Xương sườn có bao nhiêu cái? Cấu tạo và chức năng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xương sườn là tập hợp các xương xuất phát từ cột sống, xung quanh cơ thể và gắn vào xương ức. Các xương này có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan bên trong khoang ngực và hỗ trợ quá trình hô hấp.

Xương sườn
Xương sườn là các xương phát triển từ xương ức với nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan bên trong

Xương sườn có bao nhiêu cái?

Xương sườn là các xương thẳng, cong, tạo nên lồng ngực. Các xương này cực kỳ nhẹ, có khả năng phục hồi cao và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các cơ quan nội tạng.

Hầu hết mọi người đều có 12 cặp xương sườn, tạo nên tổng số 24 xương sườn. Tuy nhiên một số người có thể được sinh ra với hơn 24 xương sườn, các xương này được gọi là xương thừa. Ngoài ra, một số người có thể sinh ra với ít hơn 24 xương sườn, tình trạng này được gọi là thiếu xương sườn.

Xương sườn được chia thành hai loại chính là xương sườn thật và xương sườn giả.

  • Xương sườn thật: Bảy bộ xương sườn đầu tiên được gọi là xương sườn thật, được kết nối với cạnh xương ức bằng các sụn liên sườn ở giữa ngực, phía trước cơ thể. Các xương này kết nối vào đốt sống ngực của cột sống ở phía sau.
  • Xương sườn giả: Các bộ xương sườn 8, 9, 10 là xương sườn giả, không được kết nối riêng lẻ với xương ức. Thay vào đó, các xương này được cố định vào các xương sườn bên trên bằng sụn sườn. Các xương này cũng được kết nối với đốt sống ngực ở phía sau.

Bộ xương sườn số 11 và 12 là xương sườn cụt. Các xương này chỉ kết nối với đốt sống ngực của cột sống ở phía sau.

Ngoài ra, số lượng xương sườn ở nam và nữ giới là như nhau. Hầu hết mọi người có cùng số lượng xương sườn là 24 cái, mặc dù một số người có thể có nhiều hoặc ít hơn số lượng xương cơ bản.

Giải phẫu cấu tạo xương sườn

Có hai loại xương sườn, cụ thể là điển hình và không điển hình. Các xương sườn điển hình có cấu trúc chung của xương sườn, trong khi các xương sườn không điển hình có các biến thể nhỏ.

1. Xương sườn điển hình

Các cặp xương sườn từ 3 đến 9 được xem là xương sườn điển hình, giống nhau về cấu trúc và chức năng. Mỗi xương bắt đầu từ đốt sống ngực và được tên theo thứ tự.

Giải phẫu xương sườn
Xương sườn từ 3 – 9 được xem là xương sườn điển hình

Mỗi xương sườn được cấu tạo từ ba thành phần chính bao gồm phần đầu, cổ và trục (hoặc thân).

  • Phần đầu của xương sườn có hình dạng như cái nêm và có hai khu vực vụ thể, được gọi là các khớp cung đốt sống (Facet Joints). Các khớp này kết nối xương sườn với cột sống. Mặt trên của mỗi xương sườn kết nối với các đốt sống phía trên và mặt dưới trên đầu của xương sườn kết nối với các đốt sống tương ứng về mặt số lượng. Các khớp cung đốt sống tạo thành các khớp sống của xương sườn.
  • Phần cổ của mỗi xương sườn điển hình gắn đầu với trục. Đây là một vùng hơi thu hẹp của xương sườn và chứa các khớp cung đốt sống tương ứng. Khớp nối này được gọi là khớp dịch chuyển ngang. Do đó, mỗi xương sườn có ba điểm khớp với cột sống ngực.
  • Trục hoặc thân xương sườn cong và phẳng. Có một rãnh nhỏ ở mỗi xương được gọi là rãnh bên trong. Rãnh này bảo vệ tim mạch, dây thần kinh và động mạch chạy dọc theo xương sườn.

Các xương sườn điển hình hơi xoay khi di chuyển quanh cơ thể, để tạo thành sụn sườn. Sụn sườn kết nối với các xương ức ở phía trước cơ thể.

2. Xương sườn không điển hình

Các xương sườn số 1, 2, 10 và 12 được xem là các xương sườn không điển hình, do có cấu trúc khác với các xương sườn còn lại.

Xương số 1 là xương ngắn và to. Phần đầu chỉ có một khớp mặt bởi vì xương này xuất phát từ đốt sống ngực đầu tiên và không có đốt sống ngực phía trên để gắn vào. Có hai rãnh nhỏ ở bề mặt của xương sườn thứ nhất, đây là nơi chứa các tĩnh mạch dưới đòn, dây thần kinh và động mạch.

Xương sườn thứ hai dài, hẹp hơn xương thứ nhất và có hai khớp hơi nghiêng ở đầu để gắn vào đốt sống ngực 1 – 2. Có một điểm gồ ghề trên xương sườn thứ hai, đóng vai trò như một điểm bám của cơ răng trước (serratus anterior muscle).

Cấu tạo xương sườn
Xương sườn không điển hình là các xương không gắn trực tiếp vào xương ức

Xương sườn số 10 không điển hình vì đầu xương chỉ khớp với một mặt của đốt sống thứ 10. Xương này chạy quanh cơ thể của bạn và gắn vào một mạng lưới sụn với xương sườn số 8 và số 9 ở bên trên. Sụn này sẽ kết nối xương ức. Các xương sườn không điển hình còn được gọi là xương sườn giả, bởi vì xương không gắn trực tiếp vào xương ức.

Xương sườn số 11 và 12  được xem là không điển hình, bởi vì xương không bám vào xương ức. Các xương này chỉ đơn giản là đi xung quanh lồng ngực và không có điểm kết nối, do đó còn được gọi là xương sườn cụt.

Đôi khi, một số người có thể có thêm một xương sườn ở phía trên xương sườn số  một, thường được gọi là xương sườn cổ. Thông thường xương này không dẫn đến bất cứ vấn đề gì, nhưng đôi khi có thể gây cản trở chức năng bình thường của dây thần kinh, tĩnh mạch và động mạch ở gần xương quai xanh. Tình trạng này được gọi là Hội chứng lối thoát ngực (Thoracic Outlet Syndrome).

Chức năng của xương sườn

Xương sườn có hai chức năng chính, bao gồm:

  • Bảo vệ các cơ quan quan trọng trong lồng ngực, bao gồm tim, phổi, một phần của gan và lá lách
  • Duy trì không gian bên trong lồng ngực, do đó phổi có thể mở rộng và co lại trong quá trình hít thở

Bảo vệ các cơ quan trong lồng ngực là chức năng quan trọng nhất của xương sườn. Các cơ quan này bao gồm phổi, tim, khí quản, thực quản và cơ hoành cũng như nhiều cơ, dây thần kinh và cấu trúc mạch máu. Xương sườn cũng cung cấp một khoang bao quanh cơ thể để giữ cho các cơ quan hoạt động tốt và an toàn.

Khi hít thở, cơ hoành ở dưới ngực di chuyển xuống bên dưới. Khi điều này xảy ra, các liên sườn nhỏ ở xương sườn co lại, di chuyển xương sườn lên và mở rộng lồng ngực.

Sự giãn nở này tạo ra sự chênh lệch áp suất không khí trong cơ thể và không khí bên ngoài cơ thể. Không khí xung quanh tràn vào phổi và thực hiện quá trình trao đổi khí. Sau đó, cơ hoành sẽ giãn ra, các xương sườn di chuyển xuống dưới và áp lực của lồng ngực tăng lên, đẩy không khí ra ngoài.

Các xương sườn là bộ phận cần thiết khi hít thở. Do đó, tổn thương các xương này có thể dẫn đến khó thở và các vấn đề hô hấp khác.

Các vấn đề ảnh hưởng đến xương sườn

Có nhiều vấn đề và tình trạng bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến xương sườn. Bác sĩ có thể chẩn đoán các nguyên nhân bằng cách khám sức khỏe và kiểm tra hình ảnh.

Những vấn đề phổ biến có thể gây ảnh hưởng đến xương sườn bao gồm:

1. Chấn thương

Chấn thương ngực do té ngã, va chạm giao thông và tiếp xúc thể thao là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau lồng ngực. Các loại chấn thương thường bao gồm:

  • Gãy xương sườn
  • Nứt xương
  • Căng cơ

Tổn thương xương sườn có thể gây đau lồng sườn. Tình trạng này thường được chẩn đoán bằng cách chụp X – quang để xác định tình trạng gãy và MRI để xác định tổn thương các mô mềm.

2. Gãy xương sườn

Xương sườn có thể bị gãy, tương tự như các xương khác trong cơ thể. Thậm chí xương có thể gãy do căng thẳng hoặc sử dụng quá mức, đặc biệt là ở các vận động viên.

Gãy xương sườn
Gãy xương sườn có thể gây đau đớn dữ dội tại vị trí bị tổn thương

Các xương ở giữa lồng ngực, chẳng hạn như sườn 7 – 10 là các xương có xu hướng dễ gãy nhất. Các triệu chứng gãy xương có thể bao gồm:

  • Đau nhói
  • Sưng hoặc bầm tím có thể nhìn thấy
  • Nóng rát ở vị trí tổn thương

Tuy nhiên, không giống như các loại gãy xương khác, gãy xương sườn không thể được bó bột hoặc nẹp để điều trị. Thông thường người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi xương sườn lành lại.

3. Viêm sụn chêm

Viêm sụn chêm là tình trạng viêm sụn kết nối xương sườn với xương ức. Điều này có thể dẫn đến một cơn đau tương tự như đau tim hoặc các bệnh tim khác.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau thường xảy ra ở bên trái của xương ức
  • Đau giống như bị nén hoặc có áp lực đè lên lồng sườn
  • Ảnh hưởng đến nhiều hơn 1 xương sườn
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi hít thở sâu hoặc ho

Viêm sụn chêm thường có thể xảy ra sau các chấn thương trực tiếp, căng thẳng về thể chất, bệnh viêm khớp, nhiễm trùng hoặc liên quan đến các khối u trong cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể tự biến mất sau vài tuần. Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích giảm đau.

4. Trật khớp

Xương sườn bị trật xảy ra do chấn thương, dẫn đến đau, khó cử động và khó thở. Tình trạng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới và thường ảnh hưởng đến những người từ 12 đến 80 tuổi. Tuy nhiên trật xương sườn thường không phổ biến.

Các triệu chứng phổ biến khi trật khớp xương sườn bao gồm:

  • Đau nhói từng cơn ở vùng bụng trên hoặc lưng
  • Có cảm giác trượt hoặc không ổn định ở xương sườn
  • Khó thở
  • Triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi cúi đầu, hắt hơi, hít thở sâu, vươn vai hoặc trở người trên giường

Trong một số trường hợp, trật khớp xương sườn tự khỏi mà không cần điều trị. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi
  • Tránh các hoạt động mạnh
  • Chườm nóng hoặc chườm đá lên khu vực bị ảnh hưởng
  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Thực hiện các bài tập kéo căng

Nếu cơn đau kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

5. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng xương bị mất khối lượng và cấu trúc xương bị phá vỡ. Điều này khiến xương dễ yếu, giòn và làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương có thể ảnh hưởng đến bất cứ xương nào trong cơ thể, bao gồm các xương sườn.

gãy xương sườn, tràn dịch phổi
Loãng xương sườn xảy ra khi mật độ xương giảm

Loãng xương thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc để làm chậm quá trình mất xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Ngoài ra, thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên cũng có thể kiểm soát các triệu chứng loãng xương.

Nếu bị đau ở gần xương ức, khó thở hoặc co thắt cơ thắt lưng, người bệnh có thể gặp các vấn đề liên quan đến xương sườn. Nếu nghi ngờ tổn thương sườn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Điều trị các vấn đề ở xương sườn

Có nhiều biện pháp được sử dụng để cải thiện các vấn đề liên quan đến chấn thương xương sườn. Chấn thương hoặc trật khớp có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Thông thường các triệu chứng có thể được cải thiện trong 6 – 8 tuần.

Không thể sử bó bột hoặc quấn nẹp ở xương sườn để có định xương. Do đó, người bệnh có thể chườm đá để giảm đau và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Khi xương sườn bị gãy đã lành, người bệnh có thể thực hiện các bài tập hít thở để cải thiện chức năng của xương và tập thể dục phù hợp để tăng cường tính linh hoạt.

Ngoài ra, tình trạng trật xương sườn có thể dẫn đến đau lưng và tổn thương các dây thần kinh. Do đó, người bệnh có thể cần được chăm sóc thần kinh cột sống để tránh các vấn đề liên quan.

Xương sườn thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bảo vệ các cơ quan và hỗ trợ quá trình thở. Do đó, hiểu rõ cấu tạo xương có thể bảo vệ sức khỏe xương và ngăn ngừa các rủi ro nghiêm trọng.

>>>Tham khảo thêm: Xương vai: Vị trí, cấu tạo, chức năng, vấn đề thường gặp

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua