Xương Vai: Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng, Vấn Đề Thường Gặp
Xương vai là cấu trúc linh hoạt và mạnh mẽ nối cánh tay với thân mình. Vai cũng là bộ phận cơ động và hoạt động nhiều nhất trong cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu cấu tạo khớp vai, chức năng và các vấn đề liên quan để có kế hoạch chắm sóc phù hợp.
Vị trí của xương vai
Vai là một khớp nối hình cầu có nhiệm vụ kết nối cánh tay với thân mình. Xương vai là thuật ngữ chỉ ba loại xương, bao gồm xương bả vai, xương cánh tay trên và xương đòn.
Các xương ở vai tạo thành một hình tam giác, nằm ngày bên dưới cổ và kết nối với cơ thể, nhằm thực hiện một số nhiệm vụ như:
- Di chuyển và xoay xoay trên
- Nâng trọng lượng lên cao
- Đưa tay ra sau lưng hoặc phía trước cơ thể
Xương vai, đặc biệt là xương đòn (xương quanh xanh) được gắn vào khớp vai tương đối lỏng lẻo để giúp vai di chuyển linh hoạt. Tuy nhiên điều này làm tăng nguy cơ gãy xương cũng như các chấn thương vai khác.
Giải phẫu cấu tạo xương vai
Vai được tạo thành từ ba xương, bao gồm xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay trên. Các xương này kết hợp với nhau để tạo nên khớp vai, nhằm mục đích hỗ trợ khả năng vận động, cho phép cánh tay hoạt động linh hoạt. Cụ thể, các xương quan trọng ở vai bao gồm:
1. Xương bả vai
Xương bả vai là một xương lớn, phẳng, hơi có hình tam giác, nằm giữa giữa xương cánh tay trên và xương đòn. Xương này nằm ở phía sau cơ thể và chứa một số cơ bắp tay (bao gồm cơ delta) và gân cơ nhị đầu. Ngoài ra, do vị trí ở bên dưới cơ, nên xương bả vai cũng chứa một số hạch bạch huyết và mạng lưới bạch huyết này giúp thoát nước hoặc cân bằng các chất lỏng trong cơ thể.
Xương vảy chịu trách nhiệm cho một số chuyển động động hàng ngày và giúp chuyển động ở chi trên linh hoạt hơn. Sự co thắt ở xương bả vai cũng hỗ trợ chuyển động của cơ ngực về phía trước và về phía sau. Độ cao và độ lõm của xương bả vai hỗ trợ chuyển động của toàn bộ vai khi di chuyển lên và xuống, chẳng hạn như nhún vai.
Xương bả vai là một xương tương đối chắc và mạnh, do đó thường rất hiếm xảy ra gãy xương ở vị trí này. Tuy nhiên các dây chằng xung quanh rất dễ bị tổn thương, dẫn đến đau nhẹ và hạn chế phạm vị chuyển động của vai.
2. Xương cánh tay trên
Xương cánh tay trên là phần xương nằm giữa vai và xương khuỷu tay. Xương này được xếp vào nhóm xương dài và rất dễ bị gãy xương do phản xạ chống (đẩy) khi bị té ngã, chấn thương hoặc chống đỡ khi bị tấn công.
Xương cánh tay trên là xương dài nhất của cánh tay, được cấu tạo gồm ba phần chính, bao gồm:
- Xương gần vai: Đây là phần đầu của xương cánh tay, kết nối trực tiếp với vai.
- Thân hoặc trục xương: Đây là phần thân xương cánh tay.
- Xương xa vai: Đây là phần dưới cùng của xương cánh tay, nằm gần khuỷu tay.
Xương cánh tay trên có hai chức năng quan trọng, là những chuyển động và hỗ trợ. Cụ thể chức năng của xương cánh tay bao gồm:
- Xoay khớp vai
- Đưa tay ra khỏi cơ thể
- Hạ cánh tay trở về cơ thể
- Di chuyển cánh tay về phía trước hoặc sau cơ thể
- Duỗi thẳng và uốn cong khuỷu tay
Gãy xương cánh tay là một vấn đề phổ biến. Nguyên nhân thường là do một cú đánh trực tiếp vào cánh tay, thường xảy ra khi bị tấn công, chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông. Tuy nhiên, xương cánh tay cũng có thể bị gãy khi ngã với nếu cánh tay mở rộng.
3. Xương đòn
Xương đòn hay xương quai xanh là một xương dài (khoảng 15 cm) và mỏng nằm giữa vai và đỉnh của lồng ngực. Xương đòn giúp nâng đỡ và giữ cho cánh tay cố định khi di chuyển ra xa cơ thể.
Xương có kết cấu cong, nằm ngay phía trên xương sườn đầu tiên và hoạt động như một thanh chống để ổn định vai. Ở nam giới, xương đòn thường dài và to hơn ở nữ giới. Ngoài ra, xương đòn bên trái thường dài hơn và không khỏe bằng xương đòn bên phải.
Xương đòn có phạm vi di chuyển rộng, do đó rất dễ bị trật khớp và gãy. Gãy xương đòn rất dễ phát hiện, do xương nằm ngay bên dưới da, khi gãy thương gây biến dạng có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Chức năng của xương vai
Các xương và khớp ở vai cho phép vai di chuyển trong một phạm vi tương đối lớn, điều này khiến vai trở thành một trong những khớp cơ động nhất trong cơ thể người. Chức năng chính của vai là tạo ra sự vận động của cơ thể, chẳng hạn như:
- Xoay
- Nâng lên phía trước và phía sau cơ thể
- Di chuyển 360 độ
- Đưa cánh tay ra xa khỏi cơ thể hoặc co cánh tay vào cơ thể
Do có phạm vi di chuyển rộng và các hoạt động linh hoạt, điều này khiến vai không ổn định, dễ chấn thương hoặc trật khớp.
Các vấn đề thường gặp ở vai
Vai là một trong những cấu trúc phức tạp và lớn nhất trong cơ thể. Ngoài ra, do tính cơ động cao, do đó vai rất dễ bị chấn thương và bị ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác nhau. Cụ thể, các vấn đề sức khỏe thường gặp ở vai bao gồm:
1. Gãy xương
Gãy xương vai liên quan đến ít nhất một trong ba xương ở vai, bao gồm xương bả vai, xương đòn hoặc xương cánh tay trên. Cả ba loại gãy xương này đều có thể gây sưng vai, đau vai và hạn chế phạm vi hoạt động của vai. Đôi khi gãy xương có thể dẫn đến biến dạng xương có thể nhìn thấy bằng mắt thường (chẳng hạn như gãy xương đòn).
Gãy xương đòn:
Xương đòn là một xương dài, mỏng, bắt đầu ở cổ và kéo dài đến vai. Gãy xương đòn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người cao tuổi.
Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến gãy xương đòn là do té ngã, va chạm trực tiếp, chơi các môn thể thao tiếp xúc (chẳng hạn như khúc côn cầu hoặc bóng đá) hoặc tai nạn xe cơ giới.
Đặc trưng phổ biến khi bị gãy xương đòn bao gồm:
- Bầm tím ở vị trí xương đòn
- Sưng và đau ở xương đòn và khu vực xung quanh
- Có thể gây biến dạng xương nếu gãy xương nghiêm trọng hoặc liên quan đến một lực tác động mạnh
- Căng cứng ở vai khiến vai khó cử động hoặc không thể thực hiện các các hoạt động thông thường
- Vai bị ảnh hưởng, do đó có xu hướng chùng xuống, hướng về phía trước hoặc hướng xuống
- Có cảm giác ma sát hoặc nghiến khi cố gắng nâng cánh tay
Nếu nghi ngờ gãy xương đòn, người bệnh nên gọi cho cấp cứu hoặc nhân viên y tế. Ngoài ra, nếu có thể, người bệnh nên đợi nhân viên y tế để được hướng dẫn trước khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế.
Gãy xương gần cánh tay trên:
Xương cánh tay là một xương dài, bắt đầu từ khuỷu tay đến vai. Gãy xương gần cánh tay trên là tình trạng gãy xương ở đỉnh của xương canh tay hoặc ở ngay bên dưới vai. Loại gãy xương này tương đối phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nguy cơ gãy xương tăng lên theo độ tuổi, khi cơ suy yếu và mật độ xương giảm theo thời gian.
Ngoài ra, có hai loại gãy xương khác cũng có thể ảnh hưởng đến xương cánh tay trên, bao gồm:
- Gãy xương trục, là tình trạng gãy thân xương cánh tay
- Gãy xương xa vai, là tình trạng gãy xương ảnh hưởng đến phần dưới cùng của xương cánh tay, gần với khớp khuỷu tay
Gãy xương cánh tay trên thường có thể tự điều chỉnh mà không cần phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần được điều trị y tế, chẳng hạn như bó bột hoặc hạn chế hoạt động, điều này nhằm mục đích tránh xô lệch xương và giúp xương nhanh lành. Ngoài ra, các trường hợp gãy xương gây dịch chuyển xương lớn, tổn thương sụn khớp hoặc gãy xương ở người cao tuổi, có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.
Gãy xương bả vai:
Xương bả vai là một xương hình tam giác dẹt nằm ở phía trên lưng, có nhiệm vụ kết nối ngực và cánh tay. Gãy xương bả vai là tình trạng không phổ biến, xảy ra dưới 1% các trường hợp gãy xương và chiếm 3 – 5% các trường trường hợp gãy xương vai. Ngoài ra, gãy xương bả vai thường phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi 25 – 45.
Gãy xương bả vai thường xảy ra sau một môn thể thao tiếp xúc, chẳng hạn như bóng đá, hoặc chấn thương sau va chạm trực tiếp, chẳng hạn như tai nạn xe cơ giới. Ngoài ra, gãy xương bả vai có thể dẫn đến một số các chấn thương khác, chẳng hạn như chấn thương thần kinh, gãy xương sườn hoặc chấn thương phổi.
Hầu hết các trường hợp gãy xương đều được điều trị thành công mà không cầu phẫu thuật. Điều trị bảo tồn thường được chỉ định khi xương không bị lệch, có nghĩa là xương bị gãy vẫn ở vị trí giải phẫu chính xác. Khoảng 80% các trường hợp gãy xương là không di lệch.
Ngoài ra, trong các trường hợp mảnh xương gãy hoặc vỡ bị tách rời và không còn ở vị trí giải phẫu chính xác được gọi là gãy xương di lệch. Tình trạng này có thể cần phẫu thuật để sắp xếp lại vị trí xương và giúp xương lành lại nhanh chóng hơn.
2. Trật khớp vai
Trật khớp vai là chấn thương xảy ra khi xương cánh tay trật khỏi khớp vai. Vai là khớp xương di động nhất trong cơ thể, do đó trật khớp là tình trạng rất phổ biến.
Các triệu chứng trật khớp vai bao gồm:
- Vai bị biến dạng rõ ràng hoặc lệch khỏi vị trí
- Sưng hoặc bầm tím ở vai
- Đau nhức dữ dội
- Không có khả năng di chuyển khớp
Trật khớp vai đôi khi cũng có thể gây tế, yếu hoặc ngứa ran ở gần vị trí bị tổn thương, chẳng hạn như cổ hoặc xương cánh tay. Các cơ ở vai có thể bị co thắt, điều này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Trật khớp vai là tình trạng trật khớp phổ biến nhất. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
- Chấn thương thể thao, thường xảy ra trong các môn thể thao tiếp xúc, chẳng hạn như bóng đá, khúc côn cầu và trong các môn thể thao dễ bị té ngã, chẳng hạn như trượt tuyết, trượt băng, bóng chuyền hoặc thể dục dụng cụ.
- Chấn thương không liên quan đến thể thao, chẳng hạn như một lực tác động mạnh vào vai trong tai nạn xe là nguyên nhân phổ biến có thể gây trật khớp.
- Té ngã, chẳng hạn như ngã cầu thang cũng có thể dẫn đến trật khớp.
Nếu nghi ngờ trật khớp vai, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. Hầu hết các trường hợp trật khớp vai có thể được cải thiện trong vài tuần. Tuy nhiên, một khi đã bị trật khớp, khớp có thể không ổn định và dễ bị trật lại trong tương lai.
3. Các vấn đề khác
Bên cạnh gãy xương và trật khớp, có một số điều kiện sức khỏe và bệnh lý khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến vai, chẳng hạn như:
- Viêm quanh khớp vai (Frozen shoulder): Đây là tình trạng viêm phát triển ở xung quanh khớp vai, dẫn đến đau và cứng khớp. Trong các trường hợp nghiêm trọng, cử động ở vai có thể bị hạn chế nghiêm trọng.
- Thoái hóa khớp vai: Đây là tình trạng viêm khớp do hao mòn sụn khớp, xảy ra theo quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thoái hóa khớp vai thường không phổ biến khi so với thoái hóa khớp gối.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng viêm khớp mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các khớp và mô khớp, dẫn đến viêm và đau. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể, bao gồm khớp vai.
- Bệnh gout: Bệnh gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi các tinh thể axit uric hình thành bên trong các khớp, dẫn đến viêm và đau đớn. Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên bệnh gout cũng có thể gây ảnh hưởng đến vai.
- Hội chứng Rotator Cuff (Rotator cuff tear): Đây là thuật ngữ chỉ việc hình thành một vết rách ở trong các cơ hoặc gân bao quanh đỉnh xương ức. Tình trạng này có thể xảy ra sau một chấn thương đột ngột hoặc lạm dụng xương vai quá mức.
- Hội chứng chạm mỏm cùng vai (Shoulder impingement): Ở cạnh xương bả vai có một phần lõm đề lên vòng bít rotator cuff khi cánh tay được nâng lên. Do đó, nếu bị viêm hoặc chấn thương ở vòng bính rotator cuff, điều này có thể dẫn đến đau vai.
Phòng ngừa chấn thương vai
Xương vai là bộ phận quan trọng quyết định đến khả năng vận động và tính độc lập khi hoạt động. Do đó, giữ xương vai khỏe mạnh là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Cân nhắc kiểm tra tần suất sử dụng vai hàng ngày tại nơi làm việc và các hoạt động thể thao để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe vai phù hợp. Ngoài ra, để hạn chế và phòng ngừa các chấn thương, bạn có thể tham khảo một số biện pháp bảo vệ như:
- Sử dụng ghế có điểm tựa lưng khi ngồi làm việc để hỗ trợ lưng và vai. Ngoài ra ngồi ở tư thế chính xác, giữ thằng cột sống để tránh các vấn đề xương khớp.
- Hãy nghỉ ngơi và di chuyển xung quanh ít nhất một lần mỗi giờ.
- Nếu tính chất công việc yêu cầu nâng các vật nặng, hãy sử dụng các kỹ thuật phù hợp. Khi nâng, cần giữ thẳng thắt lưng và uốn cong đầu gối để tránh gây tổn thương lưng – vai.
- Thực hiện các bài tập tăng cường để tăng sức mạnh các cơ và xương ở vai.
Vai là một trong những khớp và xương lớn nhất trên cơ thể. Xương vai hỗ trợ việc di chuyển cánh tay và khả năng vận động cơ bản của con người, chẳng hạn như đưa tay ra khỏi cơ thể, hạ tay vào cơ thể hoặc xoay vai – cánh tay. Giữ vai luôn khỏe mạnh bằng cách áp dụng tư thế hoạt động chính xác và thực hiện các bài tập tăng cường.
Nếu có dấu hiệu chấn thương vai, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn biện pháp xử lý phù hợp.
Tham khảo thêm: Đau vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!