Xương Cụt Là Gì? Nằm ở Vị Trí Nào? Cấu Tạo, Chức Năng
Xương cụt là một xương nhỏ, có hình tam giác, nằm ở dưới cùng của cột sống. Xương cụt là một trong những cấu trúc không còn cần thiết trong cơ thể người, tuy nhiên xương này có thể hỗ trợ sự ổn định và cân bằng khi ở tư thế ngồi.
Xương cụt là gì?
Xương cụt là một xương có hình gần tam giác thường được tạo thành từ sự hợp nhất của 3 – 5 (nhưng thường là 4) đốt sống cuối cùng của cột sống. Sự hợp nhất thường bắt đầu trong độ tuổi 20 và hoàn tất khi được 30 tuổi. Trước khi quá trình hợp nhất diễn ra, các đốt sống có cấu trúc tương tự như các đốt sống khác của cột sống người.
Vị trí xương cụt nằm ở phần dưới cùng của cột sống, có thể kết hợp với cột sống hoặc tách biệt với các đốt sống khác. Xương này được kết nối với xương cùng bằng một khớp bán động, điều này có nghĩa là về mặt chức năng, khớp rất ít di động và không linh hoạt.
Hiện tại xương cụt được cho là xương không còn cần thiết cho hoạt động của cơ thể người. Tuy nhiên, xương này có thể là nơi kết hợp các bó gân, dây chằng và cơ. Ngoài ra, xương cụt cũng có chức năng nâng đỡ và hỗ trợ sự ổn định của một người khi ở tư thế ngồi.
Xương cụt có thể là nguyên nhân gây đau mông ở nhiều người. Xương này thường bị tổn thương do chấn thương hoặc gãy xương. Ngoài ra, ở phụ nữ, xương có thể bị gãy trong một ca sinh nở phức tạp. Trong các trường hợp nghiêm trọng, xương có thể cần được cắt bỏ hoặc thay thế bằng xương nhân tạo.
Chức năng của xương cụt
Mặc dù xương cụt được xem là xương không còn cần thiết trong cơ thể con người, tuy nhiên xương này vẫn có một số chức năng nhất định trong khung xương chậu. Tuy nhiên, xương cụt được cho là có thể hỗ trợ một phần trong tư thế ngồi, phân bố trọng lượng ở hai xương hông và xương cùng để tạo sự ổn định khi ngồi.
Xương cụt cũng là điểm kết nối của nhiều cơ sàn chậu. Các cơ này hỗ trợ hậu môn và hỗ trợ quá trình đại tiện, hỗ trợ hoạt động của âm đạo ở phụ nữ. Ngoài ra, xương này cũng góp phần trong quá trình di chuyển, chạy và di chuyển chân.
Tuy nhiên, xương cụt có thể bị cắt bỏ nếu xương bị chấn thương hoặc gây đau đớn mà không rõ lý do. Ở bệnh nhân đã cắt bỏ xương cụt, gần như không có tác dụng phụ, rủi ro hoặc gây ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường. Do đó, chức năng của xương cụt thường không rõ ràng hoặc nhiều người cho rằng xương này không có chức năng nào trong cơ thể.
Giải phẫu cấu tạo xương cụt
Xương cụt là phần xa nhất của cột sống ở các loài linh trưởng không có đuôi, bao gồm con người. Trong khoảng 20 năm đầu đời, xương cụt gần như là các đốt sống riêng biệt, sau đó sẽ bắt đầu hợp nhất lại với nhau để tạo thành một xương duy nhất, chính là xương cụt. Quá trình hợp nhất xương cụt thường hoàn chỉnh vào năm 30 tuổi.
1. Cấu tạo xương cụt
Xương cụt là một tam giác ngược với phần đỉnh mở rộng và phần đáy thu hẹp. Trước khi quá trình hợp nhất hoàn thành, xương này là các đốt sống kém phát triển và có hình dạng giống như những nốt xương.
Thông thường có khoảng 4 đốt sống xương cụt gắn vào phần đỉnh (phần nhỏ, dưới cùng của xương). Các đốt sống này được gọi là Co1 – Co4. Ngoài ra, một số người có thể được sinh ra với ba hoặc năm đốt sống xương cụt.
2. Xương cụt nằm ở đâu
Vị trí xương cụt nằm ở phần xa nhất của xương cùng và cũng là phần xa nhất của cột sống. Phần đáy của xương cụt khớp với đỉnh của xương cùng. Ở giữa các đốt sống xương cụt có thể có một số khớp nối cho đến khi các xương hợp nhất, tuy nhiên các khớp này thường không di chuyển nhiều.
Điểm thấp nhất của cột sống nằm ở xương cụt, đóng vai trò như một cơ của sàn chậu, được kết nối với xương cùng ở phía trên thông qua dây chằng xương cùng.
3. Các biến thể giải phẫu
Thông thường, xương cụt có 4 đốt sống,chiếm khoảng 76% các trường hợp. Tuy nhiên, xương cụt có thể chứa 3 đốt sống, chiếm khoảng 13% và năm đốt sống, chiếm khoảng 11%.
Hình dạng của xương cụt có thể khác nhau giữa các cá thể và có sự khác biệt giữa các giới tính. Xương ở phụ nữ thường hẹp hơn, ít có hình tam giác và có thể cong ra bên ngoài để tạo không gian cho khoang chậu và phù hợp cho quá trình sinh con.
Tại sao chấn thương xương cụt thường ảnh hưởng đến phụ nữ?
Đau hoặc chấn thương xương cụt vô căn thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Theo các thống kê, tình trạng bị đau xương cụt ở nữ giới cao gấp 5 lần nam giới.
Phần lớn các chấn thương xảy ra ở phụ nữ là do:
- Cấu trúc khung chậu rộng, có thể làm giảm khả năng xoay của khung chậu và khiến xương cụt dễ bị chấn thương hơn.
- Phụ nữ có xu hướng đặt nhiều trong lượng cơ thể lên xương chậu hơn khi ngồi, điều này có thể dẫn đến chấn thương và đau đớn
- Sinh con có thể dẫn đến chấn thương cấp tính, thậm chí là gãy xương, khi em bé di chuyển qua xương cụt
- Chuột rút cơ vùng chậu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt ở phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ cũng có nhiều nguy cơ đau xương cụt hơn trong thời kỳ tiền kinh nguyệt.
Các điều kiện liên quan đến xương cụt
Chấn thương trực tiếp là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau đớn và viêm xung quanh xương cụt. Tình trạng này thường liên quan đến một số nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như:
- Chấn thương tại chỗ: Chấn thương trực tiếp vào xương cụt là tình trạng phổ biến có thể gây đau xương cụt. Té ngã tác động đến xương cụt có thể làm viêm dây chằng, tổn thương xương cụt hoặc phần kết nối giữa xương cụt và xương cùng. Chấn thương thường gây bầm tím xương, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gây gãy xương hoặc trật khớp xương.
- Căng thẳng lặp lại thường xuyên: Các hoạt động gây áp lực kéo dài lên xương cụt, chẳng hạn như cưỡi ngựa và ngồi trên bề mặt cứng trong thời gian dài có thể gây tổn thương xương cụt. Cơn đau này thường không kéo dài, tuy nhiên tình trạng viêm và các triệu chứng khác cần được kiểm soát để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động lâu dài của khớp xương cùng.
- Sinh con: Trong khi sinh, đầu của em bé vượt qua đỉnh xương cụt, điều này gây áp lực lên xương cụt và đôi khi dẫn đến chấn thương (đĩa đệm, dây chằng hoặc xương). Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên chấn thương này có thể dẫn đến gãy xương.
- Khối u hoặc nhiễm trùng: Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi xương cụt có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm và dẫn đến đau đớn.
- Ảnh hưởng của các bệnh lý khác trong cơ thể: Trong một số trường hợp, đau xương cụt có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe ở các vị trí khác ở cột sống hoặc xương chậu, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc thoái hóa đĩa đệm thắt lưng.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển các cơn đau xương cụt, chẳng hạn như:
- Béo phì: Người thừa cân, béo phì thường gây căng thẳng liên tục lên xương cụt, điều này dẫn đến đau đớn và tăng nguy cơ chấn thương.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ đau xương cụt cao gấp 5 lần nam giới, do góc xương chậu rộng hơn cũng như nguy cơ chấn thương trong quá trình sinh con.
Nếu các chấn thương ở xương cụt không nghiêm trọng, có thể không cần xác định nguyên nhân và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Điều trị đau xương cụt
Hầu hết các trường hợp đau xương cụt đều được điều trị bảo tồn bằng cách biện pháp không xâm lấn. Tuy nhiên, các trường hợp nghiêm trọng có thể cần được phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.
1. Điều trị bảo tồn
Trong các trường hợp chấn thương nhẹ hoặc đau xương cụt vô căn, bác sĩ thường đề nghị các phương pháp điều trị bảo tồn. Cụ thể, các phương pháp điều trị bao gồm:
- Sử dụng đệm đặc biệt khi ngồi để giảm áp lực lên xương cụt
- Vật lí trị liệu để hỗ trợ kéo giãn và xây dựng cơ để cung cấp sức mạnh cho các mô xung quanh
- Tránh các bài tập tác động mạnh, chẳng hạn như chạy, nhảy, đi xe đạp hoặc cưỡi ngựa khi xương cụt đang hồi phục
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để hỗ trợ quá trình phục hồi của xương cụt
2. Điều trị phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ xương cụt. Phẫu thuật có thể được chỉ định sau hai tháng hoặc khi người bệnh có nhu cầu và đáp ứng các yêu cầu để phẫu thuật.
Mặc dù là một phương pháp điều trị xâm lấn, tuy nhiên phẫu thuật được xem là an toàn, hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người bệnh. Khoảng 75% người bệnh thực hiện phẫu thuật có thể cải thiện các triệu chứng hoàn toàn và phục hồi tính linh hoạt ở cột sống.
Xương cụt là xương có hình dạng đặc biệt, có thể hỗ trợ xương chậu và ổn định trong tư thế ngồi. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu giải phẫu xương cũng như các điều kiện liên quan đến có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!