Xương Đòn Là Xương Gì? Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xương đòn là một xương dài, hơi có hình chữ S nằm ở đỉnh của lồng ngực. Xương này hỗ trợ kết nối cấu trúc vai và phần còn lại của khung xương. Bên cạnh đó, xương đòn cũng là xương dễ bị gãy nhất trong cơ thể.

Xương đòn
Xương đòn là xương dài nằm ở đỉnh lồng ngực

Xương đòn là xương gì? Nằm ở đâu?

Xương đòn (Clavicle) còn được gọi là xương quai xanh là một cặp xương dài (gồm hai chiếc) kéo dài từ giữa xương ức và xương bả vai. Xương này có thể sờ thấy dọc theo chiều dài và có thể nhìn thấy bằng mắt thường thông qua da ở người gầy.

Xương đòn là phần xương mảnh mai với hai đường cong, tạo thành hình chữ S. Khi hướng về phía trước, phần giữa của xương lồi ra trong khi phần bên lõm vào. Xương nằm ngay trên xương sườn đầu tiên. Phần đầu của xương khớp với xương ức ở khớp xương ức, trong khi đó phần cuối của xương khớp với điểm lõm ở khớp xương đòn.

Ngoài ra, xương đòn cũng là xương dài duy nhất nằm theo chiều ngang của cơ thể người. Xương này đóng vai trò như một thanh chống giữ để các chi trên có thể hoạt động tự do.

Cấu tạo xương đòn

Xương đòn là sự kết hợp của xương bả vai và xương ức để tạo thành hai khớp ở mỗi bên cơ thể, bao gồm:

  • Khớp xương đòn: Khớp này hình thành ở giữa cơ xương đòn và xương đòn ở đỉnh vai. Các bộ phận này được kết nối với nhau bằng dây chằng xương đòn.
  • Khớp xương ức: Khớp xương ức hình thành ở giữa xương ức và xương đòn ở phía trước ngực. Các bộ phận này được hỗ trợ bởi dây chằng xương đòn.

Xương đòn có kích thước mỏng, nhỏ, do đó tương đối dễ gãy. Gãy xương có thể xảy ra khi người bệnh té ngã với cánh tay dang rộng hoặc sau một lực tác động trực tiếp vào vai. Đoạn đầu của xương là phần dễ bị gãy nhất, chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp gãy xương đòn.

Chức năng của xương đòn

Xương đòn kết nối vai với phần còn lại của bộ xương người. Ở vị trí này, các chức năng chính bao gồm:

  • Tham gia vào việc gắn các chi trên vào bộ xương trục và hoạt động như một thanh chắn giữ để các chi trên được hoạt động linh hoạt
  • Hỗ trợ tăng phạm vi chuyển động của vai ra khỏi cơ thể và giúp bảo vệ cánh tay bằng cách phân tán lực truyền.
  • Có thể chuyển động nhỏ về độ cao và độ lõm (chuyển động lên xuống), co và rút (chuyển động tiến và lùi) và xoay.
  • Bảo vệ các cấu trúc thần kinh ở các chi trên.
  • Truyền lực từ chi trên đến khung xương trục.

Đóng vai trò như một cột mốc giải phẫu để xác định các cấu trúc khác, chẳng hạn như tim. Bác sĩ thường đặt ống nghe trên xương đòn để kiểm tra nhịp tim.

Các vấn đề thường xảy ra ở xương đòn

Xương đòn và các khớp liên quan có thể bị tổn thương do chấn thương hoặc lạm dụng vai lặp lại thường xuyên. Các tình trạng cụ thể liên quan có thể bao gồm:

1. Gãy xương

Gãy xương đòn là tình trạng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em và người lớn dưới 25 tuổi do xương đang phát triển. Ngoài ra, loại gãy xương này cũng phổ biến hơn ở người lớn tuổi do suy giảm mật độ xương.

Gãy xương đòn thường có thể nhận thấy ngay lập tức và có thể nhìn thấy thông qua da. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ chia tình trạng gãy xương này thành ba nhóm, bao gồm:

  • Gãy xương nhóm I xảy ra ở một phần ba của xương, nơi xương mỏng và phẳng. Loại gãy xương này chiếm hầu hết các trường hợp gãy xương đòn, khoảng 80% và thường được điều trị mà không cần phẫu thuật.
  • Gãy xương nhóm II, còn được gọi là gãy xương bên hoặc gãy xương xa, xảy ra ở đầu xương xa trung tâm cơ thể và gần phần đầu xương cánh tay trên. Loại gãy xương này chiếm từ 21 đến 28% các trường hợp gãy xương đòn. Tình trạng này có thể cần được phẫu thuật nếu các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Gãy xương nhóm III, còn được gọi là gãy xương giữa, thường không phổ biến, chiếm khoảng 2 – 4% các trường hợp gãy xương đòn. Loại gãy xương này xảy ra ở gần cổ và có thể cần được phẫu thuật trong các trường hợp nghiêm trọng.
gãy xương đòn vai
Xương quai xanh là một trong những xương dễ gãy nhất trong cơ thể

Gãy xương đòn thường dẫn đến đau đau và gây ảnh hưởng đến cử động cánh tay. Xương này nằm ngay bên dưới da, do đó gãy xương có thể dẫn đến một vết lồi hoặc vết sưng rõ ràng tại vị trí bị gãy xương. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Có cảm giác đau buốt tại thời điểm bị thương, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn nghiêm trọng khi cố gắng cử động cánh tay
  • Căng cứng ở vai khiến cử động vai và cánh tay không thể thực hiện được
  • Vai bị ảnh hưởng bị chùng xuống, hướng về phía trước hoặc hướng xuống
  • Sưng, đau và bầm tím ở xương đòn
  • Có cảm giác nghiến khi cố nâng cánh tay lên cao

Nếu nghi ngờ gãy xương, người bệnh nên gọi cho nhân viên y tế hoặc cấp cứu để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, đợi nhân viên y tế đên trước khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế.

Đôi khi, gãy xương đòn có thể gây khó thở. Điều này có thể là dấu hiệu tổn thương phổi. Do đó tránh hoặc hạn chế di chuyển, nếu có thể, để tránh các tổn thương nghiêm trọng.

2. Bong gân hoặc chấn thương tách vai

Chấn thương này xảy ra khi có một lực tác động trực tiếp vào xương đòn, chẳng hạn như té ngã với hai tay dạng rộng hoặc bị tấn công vào vai. Điều này có thể làm tổn thương các dây chằng giữ xương, dẫn đến bong gân và tách vai.

Khi bị tách vai, phần tiếp giáp giữa xương đòn và xương bả vai sẽ bị phá vỡ. Điều này thường dẫn đến một cơn đau đớn nghiêm trọng ngay tại thời điểm bị thường. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sưng, bầm tím, đau nhức toàn thân hoặc xung quanh khớp.

Chấn thương này được điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

3. Trật khớp xương ức

Khớp xương ức là khớp kết nối của xương ức với xương quai xanh. Khớp này ít khi bị ảnh hưởng và chấn thương, tuy nhiên các chấn thương kéo dài có thể ảnh hưởng đến khớp này.

Trật khớp xương ức xảy ra khi xương ức lệch khỏi vị trí thông thường. Xương quai xanh có thể bị trật ra phía trước hoặc phía sau xương ức. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu chính và khí quản, dẫn đến các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như suy hô hấp và hạn chế lưu lượng máu.

Các trường hợp trật xương nhẹ có thể được điều trị bằng cách nẹp và sử dụng thuốc chống viêm. Nếu khớp bị trật nghiêm trọng, bác sĩ có thể định vị lại khớp bằng cách kéo nhẹ cánh tay. Điều này có thể gây đau đớn dữ dội, do đó người bệnh thường được sử dụng thuốc an thần trước khi nắn lại khớp.

4. Thoái hóa khớp cùng xương đòn

Thoái hóa khớp cùng xương đòn có thể dẫn đến đau vai ở cuối xương đòn, thường xảy ra ở những người lạm dụng khớp quá mức. Thường xuyên gây áp lực lên khớp có thể dẫn đến các vết nứt vi mô lặp lại nhiều lần và cơ thể cố gắng để chữa lành. Tuy nhiên, việc cố gắng chữa lành các vết nứt siêu nhỏ khiến quá trình tái tạo không đồng đều, dẫn đến áp lực lên phần cuối của xương đòn, cuối cùng là gây ra sự suy thoái sụn và thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp xương đòn
Thoái hóa khớp thường phổ biến ở vận động viên cử tạ

Triệu chứng phổ biến nhất là đau nhói ở vị trí kết nối giữa khớp đòn và khớp cùng. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị viêm hoặc sưng tấy ở khớp cùng đòn.

Thoái hóa khớp cùng đòn được điều trị bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động và chườm đá. Nếu cơn đau dữ dội, người bệnh có thể cần sử dụng đai cố định để chỉnh hình vai. Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu các triệu chứng nghiêm trọng.

5. Viêm khớp AC

Viêm khớp AC là tình trạng viêm mãn tính ở khớp xương đòn (khớp AC). Tương tự như hầu hết các trường hợp viêm khớp, viêm khớp AC xảy ra khi sụn bảo vệ xương bị thoái hóa theo thời gian.

Xương vai là xương được sử dụng phổ biến và linh hoạt, do đó các khớp ở vai rất dễ bị chấn thương. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp AC bao gồm:

  • Tình trạng viêm trong cơ thể: Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như thấp khớp, viêm khớp vẩy nến hoặc viêm khớp dạng thấp có thể gây ảnh hưởng đến khớp vai.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Tình trạng này có thể bắt nguồn tự nhiễm trùng ở các khớp gây lây truyền thông qua đường máu và di chuyển đến khớp AC.
  • Chấn thương: Các chấn thương vai, chẳng hạn như tách vai, có thể dẫn đến viêm khớp AC

Viêm khớp AC từ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm và vật lý trị liệu. Bác sĩ có thể tiêm thuốc tê hoặc steroid vào khớp AC để cải thiện các triệu chứng.

Nếu tình trạng viêm khớp không đáp ứng các phương pháp bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

Xương đòn là xương dài và mảnh, do đó rất dễ bị chấn thương. Gãy xương đòn là tình trạng phổ biến nhất trong các trường hợp gãy xương vai. Để tránh các rủi ro, người bệnh nên tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và tăng cường sức mạnh cho xương.

Phục hồi chức năng xương đòn

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, phục hồi chức năng cho các tình trạng liên quan đến xương đòn thường bao gồm các biện pháp như:

xương đòn là xương gì
Thường xuyên tập thể dục để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe xương
  • Thuốc: Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm để kiểm soát các triệu chứng sau chấn thương.
  • Tiêm cortisone: Cortisone có thể được tiêm vào khớp để hỗ trợ giảm đau và chống viêm.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn là điều cần thiết để giúp các tổn thương lành lại. Ngoài ra, người bệnh nên tránh các chuyển động trên cao, đẩy, nâng hoặc kéo.
  • Bất động khớp: Người bệnh có thể cần đeo nẹp vai để bảo vệ xương đòn sau chấn thương. Đối với tình trạng bong gân hoặc trật khớp xương đòn và khớp xương ức, người bệnh có thể cần đeo nẹp trong 2 – 6 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đối với tình trạng gãy xương, người bệnh có thể cần mang nẹp 6 – 8 tuần để xương được chữa lành hoàn toàn.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể hỗ trợ phục hồi cấu trúc xung quanh xương đòn sau chấn thương để giảm đau, khôi phục phạm vi chuyển động và tăng khả năng vận động thích hợp.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp chấn thương xương đòn nghiêm trọng.

Xương đòn là xương dài nhỏ, hỗ trợ cấu trúc vai và phần còn lại của khung xương. Xương này cũng là một trong những xương dễ gãy nhất trong cơ thể. Do đó, thường xuyên tập thể dục cũng như thực hiện các biện pháp an toàn khi vận động để tăng cường sức khỏe xương.

Thông tin thêm: Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Câu hỏi liên quan
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua