Hội Chứng Cơ Hình Lê (Piriformis Syndrome): Thông Tin Cần Biết
Hội chứng cơ hình lê là tình trạng co thắt cơ hình lê và gây đau mông. Hội chứng này cũng có thể gây kích thích các dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn, tê ngứa dọc theo mặt sau của chân và bàn chân.
Hội chứng cơ hình lê là gì?
Cơ hình lê (Cơ Piriformis) là một cơ nhỏ nằm sâu bên trong mông (ở phía sau mông). Cấu tạo và chức năng cơ bản của cơ hình lê như sau:
- Bắt đầu ở cột sống lưng dưới và kết nối với bề mặt trên của mỗi xương đùi
- Cơ chạy dọc theo đường chéo kết hợp với dây thần kinh tọa chạy dọc ngay bên dưới
- Có chức năng hỗ trợ xoay hông và xoay chân, bàn chân ra ngoài cơ thể
Hội chứng cơ hình lê (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ không phổ biến, xảy ra khi cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Các đặc trưng phổ biến của hội chứng này là gây đau đớn, tê, ngứa ran dọc theo mặt sau của chân và chân, tương tự như triệu chứng đau thần kinh tọa.
Hội chứng cơ hình lê thường rất khó xác định. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kiểm tra một số triệu chứng và đề nghị kiểm tra hình ảnh để hỗ trợ chẩn đoán bệnh.
Biện pháp điều trị thường bao gồm tránh khỏi các hoạt động gây căng thẳng lên cơ hình lê, thực hiện bài tập kéo giãn, vật lý trị liệu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Phẫu thuật thường không được khuyến khích, tuy nhiên đối với các cơn đau nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa, phẫu thuật có thể được đề nghị.
Dấu hiệu nhận biết Hội chứng cơ hình lê
Đau thần kinh tọa là dấu hiệu phổ biến nhất của Hội chứng cơ hình lê. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp các dấu hiệu khác, chẳng hạn như khó chịu ở một phần cơ thể, đau ở mặt sau của chân hoặc các dấu hiệu không phổ biến khác.
Một số dấu hiệu và triệu chứng khác của Hội chứng cơ hình lê bao gồm:
- Tê và ngứa ran ở mông, có thể kéo đến mặt sau của chân
- Đau cơ ở mông
- Khó ngồi hoặc cảm thấy không thoải mái khi ngồi
- Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi lâu
- Cơn đau ở mông và chân trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động
Trong một số trường hợp, các triệu chứng cơ hình lê có thể nghiêm trọng đến mức gây mất chức năng ở chân. Người bệnh có thể mất khả năng hoàn thành các công việc cơ bản hàng ngày, chẳng hạn như ngồi trước máy tính, lái xe, nấu ăn hoặc thực hiện các công việc gia đình khác.
Nguyên nhân gây Hội chứng cơ hình lê
Cơ hình lê là dải cơ phẳng nằm ở mông gần khớp háng. Cơ này rất quan trọng trong các chuyển động ở phần dưới của cơ thể vì cơ hỗ trợ ổn định khớp, giúp nâng và xoay đùi ra khỏi cơ thể.
Cơ hình lê gân như hoạt động mỗi ngày khi đi bộ hoặc xoay cơ thể. Do đó, cơ có thể bị thương hoặc bị kích thích trong các hoạt động thể chất quá mức.
Cụ thể một số nguyên nhân phổ biến có thể gây Hội chứng cơ hình lê bao gồm:
- Lạm dụng cơ quá mức
- Chạy hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến chân lặp lại nhiều lần
- Ngồi trong một thời gian dài
- Nâng vật nặng quá sức
- Leo cầu thang thường xuyên
Các chấn thương cũng có thể làm tổn thương cơ hình lê và khiến cơ chèn ép lên dây thần kinh tọa. Các tổn thương phổ biến có thể bao gồm:
- Xoay hông một cách đột ngột
- Té ngã
- Chấn động trực tiếp đến hông chẳng hạn như va chạm trong thể thao hoặc tai nạn giao thông
- Bị thương với vết thương lớn xuyên thấu đến cơ
- Co thắt cơ hình lê quá mức do bị kích thích bởi các cấu trúc lân cận, chẳng hạn như khớp xương cùng hoặc khớp hông
Bất cứ ai ngồi trong thời gian dài, chẳng hạn như ngồi ở bàn làm việc hoặc ngồi trước TV cả ngày đều có nguy cơ mắc Hội chứng cơ hình lê cao hơn. Những người thường xuyên tập thể dục ở các chi dưới cũng có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là những người tập nặng với cường độ cao.
Chẩn đoán Hội chứng cơ hình lê
Không có xét nghiệm chẩn đoán cụ thể cho Hội chứng cơ hình lê. Tình trạng bệnh thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân và khám sức khỏe cơ bản. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể loại trừ các nguyên nhân khác có thể dẫn đến cơn đau để chẩn đoán Hội chứng cơ hình lê.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng của Hội chứng cơ hình lê bao gồm:
- Đau âm ỉ ở mông
- Đau lan đến mặt sau của đùi, bắp chân hoặc bàn chân
- Đau khi đi lên cầu thang hoặc nghiêng
- Đau trở nên nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu
- Gây giảm phạm vi chuyển động ở khớp háng
Các triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi trong thời gian dài, đi bộ, chạy và cảm thấy tốt hơn khi nằm ngửa.
2. Kiểm tra sức khỏe
Khám sức khỏe thường bao gồm kiểm tra hông và bàn chân để xác định các cử động có gây đau thắt lưng hoặc đau các chi dưới (đau thần kinh tọa) hay không.
Thông thường, ở người bệnh Hội chứng cơ hình lê, cử động hông sẽ dẫn đến các cơn đau.
Ngoài ra, một số kiểm tra khác cũng được thực hiện để kiểm tra nguyên nhân của các cơn đau bao gồm kiểm tra đau cục bộ và kiểm tra sức mạnh cơ.
3. Kiểm tra tiền sử bệnh
Tiền sử bệnh bao gồm việc đánh giá sâu về các triệu chứng, chẳng hạn như vị trí hoặc các hoạt động khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ cũng có thể trao đổi về thời gian xuất hiện các cơn đau các kích thích khác, chẳng hạn như chấn thương, tai nạn và các phương pháp điều trị tại nhà đã thực hiện.
Đôi khi bác sĩ cũng có thể kiểm tra các nguyên nhân liên quan khác, chẳng hạn như bệnh viêm khớp hoặc thoái hóa khớp háng.
4. Xét nghiệm chẩn đoán
Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X – quang và chụp MRI, có thể được chỉ định để kiểm tra các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa hoặc Hội chứng cơ hình lê. Các xét nghiệm này cũng được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như Hội chứng cơ hình lê, chẳng hạn như chèn ép dây thần kinh hoặc thoát vị đĩa đệm.
Điều trị Hội chứng cơ hình lê
Hội chứng cơ hình lê thường không cần điều trị. Thông thường các triệu chứng có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây ảnh hưởng đến cơ hình lê.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau kiểu đau, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:
1. Chườm nóng và chườm lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh các cách tốt nhất để giảm đau tại nhà.
Chườm lạnh:
Khi xuất hiện các cơn đau, người bệnh có thể nằm sấp ở tư thế thoải mái nhất và đặt một túi đá lạnh lên khu vực bị đau trong 20 phút. Lặp nếu nếu cần thiết sau 2 đến 4 giờ. Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng với đá lạnh để tăng hiệu quả điều trị.
Nếu các hoạt động thể chất kéo dài khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể chườm đá ngay sau các hoạt động thể chất.
Chườm nóng:
Người bệnh có thể chườm lạnh và chườm nóng xen kẽ để tăng cường hiệu quả điều trị. Nếu chườm nóng, người bệnh có thể đặt khăn ấm và ẩm lên da trong khoảng 20 phút mỗi lần.
Tuy nhiên tránh nằm ngủ trên đệm sưởi, bời vì điều này có thể gây bỏng da.
2. Thuốc điều trị
Loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị Hội chứng cơ hình lê là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các loại thuốc chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen có thể hỗ trợ giảm viêm và đau.
Đối với các cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc tiêm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
- Thuốc tiêm gây tê cục bộ và corticosteroid: Các loại thuốc này có thể được tiêm trực tiếp vào cơ hình lê để giảm co thắt và giảm đau. Mục tiêu của việc tiêm thuốc là cải thiện cơn đau cấp tính nhanh chóng và tạo điều kiện cho các bài tập vật lý trị liệu.
- Tiêm botox: Đối với người bệnh kháng thuốc gây mê và Corticosteroid, bác sĩ có thể đề nghị tiêm độc tố botulinum (chẳng hạn như botox) để cải thiện các triệu chứng. Đây là một hoạt chất làm suy yếu cao, có thể hỗ trợ thư giãn, giảm áp lực lên dây thần kinh tọa và cải thiện cơn đau.
3. Phẫu thuật
Đối với các trường hợp đau đớn nghiêm trọng hoặc khi cơn đau mãn tính không thể cải thiện, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật có thể giải phóng cơ hình lê, tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm đau hiệu quả.
Phẫu thuật phổ biến thường là cắt cơ hình lê, tuy nhiên hiếm khi phẫu thuật được cần thiết để điều trị các triệu chứng.
Bài tập cải thiện Hội chứng cơ hình lê
Hầu hết các trường hợp, Hội chứng cơ hình lê có thể được cải thiện bằng cách kéo căng cơ hình lê có hệ thống và tăng dần theo thời gian. Có một số bài tập kéo giãn cơ xương ở bàn chân, gân khoeo và cơ duỗi hông có thể cải thiện các triệu chứng đau dọc theo dây thần kinh tọa. Các bài tập phổ biến bao gồm:
Căng cơ hình lê:
Bài tập 1: Người tập nằm ngửa, hai bàn chân đặt phẳng trên sàn và gập cả hai đầu gối. Kéo đầu gối phải lên trước ngực, dùng tay trái nắm lấy đầu gối và kéo về phía vai trái và giữ căng. Lặp lại cho mỗi bên.
Bài tập 2: Người tập nằm ngửa, hai bàn chân đặt phẳng trên sàn và gập cả hai đầu gối. Đặt mắt cá chân phải qua đầu gối của chân trái. Kéo đùi trái về phía ngực và giữ căng. Lặp lại cho mỗi bên.
Mỗi lần kéo căng cơ hình lê, người tập nên được giữ trong 5 giây, sau đó tăng dần để giữ trong 30 giây và lặp lại ba lần mỗi ngày.
Bài tập căng gân:
Kéo căng gân kheo (cơ lớn đặt dọc theo mặt sau của mỗi đùi) có thể cải thiện các triệu chứng đau dọc theo dây thần kinh tọa.
- Người tập nằm ngửa, duỗi thẳng cả hai chân.
- Nâng một chân lên cao và giữ chặt một chiếc khăn quấn sau bàn chân, sau đó kéo chân (không làm cong chân) cho đến khi cảm thấy căng nhẹ dọc theo mặt sau của đùi.
- Cố gắng giữ căng trong 30 giây và lặp lại khoảng 3 lần mỗi ngày.
Phòng ngừa Hội chứng cơ hình lê
Mặc dù một số hoạt động thể chất quá mức có thể gây Hội chứng cơ hình lê, tuy nhiên tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh. Cơ hình lê cần được tập luyện để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các nguy cơ tổn thương.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như:
- Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi chạy bộ hoặc thực hiện các bài tập khác
- Thực hiện các bài tập với cường độ vừa phải và tăng dần để tránh các rủi ro liên quan
- Tránh hoặc hạn chế tối đa việc chạy lên hoặc xuống đồi và chạy trên các bề mặt bằng phẳng
- Nếu cần ngồi lâu, hãy đứng dậy và đi lại hoặc thực hiện một số bài tập nhẹ
Hội chứng cơ hình lê thường không nguy hiểm, tuy nhiên nguy cơ tái phát thường cao. Do đó, người bệnh nên thực hiện vật lý trị liệu và thường xuyên vận động để tránh các chấn thương gây tái phát các triệu chứng.
Duy trì các hoạt động thể chất có thể hỗ trợ giữ thẳng lưng, chân và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, khởi động và làm nóng cơ thể trước khi luyện tập để tránh các rủi ro liên quan.
Tham khảo thêm: Hội chứng dải chậu chày (Iliotibial Band Syndrome)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!