Đau Thần Kinh Tọa Uống Thuốc Gì? Các Loại Tốt Nhất Nên Dùng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau thần kinh tọa khiến bệnh nhân đau nhức nghiêm trọng kèm theo cảm giác tê bì chạy dọc từ thắt lưng đến các ngón chân cùng bên, giảm khả năng vận động. Vì thế bệnh nhân được khuyên sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng và kiểm soát triệu chứng. Vậy đau thần kinh tọa uống thuốc gì nhanh khỏi? Dưới đây là danh sách các loại thuốc tốt và thường được chỉ định.

Đau thần kinh tọa uống thuốc gì?
Đau thần kinh tọa uống thuốc gì? Cách thuốc tốt nhất, công dụng, chống chỉ định, liều dùng và lưu ý

Bị đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì?

Đau thần kinh tọa xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, hẹp ống sống, chấn thương cột sống, hội chứng cơ hình lê, hội chứng chùm đuôi ngựa… Bệnh gây đau nhức nghiêm trọng kèm theo cảm giác tê bì chạy dọc từ vùng thắt lưng đến vùng mông, đùi, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân (đường đi của dây thần kinh tọa).

Ngoài ra đau thần kinh tọa còn gây yếu cơ, giảm khả năng vận động, mất khả năng kiểm soát bàng quang – ruột, thậm chí liệt chi ở trường hợp nặng. Vì thế người bệnh được khuyên dùng thuốc ngay từ giai đoạn khởi phát.

Các thuốc điều trị đau thần kinh tọa chủ yếu chứa những hoạt chất có khả năng giảm đau, chống viêm, điều trị tổn thương và giải nén dây thần kinh tọa, khắc phục căn nguyên, hạn chế biến chứng.

Cách thuốc trị đau thần kinh tọa thường được sử dụng gồm:

1.  Đau thần kinh tọa uống thuốc gì – Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol

Paracetamol (Acetaminophen) được chỉ định trong thời gian đầu điều trị đau thần kinh tọa. Đây là loại thuốc giảm đau thông thường (thuốc không kê toa), phù hợp với những bệnh nhân có cơn đau thuộc mức độ từ nhẹ đến vừa.

Paracetamol có tác dụng làm dịu cảm giác tê và đau dây thần kinh, đau nhức xương khớp, có hoặc không kèm theo sốt. Tác dụng này được thành lập là do thuốc có khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin và cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương. Đồng thời ngăn cơ thể truyền tính hiệu đau đến não bộ.

Chỉ định

  • Đau thần kinh tọa từ nhẹ đến vừa, không kèm theo viêm
  • Sốt hoặc không có biểu hiện sốt đi kèm.

Chống chỉ định

Paracetamol không được khuyên dùng cho những trường hợp:

  • Dị ứng với Paracetamol
  • Có tiền căn thiếu máu nhiều lần
  • Suy thận hoặc suy gan nặng
  • Có các vấn đề ở tim và phổi
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase

Thận trọng khi dùng Paracetamol cho những người có tiền sử nghiện rượu và phụ nữ đang mang thai.

Cách sử dụng và liều dùng Paracetamol điều trị đau thần kinh tọa

Paracetamol được dùng bằng đường miệng. Liều dùng thuốc như sau:

  • Liều khuyến cáo: Uống 500 – 1000mg/ lần, dùng mỗi 4 – 6 giờ 1 lần.

Tác dụng phụ

Paracetamol có thể gây ra một số vấn đề sau trong thời gian sử dụng:

  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Phân có màu đất sét
  • Nước tiểu đậm màu
  • Vàng da, vàng mắt

Giá bán tham khảo

Paracetamol đang được bán với giá 32.500 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Paracetamol 500mg.

Paracetamol
Paracetamol có tác dụng làm dịu cảm giác tê và đau dây thần kinh, đau nhức xương khớp, có hoặc không kèm theo sốt

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Đối với bệnh nhân bị đau thần kinh tọa ở mức độ vừa, đau kèm theo một số biểu hiện viêm và không có đáp ứng với Paracetamol, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và giảm cảm giác khó chịu. Tác dụng này mạnh hơn so với Paracetamol.

Ngoài ra NSAID còn có khả năng ức chế hoạt động của enzyme cyclooxygenase 1 và 2 (toàn thân), đồng thời ức chế quá trình tổng hợp chất trung gian trong phản ứng viêm – prostaglandin. Từ đó giúp phòng ngừa và giảm viêm hiệu quả.

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được sử dụng các NSAID thông thường (Aspirin, Naproxen,Ibuprofen, Diclofenac…) hoặc NSAID ức chế chọn lọc COX-2 (Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam…).

Chỉ định

  • Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở mức độ vừa, có hoặc không có biểu hiện viêm
  • Không có đáp ứng với Paracetamol

Chống chỉ định

Thuốc chống viêm không steroid không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Viêm loét dạ dày tiến triển
  • Rối loạn đông máu
  • Có tiền sử xuất huyết tiêu hóa
  • Suy gan, suy thận nặng
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai

Cách sử dụng và liều dùng

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được dùng bằng đường miệng. Nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.

Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam và Celecoxib là những thuốc được dùng phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa. NSAID được sử dụng với liều dùng như sau:

Thuốc Diclofenac

  • Liều khởi đầu: Uống 50mg Diclofenac/ lần x 3 lần/ ngày, liên tục từ 2 – 3 ngày.
  • Liều duy trì: Uống 50mg Diclofenac/ lần x 2 lần/ ngày.

Thuốc Ibuprofen

  • Liều khuyến cáo: 400mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Thuốc Celecoxib

  • Liều khuyến cáo: Uống 100 – 200mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Thuốc Meloxicam

  • Liều khuyến cáo: Uống 7,5mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Thuốc chống viêm không steroid có thể gây nhiều tác dụng phụ trong thời gian điều trị. Cụ thể:

  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Phản ứng dị ứng
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Loét dạ dày
  • Tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa…

Giá bán tham khảo

  • Diclofenac: 28.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Diclofenac 50mg.
  • Ibuprofen: 88.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Ibuprofen 400mg.
  • Celecoxib: 57.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên Celecoxib 200mg.
  • Meloxicam: 45.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Meloxicam 7,5 mg.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid phù hợp với những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nhẹ đến vừa, kèm theo biểu hiện viêm

3. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids) được dùng cho những trường hợp có cơn đau từ trung bình đến nặng và không có đáp ứng tốt với hai loại thuốc nêu trên. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau hiệu quả nhờ liên kết với những thụ thể Opioids ở hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên và đường tiêu hóa. Từ đó làm tăng khả năng chịu đau của cơ thể, giảm truyền tín hiệu đau về não bộ.

Tuy nhiên thuốc giảm đau gây nghiện chỉ được sử dụng cho những trường hợp cần thiết, dùng trong thời gian ngắn và với liều dùng thích hợp để tránh lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc và hạn chế phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra Opioids thường được sử dụng kết hợp với Paracetamol trong điều trị đau dây thần kinh tọa. Cụ thể bệnh nhân sẽ được sử dụng chế phẩm Opioids + Paracetamol để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng giảm đau mạnh, nhanh.

Tùy thuộc vào tình trạng, Tramadol (hoạt tính nhẹ) hoặc Morphin, Pethidin (hoạt tính mạnh) được dùng thay thế Opioids + Paracetamol khi không có đáp ứng.

Chỉ định

Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids) được chỉ định cho những trường hợp bị đau dây thần kinh tọa có cơn đau nặng.

Chống chỉ định

Không dùng Opioids khi có các vấn đề sau:

  • Mang thai
  • Đang trong thời kỳ cho con bú
  • Trẻ em dưới 15 tuổi
  • Suy hô hấp cấp
  • Ngộ độc rượu cấp tính
  • Suy gan nặng
  • Động kinh chưa được kiểm soát
  • Đang điều trị với thuốc ức chế MAO
  • Tiền sử ngộ độc với thuốc ngủ, thuốc hướng tâm thần…
  • Dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng Opioids

Dùng thuốc Opioids bằng đường miệng. Liều dùng thuốc dựa trên sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của các thuốc giảm đau gây nghiện phụ thuộc vào liều lượng và thời gian dùng thuốc. Dưới đây là một số tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn thường thấy của Opioids:

Tác dụng phụ ngắn hạn

  • Táo bón
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Ăn không ngon miệng
  • Ngứa da
  • Hạ nhiệt độ cơ thể
  • Thở chậm
  • Khó tiểu
  • Thay đổi nhịp tim
  • Buồn ngủ
  • Hoang mang hồi hộp
  • Chóng mặt khi đứng lên
  • Rối loạn cương dương

Tác dụng phụ dài hạn

  • Lệ thuộc thuốc khi sử dụng dài ngày.
  • Đau bụng
  • Khô miệng
  • Giảm cân
  • Đầy hơi
  • Trào ngược dạ dày
  • Chán ăn
  • Táo bón mãn tính
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Rối loạn chức năng tình dục

4. Thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin) thường được dùng phối hợp với Opioid (thuốc giảm đau gây nghiện) để tăng hiệu quả giảm đau do dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc dây thần kinh bị chèn ép trong hội chứng đau vai gáy. Ngoài ra Gabapentin còn có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát động kinh, hội chứng chân không yên.

Chỉ định

  • Đau nặng do dây thần kinh tọa bị chèn ép.
  • Có nguy cơ động kinh hoặc hội chứng chân không yên.

Chống chỉ định

Thuốc giảm đau thần kinh không được dùng cho những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ đang mang thai, động kinh vắng ý thức, bệnh nhân dùng Morphine.

Cách sử dụng và liều dùng Gabapentin

Uống Gabapentin vào buổi tối và uống sau bữa ăn.

  • Liều khởi đầu: Uống 100 – 300mg Gabapentin/ lần/ ngày, liên tục từ 3 – 7 ngày.
  • Liều thông thường: Uống 1800 – 3600 mg/ ngày, chia thành 3 lần dùng.

Tác dụng phụ

Thuốc giảm đau thần kinh gây một số tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Mất điều hòa, run
  • Rung giật nhãn cầu, nhìn đôi
  • Mất trí nhớ
  • Giảm thị lực
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn tư duy
  • Khô miệng
  • Phù ngoại biên
  • Tăng cân
  • Phát ban
  • Giãn mạch

Tác dụng phụ ít gặp

  • Rối loạn chức năng tình dục
  • Lú lẫn
  • Loạn thần
  • Giảm xúc giác

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Rối loạn vận động
  • Vàng da
  • Nấc
  • Quá mẫn

Giá bán tham khảo

Neurontin (Gabapentin) đang được bán với giá 1.178.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Gabapentin 300mg.

Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin)
Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin) thường được dùng phối hợp với thuốc giảm đau gây nghiện để tăng hiệu quả giảm đau

5. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa. Thuốc này có tác dụng cải thiện cảm giác đau nhức nghiêm trọng do co cơ. Trong đó Tolperison là thuốc thường được sử dụng.

Chỉ định

  • Bệnh nhân bị căng cơ cột sống dẫn đến đau thần kinh tọa nghiêm trong và có nguy cơ vẹo cột sống.

Chống chỉ định

  • Trẻ em
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Nhược cơ năng.

Liều dùng và cách sử dụng

Người bệnh uống thuốc với một ly nước đầy và nên uống sau bữa ăn.

Liều dùng Tolperison trong điều trị đau thần kinh tọa:

  • Liều khuyến cáo: Uống 100mg/ lần x 3 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc giãn cơ:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khó chịu bụng
  • Giảm huyết áp
  • Nhức đầu
  • Yếu cơ…

Mydocalm (Tolperison) đang được bán với giá 72.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên Tolperison 50mg.

6. Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp liên quan đến chèn ép dây thần kinh như đau dây thần kinh tọa, hội chứng chùm đuôi ngựa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hội chứng đau vai gáy…

Việc sử dụng viên uống vitamin nhóm B sẽ giúp người bệnh cải thiện chức năng cơ bắp, tăng tốc độ phục hồi dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó giúp làm dịu cơn đau và cảm giác tê bì ở những khu vực bị ảnh hưởng. Nếu băn khoăn không biết đau thần kinh tọa uống thuốc gì bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm vitamin B.

Chỉ định

Vitamin nhóm B được dùng cho những trường hợp bị đau nhiều do tổn thương dây thần kinh tọa hoặc một số bệnh lý chèn ép dây thần kinh.

Chống chỉ định

Viên uống vitamin nhóm B chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Dị ứng với thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân có u ác tính.

Cách sử dụng và liều dùng vitamin nhóm B

Dùng vitamin nhóm B theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Mờ mắt
  • Cảm thấy khát
  • Nôn
  • Xuất hiện các vấn đề về da
  • Đi tiểu nhiều
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đỏ da…
Vitamin nhóm B
Vitamin B được dùng cho trường hợp đau nhiều do tổn thương dây thần kinh tọa hoặc một số bệnh lý chèn ép dây thần kinh

Liều lượng vitamin B trong hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa phụ thuộc đối tượng sử dụng, độ tuổi và tình trạng bệnh lý của từng cá nhân. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn sản phẩm theo chỉ định. Đặc biệt, cần thận trọng lựa chọn những địa chỉ cung cấp sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng.

Hiện nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm vitamin B chất lượng nhất tại Dr Vitamin – siêu thị hàng đầu Việt Nam về vitamin, khoáng chất và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đây cũng là địa chỉ phân phối chính thức của nhiều thương hiệu danh tiếng như Orihiro (Nhật Bản), St. Paul Brand (Mỹ), Blackmores (Úc),… Dr Vitamin cũng đã ký kết hợp tác với nhiều đơn vị y tế trên cả nước, nhằm đưa vitamin đến gần hơn với người bệnh, hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh lý và gia tăng uy tín thương hiệu.

7. Đau thần kinh tọa uống thuốc gì – Thuốc tăng tái tạo bao myelin

Cytidine, Uridine là những thuốc tăng tái tạo bao myelin được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra nhóm thuốc này còn được sử dụng để điều trị thần kinh tổn thương do bệnh tiểu đường, tổn thương thần kinh sinh ba, đau thần kinh ngoại biên do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng…

Khi sử dụng thuốc tăng tái tạo bao myelin, các hoạt chất trong thuốc sẽ phát huy tác dụng tổng hợp phức hợp lipoprotein và lipid. Trong khi đó đây đều là những thành phần cấu tạo và phục hồi dây thần kinh.

Ngoài ra nhóm thuốc này còn có tác dụng cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng giúp tăng độ bền và phục hồi sợi trục thần kinh và các màng sợi trục, phòng ngừa thoái hóa, tăng tái tạo bao myelin. Từ đó giúp giảm đau và điều trị tổn thương dây thần kinh tọa hiệu quả.

Chỉ định 

  • Đau dây thần kinh tọa.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc tăng tái tạo bao myelin

Dùng thuốc tăng tái tạo bao myelin theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp trong thời gian sử dụng thuốc tăng tái tạo bao myelin gồm:

  • Phát ban da
  • Nổi mẩn ngứa
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Rối loạn tiêu hóa

8. Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh

“Bị đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì?” Thông thường bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh để điều trị dây thần kinh bị tổn thương. Trong đó Mecobalamin được dùng phổ biến nhất.

Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh thực chất là một loại co-enzyme của vitamin B12. Thuốc có tác dụng bình thường hóa tốc độ dẫn truyền và chữa lành tổn thương dây thần kinh nhờ khả năng thúc đẩy tổng hợp protein, lipid cùng với nucleic.

Một số tác dụng khác:

  • Bổ sung vitamin B12, điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ
  • Điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên khác. Điển hình như tổn thương thần kinh sinh ba, tổn thương thần kinh do mắc bệnh tiểu đường…

Chỉ định

Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Đau thần kinh tọa, tổn thương thần kinh sinh ba, tổn thương thần kinh do bệnh mãn tính…
  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt vitamin B12

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng Mecobalamin

Cách sử dụng

  • Thuốc Mecobalamin được sử dụng bằng đường miệng, nên uống thuốc với một ly nước đầy.
  • Nếu không có đáp ứng tốt, người bệnh không dùng Mecobalamin trên 1 tháng
  • Không dùng Mecobalamin quá liều, đặc biệt là những bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân hoặc chế phẩm của nó.

Liều dùng

  • Liều khuyến cáo: Uống 500mg Mecobalamin/ lần x 3 lần/ ngày.

Giá bán tham khảo

Trên thị trường, thuốc Kalmeco (Mecobalamin) đang được bán với giá 228.500 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Mecobalamin 500mg.

Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh
Thuốc kích thích phục hồi và tăng dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều trị dây thần kinh bị tổn thương

9. Thuốc kháng sinh

Đau dây thần kinh tọa có thể khởi phát từ một số tình trạng nhiễm trùng như: Nhiễm trùng đường tiết, niệu, lao phổi, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng sau khi tiêm tĩnh mạch không được vô trùng…

Đối với những trường hợp bị đau dây thần kinh tọa do nhiễm trùng, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị căn nguyên. Thuốc này có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây tổn thương thần kinh tọa như vi khuẩn lao, tụ cầu… Từ đó cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, loại bỏ căn nguyên gây bệnh và dự phòng tái phát.

Tuy nhiên thuốc kháng sinh không có khả năng giảm đau và điều trị triệu chứng do thần kinh tọa tổn thương. Vì thế bệnh nhân sẽ được hướng dẫn dùng kháng sinh kết hợp thuốc giảm đau hoặc/ và chống viêm trong suốt thời gian điều trị.

Tùy thuộc vào loại viêm nhiễm và nhóm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định một trong số các thuốc kháng sinh dưới đây:

  • Streptomycin
  • Ethambutol
  • Clindamycin
  • Quinolone
  • Ethambutol

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh tọa do nhiễm trùng.

Chống chỉ định

  • Mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc kháng sinh

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và khả năng dung nạp, bệnh nhân có thể được dùng kháng sinh bằng đường miệng hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Liều dùng thuốc dựa trên sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng, thuốc kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Chuột rút
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Sốt
  • Nhiễm nấm âm đạo
  • Phản ứng dị ứng
  • Phản ứng máu (Tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu…)
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Co giật
  • Các vấn đề về tim (rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp)
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh phù hợp với những bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa do nhiễm trùng vi khuẩn lao, tụ cầu…

10. Hoạt huyết Phục cốt hoàn

Là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, Hoạt huyết Phục cốt hoàn được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm và yêu thích nhờ thành phần hoàn toàn tự nhiên, giúp cải thiện các bệnh về xương khớp, thần kinh tọa, tăng cường các chức năng phòng ngừa bệnh tái phát. 

Sản phẩm được bào chế từ những thảo dược quý của thiên nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP, trải qua quy trình đóng gói chuyên nghiệp, khép kín để đảm bảo chất lượng. Hoạt huyết Phục cốt hoàn có chức năng hỗ trợ điều trị và cải thiện các bệnh lý về xương khớp như viêm đa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, đau thần kinh tọa,…, giúp người bệnh giảm đau nhức và tăng cường chức năng vận động.

Bảng thành phần của Hoạt huyết Phục cốt hoàn
Bảng thành phần của Hoạt huyết Phục cốt hoàn

Chỉ định:

  • Trẻ em trên 6 tuổi 
  • Người đang mắc các bệnh lý như: đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa cột sống, đau vai, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,…
  • Người hay đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay,…

Chống chỉ định:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Người mẫn cảm với các thành phần chứa trong sản phẩm

Hướng dẫn sử dụng

  • Trẻ em 6 – 15 tuổi: Sử dụng dựa trên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Người lớn trên 15 tuổi: Sử dụng 12 – 14 viên/ ngày, nên chia 2 lần, uống sau ăn 20 phút.

11. Glucosamine Orihiro hỗ trợ điều trị các vấn đề xương khớp

Theo nhiều khảo sát và nghiên cứu, Glucosamine là hợp chất có mặt trong hầu hết các mô sụn khớp, tăng cường khả năng vận động, giảm đau nhức, giúp cơ thể dẻo dai và linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, hàm lượng glucosamine trong các thực phẩm tự nhiên khá thấp nên dưỡng chất này được các chuyên gia y tế đưa vào các liệu trình điều trị đau thần kinh tọa, nhằm nâng cao hiệu quả, giúp hệ xương khớp được khỏe mạnh từ sâu bên trong. Một trong những sản phẩm được các bác sĩ khuyến khích sử dụng nhất hiện nay chính là Glucosamine Orihiro (Nhật Bản). 

Viên uống Orihiro Glucosamine có tác dụng tăng khả năng hấp thụ canxi, giảm đau, tái tạo sụn khớp hư hỏng

Sản phẩm có chức năng làm chậm quá trình lão hóa của sụn khớp, giảm bớt khó khăn trong di chuyển, tăng tiết chất nhầy ở các khớp, phòng tránh các bệnh mãn tính về xương khớp. 

Chỉ định: Sản phẩm dành cho những đối tượng sau

  • Người đau nhức thần kinh tọa, có bệnh lý xương khớp mãn tính
  • Người bị thoái hóa khớp
  • Người bị chấn thương dây chằng, sụn khớp do vận động mạnh

Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ
  • Người đang kết hợp sử dụng các thực phẩm hỗ trợ tim mạch, tiểu đường

Hướng dẫn sử dụng

  • Uống 10 viên/ ngày, nên chia thành 2 lần, uống cùng nhiều nước lọc để tăng khả năng hấp thụ
  • Sản phẩm là thực phẩm hỗ trợ, không phải là thuốc và thay thế thuốc chữa bệnh.

12. ZS Chondroitin – Giải pháp hỗ trợ cho người đau thần kinh tọa

ZS Chondroitin là sản phẩm được sản xuất trên công nghệ dây chuyền hiện đại của Nhật, được giới chuyên gia y tế đánh giá cao về công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt là đau thần kinh tọa. 

Chondroitin MSM chưa trong sản phẩm có tác dụng sản sinh glucosamine, giữ nước ở các mô sụn khớp, bôi trơn các khớp phục vụ cho quá trình vận động thuận lợi, nhanh nhẹn, phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi.

Viên uống ZS Chondroitin chứa 1560mg Chondroitin Sulfate giúp giảm đau, bổ sung dịch bôi trơn khớp, tăng tính linh hoạt

Chỉ định: Người bị thoái hóa xương khớp, đau thần kinh tọa, có nguy cơ loãng xương hoặc bị bệnh gout,…

Chống chỉ định:

  • Trẻ sơ sinh
  • Người bị dị ứng với thành phần của sản phẩm
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

13. Đau thần kinh tọa uống thuốc gì – Thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh

Trong quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ được sử dụng Novocain, Procaine hoặc một số loại thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh khác. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm dẫn truyền thần kinh cơ, giảm cảm giác đau nhức do tổn thương dây thần kinh tọa.

Ngoài ra các thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh còn có tác dụng gây tê, giảm rối loạn cảm giác và điều trị những bệnh lý liên quan đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, viêm mạch, co thắt mạch, xơ cứng mạch.

Khi điều trị đau dây thần kinh tọa, thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh sẽ được sử dụng kết hợp với vitamin B12 để tăng khả năng tái tạo và phục hồi dây thần kinh đang bị tổn thương.

Chỉ định

  • Đau dây thần kinh tọa kèm theo một số rối loạn.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh khi bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh

Dùng thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra từ việc sử dụng thuốc phong bế dẫn truyền thần kinh. Cụ thể:

  • Hạ huyết áp đột ngột
  • Dị ứng
  • Co giật
  • Chuột rút
  • Nhức đầu

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh tọa

Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trước khi sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh tọa, cụ thể:

  • Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc điều trị đau thần kinh tọa sau khi thăm khám và được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu. Không tự ý dùng thuốc.
  • Lựa chọn thuốc phù hợp với thể trạng và khả năng đáp ứng.
  • Lưu ý mục chống chỉ định, đồng thời cung cấp thông tin về bệnh sử và các thuốc đang dùng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Các thuốc cần được sử dụng đúng liều và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng để phòng ngừa tác dụng phụ và các rủi ro nghiêm trọng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu việc dùng thuốc không đạt hiệu quả điều trị.
  • Nên uống thuốc điều trị đau thần kinh tọa sau bữa ăn và uống với một ly nước đầy để giảm kích ứng dạ dày.
  • Ngừng dùng thuốc khi có tác dụng phụ. Đồng thời trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về cách xử lý và sử dụng các thuốc điều trị thích hợp hơn.
Bệnh nhân chỉ dùng thuốc điều trị đau thần kinh tọa khi được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu
Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc điều trị đau thần kinh tọa sau khi thăm khám và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là danh sách các thuốc trị đau dây thần kinh tọa tốt và được sử dụng phổ biến. Những loại thuốc này được sử dụng với nhiều mục đích và nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Vì thế người bệnh không nên tự ý dùng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp. Đồng thời dùng thuốc đúng liều và đúng thời gian để tăng hiệu quả chữa trị, giảm nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ.

 

Câu hỏi liên quan
Đau Thần Kinh Tọa Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay lạnh là thắc mắc phổ biến của người bệnh khi xây dựng kế hoạch điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không
Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không và điều trị như thế nào là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một bệnh lý nghiêm trọng, cần nhiều thời gian để kiểm soát và ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng do có tính lành mạnh và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và xương khớp. Điển hình như tăng cường sức bền và độ ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Toạ Có Quan Hệ Được Không
Đau thần kinh tọa có thể gây khó khăn cho các hoạt động tình dục cũng như khiến một số người bệnh lo lắng quan hệ sẽ khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số ...
Xem chi tiết

Bình luận (31)

  1. Lê Minh Thắng says: Trả lời

    Em bị đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống lưng. Con bạn mách mua thuốc ZS của nhật về dùng được 10 ngày rồi mà sao vẫn chưa thấy đỡ, sốt hết cả ruột, chắc em ngưng đổi loại khác quá

  2. Đặng Văn Cường says: Trả lời

    Uống thuốc của bên trung tâm thuốc dân tộc có tác dụng phụ gì không vậy mọi người , uống có bị mệt người các kiểu không
    . Trước em uống nhiều thuốc giảm đau nên người bị mệt, em hay buồn ngủ và kiểu đầu óc lơ mơ

    1. Hằng Út says:

      Đông y sợ nhất là vụ thuốc bẩn ấy, mà tìm hiểu thấy trung tâm này dùng thuốc tự trồng để bào chế, vườn tược thì rộng, được kiểm định đàng hoàng. Bên trung tâm toàn các bác sĩ giỏi và nhận nhiều giải thưởng. Có bài báo này ghi rõ ràng này

    2. Lê Liên says:

      Em điều trị tại trung tâm 3 tháng rồi và tình trạng đau nhức mỏi cơ của em cải thiện đến 9 phần đó, giảm đau rõ rết. Khi em uống thuốc là cũng thấy người khỏe chứ không có gặp các triệu chứng gì khó chịu hay người mệt mỏi gì hết. Trước khi đến khám em cũng thăm dò và kiểm tra bên trung tâm rồi, họ uy tín

  3. Nguyễn Hoàng Hà says: Trả lời

    Chào mọi người, năm nay tôi 40 tuổi, cách đây 1 tháng mình có hiện tương đau lưng, đau lan cả xuống mông và chân. Đi khám chụp phim thì bác sĩ bảo bị đau thần kinh tọa. Tôi uống thuốc, tiêm thuốc rồi vật lý trị liệu 1 thời gian thì thấy đỡ nhưng giờ lại bị đau lại. Giờ có dùng được bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường không?

    1. Minh Anh says:

      Bạn đem phim chụp với kết quả xét nghiệm đến nhà thuốc để bên đó xem, bắt mạch rồi kê đơn cho. Theo mình biết thì đỗ minh đường chuyên trị xương khớp ấy, mình cũng có bạn từng chữa ở đây bảo ok

    2. Lê Thị Thúy says:

      Trước tớ uống thuốc ở bên này 2 tháng thấy cũng đang ổn dần, cảm giác không còn đau và khó chịu như trước nữa, thấy thuốc cũng ổn đấy, nếu được bạn cứ sắp xếp đến nhà thuốc để thăm khám cụ thể xem thế nào

  4. Bún Đậu Khói says: Trả lời

    Tưởng bệnh này người già mới bị chứ sao em mới 32 tuổi lại dính nhỉ. Vài hôm trước tự nhiên em thấy đau lưng, rồi nó lan xuống chân, đi khám mới biết bị đau thần kinh tọa. Không biết là do sao chữa kiểu gì nhỉ mọi người?

    1. Lê Nguyên says:

      Hỏi bác sĩ mới biết nguyên nhân chứ bạn nói vậy cũng chịu ấy, tới đa khoa khám họ kê cho toa thuốc uống tầm 2 tuần là khỏe ngay ấy mà

    2. Phúc Phúc says:

      Nhớ đợt dùng thuốc tây một toa cả mớ thuốc, giảm đau, giãn cơ các kiểu em uống mà no luôn, uống thì giảm đau nhanh nhưng khổ cái em bị dạ dày hành, thuốc lại không hết triệt để, mới ngưng thuốc 2 tháng giờ chân đau lại, em đang nghiên cứu coi có cách chữa gì khác không

    3. Ni Ki Ta says:

      Tạt qua đông y xem sao chế, thấy bữa nay họ chuộng đông y nhiều nè, an toàn hơn mà nghe bảo trị bệnh tận gốc, ổn lâu dài ấy

  5. Kết Phạm says: Trả lời

    Có ai dùng piod mà bị táo bón với người hơi mệt mệt, thỉnh thoảng còn bị chóng mặt không nhỉ. Em dùng thuốc 3 hôm thấy cũng có giảm đau nhưng lại bị triệu chứng vậy ấy

    1. Nguyễn Thảo Ngọc says:

      Thuốc này có tác dụng phụ mà, xui bạn lại dính phải ấy, được cái công nhận thuốc giảm đau thần tốc thiệt sự, mình cũng đang dùng chưa tới 1 tuần mà thấy lưng với chân khỏe hơn nhiều

    2. Thỏ Con says:

      Chớ vội thấy khỏe khỏe mà mừng nha, thuốc tây thì vậy rồi, lắm tác dụng phụ ấy, dùng lâu dài hại dạ dày với sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác mà còn chẳng trị được dứt điểm

  6. Đặng Hùng says: Trả lời

    Cho em hỏi thuốc quốc dược phục cốt khang ở Nghệ An tiệm thuốc nào bán vậy ạ? Em thấy trong này chỉ ghi địa chỉ ở HN vs HCM mà toàn xa em quá chả biết làm sao để tới trực tiếp

    1. says:

      Nếu bạn không tiện đi lại thì bạn gọi tới nhà thuốc số này nè 0932 064 179, bảo bác sĩ gửi thuốc về cho cũng được. Không cần mất công đi đỡ vất vả, tầm đâu 3-4 hôm là nhận được thuốc thôi

    2. Vũ Kim Ngân says:

      Trong gói thuốc có hướng dẫn cách đun sắc không bạn ơi chứ lần đầu mình dùng đông y lơ mơ khoản này lắm, chỉ sợ mua về sắc tầm bậy rồi hư hết

    3. Phan Thị Loan says:

      Bạn mua thuốc sẽ được bác sĩ bên đó hướng dẫn dùng cụ thể lắm, mà thuốc này dạng viên hoàn với cao nên dùng đơn giản cực kỳ, qua rồi cái thời còng lưng sắc thuốc bạn ạ. Trong quá trình dùng thuốc sẽ có bác sĩ gọi hỏi thăm thường xuyên nên yên tâm

  7. Phương Thùy says: Trả lời

    Em sau sinh được 8 tháng nhưng lưng vẫn không phục hồi, giờ phần lưng ngày càng đau, nó lan xuống hông luôn, em ngồi dậy, bồng con rất khó khăn, em thấy thuốc hoạt huyết phục cốt hoàn là đông y nên định mua dùng thì có nên không

    1. nguyen tinh says:

      lo nay minh thay uong hieu qua day, dung 1 lọ thay cung giam dau nhieu do, ma uong em bung, khong bi nong nguoi nhu thuoc tay, khong bi mun ghe tham

    2. Hương 90 says:

      Cho con bú thì phải hỏi bác sĩ cho chắc chị ạ, chị dùng loại này thì liên hệ bên trung tâm thuốc dân tộc ấy, thuốc của bên này mà. Em thấy bên này có bác sĩ luôn ấy, toàn các bác sĩ làm ở bệnh viện y học cổ truyền trung ương và hiện đã nghỉ hưu đó ạ

  8. Mai Bảo Hồng Ngọc says: Trả lời

    Trong nhóm thuốc này có thuốc nào không có đơn bác sĩ mua về uống được vậy, để em thử 1 loại coi có đỡ đau lưng không chứ giờ nằm trở người thôi cũng nhăn cả mặt ấy

    1. nguyễn hồng says:

      mua viên orihiro của nhật ấy, cái này thực phẩm chức năng bán nhiều lắm , thấy họ cũng kháo nhau trên mạng nhiều mà chẳng biết hiệu quả sao . cơ mà coi lựa chỗ mà mua chứ hàng giả nhiều nha

    2. Linh Xuyên Á says:

      Dạng TPCN kiểu này uống thì đỡ lo tác dụng phụ nhưng mình e là không xi nhê gì, uống hỗ trợ thôi thì được chứ bà mình dùng lọ này cũng qua lọ thứ 2 mà cũng chỉ thuyên giảm chút ít thôi

  9. Nhun Nhun says: Trả lời

    Thuốc chữa đau dây thần kinh tọa quốc dược phục cốt có hiệu quả thật không mọi người. Em thấy người ta nhắc đến quá trời nhưng cũng ngại dùng vì trước giờ điều trị cũng nhiều loại thuốc rồi mà bệnh không khỏi. Em xem review ở đây thấy cũng nhiều người uống

    1. Nhím Biển says:

      Đọc trong link thấy quá trời người bệnh chia sẻ kết quả điều trị thực tế thì chắc thuốc hiệu quả thật đấy, mình thấy bên trung tâm thuốc dân tộc này cũng uy tín, lên vtv2 các kiểu rồi profile bác sĩ cũng xịn sò nè

    2. Đặng Văn Hậu says:

      Bị đau dây thần kinh tọa uống thuốc quốc dược phục cốt khang là chuẩn rồi đấy, thuốc này chuyên trị bệnh xương khớp mà. Bữa mình bị đau lưng mà nó lan xuống chân luôn, đi lại cà thọt khó khăn cực kỳ.Nhìn bệnh thì nặng nề vậy mà ai dè uống thuốc quốc dược phục cốt 2 tuần là giảm đau rồi, chân cẳng, lưng cũng thoải mái hơn được chút. Tổng liệu trình của mình gồm 3 loại là quốc dược phục cốt hoàn đặc trị thoát vị đĩa đệm, quốc dược bổ thận hoàn, quốc dược giải độc hoàn uống tổng cộng trong vòng 3 tháng là mình khỏi đau luôn, giờ có thể vận động linh hoạt, làm việc nhà, đi lại ngon lành ấy. Thuốc cũng dễ uống mà không cần phải sắc đâu. Nếu muốn chữa về thuốc nói về đau dây thần kinh này thì bài này sẽ phân tích cụ thể và chi tiết hơn

    3. Thu Giang says:

      Sao thuốc gì nghe tên na ná nhau vậy bạn ơi, loại nào là giảm đau chủ chốt để mình mua về uống giảm đau tức thì chứ giờ bàn chân, ngón chân gần như tê liệt ấy

    4. VF Thùy Nhung says:

      Bộ thuốc này không phải thuốc giảm đau đơn thuần nha, cả bộ kết hợp để đặc trị bệnh từ gốc luôn, bạn phải kết hợp theo chỉ định bác sĩ thì vừa hết đau mà vừa ổn bệnh lâu dài chứ chỉ dùng giảm đau thì phụ thuộc thuốc cả đời, rồi nhiều tác dụng kèm theo bạn không lường trước được đâu

  10. Thùy Trang says: Trả lời

    Như thuốc paracetamlol mình dùng để giảm đau thường xuyên được không nhỉ, kiểu mỗi lần lên cơn đau thì tấp 1 viên vào ấy, thuốc này thông dụng chắc dùng thường xuyên được nhỉ, vì nhiều người dùng thấy không có ai bị sao cả

    1. Linh Giang Nguyễn says:

      Nhanh cũng phải cách nhau khoảng 6 tiếng bạn ạ nhưng cũng không lạm dụng được đâu, không thể dùng thuốc này để giảm đau về lâu dài được. Dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và nhiều tác dụng phụ khác nữa. Bạn nên đi khám có toa thuốc điều trị chuyên sâu đi

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua