Xạ Hình Xương Là Gì? Quy Trình, Giá Tiền Và Lưu Ý Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xạ hình xương là một xét nghiệm sử dụng hình ảnh hạt nhân để mô phỏng cấu trúc xương, theo dõi và chẩn đoán một số bệnh xương. Xét nghiệm này nhạy cảm với sự khác biệt trong chuyển hóa xương, có khả năng xác định cơ chế gây đau xương không rõ nguyên nhân. Quét xương thường được chỉ định trong chẩn đoán Paget xương, ung thư xương.

Xạ hình xương
Xạ hình xương sử dụng hình ảnh hạt nhân để xác định một số bệnh lý xương như Paget xương, ung thư xương…

Xạ hình xương là gì?

Xạ hình xương (quét xương) là một kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến, sử dụng hình ảnh hạt nhân để theo dõi và chẩn đoán một số bệnh lý xương. Chẳng hạn như bệnh Paget xương, ung thư xương, viêm khớp…

Do có độ nhạy cảm cao và thể hiện bất thường bằng chất đánh dấu phóng xạ, xét nghiệm này cũng được dùng để kiểm tra những trường hợp bị đau xương không rõ nguyên nhân.

Trong xạ hình xương, hình ảnh hạt nhân bao gồm việc sử dụng một máy ảnh có khả năng phát hiện chất phóng xạ, một lượng nhỏ chất phóng xạ và một máy tính để mô phỏng lại cấu trúc xương trong cơ thể. Từ đó phát hiện bất thường, chẩn đoán và theo dõi tình trạng.

Chất phóng xạ (chất đánh dấu) được những tế bào và mô đang thay đổi hấp thụ nhiều hơn. Chính vì thế mà xét nghiệm này có thể mang đến hiệu quả chẩn đoán cho những ca bệnh khó, không rõ nguyên nhân gây đau xương, chấn thương xương hoặc nhiễm trùng xương không thể phát hiện bằng X-quang tiêu chuẩn.

Xét nghiệm cũng mang đến kết quả chẩn đoán chi tiết cho những bệnh nhân bị ung thư xương. Cụ thể quét xương giúp phát hiện u xương ác tính, ung thư di căng đến xương từ vị trí khác (chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt di căn xương).

Vì sao cần xạ hình xương?

Xạ hình xương nhạy cảm với sự khác biệt trong chuyển hóa xương, sử dụng chất phóng xạ đánh dấu những rối loạn. Nhờ đó, việc thực hiện xét nghiệm này có thể mang đến những lợi ích trong quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư. Cụ thể:

  • Phát hiện sự lây lan của ung thư di căn (ung thư di căn xương). Những tế bào ung thư nhân lên nhanh chóng. Khi quét xương, tế bào ung thư tạo ra một điểm nóng. Điều này là do quá trình sửa chữa xương và sự gia tăng chuyển hóa xương trong những vùng có tế bào ác tính.
  • Đánh giá ung thư xương nguyên phát (ung thư bắt nguồn từ xương)
  • Phân loại ung thư trước và sau điều trị. Điều này giúp lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
  • Đánh giá hiệu quả của các phương pháp đang áp dụng.
Chụp xạ hình xương giúp phát hiện sự lây lan của ung thư di căn
Xạ hình xương giúp phát hiện sự lây lan của ung thư di căn, đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị

Ngoài ra người bệnh cần xạ hình xương bởi những lý do sau:

  • Xác định vị trí xương bất thường trong cấu trúc phức tạp của xương. Chẳng hạn như cột sống và bàn chân. Đánh giá theo dõi sau đó sẽ được thực hiện bằng chụp cộng hưởng tử (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) khi cần thiết.
  • Xác định nguyên nhân gây đau xương không giải thích được (không thể xác định trên X-quang tiêu chuẩn)
  • Phát hiện những vết gãy khó phát hiện
  • Đánh giá chấn thương xương mà tia X thông thường không thể xác định
  • Xác định tuổi gãy xương
  • Phát hiện, chẩn đoán và đánh giá nhiễm trùng xương (viêm tủy xương)
  • Phát hiện những rối loạn về xương khi quét toàn bộ khung xương, chẳng hạn như:

Chỉ định xạ hình xương

Với những lợi ích nêu trên, xạ hình xương sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Ung thư xương
    • Ung thư xương nguyên phát
    • Ung thư xương thứ phát (ung thư di căn xương), chẳng hạn như ung thư phổi di căn xương, ung thư gan di căn xương, ung thư tuyến tiền liệt di căn xương…
  • U xương
  • Nang xương
  • Cốt tủy viêm
  • Viêm khớp nhiễm trùng
  • Hoại tử vô mạch (hoại tử xương)
  • Những bệnh chuyển hóa như nhuyễn xươngloãng xương (hiếm)
  • Đau xương không rõ nguyên nhân
  • Bệnh Paget xương
  • Theo dõi xương ghép
  • Viêm khớp
  • Gãy xương
  • Viêm tủy xương
  • Cần xác định vị trí để sinh thiết xương và chọc dò
  • Đánh giá đáp ứng trong điều trị bằng kháng sinh, điều trị phóng xạ, sử dụng hóa chất và những phương pháp khác

Chống chỉ định xạ hình xương

Xạ hình xương không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn với chất phóng xạ
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Bởi bức xạ có thể làm ảnh hưởng đến em bé
  • Dùng thuốc chứa bismuth hoặc chụp X-quang với chất cản quang bari. Bởi bari và bitmut có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Xạ hình xương không được chỉ định cho phụ nữ mang thai
Xạ hình xương không được chỉ định cho phụ nữ mang thai vì xét nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi

Chuẩn bị gì trước khi xạ hình xương?

Thường không cần phải chuẩn bị gì trước khi xạ hình xương. Người bệnh có thể ăn uống và hoạt động thể chất bình thương. Cần thông báo với bác sĩ nếu có các vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc có chứa bismuth như Pepto-Bismol
  • Chụp X-quang với chất cản quang trong vòng 4 ngày qua
  • Mang thai hoặc nghĩ mình có khả năng mang thai
  • Đang nuôi con bú
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với thuốc, iốt hoặc thuốc nhuộm cản quang

Trước khi xạ hình xương, người bệnh cần:

  • Để đồ trang sức ở nhà
  • Mặc quần áo rộng hoặc mặc áo choàng khi quét xương

Quy trình xạ hình xương như thế nào?

Quy trình xạ hình xương gồm hai giai đoạn, bao gồm tiêm và quét.

Giai đoạn 1: Tiêm

Một lượng nhỏ chất đánh dấu (vật liệu phóng xạ) được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Sau đó tiến hành quét xương hoặc đợi trong vài giờ tùy thuộc vào lý do quét.

Thông thường quét xương sẽ được thực hiện sau khi vật liệu phóng xạ lưu thông và được xương hấp thụ (khoảng 2 – 4 giờ sau khi tiêm). Trong thời gian chờ đợi, người bệnh có thể được yêu cầu uống vài cốc nước và làm trống bàng quang. Điều này nhằm mục đích loại bỏ lượng chất đánh dấu chưa được hấp thụ ra khỏi cơ thể.

Nếu quá trình quét xương được chỉ định để chẩn đoán nhiễm trùng xương, xét nghiệm được thực hiện ngay khi tiêm chất đánh dấu.

Giai đoạn 2: Quét

Các bước cơ bản khi quét xương:

  • Làm trống bàng quang trước khi bắt đầu quá trình quét. Bởi bàng quang đầy có thể dẫn đến biến dạng xương của khung chậu. Đồng thời gây khó chịu trong quá trình chụp vì mất đến 1 giờ để hoàn thành
  • Người bệnh được hướng dẫn nằm yên trên bàn quét. Không cử động vì bất kỳ cử động nào cũng có thể làm giảm chất lượng của quá trình quét xương
  • Máy quét bắt đầu di chuyển chậm qua cơ thể vài lần. Bước này giúp phát hiện ra những tia gamma do những chất phóng xạ đánh dâu trong mô xương
  • Bệnh nhân được định vị lại trong quá trình quét (nếu cần thiết) để cung cấp những hình ảnh cụ thể của xương
  • Hoàn thành quá trình quét và loại bỏ dòng IV.
Quét xương được thực hiện sau khi chất phóng xạ lưu thông và được xương hấp thụ
Quét xương được thực hiện sau khi chất phóng xạ lưu thông và được xương hấp thụ

Mất khoảng 2 – 4 tiếng để chất phóng xạ được xương hấp thụ và mất 1 tiếng để kết thúc quá trình quét xương. Để có hình ảnh từ xạ hình xương, bệnh nhân cần chờ đợi khoảng 20 phút.

Cần làm gì sau khi xạ hình xương?

Sau quét xương, người bệnh cần:

  • Di chuyển chậm khi đứng dậy và rời khỏi bàn máy quét. Bởi nằm thẳng trong suốt thời gian xét nghiệm có thể gây choáng váng và chóng mặt.
  • Từ 24 – 48 giờ, người bệnh được yêu cầu uống nhiều nước và làm rỗng bàng quang thường xuyên để loại bỏ lượng chất đánh dấu còn lại khỏi cơ thể.
  • Nếu có dấu hiệu đỏ, sưng hoặc bất kỳ bất thường nào, vị trí IV sẽ được kiểm tra.
  • Thông báo với bác sĩ nếu cảm thấy đau đớn, sưng tấy hoặc ửng đỏ ở vị trí IV sau khi về nhà. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc một phản ứng khác.
  • Không thực hiện bất kỳ quy trình chụp hạt nhân phóng xạ nào khác trong 24 – 48 giờ sau khi xạ hình xương.
  • Sinh hoạt và ăn uống bình thường trừ khi có yêu cầu khác từ bác sĩ.
  • Người bệnh có thể được hướng dẫn sử dụng chất bổ sung sau khi xét nghiệm xong.

Đọc kết quả xạ hình xương

Sau khi xạ hình xương, bác sĩ tìm kiếm về sự chuyển hóa bất thường trong xương trên hình ảnh chụp. Những khu vực được kiểm tra sẽ xuất hiện ở dạng điểm nóng tối hơn (nơi những chất đánh dấu tích tụ hoặc thu thập một lượng chất phóng xạ dư thừa) và điểm lạnh nhẹ hơn (nơi những chất đánh dấu chưa tích tụ hoặc hoàn toàn không thu thập được).

Kết quả bình thường

Kết quả xét nghiệm được coi là bình thường, bệnh nhân không gặp vấn đề lớn về xương khi lượng chất phóng xạ được tiêm trải đều khắp cơ thể.

Kết quả bất thường

Kết quả xét nghiệm được coi là bất thường khi hình ảnh cho thấy những điểm lạnh nhẹ hơn và những điểm nóng tối hơn trong xương. Kết quả bất thường có thể xác định những rối loạn của xương như nhiễm trùng trong xương, viêm khớp hoặc ung thư.

Kết quả bất thường khi hình ảnh có những điểm lạnh nhẹ hơn và những điểm nóng tối hơn trong xương
Kết quả bất thường khi hình ảnh có những điểm lạnh nhẹ hơn và những điểm nóng tối hơn trong xương

Xạ hình xương giúp xác định những vấn đề trong xương, mức độ nghiêm trọng và vị trí của xương ảnh hưởng. Tuy nhiên xét nghiệm này thường không tiết lộ lý do gây rối loạn. Chính vì thế người bệnh có thể cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân.

Xạ hình xương có nguy hiểm không?

Xạ hình xương không nguy hiểm và không cần theo dõi. Bởi xét nghiệm này thường không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ, phản ứng bất thường hay những biến đổi nào trong cơ thể. Ngoài ra lượng phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch đủ nhỏ để ngăn ngừa phơi nhiễm phóng xạ.

Những phản ứng với chất đánh dấu có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Những trường hợp nhạy cảm hoặc dị ứng với cao su, thuốc nhuộm cản quang và thuốc cần thông báo với bác sĩ trước khi quét xương.

Hầu hết chất phóng xạ được đào thải khỏi cơ thể trong 24 giờ. Chỉ một lượng nhỏ chất phóng xạ có thể tồn tại trong 3 ngày.

Vì có nguy cơ làm ô nhiễm chất phóng xạ trong sữa mẹ và ảnh hưởng đến thai kỳ nên xạ hình xương không được chỉ định cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú. Việc thực hiện xét nghiệm có thể gây ra những rủi ro không mong muốn.

Một số rủi ro khác có thể xuất hiện tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Chi phí chụp xạ hình xương

Đối với chụp xạ hình xương, mức giá tối thiểu là 386.000 đồng/ lần chụp. Thông thường mức chi phí này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào những yếu tố sau:

  • Bảo hiểm y tế
  • Trang thiết bị máy móc
  • Cơ sở y khoa
  • Vị trí chụp
  • Số lần chụp

Lưu ý khi chụp xạ hình xương

Khi chụp xạ hình xương, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần sau khi quét xương
Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần sau khi quét xương để loại bỏ hết lượng chất phóng xạ còn sót lại
  • Trước khi chụp xạ hình xương, cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe (mang thai, đang nuôi con bú, dị ứng thuốc…), thuốc đang dùng, có dự định mang thai.
  • Quy trình tiêm và quét xương có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển do tiếp xúc với chất phóng xạ và bức xạ. Chất phóng xạ cũng truyền qua em bé thông qua sữa mẹ.
  • Tháo tất cả những vật dụng bằng kim loại trước khi xét nghiệm. Cụ thể như vòng tay, hoa tay, vòng cổ, nhẫn, máy trợ thính, áo lót có gọng…
  • Tiêm phóng xạ có thể gây đau nhẹ và tấy đỏ. Tuy nhiên những biểu hiện này có thể nhanh chóng qua đi.
  • Làm trống bàng quang trước khi chụp xạ hình xương.
  • Nằm ở tư thế chuẩn xác (theo hướng dẫn của bác sĩ). Không xê dịch để tránh làm ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm.
  • Quá trình chụp có thể tạo cảm giác khó chịu. Cần thông báo với bác sĩ nếu quá khó chịu hoặc có dấu hiệu bất thường.
  • Thận trọng và di chuyển chậm rãi sau khi chụp xong.
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần sau khi xét nghiệm.
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu dị ứng chất phóng xạ hoặc nhiễm trùng tại vị trí tiêm.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt và ăn uống bình thường để phục hồi cơ thể.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ chất phóng xạ bên ngoài cơ thể.
  • Luôn có một chút nguy cơ tổn thương mô hoặc tế bào do tiếp xúc với bức xạ, bao gồm cả việc sử dụng mức độ bức xạ thấp.
  • Chụp xạ hình xương không thể xác định được nguyên nhân của một số rối loạn. Chính vì thế một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện bổ sung.

Xạ hình xương có độ nhạy cảm cao đối với nhiều bệnh lý. Xét nghiệm này có khả năng phân loại và kiểm tra tốc độ ung thư di căn xương, xác định những bất thường ở xương mà X-quang tiêu chuẩn không thể chẩn đoán.

Ngoài ra xạ hình xương có độ an toàn cao, ít gây phản ứng phụ từ chất phóng xạ và bức xạ. Tuy nhiên cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ trước, trong và sau khi quét xương. Điều này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong chẩn đoán.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Hàm Ở Đâu
Việc xác định khám ung thư xương hàm ở đâu chính xác, chất lượng và điều trị hiệu quả? Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. [caption id="attachment_33593" ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua