Xét nghiệm định lượng acid uric trong máu là gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xét nghiệm acid uric được sử dụng để kiểm tra lượng acid uric bình thường trong máu. Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán hoặc quản lý bệnh gout và sỏi thận.

Xét nghiệm acid uric
Xét nghiệm acid uric được thực hiện để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu

Xét nghiệm định lượng acid uric trong máu là gì?

Xét nghiệm axit uric trong máu còn được gọi là xét nghiệm urat huyết thanh (SU) hoặc là định lượng mức axit uric. Xét nghiệm này được thực hiện xác định mức độ acid uric mà cơ thể sản xuất và loại bỏ.

Acid uric là một hóa chất hóa học được cơ thể tạo ra khi phân hủy thực phẩm có chứa các hợp chất purin. Purin có trong các mô của cơ thể và một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:

  • Thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, thận, phổi;
  • Một số loại cá, chẳng hạn như cá cơm, cá thu, cá hồi;
  • Bia và rượu ngũ cốc.
  • Purin cũng được tạo ra thông qua quá trình phân hủy tế bào tự nhiên của cơ thể.

Hầu hết lượng acid uric sẽ được hòa thân trong máu, lọc qua thận và được thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric, khiến cơ thể không thể lọc tất cả acid uric ra khỏi cơ thể.

Nồng độ acid uric trong máu cao có thể dẫn đến bệnh gout. Bệnh gout là một dạng viêm khớp nghiêm trọng, gây sưng tấy các khớp và đau đớn dữ dội, đặc biệt là ở ngón chân cái. Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Ngoài ra, quá ít acid uric trong máu có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc thận. Tình trạng cũng có thể là một triệu chứng của hội chứng Fanconi, một chứng rối loạn ống thận ngăn cản sự hấp thụ của các chất như glucose và axit uric. Thay vào đó, các chất này sẽ được chuyển qua nước tiểu.

Xét nghiệm acid uric không được thực hiện như một xét nghiệm máu thông thường. Tuy nhiên nếu người bệnh có các vấn đề sức khỏe dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm. Thông thường, xét nghiệm định lượng acid uric trong máu được thực hiện khi người bệnh có dấu hiệu bệnh gout hoặc khi người bệnh cần hạ thấp nồng độ acid uric vì lý do sức khỏe.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm acid uric?

Thông thường bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm acid uric trong máu khi người bệnh có dấu hiệu tăng acid uric máu, chẳng hạn như:

Chỉ số acid uric bình thường
Xét nghiệm định lượng acid uric được áp dụng để chẩn đoán tình trạng acid uric cao
  • Bệnh gout: Gout là một dạng viêm khớp được hình thành khi các tinh thể acid uric hình thành trong khớp, dẫn đến đau đớn dữ dội và đột ngột. Các triệu chứng bệnh thường phổ biến ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mắt cá chân, bàn chân, đầu gối hoặc cổ tay. Ngoài trừ đau đớn, bệnh cũng có thể gây sưng đỏ, khó chịu ở các khớp và có thể gây hạn chế khả năng hoạt động của người bệnh.
  • Sỏi thận: Sỏi thận là những tinh thể nhỏ, cứng, giống như các viên sỏi, được hình thành bên trong thận khi cơ thể có quá nhiều acid uric. Sỏi thận có thể dẫn đến các cơn đau đớn dữ dội ở lưng dưới, khiến người bệnh tiểu ra máu, có nhu cầu đi tiểu khẩn cấp, nôn mửa và đau bụng.
  • Mức axit uric cao trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị: Các phương pháp điều trị ung thư chẳng hạn như hóa trị và xạ trị có thể tiêu diệt rất nhiều tế bào trong cơ thể, điều này làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh kiểm tra nồng độ acid uric trong máu để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

Người bệnh có thể cần thực hiện xét nghiệm acid uric nếu có các triệu chứng như:

  • Đau khớp hoặc sưng khớp và có dấu hiệu của bệnh gout;
  • Đang hóa trị hoặc xạ trị điều trị ung thư;
  • Thường xuyên bị sỏi thận hoặc có dấu hiệu của bệnh sỏi thận;
  • Đã được chẩn đoán bệnh gout trong quá khứ.

Ngoài việc xét nghiệm acid uric trong máu, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm acid uric thông qua nước tiểu. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện cả hai xét nghiệm để đảm bảo hiệu quả chẩn đoán.

Các phương pháp xét nghiệm acid uric

Có hai phương pháp phổ biến được sử dụng để định lượng nồng độ acid uric trong máu, là xét nghiệm máu và nước tiểu.

1. Xét nghiệm máu

Mẫu máu được sử dụng để xét nghiệm nồng độ acid uric thường được lấy từ tĩnh mạch. Bác sĩ hoặc nhà chăm sóc sức khỏe có thể lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch khuỷu tay hoặc mu bàn tay.

Chỉ định xét nghiệm acid uric
Xét nghiệm acid uric thường được thực hiện thông qua xét nghiệm máu

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khử trùng khu vực lấy mẫu. Sau đó, quấn một băng thun xung quanh cánh tay để máu lưu thông đến tĩnh mạch. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đưa một cây kim vào tĩnh mạch để thu thập máu. Khi lấy máu xong, bác sĩ hoặc nhà cung cấp sức khỏe sẽ tháo băng quấn và rút kim ra khỏi tĩnh mạch.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở cánh tay và sử dụng que thử để lấy một mẫu máu nhỏ. Sau đó khu vực lấy máu sẽ được làm sạch và băng lại.

Mẫu máu sẽ khi được thu thập sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích.

2. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm acid uric thông qua nước tiểu là một thủ thuật an toàn, không đau và chỉ cần lấy mẫu nước tiểu. Các mẫu nước tiểu sẽ được thu thập trong vòng 24 giờ và đúng phương pháp.

xét nghiệm acid uric nước tiểu
Xét nghiệm acid uric thông qua nước tiểu là một thủ thuật không đau và được lấy mẫu tại nhà

Quy trình lấy mẫu nước tiểu như sau:

  • Vào ngày đầu tiên, người bệnh hãy đi tiểu ngày sau khi thức dậy, tuy nhiên mẫu nước tiểu này không cần thu thập;
  • Sau đó khi chú lại thời gian và thu thập tất cả các mẫu nước tiểu trong 24 giờ còn lại. Các mẫu nước tiểu nên được bảo quản trong tủ lạnh hoặc nơi mát mẻ để tránh gây biến chất;
  • Mang các mẫu nước tiểu đến bệnh viện theo đúng hẹn của bác sĩ.
  • Điều quan trọng là người bệnh cần đậy kín nắp lọ mẫu nước tiểu sau khi thu thập. Ngoài ra, rửa tay ngay sau khi thu thập nước tiểu.

Sau khi các mẫu nước tiểu đã được thu thập, nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả sẽ được sẽ được trả trong vòng vài ngày và bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về các bệnh lý để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Quy trình xét nghiệm acid uric

Quy trình thực hiện xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu như sau:

1. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

Thông thường trước khi xét nghiệm acid uric, người bệnh không cần có chuẩn bị gì đặc biệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh không ăn, uống bất cứ thứ gì trong suốt 4 giờ trở lên trước khi xét nghiệm. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Rượu, bia và các chất kích thích;
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen;
  • Thuốc phản quang trong các xét nghiệm tia X.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng hoặc thảo mộc bổ sung.

Ngoài ra, để quá trình xét nghiệm diễn ra thoải mái, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi để các thao tác diễn ra dễ dàng.

2. Trong quá trình xét nghiệm

Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ lấy mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu của người bệnh. Mẫu xét nghiệm sẽ được tiến hành kiểm tra, phân tích ở phòng thí nghiệm để xác định nồng độ acid uric trong máu.

3. Sau khi xét nghiệm

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể quay trở lại hoạt động bình thường sau khi xét nghiệm acid uric trong máu. Tuy nhiên nếu bị chóng mặt sau khi lấy máu, người bệnh có thể cần ngồi yên để nghỉ ngơi hoặc ăn, uống để hồi phục năng lượng.

Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại nhanh chóng trong vòng một ngày.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm định lượng acid uric

Kết quả xét nghiệm định lượng acid uric sẽ cho biết nồng độ axit uric của bạn quá cao, quá thấp hoặc nếu nằm trong giới hạn bình thường. Cụ thể, kết quả xét nghiệm theo từng phương pháp như sau:

1. Xét nghiệm máu

Nồng độ axit uric trong máu có thể thay đổi tùy theo giới tính. Nồng độ bình thường thường là:

  • Đối với phụ nữ: 1,5 – 6,0 miligam / decilit (mg / dL);
  • Đối với nam giới: 2,5 – 7,0 mg / dL

Tuy nhiên, nồng độ acid uric có thể thay đổi theo nhiều nguyên nhân và yếu tố khách quan. Nồng độ axit uric thấp thường không phổ biến và nồng độ acid uric cao có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.

Nồng độ axit uric trong máu cao thường cho thấy rằng cơ thể đang sản xuất ra quá nhiều axit uric hoặc thận hoạt động không hiệu quả trong việc loại bỏ đủ axit uric ra khỏi cơ thể. Người bệnh ung thư hoặc đang điều trị ung thư cũng có thể có nồng độ axit uric trong máu cao.

xét nghiệm acid uric như thế nào
Nồng độ acid uric trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout

Nồng độ axit uric trong máu cao có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh gout, thường liên quan đến các cơn gout cấp tính;
  • Hóa trị hoặc xạ trị;
  • Rối loạn tủy xương, chẳng hạn như bệnh bạch cầu;
  • Chế độ ăn uống quá nhiều purin;
  • Suy tuyến cận giáp;
  • Rối loạn chức năng thận, chẳng hạn như suy thận cấp tính;
  • Sỏi thận;
  • Đa u tủy, là ung thư của các tế bào plasma trong tủy xương;
  • Ung thư di căn.

Xét nghiệm acid uric không được coi là xét nghiệm tiêu chuẩn cho bệnh gout. Chỉ có xét nghiệm dịch khớp để xác định monosodium urate mới có thể chẩn đoán xác định bệnh gout. Tuy nhiên bác sĩ có thể phỏng đoán bệnh gout thông qua nồng độ acid uric trong máu cao. Ngoài ra, có nồng độ axit uric cao mà không có các triệu chứng của bệnh gout, điều này được gọi là tăng acid uric máu không triệu chứng.

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên nồng độ acid uric trong máu thấp có thể liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Bệnh Wilson, là một chứng rối loạn di truyền có thể dẫn đến tình trạng tích tụ các mô đồng đỏ trong cơ thể;
  • Hội chứng Fanconi, là một chứng rối loạn thận thường gặp nhất liên quan đến các bệnh lý ở bàng quang;
  • Nghiện rượu;
  • Bệnh gan hoặc thận;
  • Chế độ ăn quá ít purin.

2. Xét nghiệm nước tiểu

Nồng độ axit uric trung bình trong nước tiểu là 250 – 750 miligam sau mỗi 24 giờ. Nồng độ axit uric trong nước tiểu cao hơn bình thường thường được xem là dấu hiệu của bệnh gout hoặc sỏi thận.

acid uric trong nước tiểu cao
Nồng độ acid uric trong nước tiểu cao có thể là dấu hiệu của chế độ ăn uống nhiều purin

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Chế độ ăn uống chứa nhiều purin;
  • Béo phì;
  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận;
  • Rối loạn tủy xương, chẳng hạn như bệnh bạch cầu;
  • Ung thư di căn hoặc ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên trong một số trường hợp, xét nghiệm có thể cho thấy nồng độ axit uric trong nước tiểu thấp hơn bình thường. Điều này có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Nhiễm độc chì;
  • Nghiện rượu;
  • Chế độ ăn uống quá ít purin.

Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các xét nghiệm bổ sung để tăng tính hiệu quả của chẩn đoán.

Rủi ro khi xét nghiệm định lượng acid uric

Xét nghiệm acid uric thường an toàn và ít rủi ro. Tuy nhiên, xét nghiệm máu là một xét nghiệm xâm lấn và có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Đau đớn hoặc khó chịu ở vị trí đâm kim;
  • Chảy máu nhẹ;
  • Ngất xỉu hoặc choáng váng;
  • Tích tụ máu dưới da của bạn, chẳng hạn như tụ máu hoặc bầm tím;
  • Nhiễm trùng tại vị trí đâm kim.

Nếu người bệnh bị chảy máu không ngừng sau khi xét nghiệm máu, hãy liên hệ điều trị y tế khẩn cấp. Tuy nhiên, điều này thường rất hiếm khi xảy ra.

Ngoài ra, xét nghiệm định lượng acid uric trong máu thông qua nước tiểu thường an toàn và hiếm khi dẫn đến các rủi ro không mong muốn.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm acid uric

Đối với xét nghiệm máu:

  • Không nên ăn 3 giờ trước khi xét nghiệm máu tổng quát;
  • Không nên ăn hoặc tiêu thụ trà, cà phê, nước trái cây và đồ ngọt trong vòng 8 – 12 giờ trước xét nghiệm máu. Người bệnh chỉ nên uống nước;
  • Trong vòng 1 – 2 ngày trước khi xét nghiệm, người bệnh nên ăn ít chất béo, thức ăn chiên rán và tránh uống rượu;
  • Không hút thuốc trong một giờ trước khi thực hiện xét nghiệm máu;
  • Nồng độ của các enzym và hormone có thể thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong ngày, do đó xét nghiệm máu nên được thực hiện trước 10 giờ sáng;
  • Tránh các hoạt động thể chất và căng thẳng trước khi xét nghiệm máu. Người bệnh nên bình tĩnh và dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 10 – 15 phút trước xét nghiệm;
  • Nếu đang sử dụng một loại thuốc hoặc bất cứ sản phẩm bổ sung nào, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể;
  • Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sinh lý, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu đang thời gian hành kinh.
lưu ý khi xét nghiệm acid uric
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn trước khi tiến hành xét nghiệm acid uric máu

Đối với xét nghiệm nước tiểu:

Trước khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu, người bệnh cần uống nhiều nước để có thể lấy đủ mẫu nước tiểu. Tuy nhiên uống quá nhiều nước có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Do đó, người bệnh nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể.

Người bệnh có thể tiêu thụ một hoặc hai ly nước bổ sung, chẳng hạn như nước trái cây hoặc sữa. Người bệnh không cần phải nhịn ăn hoặc thay đổi chế độ ăn uống khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

Ngoài ra, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ nếu đang sử dụng các chất bổ sung có thể gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích nước tiểu, chẳng hạn như:

  • Vitamin C bổ sung;
  • Riboflavin
  • Metronidazole
  • Methocarbamol
  • Thuốc nhuận tràng anthraquinon
  • Nitrofurantoin

Xét nghiệm axit uric trong máu là một xét nghiệm y tế được sử dụng để kiểm tra lượng acid uric bình thường trong máu. Tăng axit uric máu có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như bệnh thận, một số bệnh ung thư máu, suy giáp, bệnh vẩy nến, thiếu máu tán huyết, bệnh gout hoặc do chế độ ăn giàu purin.

Do đó, định lượng nồng độ acid uric trong máu có thể hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Xét nghiệm acid uric ở đâu?

Tại Hà Nội:

+ Bệnh viện Việt Đức – Khoa Chi Dưới:

Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian làm việc:

  • Khoa khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 6;
  • Khoa khám bệnh theo yêu cầu: Thứ 2 – Thứ 7.

+ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:

Địa chỉ: Số 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc:

  • Khoa khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 7 (kiểm tra cả ngày);
  • Khoa khám theo yêu cầu: Thứ 2 –  Thứ 7 (chỉ kiểm tra buổi sáng).

+ Bệnh viện Bạch Mai:

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc:

  • Khoa khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 7
  • Khoa khám theo yêu cầu: Thứ 2 – Thứ 6 và Chủ nhật

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Đại học Y dược TP. HCM:

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. HCM
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7

+ Bệnh viện Chợ Rẫy:

  • Địa chỉ: Số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. HCM
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 (7h – 16h) và sáng Thứ 7 (7h – 11h)

+ Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM:

  • Địa chỉ: Số 929, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 (7h – 20h), sáng Thứ 7 và Chủ Nhật (7h – 12h)

Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu có thể cung cấp các thông tin cần thiết để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, xét nghiệm này thường chỉ được thực hiện khi người bệnh có các triệu chứng liên quan hoặc khi người bệnh cần hạ nồng độ acid uric máu vì lý do sức khỏe. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Acid uric cao nên ăn gì, kiêng thực phẩm nào nhanh giảm?

Câu hỏi liên quan
Bị Gout Ăn Cá Lóc Được Không
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Vậy, những người đang bị gout ăn cá lóc được không? Bài viết này sẽ phân tích giá trị dinh dưỡng của ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Thường Đau ở Đâu
Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh gout có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và một số yếu tố liên quan. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua