Chi Phí Mổ Trượt Đốt Sống Lưng Có Đắt Không? Và Quy Trình

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cần nắm rõ chi phí mổ trượt đốt sống lưng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình điều trị. Hầu hết trường hợp được phẫu thuật hợp nhất đốt sống và giải nén dây thần kinh. Điều này giúp phục hồi cấu trúc và chức năng của cột sống. Đồng thời khắc phục đau và nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.

Chi phí mổ trượt đốt sống lưng
Thông tin về quy trình, chi phí mổ trượt đốt sống lưng, biện pháp chăm sóc và phục hồi sau mổ

Thế nào là mổ trượt đốt sống thắt lưng?

Cột sống người được phân thành đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng, đoạn cùng và đoạn xương cụt. Trong đó đoạn đốt sống thắt lưng được tạo từ 5 đốt sống thắt lưng (kí hiệu từ L1 đến L5)

Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng một hoặc nhiều đốt sống lưng bị trượt khỏi vị trí trung tính, về trước hoặc ra sau so với những đốt sống cận kề. Tình trạng này gây biến dạng nhẹ ở vùng cột sống, đau thắt lưng lan xuống mông hoặc chi, ngứa ran hoặc tê nếu có dây thần kinh bị chèn ép.

Mổ trượt đốt sống lưng là một phương pháp điều trị ngoại khoa. Phương pháp này thường chỉ được chỉ định cho trường hợp nặng, có triệu chứng không giảm và kéo dài.

Sau phẫu thuật, cấu trúc tự nhiên của cột sống được phục hồi, giải phóng dây thần kinh bị nén. Từ đó ngăn đau tái phát và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.

Ai nên nên mổ trượt đốt sống lưng?

Không phải tất cả trường hợp đều được mổ trượt đốt sống lưng. Thông thường phương pháp này chỉ được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Điều trị bảo tồn 6 -12 tháng nhưng không hiệu quả. Các triệu chứng tiếp diễn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng vận động.
  • Đau đớn dữ dội, không giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc.
  • Có chèn ép dây thần kinh. Chẳng hạn như nén và đau dây thần kinh tọa.
  • Khuyết eo đốt sống khiến trượt đốt sống tiến triển nặng.
  • Trượt đốt sống thắt lưng có khả năng hoặc đã gây ra những triệu chứng sau:
    • Teo cơ
    • Liệt vận động một hoặc cả hai chân
    • Bí tiểu (bệnh nhân bị rối loạn cơ vòng bàng quang)
Nên phẫu thuật trượt đốt sống lưng khi điều trị bảo tồn 6 -12 tháng không hiệu quả
Nên phẫu thuật trượt đốt sống lưng khi điều trị bảo tồn 6 -12 tháng không hiệu quả, đau đớn dữ dội

Vì sao nên mổ trượt đốt sống lưng?

Những trường hợp nặng cần phẫu thuật trượt đốt sồn thắt lưng vì phương pháp này có thể mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Phục hồi cấu trúc tự nhiên của cột sống
  • Giải phóng dây thần kinh bị kích thích hoặc bị chèn ép
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và cảm giác
  • Cắt giảm cơn đau, tê bì và các triệu chứng nghiêm trọng khác
  • Phòng ngừa hoặc khắc phục biến chứng teo cơ, liệt và rối loạn cơ vòng bàng quang
  • Làm vững cột sống, ngăn trượt đốt sống lưng hoặc một số tình trạng khác phát triển trở lại.

Phương pháp mổ trượt đốt sống lưng

Trước khi xác định chi phí mổ trượt đốt sống lưng, người bệnh cần hiểu rõ hơn phương pháp được áp dụng. Hầu hết các trường hợp được phẫu thuật giải áp thắt lưng. Phương pháp phẫu thuật này được cho là hiệu quả nhất, có thể khắc phục các triệu chứng và phục hồi cấu trúc bình thường của cột sống.

Cụ thể phẫu thuật giải áp giúp cải thiện không gian bên trong ống sống, giảm áp lực lên dây thần kinh và giảm đau. Đồng thời làm vững cột sống bằng xương và thiết bị được cấy ghép. Trong phương pháp này, bác sĩ có thể thực hiện một hoặc nhiều thủ thuật dưới đây:

  • Hợp nhất cột sống: Một phần đĩa đệm và xương bị loại bỏ khỏi cấu trúc cột sống. Sau đó hai đốt sống liền kề sẽ được kết hợp với nhau bằng vít, thanh hoặc đĩa kim loại.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Bác sĩ loại bỏ một phần đĩa đệm của đốt sống bị thương. Điều này giúp tạo không gian trong ống sống, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
  • laminectomy: Trong kỹ thuật này, một phần xương được loại bỏ khỏi đốt sống lưng để giúp giải nén dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Phẫu thuật nắn chỉnh trượt và ghép xương: Phẫu thuật nắn chỉnh trượt, sau đó dùng nẹp vít cuống cố định cột sống và ghép xương liên thân lối sau.

Quy trình mổ trượt đốt sống lưng như thế nào?

Phẫu thuật trượt đốt sống lưng là một quy trình lớn gồm những bước sau:

Quy trình mổ trượt đốt sống lưng
Quy trình mổ trượt đốt sống lưng thường kéo dài từ 2 đến 3 tiếng
  • Bước 1: Đặt bệnh nhân ở tư thế thuận lợi trong khi phẫu thuật
  • Bước 2: Gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống
  • Bước 3: Tạo một đường mổ lớn để tiếp cận với những đốt sống bị trượt
  • Bước 4: Nắn chỉnh đốt sống trượt
  • Bước 5: Cố định cột sống bằng các thiết bị kim loại vững chắc, chẳng hạn như nẹp vít cuống đốt
  • Bước 6: Ghép xương liên thân đốt sống sau
  • Bước 7: Kiểm tra cấu trúc đốt sống
  • Bước 8: Khâu vết mổ và chuyển bệnh nhân đến phòng hồi sức.

Quy trình này thường kéo dài từ 2 đến 3 tiếng. Người bệnh được yêu cần nằm viện, theo dõi từ 5 – 7 ngày trước khi xuất viện.

Khi thực hiện phẫu thuật trượt đốt sống lưng, cần đảm bảo giải ép dây thần kinh tốt, làm vững đốt sống bằng cách sử dụng thiết bị thật vững chắc để cố định cột sống. Đồng thời đảm bảo được sự liền xương tốt sau phẫu thuật.

Chi phí mổ trượt đốt sống lưng

Chi phí mổ trượt đốt sống lưng dao động trong khoảng 40 – 70 triệu đồng/ ca mổ. Trong đó vật tư phẫu thuật có chi phí chiếm 1/2 chi phí tổng. Tùy thuộc vào những yếu tố dưới đây, chi phí mổ trượt đốt sống lưng có thể khác nhau ở mỗi người. Cụ thể

  • Địa chỉ phẫu thuật và cơ sở vật chất
  • Bác sĩ phẫu thuật (bác sĩ chuyên khoa, giáo sư, phó giáo sư…)
  • Tình trạng cụ thể và mức độ nghiêm trọng
  • Phương pháp phẫu thuật được áp dụng
  • Bảo hiểm y tế. Một phần chi phí được thanh toán bởi bảo hiểm ở những người sử dụng bảo hiểm y tế đúng tuyến.

Rủi ro khi mổ trượt đốt sống lưng

Sau phẫu thuật trượt đốt sống lưng, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Đau tại vết mổ
  • Rối loạn tiểu tiện ở một số trường hợp do dùng thuốc gây mê, gây tê
  • Tê đau chân ở một số trường hợp
  • Đau rát họng do đặt nội khí quản trong quá trình phẫu thuật
  • Vết mổ có máu thấm qua băng và chảy một ít dịch

Những triệu chứng này thường giảm sau phẫu thuật từ 1 đến 2 ngày mà không cần điều trị y tế. Đau tại vết mổ có thể được dùng thuốc để cắt giảm cơn đau.

Mọi cuộc phẫu thuật đều tiềm ẩn rủi ro. Khi phẫu thuật vùng thắt lưng, một số rủi ro dưới đây có thể xuất hiện. Bao gồm:

  • Đau nhiều
  • Tổn thương dây thần kinh và mạch máu lân cận
  • Xuất huyết
  • Nhiễm trùng
  • Yếu liệt hai chân hoặc tê đau nhiều
  • Xương cấy ghép không liền
  • Hình thành cục máu đông

Người bệnh được chăm sóc và theo dõi để kịp thời xử lý các biến chứng.

Hình thành cục máu đông trong mạch máu
Hình thành cục máu đông trong mạch máu là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật

Chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật

Để đạt hiệu quả điều trị tối đa và hạn chế phát sinh rủi ro, bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời thăm khám kỹ lưỡng và lựa chọn cơ sở y tế để thực hiện.

Ngoài ra cần chăm sóc và phục hồi chức năng đúng cách sau phẫu thuật. Cụ thể:

1. Nghỉ ngơi

Cần nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trong hai ngày đầu sau mổ trượt đốt sống lưng. Nên xoay trở nhẹ nhàng tại giường để tăng lưu thông máu ở vùng thắt lưng và các chi. Đồng thời tăng khả năng phục hồi và phòng ngừa tình trạng tê yếu.

Trong khi nghỉ ngơi, không nên nâng cao đầu giường hoặc sử dụng gối cao để giúp cột sống được giữ thẳng.

2. Chăm sóc vết thương

Để phòng ngừa nhiễm trùng, vết thương và cơ thể cần được chăm sóc tốt.

  • Thường xuyên kiểm tra vết thương, sử dụng băng gạc vô khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tránh để vết thương ẩm ướt. Thay băng mỗi ngày 1 lần trong vài ngày đầu. Những ngày sau thay băng mỗi 2 ngày 1 lần.
  • Dùng khăn ấm vệ sinh thân thể. Không nên tắm để tránh nước dính vào vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thay quần áo mỗi ngày.
  • Không nên rặn nhiều khi đi vệ sinh để tránh ảnh hưởng đến vết thương
  • Đặt bọc dẫn lưu ở vị trí thấp hơn so với vết mổ 30 cm. Xả bọc dẫn lưu mỗi ngày 1 lần. Rút ống dẫn lưu theo chỉ định của bác sĩ.

Sau phẫu thuật từ 7 đến 10 ngày, người bệnh sẽ được cắt chỉ và tắm rửa bình thường.

3. Mang đai lưng

Thông thường người bệnh sẽ được yêu cầu mang đai lưng vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Thiết bị này có thể giúp giữ các đốt sống bị thương ở vị trí trung tính, ổn định đường cong cột sống. Đồng thời giữ tư thế đúng và ngăn đau khi đi lại.

Sau đó người bệnh xuống giường và đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh. Không nên thực hiện những hoạt động mạnh mẽ và đi lại quá nhiều.

4. Dùng thuốc giảm đau

Trong quá trình chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giảm đau. Trong đó thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc giảm đau gây nghiện (nhóm opioid) là những loại thường được sử dụng.

Dùng thuốc đúng liều để giảm cảm giác đau đớn sau phẫu thuật điều chỉnh cột sống
Dùng thuốc đúng liều để giảm cảm giác đau đớn sau phẫu thuật điều chỉnh cột sống
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID được dùng cho những cơn đau vừa để giảm đau và chống viêm sau phẫu thuật.
  • Opioid: Morphine, Codein có thể được sử dụng cho những cơn đau từ vừa đến nặng sau phẫu thuật. Thuốc này mang đến hiệu quả giảm đau cao nhưng cần dùng đúng liều và ngắn hạn.

Trong nhiều trường hợp Codein / Tramadol + Paracetamol được dùng để khắc phục đau sau phẫu thuật. Liều dùng thuốc và thời gian sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

5. Vận động nhẹ nhàng

Trong hai ngày đầu sau mổ trượt đốt sống lưng, người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ và xoay trở nhẹ nhàng trên giường. Từ ngày thứ ba sau mổ hoặc khi hai chân hết tê hoàn toàn, bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng. Việc vận động sớm sẽ giúp phục hồi chức năng vận động hoàn toàn.

6. Chế độ ăn uống lành mạnh

Sau mổ trượt đốt sống 6 giờ, người bệnh bổ sung dinh dưỡng từ những món ăn lỏng, dễ nuốt và tiêu hóa như cháo, súp, sữa. Từ ngày thứ hai có thể ăn uống bình thường.

Tuy nhiên cần tránh ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc chất béo không lành mạnh. Đồng thời không uống rượu bia và không hút thuốc lá. Bởi những loại thực phẩm và thức ăn này có thể gây chướng bụng, khó chịu, chậm lành vết thương và giảm tác dụng của thuốc.

Bổ sung dinh dưỡng từ những món ăn lỏng và lành mạnh
Bổ sung dinh dưỡng từ những món ăn lỏng và lành mạnh, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, củ, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, cá và nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác. Từ đó tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng sau:

  • Canxi: Tăng tốc độ liền xương, cải thiện chất lượng xương và phục hồi cấu trúc bình thường của cột sống.
  • Vitamin C: Kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau, chống mệt mỏi, tăng sức khỏe và sức đề kháng.
  • Omega-3: Kháng viêm, giảm đau, tăng tốc độ chữa lành vết thương. Đồng thời cải thiện trí não và thị lực.
  • Vitamin D: Tăng khả năng hấp thu canxi.
  • Vitamin A, E và các chất chống oxy hóa khác: Tăng tốc độ chữa lành tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn thoái hóa cột sống thắt lưng sau điều trị.

Ngoài ra nên uống nhiều nước để duy trì chức năng và hoạt động bình thường của các cơ quan.

Tham khảo thêm: 15 Thực Phẩm Bổ Sung Canxi Cho Người Lớn Hiệu Quả Nhất

7. Phục hồi chức năng tích cực

Người bệnh được hướng dẫn đi lại nhẹ nhàng với gậy hoặc khung tập đi trong tuần đầu tiên. Điều này giúp ngăn hình thành máu đông và các biến chứng khác. Khi cột sống đã ổn định và hết tê chân, bệnh nhân được hướng dẫn vận động trị liệu để phục hồi chức năng hoàn toàn.

Trong 1 – 3 tháng đầu, người bệnh được hướng dẫn các bài tập kéo giãn, giữ cột sống thẳng, tập đi và tập thực hiện các hoạt động sinh hoạt. Điều này giúp tăng độ bền vững cho cột sống, cải thiện phạm vi và chức năng vận động.

Trong những tháng tiếp theo, bệnh nhân được tập đi lại và chạy bộ nhẹ nhàng, kéo giãn với những bài tập khó hơn, luyện tập với tạ và một số thiết bị khác. Những bài tập này giúp tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống, phục hồi cảm giác và chức năng hoàn toàn.

Ngoài vận động trị liệu tại phòng khám, người bệnh có thể được hướng dẫn một số bài tập tại nhà hoặc tập thể dục với những môn lành mạnh. Bao gồm: Đi bộ, bơi lội, đạp xe…

Lưu ý:

  • Không luyện tập gắng sức. Nên kiên trì, phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không nên cúi ngửa hoặc gập người quá mức.
  • Không mang vác vật nặng hoặc thực hiện những hoạt động cần nhiều sức lực.
  • Nên mang đai cố định cột sống khi đi lại, ít nhất 3 đến 6 tháng.

8. Tái khám định kỳ

Sau xuất viện cần theo dõi, cắt chỉ và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị. Ngoài ra bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay nếu có biến chứng sau mổ hoặc có nguy cơ gãy vít. Các biểu hiện bất thường gồm:

  • Sưng đỏ
  • Chảy nhiều dịch hoặc có mủ tiết ra
  • Sốt
  • Đau nhức không giảm
  • Tê chi ngày càng nghiêm trọng
  • Cứng khớp, không thể vận động…

Mổ trượt đốt sống lưng bao lâu lành lại?

Thông thường vết mổ có thể lành lại và được cắt chỉ sau 7 – 10 ngày. Người bệnh có thể đi lại bình thường và thực hiện hầu hết các hoạt động sau mổ 3 tháng. Tuy nhiên cần tránh gắng sức trong 6 tháng đầu và mất đến 1 năm để phục hồi hoàn toàn.

Thời gian hồi phục có thể rút ngắn nếu phẫu thuật thành công kết hợp phục hồi chức năng tích cực và đúng cách.

Có thể thực hiện hầu hết các hoạt động sinh hoạt và đi lại bình thường sau mổ 3 tháng
Có thể thực hiện hầu hết các hoạt động sinh hoạt và đi lại bình thường sau mổ 3 tháng

Trên đây là thông tin về quy trình, chi phí mổ trượt đốt sống lưng, biện pháp chăm sóc và phục hồi sau mổ. Nhìn chung chi phí phẫu thuật tương đối cao, dao động trong khoảng 40 đến 70 triệu đồng. Tuy nhiên áp dụng bảo hiểm y tế có thể được hỗ trợ. Sau phẫu thuật, cần chăm sóc và luyện tập để phục hồi chức năng hoàn toàn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Có Châm Cứu Được Không​
Câu hỏi thoái hóa cột sống có châm cứu được không​ đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị hỗ trợ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Xương khớp sẽ ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chữa Được Không
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý lão hóa phổ biến, có thể gây đau cổ, cứng cổ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cổ. Các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, có ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Có Nên Đi Bộ
Đi bộ và chạy bộ là những bộ môn tốt cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ, chạy bộ không? Một số thông tin dưới ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Quan Hệ Được Không
Nếu thắc mắc thoái hóa cột sống có quan hệ được không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới. Việc sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi phù hợp là cách tốt nhất ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Cột Sống Có Nguy Hiểm Không
Thoái hóa cột sống là bệnh lý ai cũng có thể mắc phải. Vậy thoái hóa cột sống có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng ngừa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua