Thời gian làm việc:

  • Thứ hai – thứ sáu: Buổi sáng từ 6h30 – 12h, buổi chiều từ 13h30 -18h
  • Thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ: nghỉ

+ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:

Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0967 751 616

Thời gian làm việc:

  • Thứ hai – thứ bảy: 6h30 – 17h
  • Chủ nhật và ngày lễ: nghỉ

2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Khoa Vật lý trị liệu – Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng:

Địa chỉ: Số 1A, Lý Thường Kiệt – phường 7 – quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại liên hệ: (08) 3865 1312

Thời gian làm việc:

  • Thứ hai – thứ sáu: Sáng từ 7h – 11h30, chiều từ 13h – 18h
  • Thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ: Làm việc theo lịch của bác sĩ.

+ Khoa Vật lý trị liệu – Bệnh viện Chợ Rẫy:

Địa chỉ: Số 201B, Nguyễn Chí Thanh – phường 12 – quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (08) 3855 4137

Thời gian làm việc:

  • Thứ hai – thứ sáu: Từ 7h -16h
  • Thứ 7: 7h – 11h

+ Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp:

Địa chỉ: Số 313 Âu Dương Lân -phường 3 – quận 8 – Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại liên hệ: (08) 3856 9147

Thời gian làm việc: Từ thứ hai đến chủ nhật

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên chọn cơ sở vật lý trị liệu uy tín và chuyên gia vật lý trị liệu được cấp phép. Trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: 5 cách trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam hiệu quả

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống có quan hệ được không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới. Việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi phù hợp là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Nguy Hiểm Không
Thoái hóa cột sống là bệnh lý ai cũng có thể mắc phải. Vậy thoái hóa cột sống có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng ngừa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích ...
Xem chi tiết
Mổ Thoái Hóa Cột Sống Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng như loại phẫu thuật được thực hiện. Dưới đây là một số thông tin về các phương pháp, chi phí ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chữa Được Không
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý lão hóa phổ biến, có thể gây đau cổ, cứng cổ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cổ. Các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, có ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Có Nên Đi Bộ
Đi bộ và chạy bộ là những bộ môn tốt cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ, chạy bộ không? Một số thông tin dưới ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua