Xương cùng là gì? Nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xương cùng là một xương đơn, bao gồm 5 đốt sống riêng biệt kết hợp lại với nhau khi trưởng thành. Xương này tạo thành nền tảng ở lưng dưới và hỗ trợ xương chậu.

Xương cùng 
Xương cùng là xương ở phần dưới của cột sống người

Xương cùng là gì?

Xương cùng là xương nằm dưới cùng của cột sống người và nằm ở giữa đoạn thứ năm của cột sống thắt lưng (L5) và xương cụt. Đây là một xương hình tam giác bao gồm năm đoạn (S1 – S5) hợp nhất lại với nhau.

Đây là một xương hình cầu lõm nằm ở dưới cùng của cột sống, giống như một hình tam giác ngược với phần đỉnh rộng và phần đáy nhọn. Các mặt xương kết nối với xương hông phải và trái, đỉnh kết nối với xương cụt.

Các thành phần cấu tạo của xương cùng:

  • Ba đốt sống đầu tiên của xương cùng kết hợp lại với nhau để tạo thành các góc rộng khớp với vùng xương chậu.
  • Xương cùng là một phần của vùng xương chậu, tạo thành mặt sau của xương chậu và tạo thành các khớp ở xương hông, được gọi là khớp xương cùng.
  • Chứa bốn lỗ nhỏ ở mỗi bên, cho phép các dây thần kinh và mạch máu đi qua.
  • Ống xương cùng chạy dọc theo trung tâm của xương cùng và là phần cuối cùng của ống đốt sống.

Khu vực xương cùng thường khỏe mạnh, ít khi bị chấn thương, trừ các trường hợp chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như té ngã hoặc va chạm mạnh. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị loãng xương, viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng gãy xương do căng thẳng hoặc mệt mỏi.

Đau lưng hoặc đau chân (đau thần kinh tọa) thường có thể phát sinh tại cột sống thắt lưng và vùng xương cùng (L5 – S1), do khu vực này thường chịu nhiều căng thẳng và dễ bị xoắn trong các hoạt động nhất định, chẳng hạn như chơi thể thao hoặc ngồi trong thời gian dài.

Chức năng của xương cùng

Xương cùng cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc hình thành khung xương chậu. Bởi vì con người đi bằng hai chân, do đo cơ thể cần một điểm ổn định để các cơ chân bám vào để giữ sự thăng bằng.

chức năng của xương cùng
Xương cùng hỗ trợ sự ổn định của xương chậu và sự thăng bằng của cơ thể

Khung chậu của con người cần đủ rộng để tạo đòn bẩy cho các chuyển động và giữ thăng bằng. Ở phụ nữ, khung chậu cần phát triển đầy đủ để tạo điều kiện cho quá trình sinh nở. Cơ thể con người có thể di chuyển, sinh con là do xương cùng khớp với các xương xung quanh để tạo cho xương chậu sự dẻo dai nhất định.

Do đó, nếu toàn bộ xương chậu bị hợp nhất, cơn người có thể gặp khó khăn khi di chuyển, khó giữ thăng bằng và tốn nhiều năng lượng hơn.

Nói chung, xương cùng tạo ra một điểm để cân bằng cột sống và gắn vào xương chậu để tạo sự ổn định cho cơ thể.

Giải phẫu học cấu tạo xương cùng

Xương cùng của con người là một xương chắc chắn, khỏe mạnh, có thể chịu nhiều áp lực và chuyển động. Xương đóng vai trò như một điểm neo giữ cột sống cùng với xương chậu. Xương cùng kết hợp với xương cụt để tạo một nền tảng ổn định để con người có thể ngồi thẳng lưng.

Hầu hết mọi người sinh ra với 4 – 6 đốt xương cùng chứ không phải một xương duy nhất. Sự hợp nhất xương cũng không diễn ra ở tất cả các đốt sống, và thường bắt đầu ở S1, S2.

Khi cơ thể lão hóa, hình dạng tổng thể của xương cùng có thể bị thay đổi, các đốt sống hợp nhất thành một cấu trúc duy nhất. Quá trình này thường bắt đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên,  kết thúc ở giữa những năm 20 và thường bắt đầu sớm hơn ở nữ giới khi so với nam giới.

Ngoài ra, kết cấu và số lượng xương tạo nên xương cùng cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Cụ thể, giải phẫu cấu tạo xương như sau:

1. Kết cấu

Xương cùng là một xương có kết cấu không đều (có hình cầu) tạo nên 1/3 phía sau của xương chậu. Có một mỏm ngang phía trước của đốt sống S1 được gọi là mỏm xương cùng. Cụ thể, xương cùng có kết cấu như sau:

cấu tạo xương cùng
Xương cùng được cấu tạo từ 3 – 6 đốt sống xương cùng
  • Dọc theo hai bên của xương cùng có những lỗ nhỏ. Tùy thuộc vào số lượng của đốt sống cùng, có thể có 3 – 5 lỗ, thường là 4 lỗ. Các lỗ này cho phép các dây thần kinh và mạch máu đi qua.
  • Ở mỗi các đốt sống xương cùng có một gờ nhỏ được gọi là gờ ngang hoặc đường ngang.
  • Dọc theo đường giữa lưng của xương cùng là đỉnh xương cùng giữa, là một đường gờ được hình thành từ quá trình hình thành các đốt sống xương cùng.
  • Ống xương cùng là một không gian rỗng chạy từ đỉnh đến đáy của xương cùng. Ống xương này đóng vai trò như phần cuối của tủy sống.
  • Phần thấp nhất của xương cùng là điểm hẹp nhất, được gọi là đỉnh. Đỉnh của xương cùng là điểm kết nối với xương cụt ở phía dưới.

2. Xương cùng nằm ở đâu?

Xương cùng nằm ở phần cuối của cột sống thắt lưng, ngay khe hở giữa (thường được gọi là khe mông). Khe hở bắt đầu ở vị trí ngang với xương cụt.

Xương cùng cong về phía trước và kết thúc ở xương cụt. Độ cong này rõ ràng hơn ở nữ giới hơn nam giới.

Xương cùng kết hợp với đốt sống thắt lưng L5 thông qua khớp liên đốt sống. Chấn thương đĩa đệm nằm ở giữa hai đốt sống thắt lưng này là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến kích ứng vùng xương cùng và đau lưng dưới.

3. Các biến thể giải phẫu xương cùng

Biến thể giải phẫu phổ biến nhất của xương cùng là số lượng của đốt sống. Thông thường, số lượng đốt sống phổ biến nhất là năm, tuy nhiên một số người có thể có bốn hoặc sáu đốt sống xương cùng.

Các biến thể khác có thể liên quan đến bề mặt và độ cong của xương cùng. Độ cong của xương cùng khác nhau ở mỗi cá thể. Trong một số trường hợp, các đốt sống xương cùng thứ nhất và thứ hai (S1, S2) không hợp nhất và vẫn là các khớp riêng biệt.

Ngoài ra, ống đốt sống có thể không đóng hoàn toàn trong quá trình hình thành. Tình trạng này được gọi là tật nứt đốt sống, có thể phát sinh từ ống xương cùng.

Các điều kiện liên quan đến xương cùng

Xương cùng là một xương khỏe mạnh và ít bị tổn thương. Tuy nhiên, tổn thương xương này là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau lưng dưới. Tác động lực lên xương cùng và khớp SI (nối xương cùng và xương chậu) có thể chiếm tới 27% tổng số ca đau thắt lưng.

Đau xương cùng
Tác động lực trực tiếp là nguyên nhân phổ biến có thể gây đau xương cùng

Các điều kiện phổ biến có thể bao gồm:

  • Chấn thương: Va chạm đột ngột, chẳng hạn như tai nạn xe hoặc té ngã, có thể gây tổn thương các khớp xương cùng.
  • Viêm khớp: Viêm khớp do hao mòn có thể xảy ra ở các khớp xương cùng và dẫn đến đau thắt lưng. Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp là một nguyên nhân phổ biến có thể gây ảnh hưởng đến các xương cùng.
  • Thai kỳ: Các khớp xương cùng cần phải nới lỏng và căng ra để thích ứng với quá trình sinh nở. Ngoài ra, trọng lượng tăng thêm và thay đổi dáng đi khi mang thai có thể gây căng thẳng và hao mòn các khớp.
  • Nhiễm trùng: Trong một số trường hợp không phổ biến, các khớp có thể bị nhiễm trùng và gây đau đớn.

Biện pháp xử lý khi tổn thương xương cùng

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng, cũng như nguyên nhân cơ bản dẫn đến tổn thương xương cùng. Các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

  • Thuốc giảm đau chẳng hạn như acetaminophen, aspirin, naproxen hoặc ibuprofen. Nếu các loại thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau theo toa để giảm đau.
  • Thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine có thể tác dụng giảm co thắt cơ liên quan đến viêm xương cùng.
  • Thuốc ức chế hoại tử khối u thường được sử dụng để giảm viêm và đau ở người viêm cột sống dính khớp.

2. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện sức mạnh và giúp người bệnh linh hoạt hơn. Nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh cách thay đổi các thói quen không đúng có thể dẫn đến các cơn đau, chẳng hạn như cách đi bộ hoặc tập thể dục.

Ngoài ra, chườm nóng, chườm lạnh, massage, xoa bóp cũng có thể hỗ trợ giảm đau.

điều trị đau xương cùng
Thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề ở xương cùng

3. Tiêm thuốc

Bác sĩ có thể đề nghị tiêm cortisone để giảm đau và viêm. Bác sĩ cũng có thể tiêm dung dịch chứa các thành phần tự nhiên, chẳng hạn như nước muối và thuốc tê bào khớp để giảm đau.

Xương cùng là một xương được tạo thành từ năm đốt sống riêng biệt hợp nhất lại với nhau khi trưởng thành. Xương này nằm ở phần dưới của cột sống để tạo điểm ổn định và hỗ trợ thăng bằng khi di chuyển.

Tìm hiểu cấu tạo xương cùng có thể xác định các vấn đề liên quan và có biện pháp điều trị phù hợp.

Thông tin thêm: Xương cụt là gì? Nằm ở vị trí nào? Cấu tạo, chức năng

Câu hỏi liên quan
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua