Xương trán trẻ nhô cao là bình thường hay bất thường?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Phần lớn xương trán trẻ nhô cao là biểu hiện của trán dô – một tình trạng bẩm sinh do yếu tố di truyền hoặc bệnh còi xương. Trong nhiều trường hợp khác, bất thường của xương trán có thể là biểu hiện của các tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Cụ thể như dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em, hội chứng đầu phẳng…

Xương trán trẻ nhô cao
Tìm hiểu xương trán trẻ nhô cao là bình thường hay bất thường? Khi nào cần khám bác sĩ

Xương trán trẻ nhô cao là bình thường hay bất thường?

Xương trán trẻ nhô cao là hiện tượng phần xương ở trán của trẻ có biểu hiện nhô ra phía trước khiến chiều cao của trán lớn hơn một phần ba so với chiều dài của cả gương mặt. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể kèm theo nhiều biểu hiện bất thường và nghiêm trọng khác liên quan đến đầu. Cụ thể như nhô hoặc dẹp phía sau đầu, đầu dẹp nghiêng, méo sang một bên…

Thực tế cho thấy xương trán trẻ nhô cao là bình thường hay bất thường còn phụ thuộc vào căn nguyên. Phần lớn xương trán trẻ nhô cao là biểu hiện của trán dô. Đây một tình trạng bẩm sinh do yếu tố di truyền hoặc bệnh còi xương. Tuy nhiên tình trạng này không nghiêm trọng, tự giảm khi trẻ lớn hơn hoặc có thể được điều chỉnh bằng các phương pháp bảo tồn.

Ngoài ra hình dạng đầu và xương trán không đối xứng mức độ nhẹ thường là bình thường, nhất là những trẻ trong tháng đầu tiên sau sinh. Tuy nhiên một hình dạng trán và đầu méo mó khi trẻ đã lớn lên hoặc méo mó ở mức nghiêm trọng, kéo dài đến 3 – 6 tháng sau sinh là bất thường. Tình trạng này có thể là dấu hiệu nhận biết của một vấn đề bệnh lý cần khắc phục càng sớm càng tốt.

Xương trán trẻ nhô cao do bệnh lý cần được thăm khám, phát hiện và điều trị sớm. Theo đó trước 6 tháng tuổi là khoảng thời gian điều trị thích hợp nhất. Bởi khả năng phục hồi tình trạng trong thời gian này thường rất cao, khoảng 90%.

Xương trán trẻ nhô cao là bình thường hay bất thường còn phụ thuộc vào căn nguyên
Xương trán trẻ nhô cao là bình thường hay bất thường còn phụ thuộc vào căn nguyên

Xương trán trẻ nhô cao do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến xương trán trẻ nhô cao. Bao gồm cả tình trạng bình thường, những bất thường là lành tính và bất thường là biểu hiện của những tình trạng nghiêm trọng.

1. Trán dô

Trán đô là một dạng bất thường lành tính, chiếm phần lớn các trường hợp xương trán trẻ nhô cao. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do yếu tố di truyền. Cụ thể những trẻ có bố hoặc mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ đều có cấu tạo xương trán dô thì sẽ có tình trạng tương tự sau khi sinh ra.

Đối với trường hợp trán dô do di truyền, phụ huynh không cần phải quá lo lắng vì thể chất và trí não của trẻ vẫn phát triển bình thường. Mặt khác, trẻ càng lớn biểu hiện trán dô càng thuyên giảm.

Trong nhiều trường hợp khác, trán dô tiến triển từ bệnh còi xương. Bệnh lý này xảy ra khi cơ thể bị thiếu chất dẫn đến hệ xương suy yếu. Trong đó thiếu vitamin và canxi là yếu tố then chốt.

Khi bị thiếu chất, cơ bắp và hệ thống xương của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó xuất hiện các bất thường gồm:

  • Xương trán trẻ nhô cao, thóp rộng, mềm
  • Thóp lâu liền lại
  • Xuất hiện bú đỉnh đầu
  • Chân vòng kiềng, xương nhỏ và không thể nắn thẳng…

Triệu chứng thường gặp khác:

  • Trẻ chán ăn, bỏ bú, thường xuyên quấy khóc
  • Trẻ chậm phát triển hệ vận động và chậm mọc răng nếu còi xương
  • Xuất hiện tóc rụng vành khăn
  • Đổ mồ hôi trộm khi ngủ
  • Ngủ không ngon giấc

Thông thường, phụ huynh chỉ cần cho trẻ tắm nắng kết hợp bổ sung canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn uống thì có thể cải thiện tình trạng.

Trán dô
Trán dô là một bất thường nhưng lành tính, chiếm phần lớn các trường hợp xương trán trẻ nhô cao

2. Hội chứng đầu phẳng

Hội chứng đầu phẳng còn được gọi là dị tật đầu dẹp. Đây là một trong những nguyên nhân gây bất thường ở trán khiến xương trán trẻ nhô cao. Hội chứng đầu phẳng là tình trạng phần đầu của trẻ có hình dạng không đối xứng hoặc bị méo sang một bên. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do tác động của lực lên hộp sọ khiến chúng bị biến dạng.

Dị tật đầu dẹp có hai dạng chính. Bao gồm dị tật đầu méo và tật đầu phẳng. Đối với dị tật đầu méo, vùng sau của đầu (vùng chẩm) ở một bên bị dẹp, tai cùng bên bất thường và bị lệch về phía trước, xương trán hơi nhô cùng hướng với tai. Đối với tật đầu phẳng, phần chẩm bị dẹp tương đối đối xứng.

Hội chứng đầu phẳng là một dạng bất thường lành tính, không làm ảnh hưởng đến não, thường cải thiện theo thời gian nên không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Phần lớn hình dạng dị dạng đầu của trẻ có thể nhanh chóng trở lại bình thường nếu được xử lý đúng cách. Trẻ nhỏ được điều trị nội khoa, không cần phải phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị thường bao gồm vật lý trị liệu (các bài tập cho sở thích về tư thế và chứng vẹo cổ, thay đổi tư thế khi ngủ), luân phiên thay đổi tư thế nằm nghiêng (phải và trái) cho trẻ, tăng thời gian nằm sấp khi trẻ thức.

Để nhận biết hội chứng đầu phẳng, phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây:

  • Vùng đầu phía sau bị dẹp hơn ở một bên
  • Vùng đầu bị dẹp thường có ít tóc hơn
  • Tai cùng bên phần đầu bị dẹp bị đẩy về phía trước
  • Xương trán cùng bên nhô ra một chút so với bên còn lại

Những triệu chứng của bệnh có thể dễ dàng được nhận thấy khi nhìn đầu từ trên xuống.

Hội chứng đầu phẳng
Hội chứng đầu phẳng khiến phần đầu và trán của trẻ có hình dạng không đối xứng hoặc bị méo sang một bên

3. Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em

Xương trán trẻ nhô cao có thể là dấu hiệu của dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em (còn được gọi là tật hẹp sọ). Đây là một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của não. Đồng thời gây ra những tổn thương thần kinh, thúc đẩy hiện tượng biến dạng sọ não tiến triển.

Bệnh xuất hiện khi các đường khớp sọ của trẻ dính với nhau sớm, còn được gọi là hiện tượng đóng sớm của các đường khớp sọ. Bệnh lý này khiến xương không mở rộng theo sự phát triển của não bộ, lâu ngày hộp sọ của em bé có hình dạng bất thường.

Những biểu hiện của dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em được thể hiện trong giai đoạn bào thai. Một số biểu hiện thường gặp gồm:

  • Hình dạng đầu bất thường, phát triển dựa trên từng loại dị tật. Cụ thể:
    • Dị tật đầu dính khớp dọc
    • Dị tật đầu dính đường khớp vành một bên
    • Dị tật đầu dính đường khớp vành hai bên
    • Dị tật đầu dính đường khớp lăm-da
    • Dị tật đầu dính đường khớp trán (xương trán trẻ nhô cao rõ rệt hơn so với những dạng khác)
  • Khuôn mặt bất thường ở một số trẻ
  • Xương trán trẻ nhô cao ít hoặc nhiều dựa trên từng loại dị tật

Đối với những trẻ bị tăng áp lực sọ do hạn chế sự tăng trưởng của xương sọ, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Trẻ chậm phát triển
  • Nhức đầu
  • Xuất hiện các vấn đề về thị giác

Đối với dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em, loại dị dạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào thời điểm dính khớp trong quá trình phát triển, đường khớp sọ nào bị dính, các đường khớp sọ khác có bình thường và cho phép mở rộng bộ não không.

Thông thường để điều trị tình trạng này, trẻ sẽ được thăm khám kỹ lưỡng kết hợp xét nghiệm hình ảnh đánh giá não bộ, sau đó tiến hành điều trị. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, độ tuổi từ 3 – 8 tháng là thời điểm phẫu thuật tốt nhất và dễ phục hồi nhất.

Dị tật đầu dính đường khớp trán khiến xương trán trẻ nhô cao rõ rệt
Dị tật đầu dính đường khớp trán khiến xương trán trẻ nhô cao rõ rệt hơn so với những dạng khác

4. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những vấn đề bệnh lý nêu trên, xương trán trẻ nhô cao có thể xảy ra do một số tình trạng khác, bao gồm:

  • Tật đầu méo do tư thế
  • Não úng thủy
  • Hội chứng Apert (hiếm gặp)
  • Hội chứng Crouzon (hiếm gặp)

Xương trán trẻ nhô cao khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần lớn xương trán trẻ nhô cao là bình thường và những bất thường lành tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bất thường xương trán của trẻ bắt nguồn từ những bệnh lý và dị tật nghiêm trọng, cần được can thiệp sớm.

Vì thế phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Hình dạng trán và đầu méo mó khi trẻ trên 6 – 8 tháng tuổi
  • Hình dạng trán và đầu méo mó ở mức nghiêm trọng, kéo dài đến 3 – 6 tháng sau sinh
  • Còi xương tiến triển và kéo dài
  • Xương trán trẻ nhô cao kèm theo những biểu hiện khác:
    • Trẻ chán ăn, bỏ bú
    • Thường xuyên quấy khóc
    • Ngủ không ngon giấc, thường tỉnh giấc lúc nửa đêm
    • Trẻ chậm phát triển hệ vận động và trí não
    • Đổ mồ hôi trộm khi ngủ
    • Đau đầu
    • Có vấn đề về thị giác
    • Khuôn mặt bất thường
Đưa trẻ đến bệnh viện khi hình dạng trán và đầu méo mó ở mức nghiêm trọng
Đưa trẻ đến bệnh viện khi hình dạng trán và đầu méo mó ở mức nghiêm trọng, kéo dài đến 3 – 6 tháng sau sinh

Nhìn chung xương trán trẻ nhô cao có thể là bình thường hoặc bất thường tùy theo căn nguyên. Vì thế nếu biến dạng ở trán và đầu nghiêm trọng, nhận thấy trẻ bị còi xương, chậm phát triển hoặc xuất hiện nhiều biểu hiện khác, phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện, thăm khám, chẩn đoán và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những vấn đề không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua