Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai phải làm sao?
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này thể hiện cho những cơn đau dọc theo dây thần kinh liên sườn tổn thương ở phụ nữ mang thai. Cơn đau thường bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, đau nghiêm trọng và thường xuyên hơn vào những tháng cuối. Tuy nhiên cơn đau có thể thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và tự khỏi sau khi sinh.
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là gì?
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là tình trạng đau nhức khó chịu dọc theo dây thần kinh liên sườn tổn thương ở phụ nữ đang mang thai. Tình trạng này thường bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, tăng dần tần suất và mức độ nghiêm trọng khi thai nhi phát triển.
Cơn đau và tổn thương dây thần kinh liên sườn ở mẹ bầu xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong thai kỳ và sự phát triển của thai nhi là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Phần lớn các trường hợp đau dây thần kinh liên sườn ở phụ nữ mang thai không quá nghiêm trọng và có thể được kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc. Trong thời gian đầu, cơn đau chỉ thoáng qua hoặc đau nhẹ và ngắn hạn, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Khi thai nhi phát triển (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ), cơn đau thường nghiêm trọng, dai dẳng và dễ tái phát hơn. Lúc này cơ thể mệt mỏi, các hoạt động của thai phụ có thể bị trì trệ. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh liên sườn không làm ảnh trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Đau âm ỉ hoặc đau nhói là triệu chứng thường gặp khi bị đau dây thần kinh liên sườn trong thời kỳ mang thai. Đối với trường hợp này, cơn đau có những đặc điểm sau:
- Thường bắt đầu ở một bên xương sườn
- Đau khu trú. Đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể lan rộng ra phía sau lưng, đau dưới cạnh sườn lan ra bụng
- Đau âm ỉ hoặc đau nhói, nhức nhói tùy theo mức độ nghiêm trọng
- Cơn đau thường trầm trọng hơn khi hít thở sâu, cười, nói to, hắt hơi, xoay thân người
- Tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau tăng lên khi tử cung và khoang ngực đều nới rộng, chèn ép và làm tổn thương các dây thần kinh.
Triệu chứng đi kèm:
- Ngứa ran hoặc tê, có cảm giác kim châm
- Giảm phạm vi mở rộng ngực và chức năng vận động của các bộ phận quanh khu vực tổn thương
- Có cảm giác áp lực siết chặt hoặc co thắt cơ từ ngực trước ra sau lưng
- Suy nhược cơ bắp
- Khó chịu và mệt mỏi
- Ăn uống không ngon
- Co giật cơ không tự chủ
Đối với những trường hợp đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai do nhiễm virus Herpes Zoster, mẹ bầu còn gặp thêm nhiều triệu chứng khó chịu sau:
- Nổi mụn nước (đôi khi kèm theo lở loét) ở những khu vực có dây thần kinh liên sườn
- Da nhạy cảm, thường xuyên ngứa ngáy hoặc đau rát
- Mụn nước vỡ tự khô lại và tạo thành các mảng bong tróc
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Tăng tiết hormoen relaxin: Tiết quá nhiều hormoen relaxin trong thời kỳ mang thai có thể khiến thai phụ thường xuyên bị đau dây thần kinh liên sườn. Nguyên nhân là do loại hormone này có khả năng nới lỏng dây chằng, các khớp cùng chậu và những khớp xương xung quanh. Điều này khiến chúng lỏng lẻo, mất tính ổn định và làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
- Kích thước thai nhi: Đối với đau dây thần kinh liên sườn, mức độ nghiêm trọng và tần suất tái phát thường có xu hướng tăng lên khi thai nhi phát triển. Điều này xảy ra là do kích thước thai nhi và sự nới rộng của khung xương chèn ép vào dây thần kinh liên sườn dẫn đến tổn thương.
- Tăng trọng lượng: Tăng cân do sự tích nước và chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai làm tăng áp lực lên các khớp xương và các dây thần kinh liên sườn dẫn đến đau nhức.
- Thu hẹp không gian liên sườn khi mang thai: Trong thời kỳ mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ), tử cùng và vòng một có xu hướng phát triển lớn. Điều này làm thu hẹp không gian liên sườn và khiến các dây thần kinh bị chèn ép.
- Thói quen sinh hoạt xấu: Làm việc gắng sức, vận động mạnh và duy trì tư thế sai trong sinh hoạt đều là những nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai. Bởi những hoạt động này không chỉ làm tăng áp lực lên khung xương sườn mà còn khiến các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép. Đôi khi vận động mạnh và hoạt động sai tư thế còn khiến các cơ ở lưng, vai và ngực bị kéo căng. Từ đó làm tăng thêm mức độ đau nhức.
- Chấn thương: Một số chấn thương như va đập trong sinh hoạt cũng có thể khiến vùng xương sườn bầm tím kèm theo cảm giác đau nhức do dây thần kinh liên sườn bị tổn thương. Nếu chấn thương nhẹ, thai phụ có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để cải thiện cơn đau. Nếu chấn thương nghiêm trọng kèm theo vết nứt hoặc gãy xương, thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý dưới đây có thể khiến nữ giới bị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai:
- Bệnh zona
- Tiểu đường thai kỳ
- Bệnh thoái hóa cột sống
- Lao cột sống
- Viêm đa dây thần kinh
- Khối u lành tính
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai thường nhẹ. Mức độ nặng nề của cơn đau có thể tăng dần theo thời gian nhưng phần lớn đều được kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà. Ngoài ra ở những trường hợp đau dây thần kinh không do bệnh lý tiềm ẩn, căn nguyên và các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi sinh nở.
Tuy nhiên ở những trường hợp đau nhức nghiêm trọng và kéo dài hoặc do bệnh lý, đau dây thần kinh liên sườn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của mẹ bầu. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do giấc ngủ, tâm trạng và chế độ ăn uống của mẹ không được đảm bảo.
Chính vì thế, thai phụ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc khi cơn đau phát sinh. Nếu đau nặng và kéo dài, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn trong thời kỳ mang thai để tránh gây nguy hiểm.
Cách giảm đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc để cắt giảm đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai. Cụ thể:
1. Ngâm mình trong nước muối Epsom
Muối Epsom thường được sử dụng để điều trị các cơn đau, bao gồm đau thần kinh, đau cơ, đau đầu, đau nhức xương khớp ở người trẻ… Bởi hàm lượng magie được tìm thấy trong loại muối này có khả năng cắt giảm cơn đau, thư giãn cơ và các dây thần kinh đang bị chèn ép.
Ngoài ra, việc ngâm mình trong nước muối ấm còn giúp cải thiện tâm trạng, thư giãn khớp xương, điều hòa khí huyết, sát khuẩn và hỗ trợ điều trị sưng viêm hiệu quả. Vì thế nếu bị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp điều trị này.
Hướng dẫn ngâm mình trong nước muối Epsom:
- Chuẩn bị bồn tắm chứa nước ấm (khoảng 50 độ C)
- Thêm vào bồn nước 2 – 3 nắm muối Epsom
- Khuấy đều để muối tan hết
- Ngâm mình trong bồn nước ấm 10 phút
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
2. Chườm lạnh
Nếu đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai do chấn thương, va đập làm ảnh hưởng đến vùng xương sườn hoặc đau kèm theo giãn dây chằng, người bệnh nên áp dụng biện pháp chườm lạnh. Biện pháp này giúp giảm sưng, viêm, hạn chế bầm tím và làm dịu cảm giác đau nhức.
Hướng dẫn chườm lạnh:
- Dùng khăn bông hoặc túi vải bọc gọn 5 – 7 viên đánh lạnh
- Chườm lên vùng xương sườn và một số vị trí đau khác
- Lặp lại 3 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút.
Lưu ý:
- Không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên khu vực bị tổn thương để tránh gây bỏng da.
3. Chườm ấm
Nếu đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai do bệnh lý, mẹ bầu có thể áp dụng biện pháp chườm ấm để cải thiện. Biện pháp này giúp làm dịu cơn đau nhanh và hiệu quả.
Ngoài ra chườm ấm còn có tác dụng thư giãn các xương, khớp, mạch máu và mô mềm, tăng lưu thông máu, giảm căng cơ, tan huyết ứ. Đồng thời hạn chế cứng khớp, tăng khả năng mở rộng ngực và tính linh hoạt của những khớp xương gần dây thần kinh liên sườn tổn thương.
Hướng dẫn chườm ấm:
- Rót vào chai thủy tinh hoặc túi chườm một ít nước ấm
- Áp lên những khu vực bị đau, để nguyên trong 20 phút
- Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
Lưu ý:
- không chườm ấm ở vùng bụng dưới để tránh kích thích giãn nở tử cung và âm đạo.
4. Massage với tinh dầu
Thai phụ có thể thường xuyên massage với tinh dầu để hạn chế và giảm đau dây thần kinh liên sườn trong thời kỳ mang thai. Biện pháp này giúp các khớp xương, dây thần kinh, cơ và dây chằng quanh xương sườn được thư giãn, giảm cảm giác đau nhức và tê bì. Đồng thời giảm căng thẳng và tăng lưu thông máu.
Ngoài ra massage còn có tác dụng thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng vận động, hạn chế cứng khớp và căng cơ. Trước khi massage, mẹ bầu nên dùng dầu ô liu hoặc tinh dầu bạc hà để hỗ trợ điều trị viêm và tăng tác dụng chữa đau dây thần kinh.
Hướng dẫn massage với tinh dầu:
- Thoa một ít dầu ô liu hoặc tinh dầu bạc hà lên vùng xương sườn, lưng và ngực
- Thực hiện động tác massage
- Nhẹ nhàng day và ấn từ vai xuống cạnh sườn và từ ngực ra sau lưng
- Xoa đều theo chuyển động tròn
- Lặp lại động tác ấn và day
- Vuốt đều tay theo đường cong của khung xương sườn
- Mỗi bước thực hiện từ 3 – 5 phút
- Massage mỗi ngày 2 lần.
5. Tăng cường bổ sung vitamin và canxi
Nữ giới được khuyên ăn uống đủ chất trong thời gian nuôi dưỡng thai nhi và điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai. Đặc biệt mẹ bầu cần tăng cường bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin D và canxi.
Vitamin nhóm B có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, tái tạo tế bào thần kinh và bao myelin. Đồng thời điều trị tổn thương và phục hồi dây thần kinh liên sườn. Từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Cá ngừ, cá mòi, ngũ cốc, gan động vật, ngao…
Vitamin D và canxi có tác dụng cải thiện độ chắc khỏe cho hệ xương và khớp, giảm nguy cơ tổn thương cột sống và khung xương sườn dẫn đến chèn ép dây thần kinh. Từ đó giảm đau và ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh liên sườn tái phát.
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: Sữa, trứng, ức gà, sữa chua, các loại hạt, các loại đậu, rau lá xanh, hàu, tôm, thịt, cá, hải sản…
6. Thiền và bài tập thở
Ngồi thiền và thực hiện bài tập thở cũng là một trong những cách giảm đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai. Việc ngồi thiền kết hợp với tập thở giúp thư giãn, mở rộng ngực, tăng hoạt động của cơ và hỗ trợ giải nén dây thần kinh liên sườn.
Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng giảm đau thần kinh, ổn định hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường sức khỏe và cải thiện giấc ngủ.
Hướng dẫn cách ngồi thiền và thực hiện bài tập thở:
- Ngồi với tư thế xếp bằng, lưng thẳng, hai bàn tay đặt sang hai bên đầu gối
- Từ từ hít vào và thở ra để nạp đầy đủ không khí vào phổi
- Mở rộng cơ bụng khi hít vào (thở từ cơ hoành)
- Đẩy không khí ra từ phổi bằng cơ hoành
- Lặp lại động tác 10 lượt/ lần, mỗi ngày 3 lần.
7. Tập yoga
Để giảm đau dây thần kinh liên sườn và tăng độ dẻo dai cho các khớp xương, mẹ bầu nên tập yoga theo hướng dẫn của chuyên gia. Phương pháp này có tác dụng duy trì vận động, tăng khả năng mở rộng ngực, giảm đau và cải thiện tính linh hoạt trong các hoạt động. Đồng thời cải thiện tinh thần và kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
Ngoài ra thường xuyên tập yoga còn giúp duy trì sức khỏe tổng thể và chức năng xương khớp, hạn chế cứng khớp, tăng lưu thông máu, giảm tê bì và cảm giác khó chịu do đau dây thần kinh liên sườn.
Để tập yoga đúng cách, thai phụ nên liên hệ với chuyên gia để được hướng dẫn.
Phòng ngừa đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Một số biện pháp có thể giúp hạn chế đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai:
- Ngồi, nằm và vận động đúng tư thế. Tránh vặn vẹo hoặc uốn người sang một bên.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không lao động gắng sức hoặc vận động mạnh.
- Tiêm phòng bệnh thủy đậu trước khi mang thai để phòng ngừa đau dây thần kinh liên sườn do bệnh zona.
- Thận trọng để tránh té ngã hoặc gây ra những chấn thương xương sườn trong sinh hoạt.
- Kiểm soát cân nặng giúp giảm áp lực lên xương sườn và dây thần kinh liên sườn.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây đau dây thần kinh liên sườn trước khi mang thai.
- Ăn uống đủ chất. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin C, vitamin B, vitamin D, axit omega-3 và canxi. Những chất này có khả năng duy trì sức khỏe xương khớp, giảm tổn thương dây thần kinh, giảm đau và tăng khả năng chống viêm của cơ thể. Từ đó giúp phòng ngừa tổn thương và đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai hiệu quả.
Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân. Phần lớn các trường hợp đều không nguy hiểm và có thể kiểm soát cơn đau tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau dây thần kinh có mức độ nghiêm trọng và dai dẳng kéo dài do bệnh lý. Vì thế, thai phụ nên đến bệnh viện khi bị đau nhiều, khó kiểm soát và kèm theo các biểu hiện bất thường. Điều này giúp điều trị đúng cách và hạn chế rủi ro.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!