11 Cách Chữa Đau Thần Kinh Tọa Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Áp dụng các cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà kết hợp thuốc theo đơn để kiểm soát triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Đau dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân bị đau nhức nghiêm trọng kèm theo cảm giác tê bì, mất trương lực cơ và giảm khả năng vận động. Dưới đây là những mẹo giúp giảm đau đơn giản và hiệu quả nhất.

Cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Các cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà giúp sớm kiểm soát tình trạng và tăng cường sức khỏe tổng thể

11 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà hiệu quả nhất

Đau dây thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh hông (sciatica pain). Bệnh thể hiện cho tình trạng đau nhức cơ thể dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (dây thần kinh dày và dài nhất của cơ thể người).

Cụ thể đau dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức nghiêm trọng ở cột sống thắt lưng, cơn đau lan tỏa sang hông, xuống mặt ngoài của đùi, di chuyển ra mặt trước của cẳng chân, cuối cùng đến mặt ngoài mắt cá chân và các ngón chân (điểm cuối).

Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn cử động và giảm khi nghỉ ngơi. Ngoài đau nhức, người bệnh còn cảm giác tê hoặc yếu ở vùng lưng dưới cùng với mông, chân, bàn chân và ngón chân (các điểm có dây thần kinh tọa đi qua). Một số triệu chứng khác: Cảm giác châm chích ở bàn chân, ngón chân và cẳng chân, mất kiểm soát ruột và bàng quang khi đau dây thần kinh tọa gây hội chứng chùm đuôi ngựa.

Hầu hết những trường hợp có dây thần kinh tọa bị tổn thương và đau nhức đều được được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên để hạn chế tác dụng phụ, người bệnh có thể áp dụng những mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa tại nhà để kiểm soát tình trạng.

1. Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là một trong những biện pháp điều trị đau thần kinh tọa tại nhà hiệu quả. Lực tác động từ bàn tay có khả năng kích thích tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, thư giãn các cơ xương và dây chằng. Đồng thời hỗ trợ giải nén dây thần kinh bị chèn ép và giảm đau nhức.

Ngoài ra, việc xoa bóp, bấm huyệt đúng cách còn giúp người bệnh tăng cường sức cơ, cải thiện tình trạng co cứng, tê yếu ở vùng lưng, mông và chi dưới, tăng khả năng vận động cho bệnh nhân.

Để cải thiện tình trạng, người bệnh nên xoa bóp, bấm huyệt chữa đau dây thần kinh tọa mỗi ngày với những bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm trên giường với tư thế nằm sấp
  • Bước 2: Dùng lực từ bàn tay xoa bóp đều theo đường đi của dây thần kinh tọa (vùng lưng dưới, mông, đùi, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân). Tác dụng: Lưu thông máu, làm nóng cơ thể, thư giãn gân cơ, giảm đau
  • Bước 3: Khép sát các đầu ngón tay, sau đó ấn và dây miết nhẹ lên các khối cơ ở lưng, mông, chân và gót chân. Tác dụng: Thư giãn cơ, giảm co cứng và giảm đau
  • Bước 4: Co quắp các ngón tay, sau đó lăn đều các ngón tay lên khu vực bị đau
  • Bước 5: Tiếp tục bóp nắn bằng cách úp hai lòng bàn tay lên các khối cơ. Tác dụng: Xoa dịu cơn đau và kích thích lưu thông máu về các khớp xương
  • Bước 6: Xác định vị trí và dây ấn vào các huyệt gồm huyệt Thận du, huyệt Ủy trung, huyệt Đại trường du, huyệt Thừa sơn, huyệt Hoàn khiêu, huyệt Thừa phù. Tác dụng: Hỗ trợ giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.

Người bệnh nên thực hiện mỗi bước từ 3 đến 5 phút. Kiên trì xoa bóp, bấm huyệt mỗi ngày từ 1 – 2 lần để sớm kiểm soát cơn đau.

Xoa bóp, bấm huyệt trị đau thần kinh tọa tại nhà
Xoa bóp, bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn máu, thư giãn, tăng cường sức cơ, hỗ trợ giải nén dây thần kinh và giảm đau

2. Luyện tập các bài tập chữa đau thần kinh tọa tại nhà

Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa được khuyên duy trì vận động và luyện luyện, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ và không nên nằm bất động trên giường suốt 48 tiếng đồng. Vì thế trong thời gian điều trị, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập đơn giản để cải thiện cơn đau, kích thích lưu thông máu.

Ngoài ra các bài tập cho người bị đau dây thần kinh tọa còn có tác dụng thư giãn cơ, xương và các khớp, cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe tổng thể và duy trì chức năng của hệ xương khớp.

Các bài tập cho người bị đau dây thần kinh tọa:

Bài tập 1: Kéo giãn cơ đùi sau

Tác dụng:

  • Cải thiện độ bền và sức cơ
  • Thư giãn cơ và các khớp
  • Tăng khả năng vận động cho bệnh nhân
  • Giảm đau dây thần kinh tọa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn, tay thả lỏng và dọc theo thân mình
  • Đặt một chân lên một vật cố định phía trước (ghế, bậc thang…)
  • Giữ thẳng chân, đầu gối và các ngón chân thẳng
  • Từ từ ngả người về phía trước, lưng, chân và đầu thẳng
  • Giữ nguyên tư thế từ 20 – 30 giây
  • Hít thở sâu và đều
  • Trở về tư thế ban đầu và đổi chân.

Bài tập 2: Kéo giãn cơ vùng thắt lưng

Tác dụng:

  • Thư giãn và tăng độ linh hoạt cho các cơ ở vùng thắt lưng
  • Kích thích lưu thông máu
  • Tăng khả năng vận động
  • Giảm tê yếu và đau dây thần kinh tọa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên thảm, kê gối nhỏ dưới đầu
  • Co hai đầu gối, bàn chân thẳng và đặt dưới sàn, giữ khoảng cách của hai bàn chân bằng với độ rộng của hông
  • Co một bên đầu gối về phía ngực, chân còn lại có thể duỗi thẳng
  • Hai tay đan lại, ôm chặt đầu gối, cố gắng kéo về phía ngực
  • Giữ nguyên tư thế từ 20 – 30 giây
  • Hít thở sâu và đều
  • Trở về tư thế ban đầu và đổi chân.
Bài tập kéo giãn cơ vùng thắt lưng
Bài tập kéo giãn cơ vùng thắt lưng giúp thư giãn và tăng độ linh hoạt cho các cơ, giảm tê yếu và đau dây thần kinh tọa

Bài tập 3: Kéo giãn cơ tháp

Tác dụng:

  • Thư giãn và tăng cường sức cơ
  • Tăng cường lưu lượng máu về các khớp
  • Cải thiện cảm giác đau nhức và tê yếu ở các chi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nằm trên thảm, kê gối nhỏ dưới đầu
  • Co hai đầu gối, bàn chân thẳng và đặt dưới sàn, giữ khoảng cách của hai bàn chân bằng với độ rộng của hông
  • Chân trái giữ nguyên, chân phải bắt chéo qua đầu gối chân trái
  • Hai tay đan lại và giữ chặt bắp đùi trái
  • Dùng lực kéo người về phía trước, lưu ý để hông thẳng và không di chuyển phần xương cụt
  • Kéo căng mông phải, giữ trong 30 giây
  • Hít thở sâu và đều
  • Trở về tư thế ban đầu và đổi chân.

3. Chườm nóng

Khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm nóng. Biện pháp này có tác dụng giảm đau nhanh nhất, kích thích lưu thông máu, thư giãn khớp xương, cơ và dây thần kinh hông, tăng khả năng vận động cho người bệnh. Ngoài ra biện pháp chườm nóng còn có tác dụng phòng ngừa và giảm viêm, sưng ở các khớp.

Hướng dẫn chườm nóng trị đau thần kinh tọa tại nhà:

  • Đổ một ít nước nóng (70 độ) vào túi chườm hoặc hai thủy tinh
  • Chườm và lăn chai thủy tinh lên khu vực bị đau
  • Mỗi ngày chườm nóng 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút.

4. Tắm nước ấm – Cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà hiệu quả

Ngoài biện pháp chườm nóng, người bệnh nên tắm nước ấm mỗi ngày để cải thiện cơn đau do tổn thương dây thần kinh tọa. Nước ấm có thể giúp người bệnh thư giãn gân, cơ và dây thần kinh, tăng lưu thông máu, giảm cứng khớp và hạn chế đau nhức.

Chính vì thế, người bệnh nên pha nước ấm để tắm mỗi ngày. Lưu ý tắm với nước ấm có nhiệt độ vừa đủ (khoảng 40 – 50 độ). Tránh tắm nước nước quá nóng vì sẽ gây bỏng da. Ngoài ra bạn có thể thêm tinh dầu (tinh dầu sả, tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà) trong nước tắm kết hợp với massage để tăng hiệu cải giảm đau.

Tắm nước ấm là cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà hiệu quả
Thư giãn gân, cơ và dây thần kinh, tăng lưu thông máu, giảm cứng khớp và hạn chế đau nhức bằng cách tắm với nước ấm

5. Chườm lạnh

Khi bị đau dây thần kinh tọa, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để cải thiện tình trạng. Biện pháp này có tác dụng làm tê, giảm đau, phòng ngừa và giảm viêm sưng, phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau cấp tính.

Hướng dẫn chườm lạnh giảm đau dây thần kinh tọa:

  • Ngâm khăn mềm trong thau nước đá hoặc cho một vài viên đá vào khăn và buộc chặt
  • Chườm lên khu vực bị đau
  • Thực hiện 3 lần/ ngày, mỗi lần 15 phút.

Lưu ý:

  • Không áp trực tiếp đá lạnh lên khu vực bị đau
  • Nên chườm dọc theo đường đi của dây thần kinh để tăng hiệu quả.

6. Ngủ đúng tư thế

Theo các chuyên gia, người bị đau dây thần kinh tọa nên ngủ đúng tư thế để giảm đau, hạn chế đau tái phát làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Một số tư thế nằm phù hợp giúp trị đau dây thần kinh tọa tại nhà:

  • Tư thế nằm ngửa

Người bệnh nên duy trì tư thế nằm ngửa kết hợp với nằm nghiêng khi ngủ. Tư thế này có tác dụng duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, dễ chìm vào giấc ngủ, lưu thông máu tốt và giúp các bộ phận của cơ thể được thư giãn. Từ đó giúp cải thiện cơn đau do dây thần kinh tọa bị tổn thương.

Tuy nhiên để tránh kéo căng dây thần kinh tọa trong khi ngủ, người bệnh nên đặt dưới đầu gối một chiếc gối mềm và có độ cao thích hợp.

  • Tư thế nằm nghiêng

Người bệnh nên thay đổi tư thế ngủ trong khi ngủ để tránh tình trạng co cứng khớp, đau và tê bì vào buổi sáng. Đồng thời giúp lưu thông máu tốt, giảm đau dây thần kinh tọa. Ngoài tư thế nằm ngửa, người bệnh nên nằm nghiêng sang bên không bị đau, đầu gối hơi cong, dùng gối mỏng kẹp giữa hai đầu gối để nâng đỡ phần trên.

Ngủ đúng tư thế
Ngủ đúng tư thế là một trong những cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản, giúp cải thiện tốt tình trạng

7. Thay đổi tư thế và áp dụng tư thế thích hợp

Theo các chuyên gia, việc thay đổi tư thế mỗi 20 phút 1 lần và áp dụng những tư thế thích hợp có thể giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng và hạn chế đau dây thần kinh tọa tái phát. Điển hình như ngồi/ nằm thẳng lưng, nằm nghiêng, đứng dậy và đi lại sau khi ngồi lâu, ngồi với bàn chân phẳng đặt trên sàn, kê gối sau lưng, ngồi với hông và đầu gối cong một góc 45 độ…

Biện pháp này có tác dụng giảm áp lực và giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh tọa, giúp máu huyết lưu thông tốt, tăng khả năng trao đổi chất trong cơ thể, chống cứng và đau cơ, khớp.

Thay đổi tư thế và áp dụng tư thế thích hợp nên được áp dụng ngay cả khi ngồi làm việc, thư giãn ở nhà hay trong lúc ngủ. Nếu nhận thấy đau nhức nghiêm trọng, người bệnh nên tìm chỗ nằm để thư giãn và xoa dịu cơn đau.

8. Mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt

Trong Đông y, lá lốt có mùi thơm, tính ấm, vị nồng có tác dụng chỉ thống, ôn trung tán hàn, hạ khí. Bên cạnh đó, nước sắc lá lốt có tác dụng chống viêm, trừ thấp, tăng cường sức cơ, tăng lưu thông máu, hỗ trợ điều trị chèn ép dây thần kinh. Chườm nóng với lá lốt giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, giảm cứng khớp, thư giãn cơ xương, khớp và dây thần kinh, đồng thời giảm đau hiệu quả.

Hướng dẫn cách dùng lá lốt chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà:

Cách 1: Chườm nóng với lá lốt và muối hạt

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt
  • Nửa chén muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sao nóng lá lốt với muối hạt
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải sạch và buộc chặt miệng túi
  • Chườm dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa
  • Dùng lá lốt – muối hạt chườm nóng từ 20 – 30 phút/ lần, thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày.

Cách 2: Kết hợp lá lốt và ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Lá lốt và ngải cứu với liều lượng bằng nhau
  • Giấm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và ngải cứu, giã nát và thêm giấm
  • Đem các nguyên liệu chưng nóng
  • Để nguội bớt và đắp các nguyên liệu lên khu vực bị đau
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày, mỗi ngày 30 phút.

Cách 3: Uống nước sắc lá lốt

Nguyên liệu:

  • 10 gram lá lốt tươi
  • 3 chén nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sắc kỹ lá lốt đến khi nước thuốc cạn còn 1 chén
  • Gạn lấy nước thuốc và uống hết khi còn ấm.
Dùng lá lốt chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà
Chườm nóng hoặc uống nước sắc lá lốt giúp ôn trung tán hàn, kháng viêm, cải thiện đau dây thần kinh tọa

9. Giảm đau dây thần kinh tọa bằng cây cỏ xước

Sử dụng cỏ xước là một trong những cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản, giúp cải thiện tốt tình trạng. Theo Y học cổ truyền, cỏ xước có tính mát, vị đắng, chua, quy vào kinh Can và Thận. Loại thảo dược này có tác dụng dưỡng huyết, bồi bổ can thận, trừ ứ, giải nhiệt, thông tiểu, mạnh gân cốt và giảm đau.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, cỏ xước chứa nhiều hoạt chất giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, làm bền thành mạch, tăng lưu thông máu và giảm đau nhức. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và chức năng xương khớp.

Cách 1: Uống nước sắc cỏ xước

Nguyên liệu:

  • 300 gram cỏ xước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và sấy khô cỏ xước
  • Sắc kỹ nguyên liệu với 1 lít nước
  • Lọc lấy nước thuốc và uống thay trà hàng ngày
  • Kiên trì uống thuốc ít nhất 7 ngày để cải thiện cơn đau.

Cách 2: Kết hợp cỏ xước với các vị thuốc khác

Nguyên liệu:

  • 20 gram cỏ xước
  • 20 gram rau má
  • 20 gram trinh nữ
  • 30 gram xích hoa đồng nam
  • 30 gram mò hoa trắng
  • 30 gram la lốt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc và sắc với 1 lít nước
  • Sau 30 phút, lọc lấy nước thuốc, không dùng bã
  • Chia nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày
  • Kiên trì áp dụng trong 10 ngày.

10. Cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà bằng cây đinh lăng

Để hạn chế tổn thương và giảm đau thần kinh tọa tại nhà, người bệnh có thể sử dụng đinh lăng. Loại thảo dược này có vị ngọt và hơi đắng, tính mát, có tác dụng làm bền thành mạch, lưu thông khí huyết và tăng khả năng phục hồi khớp xương hư tổn. Bên cạnh đó, đinh lăng còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, trị thấp khớp, chống mệt mỏi, suy nhược.

Chữa đau thần kinh tọa tại nhà bằng cây đinh lăng
Chữa đau thần kinh tọa tại nhà bằng cây đinh lăng giúp giảm đau, làm bền thành mạch, lưu thông khí huyết

Hướng dẫn cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà bằng cây đinh lăng:

Nguyên liệu:

  • 20 – 30 gram rễ đinh lăng
  • Gừng
  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ đinh lăng và phơi ráo nước, xắt nhỏ
  • Tẩm rễ đinh lăng cùng với gừng (rửa sạch, thái lát) và mật ong nguyên chất
  • Đêm nguyên liệu sao vàng hạ thổ
  • Cho nguyên liệu vào ấm với 1 lít nước
  • Sắc thuốc và lấy nước uống trong ngày
  • Uống 1 lần/ ngày, kiên trì trong 10 ngày.

11. Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu cơn đau vẫn tiếp tục sau khi áp dụng những biện pháp nêu trên, người bệnh nên cân nhắc về việc sử dụng thuốc không kê đơn để giảm đau dây thần kinh tọa. Tùy thuộc vào mức độ đau và biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Naproxen, Ibuprofen) hoặc Acetaminophen (Tylenol).

Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến trung bình và hạn chế đau tái phát. Riêng nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc còn có tác dụng phòng ngừa và cải thiện triệu chứng viêm. Chính vì thế NSAID được sử dụng phổ biến hơn so với Acetaminophen.

Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng cách và hạn chế phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc, nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và dùng tối đa 7 ngày. Bởi cả thuốc chống viêm không steroid và Acetaminophen đều có khả năng gây tác dụng.

Nếu cơn đau không thuyên giảm sau 4 ngày dùng thuốc hoặc đau nhức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, người bệnh nên hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.

chữa thần kinh tọa tại nhà với thuốc không kê đơn
Dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc Acetaminophen (Tylenol) để kiểm soát tốt cơn đau dây thần kinh tọa

Trên đây là 11 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà giúp kiểm soát tốt cơn đau và hạn chế đau thần kinh tọa tái phát. Theo kết quả thống kê, phần lớn các trường hợp đều có đáp ứng tốt với các biện pháp không dùng thuốc kê đơn.

Tuy nhiên nếu dây thần kinh tọa bị tổn thương và đau nhức nặng hoặc cơn đau không giảm sau 4 – 7 ngày điều trị tại nhà, người bệnh nên dùng thuốc kê đơn hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý khi chữa đau thần kinh tọa tại nhà

Trong quá trình áp dụng các mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa tại nhà, người bệnh cần lưu ý:

  • Tránh lạm dụng các biện pháp này như phương pháp điều trị chính, có thể áp dụng song song như biện pháp hỗ trợ giảm đau.
  • Trong quá trình áp dụng, cần chú ý nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường. Đặc biệt nếu sử dụng thuốc, cần ngưng sử dụng và liên hệ ngay với cơ quan y tế.
  • Biện pháp dùng thuốc không kê đơn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ, các chuyên gia không khuyến khích áp dụng trong thời gian kéo dài. Người bệnh cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ định.
  • Tốt nhất, bệnh nhân cần lựa chọn một giải pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả tận gốc tình trạng đau dây thần kinh tọa

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không
Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đi Bộ
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ hay tập thể dục không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi đây đều là những bộ môn lành mạnh, tốt cho sức khỏe tổng thể. Chúng giúp tăng ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không và điều trị như thế nào là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một bệnh lý nghiêm trọng, cần nhiều thời gian để kiểm soát và ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng do có tính lành mạnh và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và xương khớp. Điển hình như tăng cường sức bền và độ ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Toạ Có Quan Hệ Được Không
Đau thần kinh tọa có thể gây khó khăn cho các hoạt động tình dục cũng như khiến một số người bệnh lo lắng quan hệ sẽ khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số ...
Xem chi tiết

Bình luận (61)

  1. Ngô Tiến Hưng says: Trả lời

    Thuốc quốc dược phục cốt khang dùng một liệu trình kéo dài bao lâu, chi phí có đắt không ? Tôi bị đau thần kinh tọa cả chục năm nay rồi có còn cơ hội chữa khỏi được không.

    1. Phan Hiếu says:

      Cơ địa tôi chắc hợp thuốc nên uống mới hơn tháng mà đã ổn áp nhiều rồi, chỉ còn hơi đau nhẹ nữa thôi. Quay về làm việc sinh hoạt bình thường, mấy hôm trước đau đến độ chân thấp chân cao luôn. Hết tháng thuốc đầu đi khám lại bác sĩ Lan còn ngạc nhiên không nghĩ tôi tiến triển nhanh vậy, bác sĩ bảo nếu dùng nốt thuốc tháng này bệnh ổn định hoàn toàn bác sĩ sẽ cho ngưng thuốc

    2. Ngọc Nam says:

      Không có thời gian cố định cho từng người trung bình 2-3 tháng, có thể lâu hơn nếu bệnh nặng hoặc đáp ứng chậm với thuốc. Tôi dùng liệu trình 3 tháng thuốc nhưng cũng phải mất 1 tháng đầu phải kết hợp thêm châm cứu bấm huyệt nữa vì thời gian đầu tôi đau dữ quá uống mình thuốc đỡ đau chậm. Bác đọc bài này có nói cụ thể

    3. Đỗ Mỹ says:

      Mình cũng đang muốn đưa bố đến đây khám nhưng đọc nhiều cmt chia sẻ nếu tình trạng nặng phải kết hợp thêm cả vật lý trị liệu nhưng nhà mình ở xa trung tâm ( tận Vân Đình) thì phải thuê trọ ở lại điều trị hay thế nào được ah ? Bố mình đau dữ lắm nên không thể đi về ngày một được mà nghe bảo châm cứu bấm huyệt phải đến trung tâm mỗi ngày

    4. Nguyễn Hoàng Thông says:

      Châm cứu bấm huyệt chỉ là hình thức giảm đau thôi, tôi ở Quảng Ninh còn không đi khám được, bác sĩ kê đơn thuốc gửi về với thêm một lọ dầu thảo dược xoa bóp rồi hướng dẫn cho cách tự xoa bóp tại nhà cũng thấy đỡ đau khá tốt.

    5. Thành says:

      Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ cho phác đồ điều trị khác nhau. Nhà tôi cách trung tâm 20 km, không có điều kiện đến vật lý trị liệu thường xuyên nên bác sĩ tư vấn cho liệu trình cấy chỉ, 15-20 ngày mới phải đến trung tâm cấy 1 lần, phương pháp này cũng là 1 dạng như châm cứu nhưng không phải làm ngày một, hiệu quả giảm đau cũng cực kì tốt

  2. Dương Văn Nam says: Trả lời

    Bệnh đau thần kinh tọa nguyên nhân từ đâu mà ra. Hơn 1 tháng nay tôi cũng bị triệu chứng y chang như trên bài nói, đau từ thắt lưng xuống đến gót chân, tôi bị ở chân bên trái, chỉ thi thoảng mới đau, 3 hôm nay thì đau liên tục và biểu hiện nặng hơn. Chưa có điều kiện đi khám nên ai biết cách nào điều trị tại nhà tốt thì chỉ giúp

    1. Thuận Phạm says:

      Muốn biết nguyên nhân thì phải đi khám mới ra. Tôi bị thoát vị nó chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa. Lúc mới đầu bị thì cũng đau bình thường thôi nhưng càng ngày càng nặng thêm, bây giờ thiếu thuốc một hôm là không chịu được

    2. Lê Thanh Bình says:

      Mẹ mình cũng bị thoát vị đĩa đệm đau thần kinh tọa bác sĩ nói giờ điều trị thuốc nhưng nếu bệnh đà này thì nhà phải suy xét đến chuyện phẫu thuật mà gia đình mình kinh tế khó khăn không có bảo hiểm mổ tốn kém lắm anh chị em biết cách nào chữa được bệnh của mẹ mình không mình xin cảm ơn

    3. Ngọc Qúy says:

      Cho mẹ đi tiêm ngoài màng cứng ấy. Bố t bị thoát vị tiêm 1 mũi khỏi được hơn năm rồi. Đến bệnh viện uy tín mà làm

    4. Tiến Duy says:

      Tiêm này cũng hên xui lắm, người đỡ người không. Tôi tiêm lần đầu đỡ đau được nửa năm xong tiêm 2 lần tiếp theo thì gần như không tác dụng gì. Với cả đây cũng chỉ là phương pháp giảm đau tạm thời, không có hiệu quả điều trị lâu dài. ‘

  3. Thanh Phong says: Trả lời

    Có hướng dẫn chi tiết của phương pháp xoa bóp bấm huyệt cho bệnh thần kinh tọa không ?

    1. Nguyễn Cường says:

      Cái này họ đưa lên cho tham khảo thôi còn nếu muốn xoa bóp bấm huyệt thì phải tìm đến người có chuyên môn mà điều trị. Bấm linh tinh có khi chữa lành thành què.

    2. Bình Khánh says:

      Chẳng cần huyệt hiếc gì đâu, cái này người ta học hành bài bản mới xác định chính xác được huyệt mà bấm. Như tôi thấy chỉ cần xoa bóp bình thường cũng đỡ đau rồi, mỗi lần đau toàn nhờ vợ con nó bóp cho một hồi cũng thấy đỡ, có thêm ngải cứu hay tía tô chườm nóng vào càng tốt

    3. Thảo says:

      Cho tôi hỏi ở Hà Nội ai biết có phòng khám đông y nào điều trị vật lý trị liệu châm cứu bấm huyệt tốt không ? Loanh quanh khu cầu giấy, thanh xuân càng tốt.

    4. Văn Hoàng says:

      Đến trung tâm thuốc dân tộc địa chỉ B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. Ở đây người ta châm cứu xoa bóp mát tay lắm, vài hôm đầu đã đỡ rõ rệt rồi, mà giá cả cũng phải chăng, bác sĩ với nhân viên rất nhiệt tình. Nhưng mà ngoài vật lý trị liệu ra phải kết hợp với thuốc uống đông y nữa mới khỏi được lâu dài, bác sĩ nói nếu chỉ xoa bóp châm cứu đơn thuần thì chỉ đỡ được thời gian lại tái lại

    5. Nguyễn Trọng says:

      Chỗ thuốc dân tộc này hình như có cả dịch vụ điều trị tận nhà phải không vậy ?

  4. Hải Anh says: Trả lời

    Người bệnh thần kinh tọa nên tập môn thể thao nào phù hợp ?
    Tôi nghe rất nhiều lời khuyên rằng bệnh này nên tích cực tập thể dục thể thao thì bệnh mới khỏe lên được nhưng thử qua mấy môn như cầu lông, chạy bộ hôm nào về cũng đau nhừ người, có hôm tập về đau còn nặng hơn lúc chưa tập

    1. Nguyên Phương says:

      Đi bộ, đạp xe, bơi lội… đều rất tốt cho bệnh thần kinh xương khớp. Nhưng bạn phải tập đúng cách, nếu tập về mà đau nhiều hơn là do bạn đang tập gắng sức quá, phải bắt đầu từ dễ đến khó, ví dụ tuần này đi 2000 bước làm quen, tuần sau tăng thêm 200 bước nữa, cứ như vậy để cơ thể thích nghi dần

    2. Lê Hoàng says:

      Nếu từ xưa đến nay không hay vận động thì mấy ngày đầu vận động nhiều cũng sẽ bị đau nặng hơn, nhưng tập quen đi sẽ hết. Bệnh thần kinh tọa không chịu vận động là liệt luôn chẳng đùa

    3. Vũ Tuấn Anh says:

      Bác lên mạng tìm các bài tập chuyên cho bệnh nhân thần kinh tọa đấy, những bài tập đó chuyên sâu để phục hồi đúng bệnh của mình hơn là tập lan man. Bác tìm hiểu bài này

    4. Thành Đức says:

      Tập gì thì tập nhưng ở giai đoạn đau cấp bác sĩ dặn tôi phải ưu tiên nghỉ ngơi, nếu vận động gắng sức trong thời gian này bệnh sẽ trầm trọng hơn. Tìm cách điều trị bệnh ổn định rồi mới tính đến chuyện tập luyện

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua