Các Thuốc Trị Teo Cơ Chân Hiệu Quả Người Bệnh Nên Biết
Các thuốc điều trị teo cơ chân có tác dụng kích thích sự phát triển của các mô cơ, phục hồi khối lượng cơ bắp và duy trì các cơ khỏe mạnh. Điều này giúp khắc phục yếu chi và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh có thể dùng thuốc Tây, thuốc Nam hoặc thuốc Đông y theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Thuốc Tây điều trị teo cơ chân
Teo cơ chân là sự suy giảm khối lượng cơ bắp ở chi. Điều này thường kèm theo cảm giác yếu ớt, khó hoặc không thể vận động, dễ vấp ngã. Thông thường bệnh nhân được hướng dẫn vận động tại nhà hoặc tập vật lý trị liệu để phục hồi khối lượng cơ bắp và chức năng vận động.
Một số loại thuốc cũng được chỉ định để thúc đẩy quá trình hồi phục, kiểm soát nguyên nhân gây teo cơ chân. Chẳng hạn như suy dinh dưỡng, bất động, một số rối loạn di truyền.
Dựa vào tình trạng cụ thể, một số loại thuốc Tây dưới đây sẽ được sử dụng:
1. Corticosteroid (steroid)
Thuốc Corticosteroid (steroid) có khả năng cải thiện chức năng và sức mạnh của cơ trong vòng 6 tháng đến 2 năm (đã được chứng minh). Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng làm chậm quá trình suy yếu cơ bắp, kích thích sự tái tạo của các mô cơ. Chính vì thế mà Corticosteroid (steroid) được xác định là một trong những thuốc điều trị teo cơ chân hiệu quả.
Về cơ bản, loại thuốc này còn có khả năng chống viêm mạnh và giảm đau. Thuốc thường được dùng trong điều trị các bệnh xương khớp để giảm đau và viêm. Đồng thời hỗ trợ luyện tập phục hồi chức năng cho người bệnh.
Tùy thuộc vào tình trạng, Corticosteroid (steroid) có thể được dùng ở dạng viên nén hoặc dung dịch uống. Nghiên cứu cho thấy, liều lượng hàng ngày đối với loại thuốc này là hiệu quả nhất.
Tuy nhiên cần thận trọng vì việc sử dụng Corticosteroid dài ngày có thể gây một số tác dụng phụ sau:
- Tăng cân
- Mọc tóc quá nhiều
- Tăng nguy cơ loãng xương
- Tăng nhãn áp
- Giữ nước dẫn đến sưng ở chân
2. Thuốc Emflaza (Deflazacort)
Emflaza (Deflazacort) là thuốc dùng cho người bị teo cơ chân do loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD). Thuốc phù hợp với trẻ 5 tuổi và người lớn. DMD là một dạng rối loạn di truyền dẫn đến sự suy yếu và suy giảm khối lượng cơ (teo cơ). Bệnh xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt hoặc đột biến gen dystrophin (protein giữ cho tế bào cơ nguyên vẹo và khỏe mạnh).
Emflaza là một loại Corticosteroid. Thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm viêm và đau. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng duy trì cơ bắp khỏe mạnh. Dựa vào độ tuổi và tình trạng cụ thể, liều dùng Emflaza (Deflazacort) khác nhau ở mỗi người.
Thuốc được chứng minh lâm sàng về tính hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng Emflaza kéo dài hoặc/ và liều cao có thể gây nhiều tác dụng phụ, bao gồm:
- Tăng cân
- Thèm ăn
- Hội chứng Cushing
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Rậm lông
- Ho
- Tăng huyết áp
- Các vấn đề về mắt
- Giảm mật độ xương
3. Exondys 51 (Eteplirsen)
Exondys 51 (Eteplirsen) được điều chế ở dạng thuốc tiêm. Đây là một trong các thuốc điều trị teo cơ chân do loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD). Tương tự như Emflaza (Deflazacort), thuốc Exondys 51 (Eteplirsen) hoạt động bằng cách làm tăng nồng độ dystrophin trong cơ thể. Từ đó giúp phục hồi các mô cơ tổn thương và duy trì cơ bắp khỏe mạnh.
Thuốc Eteplirsen được dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng thuốc dựa vào tình trạng và cân nặng của bệnh nhân. Thông thường bệnh nhân được tiêm truyền mỗi tuần 1 lần, mỗi lần truyền trong 35 – 60 phút.
Những trường hợp sử dụng Exondys 51 (Eteplirsen) dài ngày có thể gặp một số tác dụng phụ dưới đây:
- Chóng mặt
- Đau tại vị trí tiêm
- Buồn nôn
- Nôn
- Đau khớp
- Phản ứng dị ứng (hiếm gặp)
4. Thuốc chứa steroid đồng hóa
Đây là thuốc điều trị teo cơ chân thường được sử dụng. Các thuốc chứa steroid đồng hóa (chẳng hạn như methandrostenolone) có tác dụng phục hồi cơ bắp, làm chậm sự giảm khối lượng cơ.
Ngoài ra loại thuốc này còn có tác dụng tăng cường sức mạnh, giảm yếu chi, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng sau teo cơ. Từ đó giúp lấy lại phạm vi và khả năng vận động linh hoạt.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị teo cơ chân
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần vận động và vật lý trị liệu. Đây là phương pháp chính trong điều trị teo cơ chân, giúp phục hồi sức mạnh và khối lượng cơ nhanh chóng.
Ngoài ra nên dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống nhiều protein và canxi. Những thành phần dinh dưỡng này giúp thúc đẩy quá trình phục hồi cơ xương khớp, tăng cường sức mạnh và phát triển mô cơ. Protein còn cung cấp năng lượng cho các hoạt động, hỗ trợ quá trình luyện tập.
Một số lưu ý khác khi dùng thuốc điều trị teo cơ chân:
- Thăm khám kỹ lưỡng, phân loại và xác định nguyên nhân gây teo cơ chân.
- Luyện tập và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều dùng thuốc điều trị teo cơ chân để tránh gây nguy hiểm.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc nam hoặc thuốc đông y.
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và loại thuốc đang dùng để tránh tương tác thuốc.
- Trong quá trình điều trị, theo dõi diễn tiến của bệnh. Thông báo với bác sĩ nếu có tác dụng phụ hoặc bệnh teo cơ không giảm sau nhiều ngày dùng thuốc.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tây y kết hợp với thuốc nam, thuốc đông y hoặc những loại dược phẩm khác để tránh gây ngộ độc.
- Cần nhiều thời gian để khắc phục chứng teo cơ. Chính vì thế người bệnh cần kiên trì điều trị để đạt hiệu quả tối đa.
Trên đây là các thuốc điều trị teo cơ chân được sử dụng phổ biến. Tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh có thể dùng thuốc tây, đông y hoặc thuốc nam. Điều quan trọng là dùng thuốc đúng liều và đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống và vận động trị liệu tích cực để sớm khắc phục tình trạng.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!