Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu nhanh khỏi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu là biện pháp giảm đau tại nhà được áp dụng phổ biến. Bởi không chỉ có độ an toàn cao, biện pháp này còn có tác dụng làm bền thành mạch, tăng lưu lượng máu, thư giãn cơ, hỗ trợ giải nén dây thần kinh và giảm đau nhức. Tuy nhiên để sớm đạt hiệu quả điều trị, người bệnh nên sử dụng ngải cứu đúng cách.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu giúp giảm đau nhanh, cải thiện tê bì, tăng lưu thông máu

Ngải cứu và công dụng chữa đau thần kinh tọa

Nhờ có khả năng giảm đau, ngải cứu được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp và đau dây thần kinh, trong đó có đau thần kinh tọa. Loại thảo dược này còn có tên gọi khác là Thuốc cứu, Ngải diệp, Điềm ngải… Tên khoa học Folium Artemisiae Argyi, thuộc học Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae).

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, loại thảo dược này chứa nhiều hoạt chất có lợi, bao gồm:

  • Folium Artenesiae Vulgaris. Trong đó có Thujone, Sitosterol, a-Amyrin, l-Quebrachitol, l-Inositol, Atemosem, Dehydromatricaria ester, Cineol, Ferneol
  • Thujyl alco
  • Phellandrene
  • Cadiene.

Những hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn và ức chế hoạt động của nhiều chuẩn vi khuẩn như Salmonella paratyphi, Shigella sonnei, Salmonella typhi,a-Hemolytic Streptococcus, Streptococcus pneumniae, Staphylococcus aureus.

Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp, kích thích lưu thông khí huyết và giảm đau dây thần kinh tọa. Hoạt chất Barbital sodium trong ngải cứu có tác dụng an thần, kiểm soát căng thẳng, hạn chế đau dây thần kinh tọa làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay và đắng, có khả năng quy vào kinh Can, Tỳ và Thận. Loại thảo dược này có tác dụng tán hàn, trừ thấp, an thai, ngừng máu. Nước sắc ngải cứu có tác dụng ôn trung, giảm đau nhức, chống mệt mỏi, tiêu viêm, trị eo lưng lạnh như ngồi trong nước, bụng chướng đầu, trị mạch đới gây bệnh.

Ngải cứu dùng chườm nóng hoặc kết hợp các vị thuốc khác giúp tăng tuần hoàn máu, xoa dịu cảm giác đau nhức và tê bì tay chân do dây thần kinh tọa tổn thương. Đồng thời thư giãn khớp, xương và các mô mềm xung quanh, giảm cứng khớp, tăng khả năng vận động và đi lại cho bệnh nhân.

Ngải cứu có tác dụng kháng viêm, giảm đau dây thần kinh tọa
Ngải cứu có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp, kích thích lưu thông khí huyết và giảm đau dây thần kinh tọa

Hướng dẫn cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Để giảm đau dây thần kinh tọa và sớm cải thiện các triệu chứng khó chịu đi kèm (tê bì, yếu chi, co cứng…), người bệnh có thể áp dụng một trong những cách sử dụng ngải cứu dưới đây:

1. Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và muối hạt

Muối chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, hỗ trợ làm dịu cơn đau khi kết hợp với lá ngải cứu. Ngoài ra việc kết hợp ngải cứu và muối hạt còn mang đến nhiều lợi ích khác, bao gồm:

  • Kích thích quá trình tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu các cơ quan
  • Tăng độ bền thành mạch và bảo vệ dây thần kinh
  • Hỗ trợ giải nén và giảm đau dây thần kinh tọa
  • Thư giãn các khối cơ, xương và các khớp ở những khu vực bị ảnh hưởng
  • Phòng ngừa tình trạng viêm, sưng
  • Giảm cảm giác tê bì và yếu chi, yếu vùng mông, thắt lưng
  • Giảm cứng khớp, tăng khả năng vận động cho bệnh nhân.

Hướng dẫn cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và muối hạt:

Nguyên liệu: 

  • 100 gram ngải cứu
  • Nửa chén muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu và để ráo
  • Sao nóng ngải cứu cùng với muối hạt
  • Đựng các nguyên liệu lên túi vải
  • Buộc chặt miệng túi và chườm lên khu vực bị đau, dọc theo dây thần kinh tọa bị tổn thương
  • Chườm nóng trong 20 phút
  • Dùng ngải cứu và muối hạt chườm nóng từ 2 – 3 lần/ ngày. Nên kiên trì cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và muối hạt
Cách chữa đau thần kinh tọa, giảm cảm giác tê bì, kích thích quá trình tuần hoàn máu bằng ngải cứu và muối hạt

2. Cách kết hợp ngải cứu và mật ong điều trị đau dây thần kinh tọa

Mật ong nguyên chất chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và các hoạt chất chống viêm. Việc thường xuyên sử dụng mật ong sẽ giúp bạn bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn và giảm viêm.

Bên cạnh đó vị ngọt và các dưỡng chất trong mật ong còn có tác dụng làm dịu cảm giác đau nhức lưng, hông và chân do dây thần kinh tọa, giảm tê bì, tăng cường sức cơ, nâng cao độ bền và chức năng xương khớp. Đồng thời giúp an thần và cải thiện giấc ngủ. Chính vì thế việc kết hợp ngải cứu và mật ong sẽ mang đến biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa hoàn hảo.

Hướng dẫn cách kết hợp ngải cứu và mật ong điều trị đau dây thần kinh tọa:

Nguyên liệu:

  • 1 bó ngải cứu
  • 2 muỗng mật ong nguyên chất (10 – 15ml)
  • Một ít muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, cho vào máy và xay nhuyễn
  • Hòa tan muối với 100ml nước ấm, đổi vào cối xay
  • Khuấy đều và vắt lấy nước cốt ngải cứu
  • Thêm mật ong nguyên chất, khuấy cho tan
  • Uống hết một lần
  • Kiên trì sử dụng ngải cứu và mật ong 1 lần/ ngày, trong 10 ngày để cải thiện cơn đau.

3. Cách ngâm chân với nước lá ngải cứu giảm đau thần kinh tọa

Ngâm chân với nước lá ngải cứu mỗi ngày 1 – 2 lần có thể mang đến nhiều lợi ích và tác dụng sau:

  • Thư giãn tinh thần, kiểm soát căng thẳng và giảm stress
  • Thư giãn xương khớp và gân, cơ ở bàn chân
  • Làm dịu cảm giác tê bì và đau nhức do tổn thương dây thần kinh tọa
  • Tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
  • Cải thiện khả năng đi lại và vận động cho người bệnh.

Hướng dẫn cách ngâm chân với nước lá ngải cứu giảm đau thần kinh tọa:

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá ngải cứu
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu và cho vào nồi
  • Đun sôi ngải cứu với 2 lít nước
  • Đợi 10 phút, thêm muối và khuấy tan, tắt bếp
  • Khi nước thuốc nguội bớt, đổ nước ra thau và tiến hành ngâm chân
  • Có thể xoa bóp nhẹ nhàng trong thời gian ngâm chân để tăng hiệu quả giảm tê bì và giảm đau
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần từ 10 – 20 phút.
Cách ngâm chân với nước lá ngải cứu giảm đau thần kinh tọa
Cách ngâm chân với nước lá ngải cứu giúp cải thiện đau thần kinh tọa, thư giãn tinh thần, kiểm soát căng thẳng

4. Cách sử dụng ngải cứu và giấm gạo điều trị đau dây thần kinh tọa

Khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể sử dụng kết hợp ngải cứu và giấm gạo để cải thiện tình trạng. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, những hoạt chất trong giấm gạo có tác dụng chống viêm, giảm viêm, giảm sưng, chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra khi kết hợp ngải cứu và giấm gạo, người bệnh còn nhận thấy một số tác dụng hữu hiệu khác, bao gồm:

  • Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa
  • Tăng cường sức cơ
  • Cải thiện chức năng xương khớp
  • Đảm bảo quá trình lưu thông máu về các khớp xương
  • Hạn chế cứng khớp và giảm khả năng vận động do đau dây thần kinh tọa.

Hướng dẫn cách sử dụng ngải cứu và giấm gạo điều trị đau dây thần kinh tọa:

Nguyên liệu:

  • 300 gram ngải cứu tươi
  • 200 ml giấm gạo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nát ngải cứu
  • Thêm giấm gạo và trộn đều
  • Cho hỗn hợp vào chảo, xào nóng
  • Tắt bếp và để nguyên liệu nguội bớt
  • Đắp khăn mỏng dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, tiếp tục cho hỗn hợp ngải cứu và giấm lên bề mặt còn lại của khăn
  • Giữ nguyên cho đến khi hỗn hợp nguội hẳn
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút.

5. Cách giảm đau dây thần kinh tọa bằng ngải cứu và rượu trắng

Tác dụng:

  • Tăng khả năng chống khuẩn, kháng viêm
  • Cải thiện các triệu chứng liên quan đến dây thần kinh tọa bị tổn thương, gồm đau nhức, khó chịu, yếu, tê bì…
  • Kích thích lưu thông máu, làm ấm cơ thể
  • Đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp và hạn chế những vấn đề liên quan.

Nguyên liệu:

  • 50 gram ngải cứu
  • 100 ml rượu nếp trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu và giã nát
  • Thêm rượu, khuấy đều và đợi trong 1 phút
  • Dùng vải mùng vắt lấy nước cốt
  • Đem nước cốt lá ngải cứu chưng cách thủy cho ấm nóng
  • Dùng bông gòn thấm nước cốt, thoa đều lên vùng lưng dưới, mông, đùi, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân (bên có dây thần kinh tọa bị tổn thương)
  • Dùng lực xoa bóp từ 10 – 20 phút
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần. Sau 5 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
Cách giảm đau dây thần kinh tọa bằng ngải cứu và rượu trắng
Cách kích thích lưu thông máu, làm ấm cơ thể, cải thiện đau dây thần kinh tọa, giảm tê bì bằng ngải cứu và rượu trắng

6. Cách kết hợp ngải cứu và vỏ bưởi chữa đau dây thần kinh tọa

Các nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong vỏ bưởi có khả năng giảm viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo xương và các khớp hư tổn, thư giãn tinh thần và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra khi kết hợp với ngải cứu, loại thảo dược này còn có tác dụng làm giảm cảm giác đau nhức, tê bì do đau dây thần kinh tọa, hỗ trợ giải nén dây thần kinh và mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Hướng dẫn cách kết hợp ngải cứu và vỏ bưởi chữa đau dây thần kinh tọa:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm ngải cứu tươi
  • Vỏ bưởi (2 quả)
  • 2 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu, để ráo
  • Rửa sạch vỏ bưởi, thái mỏng
  • Cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh, rót ngập rượu, ngâm trong 1 tháng
  • Mỗi ngày lấy 30ml rượu thuốc uống sau bữa ăn
  • Người bệnh kiên trì sử dụng ngải cứu và vỏ bưởi từ 10 – 15 ngày.

7. Cách giảm đau dây thần kinh tọa bằng món ăn bài thuốc (ngải cứu và trứng)

Bên cạnh biện pháp chườm nóng, ngâm chân và uống nước lá ngải cứu, người bệnh có thể giảm đau dây thần kinh tọa bằng món ăn bài thuốc. Đối với biện pháp này, người bệnh sẽ nhận thấy một số lợi ích sau:

  • An thần, kiểm soát căng thẳng, hạn chế đau dây thần kinh tọa làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
  • Làm dịu cảm giác tê bì và đau nhức
  • Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe tổng thể
  • Cải thiện chức năng và độ linh hoạt cho xương khớp
  • Nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng
  • Giảm nguy cơ phát sinh các bệnh lý khác, cụ thể như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương…

Hướng dẫn cách giảm đau dây thần kinh tọa bằng món ăn bài thuốc:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 2 quả trứng gà
  • Gia vị.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch và cắt ngải cứu thành từng đoạn nhỏ
  • Đập trứng gà và đựng trong bát lớn, thêm ngải cứu và gia vị, trộn đều
  • Phi thơm hành trong chảo nóng, đổ trứng vào và đợi trứng chính
  • Tắt bếp, ăn món trứng chiên ngải cứu với cơm nóng
  • Ăn mỗi tuần 2 – 3 lần.
Cách giảm đau dây thần kinh tọa bằng món ăn bài thuốc
Cách bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm đau dây thần kinh tọa bằng món ăn bài thuốc

8. Cách uống nước lá ngải cứu giảm đau dây thần kinh tọa

Uống nước lá ngải cứu giảm đau dây thần kinh tọa là biện pháp giảm đau đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Ngoài ra biện pháp này tương đối lành tính và có khả năng mang đến nhiều lợi ích sau:

  • Làm dịu cơn đau và cảm giác tê bì do dây thần kinh tọa bị tổn thương
  • Mang đến cảm giác dễ dịu, cải thiện giấc ngủ cho người bệnh
  • Chống viêm
  • Tăng cường sức cơ và sức khỏe xương khớp
  • Nâng cao hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.

Hướng dẫn cách uống nước lá ngải cứu giảm đau dây thần kinh tọa:

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Ngâm trong nước muối và rửa sạch lá ngải cứu
  • Xay nhuyễn nguyên liệu, thêm 100ml nước lọc, khuấy đều
  • Dùng vải mùng lọc lấy nước cốt lá ngải cứu, uống hết
  • Uống nước lá ngải cứu mỗi ngày 1 lần, liên tục 7 ngày.

Những điều cần lưu ý khi chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Khi sử dụng ngải cứu chữa đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:

  • Bệnh nhân thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng ngải cứu chữa đau dây thần kinh tọa.
  • Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu thường mang đến hiệu quả cao khi dùng cho những trường hợp có cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Hầu như không có hiệu quả khi dùng ngải cứu cho những trường hợp nặng.
  • Những trường hợp có dây thần kinh tọa bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh nên sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhất là khi có dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa (mất kiểm soát bàng quang và ruột)
  • Vì có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên các biện pháp giảm đau từ ngải cứu tương đối an toàn, có thể sử dụng kéo dài. Tuy nhiên những biện pháp này thường phát huy hiệu quả chậm, cần áp dụng lâu dài.
  • Sử dụng ngải cứu với liều lượng và tần suất thích hợp. Tuyệt đối không lạm dụng để tránh hiệu quả ngược, tăng khả năng ngộ độc.
  • Nếu nhận thấy một số bất thường trong thời gian chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu như chóng mặt, đau đầu, đột ngột mệt mỏi, buồn nôn… người bệnh nên dừng sử dụng ngải cứu. Đồng thời đến bệnh viện và hỏi bác sĩ về cách xử lý.
  • Không nên sử dụng lá ngải cứu cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Nên đổi phương pháp điều trị nếu không đạt hiệu quả sau 10 ngày sử dụng ngải cứu điều trị đau dây thần kinh tọa.
  • Thận trọng khi dùng ngải cứu cho những bệnh nhân có làn da nhạy cảm.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng lá ngải cứu kết hợp thuốc tây điều trị đau dây thần kinh tọa.
  • Ngâm ngải cứu trong nước muối và rửa sạch trước khi dùng để tránh nhiễm khuẩn.
  • Tránh chườm, đắp ngải cứu khi nguyên liệu có nhiệt độ quá cao. Vì điều này có thể gây bỏng da.
  • Thường xuyên đến bệnh viện và thăm khám để theo dõi tình trạng sức khỏe, đánh giá các biện pháp đang áp dụng.
  • Ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục và kiểm soát căng thẳng trong thời gian điều trị đau dây thần kinh tọa. Bởi căng thẳng, stress là một trong những yếu tố chủ yếu làm bùng phát cơn đau và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng ngải cứu với liều lượng và tần suất thích hợp
Sử dụng ngải cứu với liều lượng và tần suất thích hợp, không lạm dụng để tránh hiệu quả ngược, tăng khả năng ngộ độc

Nhìn chung ngải cứu chứa nhiều thành phần hóa học và đặc tính giúp kiểm soát tốt cảm giác tê bì và đau dây thần kinh tọa. Đồng thời kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ, dây thần kinh và mang đến nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên ngải cứu cần được sử dụng đúng cách và dùng với liều lượng thích hợp. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng để tránh tác dụng ngược và gây ngộ độc.

Ngoài ra trước khi chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu, người bệnh nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ, giúp điều trị đúng cách, đạt hiệu quả cao và hạn chế rủi ro.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan
Đau Thần Kinh Toạ Có Quan Hệ Được Không
Đau thần kinh tọa có thể gây khó khăn cho các hoạt động tình dục cũng như khiến một số người bệnh lo lắng quan hệ sẽ khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đi Bộ
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ hay tập thể dục không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi đây đều là những bộ môn lành mạnh, tốt cho sức khỏe tổng thể. Chúng giúp tăng ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay lạnh là thắc mắc phổ biến của người bệnh khi xây dựng kế hoạch điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không
Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng do có tính lành mạnh và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và xương khớp. Điển hình như tăng cường sức bền và độ ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua