Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là những thang điểm và tiêu chí quan trọng giúp bác sĩ chuyên khoa phân tích, xác định bệnh lý. Đồng thời kiểm tra và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó xem xét, thiết lập phác đồ điều trị và phục hồi chức năng phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất (chẩn đoán lâm sàng)
Để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh sẽ được kiểm tra các biểu hiện lâm sàng và những tổn thương thực thể. Điển hình như tình trạng đau nhức, cứng khớp, viêm, sưng, đỏ khớp, hạn chế khả năng vận động…
Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển với những triệu chứng không rõ ràng và không đầy đủ, dễ nhầm lẫn với những bệnh xương khớp khác. Vì thế bác sĩ chuyên khoa cần dựa vào những các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp để sớm phát hiện bệnh lý. Đồng thời thiết lập phác đồ điều trị và phục hồi chức năng phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp gồm:
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010
Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010 được xác định là tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất. Tiêu chuẩn này có khả năng phát hiện sớm bệnh lý. Đồng thời phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp với những bệnh lý khác.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010 thường được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn sớm hoặc mới phát
- Tổn thương khớp tiến triển dưới 6 tuần
- Viêm khớp dạng thấp thể ít khớp
- Viêm màng hoạt dịch khớp không do những bệnh lý khác
- Trên lâm sàng có ít nhất một khớp viêm màng hoạt dịch.
Theo Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010, bệnh viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán dựa trên những tiêu chí sau:
Biểu hiện tại khớp
- Biểu hiện ở 1 khớp lớn: 0 điểm
- Biểu hiện ở 2 đến 10 khớp lớn: 1 điểm
- Biểu hiện ở 1 đến 3 khớp nhỏ (có hoặc không có những biểu hiện bất thường tại các khớp lớn): 2 điểm
- Biểu hiện ở 4 đến 10 khớp nhỏ (có hoặc không có những biểu hiện bất thường tại các khớp lớn): 3 điểm
- Biểu hiện bất thường trên 10 khớp (có ít nhất 1 khớp nhỏ): 5 điểm.
Xét nghiệm huyết thanh (phải có ít nhất một xét nghiệm được thực hiện)
- Anti CCP âm tính và RF âm tính: 0 điểm
- Anti CCP dương tính thấp và RF dương tính thấp: 2 điểm
- Anti CCP dương tính cao và RF dương tính cao: 3 điểm
Những yếu tố phản ứng pha cấp (phải có ít nhất một xét nghiệm được thực hiện)
- Tốc độ lắng máu bình thường và CRP bình thường: 0 điểm
- Tốc độ lắng máu tăng hoặc CRP tăng: 1 điểm
Thời gian các triệu chứng xuất hiện
- Thời gian biểu hiện các triệu chứng <6 tuần: 0 điểm
- Thời gian biểu hiện các triệu chứng ≥6 tuần: 1 điểm
Chẩn đoán xác định
Bệnh nhân được xác định mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khi số điểm ≥6/10.
- Dương tính thấp khi các tiêu chuẩn ≤ 3 lần giới hạn cao của bình thường.
- Dương tính cao khi các tiêu chuẩn > 3 lần giới hạn cao của bình thường.
Lưu ý
- Bệnh nhân cần được theo dõi, kiểm tra và đánh giá lại chẩn đoán. Vì trong nhiều trường hợp, các tiêu chí nêu trên có thể là biểu hiện sớm của một hoặc nhiều bệnh lý khớp khác không liên quan đến viêm khớp dạng thấp.
- Cần kiểm tra và chẩn đoán lại khi các biểu hiện có sự thay đổi.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987 là tiêu chuẩn đầu tiên được áp dụng và có độ chính xác cao. So với tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010, tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987 phổ biến hơn, được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Thông thường tiêu chuẩn này sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Viêm khớp tiến triển trên 6 tuần
- Biển hiện bất thường xảy ra ở nhiều khớp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Viêm tối thiểu 3 nhóm khớp: Bệnh nhân bị tràn dịch hoặc có biểu hiện sưng phần mềm tối thiểu 3 nhóm trong số 14 nhóm khớp (bao gồm cả hai bên), bao gồm: (1)
- Khớp bàn ngón tay
- Khớp ngón gần bàn tay
- Khớp khuỷu
- Khớp cổ tay
- Khớp cổ chân
- Khớp gối
- Khớp bàn ngón chân.
- Cứng khớp vào mỗi buổi sáng và kéo dài trên 1 giờ đồng hồ. (2)
- Viêm khớp đối xứng. (3)
- Viêm các khớp ở bàn tay: Bệnh nhân bị sưng tối thiểu một nhóm khớp trong số những nhóm sau: (4)
- Khớp cổ tay
- Khớp bàn ngón tay
- Khớp ngón gần.
- Xuất hiện các hạt dưới da.
- Chụp X-quang cho thấy những biểu hiện điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp (chụp cổ tay, các khớp tại bàn tay hoặc/ và khớp tổn thương)
- Hình hốc
- Hình bào mòn
- Hình khuyết đầu xương
- Mất chất khoáng đầu xương
- Hẹp khe khớp.
Chẩn đoán xác định
- Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khi có ≥ 4 tiêu chuẩn
- Các triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn 1, 2, 3, 4) có thời gian tiến triển ≥ 6 tuần và được thầy thuốc xác định.
Độ nhạy và độ đặc hiệu
- Đối với những trường hợp có viêm khớp dạng thấp đã tiến triển, tiêu chuẩn chẩn đoán ACR 1987 có độ nhạy từ 91 – 94%, độ đặc hiệu 89%.
- Đối với những trường hợp có viêm khớp dạng thấp mới phát, tiêu chuẩn chẩn đoán ACR 1987 có độ nhạy từ 40 – 90%, độ đặc hiệu từ 50 – 90%.
Lưu ý
- Ở Việt Nam, hạt dưới da tương đối hiếm gặp.
- Trong quá trình chẩn đoán, người bệnh cần được khảo sát những triệu chứng ngoài khớp khác. Cụ thể như viêm mống mắt, teo cơ, tràn dịch ngoài màng tim, viêm mạch máu, tràn dịch màng phổi… Những biểu hiện ngoài khớp thường nhẹ, ít gặp nên dễ bị bỏ qua.
Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên những biểu hiện lâm sàng, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số kỹ thuật cần thiết để xác định các tổn thương trong xương, khớp, mô mềm. Từ đó chẩn đoán xác định và phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp với những bệnh xương khớp khác.
1. Các xét nghiệm cơ bản
Người bệnh được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cơ bản để góp phần chẩn đoán bệnh lý và làm nền tảng cho việc chỉ định những xét nghiệm cần thiết và quan trọng khác.
Một số xét nghiệm cơ bản thường được yêu cầu thực hiện:
- Đo điện tâm đồ: Kiểm tra nhịp đập của mạch, nhịp tim và những vân đề ở tim.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được chỉ định với mục đích kiểm tra những yếu tố viêm trong cơ thể. Bao gồm:
- Tốc độ lắng hồng cầu (ESR): Tăng cao.
- Kháng thể kháng nhân: Tăng cao. Kháng thể kháng nhân chính là những protein được tạo ra và phát triển từ hệ thống miễn dịch.
- Yếu tố dạng thấp.
- Protein phản ứng C.
- Cyclic citrullinated peptide (CCP).
- Xét nghiệm chức năng gan, phổi: Xét nghiệm chức năng gan, phổi cho phép bác sĩ kiểm tra chức năng, những tổn thương ở các cơ quan và nhiều biểu hiện ngoài khớp khác.
2. Chụp X-quang
Chụp X-quang được chỉ định cho hầu hết những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh xương khớp khác. Kỹ thuật này có khả năng xác định những bất thường của xương, khớp. Điển hình như tình trạng bào mòn, lệch khớp, khuyết đầu xương, mất khoáng chất đầu xương, hẹp khe khớp… Đồng thời xác định mức độ nghiêm trọng của những tổn thương.
Thông thường chụp X-quang sẽ được thực hiện ở những khớp có dấu hiệu tổn thương, dễ tổn thương hoặc có nghi ngờ tổn thương. Dựa trên hình ảnh X-quang, bác sĩ chuyên khoa xác định tổn thương và chỉ định thêm những kỹ thuật cần thiết khác.
3. Xét nghiệm Anti CCP
Xét nghiệm Anti CCP được chỉ định với mục đích tìm kiếm yếu tố viêm và xác định bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên xét nghiệm này không được khuyến cáo sử dụng như những xét nghiệm chẩn đoán mang tính sàng lọc khác.
Thông thường ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, kết quả xét nghiệm thường cho ra kết quả Anti CCP dương tính thấp hoặc dương tính cao.
4. Xét nghiệm RF
Xét nghiệm RF thường được sử dụng đồng thời với xét nghiệm Anti CCP hoặc được chỉ định khi xét nghiệm Anti CCP cho kết quả âm tính. Đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, xét nghiệm thường cho ra kết quả RF dương tính thấp hoặc dương tính cao.
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp
Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh, người bệnh sẽ được yêu cầu áp dụng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp. Ngoài ra tùy thuộc vào các giai đoạn hoạt động của viêm khớp dạng thấp, bác sĩ chuyên khoa có thể thay đổi số lượng và nhóm thuốc đang sử dụng.
1. Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển (giai đoạn hoạt động) của bệnh viêm khớp dạng thấp theo EULAR – Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu
Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển (giai đoạn hoạt động) của bệnh viêm khớp dạng thấp theo EULAR – Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu như sau:
Bệnh nhân có ít nhất 3 khớp sưng. Đồng thời có ít nhất một trong ba tiêu chí sau:
- Cứng khớp xảy ra vào buổi sáng và kéo dài ít nhất 45 phút.
- Tốc độ lắng máu giờ đầu là 28mm.
- Chỉ số Ritchie từ 9 điểm trở lên
Chỉ số Ritchie được đánh giá bằng cách sử dụng đầu ngón cái ấn lên diện khớp với một lực vừa phải. Có 26 vị trí khớp (kể cả các khớp đối xứng), bao gồm:
- Khớp khuỷu
- Khớp cổ tay
- Khớp bàn ngón
- Các khớp ngón gần
- Khớp vai
- Khớp gối
Mỗi vị trí khớp của bệnh nhân sẽ được tính điểm như sau:
- Không đau: 0 điểm.
- Đau ít, thao tác khiến bệnh nhân bị đau: 1 điểm.
- Đau vừa, bệnh nhân bị đau và nhăn mặt: 2 điểm.
- Đau nhiều, bệnh nhân rút chi lại theo phản xạ khi kiểm tra: 3 điểm.
Kết quả:
- Hoàn toàn không đau: 0 điểm.
- Đau tối đa: 78 điểm.
- Đợt tiến triển của bệnh: ≥ 9 điểm.
2. Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển (giai đoạn hoạt động) của bệnh viêm khớp dạng thấp theo DAS 28 (Disease Activity Score)
Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp theo DAS 28 được tính theo công thức như sau:
DAS 28 = = [0,56√(số lượng khớp đau) + 0,28√(số lượng khớp sưng) + 0,70 ln (máu lắng 1 giờ)] 1,08 + 0,16
Kết quả:
- Bệnh viêm khớp dạng thấp không hoạt động: DAS 28 < 2,9
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động với mức độ nhẹ: 2,9 ≤ DAS 28 < 3,2
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động với mức độ trung bình: 3,2 ≤ DAS 28 ≤ 5,1
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động mạnh: DAS 28 >5,1
3. Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp theo những chỉ số khác
Ngoài những chỉ số nêu trên, bệnh viêm khớp dạng thấp còn được đánh giá với một vài chỉ số khác, cụ thể:
Chỉ số SDAI (Simplified Disease Activity Index)
SDAI = Số lượng khớp sưng + số lượng khớp đau (tổng số 28 khớp) + VAS bệnh nhân + VAS
bác sĩ đánh giá (0-10) + CRP (mg/dl)
Kết quả:
- Bệnh viêm khớp dạng thấp không hoạt động: SDAI < 3,3
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động ở mức độ nhẹ: 3,3 < SDAI < 11
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động ở mức độ trung bình:11 < SDAI < 26
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động mạnh: SDAI > 26
Chỉ số CDAI (Clinical Disease Activity Index)
CDAI = Số lượng khớp sưng + số lượng khớp đau + VAS bệnh nhân + VAS bác sĩ.
Kết quả:
- Bệnh viêm khớp dạng thấp không hoạt động: CDAI < 2,8
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động ở mức độ nhẹ: 2,8 < CDAI < 10
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động ở mức độ trung bình: 10 < CDAI < 22
- Bệnh viêm khớp dạng thấp hoạt động mạnh: CDAI > 22
Trên đây là thông tin cơ bản về các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất và một số tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh. Những thông tin này có thể giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh lý, kịp thời thăm khám và điều trị. Để kiểm soát bệnh, người bệnh nên dùng thuốc trị viêm khớp dạng thấp và áp dụng thêm một số phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Biết tiêu chuẩn là một chuyện nhưng biết xong bị rồi lại là chuyện khác các bác ạ, vợ tôi đầu năm nay mới biệt mắc phải căn bệnh này, bây giờ vừa kết thúc điều trị đợt 1 tại viện tỉnh, tình trạng cũng đỡ được mấy phần rồi nhưng tổng thể vẫn không chắc chắn gì
Mẹ em bị đau khớp khuỷu, cổ tay với khớp gối 2 bên hơn 3 tháng nay, buổi sáng mẹ ngủ dậy cũng thấy các khớp cứng lại, không cử động được, em phải xoa bóp thì mới có thể vận động bình thường được. Mẹ em thì chưa đi khám, nhưng em đọc theo như trên thì tình trạng của mẹ em có khả năng cao là bị viêm khớp dạng thấp rồi, nên giờ em mua quốc dược phục cốt khang về cho mẹ em uống luôn có được không ạ
Viêm khớp dạng thấp chứ có phải viêm khớp thông thường đâu mà bạ đâu bạn mua thuốc rồi tự chữa thế, chưa xác định chắc chắn thì không nên tự ý nhé. Bạn nên đưa mẹ đến trung tâm bác sĩ khám rồi chỉ định cho, chứ thuốc đông y cũng không thể không rõ bệnh tình mà uống vô tội vạ như thế. Tôi cái hồi mới bị cũng phải đi khám lên khám xuống, lúc có kết quả chắc chắn tôi mới đi lấy thuốc, mà cũng không phải muốn uống là mua, mà nhờ có bác sĩ bên trung tâm hướng dẫn liều lượng, cách dùng nữa
Bây giờ chữa khỏi chưa chị, thời gian điều trị bằng thuốc này là bao lâu vậy, thấy mọi người chia sẻ là thuốc này phải uống trong thời gian dài thì có để lại di chứng gì sau khi ngưng thuốc không chị
Liệu trình bao lâu còn phải xem là tình trạng nặng hay nhẹ với tổng thể trạng toàn thân nữa, trung bình khoảng 3 tháng ấy, nhiều người nặng có khi còn lâu hơn nữa kìa. Nhưng may là thuốc hoàn toàn là tự nhiên, lành tính nên uống bao lâu cũng không bị sao cả, đợt tôi điều trị xong sau mấy tháng ngưng thuốc vẫn không thấy hiện tượng gì bất thường cả, vô đây mà đọc cho cụ thể này
Nếu đã an toàn thì mẹ đang cho con bú vẫn uống được chứ ạ, do em bị bệnh từ trước rồi, mà em năm nay 34 tuổi mới có con, sinh xong thì bệnh càng nặng nên em cũng muốn chữa, chứ cứ trở trời là nó lại hành cho không ăn uống ngủ nghỉ gì được, con em lại đang nhỏ nữa
Con bạn bao nhiêu tháng rồi, dưới 6 tháng thì khoan hẵng uống nhé, tại thời gian này vẫn còn khá là nhạy cảm á, ngoài 6 tháng thì ổn hơn nên uống được, nhưng có gì bạn liên hệ bác sĩ tư vấn cho chính xác
Em là nhân viên văn phòng, mấy tháng nay xuất hiện đau khớp cổ tay 2 bên, sau đau đến các khớp ngón tay. Em có xoa dầu bóp mỗi ngày nhưng vẫn không đỡ đau, mà em thì hay phải đánh máy tính nên từ lúc bị đau ảnh hưởng khá nhiều lên công việc. Cho em hỏi của em có phải là bị viêm khớp dạng thấp không và cách chữa như nào ạ
Không phải viêm khớp dạng thấp đâu, này như là do bệnh nghề nghiệp á, do bạn phải vận động tay thường xuyên nên các khớp đau nhức, bạn nên xem lại chế độ làm việc mà có bài tập thư giãn cổ tay hợp lý, bổ sung nhiều vitamin bằng các loại thực phẩm ấy thì cũng đỡ đó. Còn nếu chưa yên tâm bạn đi viện kiểm tra
Ai biết trung tâm thuốc dân tộc gần đây mở cửa đóng cửa vào thời gian nào không ạ, em muốn đưa mẹ em đến khám điều trị viêm khớp dạng thấp, mà từ đợt dịch đến giờ em không rõ bên trung tâm có thay đổi lịch khám hay không nữa, có yêu cầu gì nữa không
Vẫn như lúc trước thôi bạn à, sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30 đến 17h30, khám tất cả các ngày kể cả thứ 7 chủ nhật luôn ấy. Bạn cứ gọi điện vào số trung tâm 024 7109 6699 mà đặt lịch trước
Đến đây khám có cần chuẩn bị gì trước không nhỉ, đến đây có phải chụp chiếu lại không, tiền khám tiền thuốc có đắt không
Có kquả phim chụp gì thì đưa đến các bs đọc kết quả, kết hợp với khám bên đông y thì các bs sẽ chẩn đoán rồi đưa ra phác đồ đtrị thích hợp nhé, vì thế nên thuốc thang các thứ là thay đổi theo đơn thuốc nữa nên không có giá niêm yết, còn khám thì mất 200k lần đầu, các lần khám lại là free
Ước gì biết đến cái này sớm hơn, chứ bây giờ xương khớp nó đau quá, uống giảm đau đơn thuần nó không đỡ cho đi khám rồi mới phát hiện ra bệnh, chữa cả nửa năm nay không đâu vào đâu cả
Cháu đang là sinh viên năm 3 đang thực tập ở viện, viêm khớp dạng thấp thường bệnh nhân toàn để bị nặng đi khám rồi mới phát hiện ra ấy, chứ ít ai mà phát hiện sớm lắm, có tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể rồi nhưng bình thường không học y hay làm việc liên quan đến y thì mọi người cũng chủ quan không để ý
Bệnh này có cách nào phòng tránh không, với cả nó có khả năng di truyền không, bà nội tôi bị, đời bố với các chú nhà tôi thì hiện tại chưa ai bị cả, không biết các đời sau có ảnh hưởng gì không nhờ
Ngăn ngừa từ khâu ăn uống ấy, uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ các loại vitamin D,E tốt cho hệ xương khớp, duy trì cân nặng hợp lí vì thể trạng quá béo sẽ gây tình trạng chèn ép lên xương đó, ngoài ra thì nên tránh nơi ẩm thấp hoặc không khí lạnh, chăm tập thể thao, 1 cái nữa là nếu có chấn thương thì phải chữa dứt điểm luôn, không để kéo dài tạo thành viêm nhiễm cũng sẽ tích tụ gây bệnh ấy
Bệnh này nó không được xếp vào các bệnh di truyền, tuy nhiên có người cho rằng nguyên nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa các đặc điểm gen với yếu tố môi trường, cái này tôi cũng tra mạng thôi chứ không chắc chắn được
Quốc dược phục cốt khang mà dùng để chữa viêm khớp dạng thấp gồm những thuốc nào, mấy hôm trước tôi thấy có bác hàng xóm uống thuốc này nhưng lại là chữa thoát vị nên không hỏi được thông tin cụ thể, tôi thấy bác khen thuốc này rất là tốt
Của tôi gồm có quốc dược đặc trị viêm khớp dạng thấp, bổ thận hoàn, giải độc hoàn, mà đây là tôi đi khám rồi bác sĩ khám chỉ định cho theo đúng như bệnh tình của tôi, bác có muốn chữa thì cứ đi khám đã nhé, chứ ở đây cũng phải khám xong mới có thuốc, không mua được ở ngoài đâu, có khám rồi bác sĩ kê đơn cho cũng rất yên tâm
Ban la den truc tiep trung tam kham lay thuoc luon ha, lieu trung tam co cho nguoi nha den kham lay thuoc ho khong, vi toi dang o nuoc ngoai, ma do ben nay thoi tiet lanh qua nen benh tro nen dau nhuc nhieu, toi muon mua gui sang day uong chu khong co dieu kien de ve nuoc
Bên TDT có dịch vụ thăm khám từ xa rồi ship thuốc á, có hỗ trợ vận chuyển quốc tế luôn, nếu đc thì b chủ động lh khám sẽ tốt hơn là nhờ ng nhà nhé, t có sđt TDT đây 0987173258, kết bạn rồi b nhắn trên zalo ấy
Liệu nó có tốt không thế, thấy nhiều chỗ đi đến khám trực tiếp còn chẳng ăn thua nữa là khám qua internet thế này
Nhiều người chữa rồi chứ không phải 1-2 người đâu, tôi trước khi khám chữa gì cũng tìm hiểu trước rồi, trung tâm này là địa chỉ khám chữa bằng YHCT uy tín đấy, từng được vtv2 cũng như nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá cao, mà hiệu qura hay không thì bệnh nhân là người rõ nhất, tôi chữa ở đây chỉ 1 liệu trình mà hết sưng đau các khớp luôn, tuy không khỏi 100% nhưng cũng đến 85-90%, với bệnh xương khớp cải thiện được như vậy là tôi mừng lắm, bạn mà muốn đọc thêm thì vào đây có chia sẻ từ các bệnh nhân khác này
Hình như viêm khớp dạng thấp bắt buộc phải dùng methotrexat gì đó phải không các bác, tôi thì không biết phải viêm khớp dạng thấp không nhưng mà sáng ngủ dậy cứ bị cứng khớp, phải sau 1 lúc mới cử động được, mà lên tra thuốc thấy bảo phải uống cái thuốc này theo đúng giờ đúng giấc nữa thì phải à
nó là thuốc có tác dụng ức chế , làm giảm tiến triển của bệnh nên được ss đầu tay để điều trị viêm khớp dạng thấp , nhưng nó là thuốc ức chế miễn dịch , nghĩa là nó làm giảm đi một phần khả năng miễn dịch của cơ thể để điều trị các bệnh lý tự miễn như viêm đa khớp dạng thấp nên phải có thời gian uống , liều lượng uống cố định , cái này phải tuân theo chỉ định của bs , nếu k sẽ để lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đấy
Của bạn là cứng khớp lâu không, nếu chỉ 1 lúc thôi thì không thể khẳng định là bị viêm khớp dạng thấp hay không đâu, nó phải kéo dài ít nhất là 45 phút cơ
Ở Việt Nam mình thì dùng theo tiêu chuẩn chẩn đoán 1987 à, có 7 điều kiện đó thì bị hết mới chẩn đoán là bị viêm khớp dạng thấp hay là bị bao nhiêu cái là chẩn đoán được vậy
Có từ 4 cái trở lên là chẩn đoán được nhé, chứ không phải bị cả cả đâu, mấy cái như nốt dạng thấp với có sự thay đổi trên phim xquang toàn là bị thời gian dài với cả biến chứng rồi thì mới có á
Tôi bị viêm khớp dạng thấp gần chục năm rồi, toàn phải uống thuốc khớp theo chỉ định mà ảnh hưởng lên gan nhiều quá, dạo gần đây không hiểu làm sao mà men gan luôn ở mức cao, tôi muốn chuyển từ thuốc tây sang thuốc đông y quốc dược phục cốt khang thì có được không
Sợ ảnh hưởng lên gan thì cứ đến thuốc dân tộc mà chữa. Tôi đã điều trị bằng thuốc quốc dược phục cốt khang ở đây thấy khá ổn, tổng thời gian tôi điều trị là 3 tháng nhưng đến tầm hơn tháng rưỡi là tôi thấy bệnh thuyên giảm nhiều rồi ấy, các khớp ngón tay cổ tay không còn sưng nóng, khớp gối thì giảm đau hẳn so với ban đầu. Tôi lúc trước cũng do nạp thuốc tây nhiều nên men gan tăng gấp mấy lần, da mặt mắt gì đấy vàng hết, mà bây giờ dễ thấy nhất là củng mạc mắt về màu hồng nhạt rồi, da nhìn cũng hồng hào trở lại. Cũng do là các bác sĩ căn cứ vào tình trạng cụ thể để gia giảm các vị thuốc cho phù hợp, nên bài thuốc mới có hiệu quả như vậy. Chứ trước đây là tôi cũng chữa đông y nhiều chỗ rồi, nhưng đa số toàn kê theo bài thuốc gia truyền có sẵn thôi, nó không được các nhân hóa như ở đây nên chỉ được 1 thời gian là lại đau lại. Mà từ ngày chữa bằng quốc dược phục cốt khang đến nay cũng gần 1 năm thì trộm vía chưa đau lại mà phải dùng thuốc lần nào cả
Ở trung tâm này chỉ có điều trị bằng thuốc thôi hay là có kết hợp thêm châm cứu bấm huyệt gì không, bây giờ tôi thấy đau nhức nhiều, mà chờ khi thuốc có tác dụng thì chắc phải mấy tuần sau mất
Trung tâm chuyên về y học cổ truyền nên có hết ấy ạ, mẹ con cũng đến đây chữa rồi, bác sĩ sẽ cho lời khuyên để điều trị kết quả nhanh chóng mà phù hợp nhất đấy cô, con có xem qua video này thì thấy cô bệnh nhân này có chia sẻ cụ thể đó, trung tâm có cả châm cứu và bấm huyệt đó, cô xem qua cho rõ
Thuốc có khó uống k, liệu có mất nhiều tg cho việc đun sắc k thế, gần đây công việc của t bận quá nên tg cũng khá eo hẹp, bên trung tâm mà có hỗ trợ sắc thuốc hộ thì tiện
Yên tâm là thuốc được bào chế sẵn rồi nhé, không cần phải đun sắc gì cả, thuốc dạng cao mềm cả rồi, dễ uống dễ dùng lắm, có thể nhai nuốt trực tiếp có thể hòa tan với nước nóng rồi uống đều được